Giải mã ý nghĩa các ký hiệu trên sổ đỏ đất mới nhất

Or you want a quick look: Một số điều cần lưu ý

Ý nghĩa các ký hiệu trên sổ đỏ là gì : Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có tờ bản đồ địa chính của khu đất chúng ta đang sử dụng. Hiện nay có rất nhiều ký hiệu trên bản đồ địa chính. Chúng dùng để ký hiệu những tên gọi về các loại đất khác nhau.

Trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tờ bản đồ địa chính của khu đất chúng ta đang sử dụng. Tuy nhiên, ở đó có chữ viết tắt là ký hiệu của loại đất mình đang sử dụng. Để giải đáp cho các bạn, Mobitool xin chia sẻ đến bạn bài viết: Ký hiệu trên bản đồ địa chính của sổ đỏ có ý nghĩa gì?

Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
  • Các ký hiệu trên sổ đỏ thửa đất
  •  hiệu mục đích sử dụng đất q là gì
  •  hiệu mục đích sử dụng đất trên sổ đỏ
  • Mã loại đất theo Thông tư 25
  •  hiệu B trên sổ đỏ
  • Cách đọc các ký hiệu trên sổ đỏ
  •  hiệu T'' trên sổ đỏ
ký hiệu trên sổ đỏ

ký hiệu trên sổ đỏ

https://www.youtube.com/watch?v=d2FcG_-JuLQ

1. Có bao nhiêu loại ký hiệu trên bản đồ địa chính của sổ đỏ?


Hiện nay có rất nhiều ký hiệu trên bản đồ địa chính. Chúng dùng để ký hiệu những tên gọi về các loại đất khác nhau, bao gồm: LUC; LUK; LUN; BHK; NHK; CLN; RSX; RPH; RDD; NTS; LMU; NKH; TSC; DTS; DVH; DYT; DGD; DTT; DKH; DXH; DNG; DSK; CQP; CAN; SKK; SKN; SKT; TMD; SKC; SKS; SKX; DGT; DTL; DDT; DDL; DSH; DKV; DNL; DBV; DCH; DRA; DCK; TON; TIN; NTD; SON; MNC; PNK; BCS; DCS; NCS.

2. Ý nghĩa của mỗi ký hiệu trên bản đồ địa chính


Nhóm đất nông nghiệp:

  • Đất chuyên trồng lúa nước: LUC
  • Đất trồng lúa nước còn lại: LUK
  • Đất lúa nương: LUN
  • Đất bằng trồng cây hàng năm khác: BHK
  • Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác: NHK
  • Đất trồng cây lâu năm: CLN
  • Đất rừng sản xuất: RSX
  • Đất rừng phòng hộ: RPH
  • Đất rừng đặc dụng: RDD
  • Đất nuôi trồng thủy sản: NTS
  • Đất làm muối: LMU
  • Đất nông nghiệp khác: NKH
Kí hiệu đất đaiCác ký hiệu trên sổ đỏ đất có thể bạn chưa biết

Nhóm đất phi nông nghiệp:

  • Đất ở tại nông thôn: ONT
  • Đất ở tại đô thị: ODT
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan: TSC
  • Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: DTS
  • Đất xây dựng cơ sở văn hóa: DVH
  • Đất xây dựng cơ sở y tế: DYT
  • Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: DGD
  • Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao: DTT
  • Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ: DKH
  • Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội: DXH
  • Đất xây dựng cơ sở ngoại giao: DNG
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác: DSK
  • Đất quốc phòng: CQP
  • Đất an ninh: CAN
  • Đất khu công nghiệp: SKK
  • Đất khu chế xuất: SKT
  • Đất cụm công nghiệp: SKN
  • Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: SKC
  • Đất thương mại, dịch vụ: TMD
  • Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: SKS
  • Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: SKX
  • Đất giao thông: DGT
  • Đất thủy lợi: DTL
  • Đất công trình năng lượng: DNL
  • Đất công trình bưu chính, viễn thông: DBV
  • Đất sinh hoạt cộng đồng: DSH
  • Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: DKV
  • Đất chợ: DCH
  • Đất có di tích lịch sử – văn hóa: DDT
  • Đất danh lam thắng cảnh: DDL
  • Đất bãi thải, xử lý chất thải: DRA
  • Đất công trình công cộng khác: DCK
  • Đất cơ sở tôn giáo: TON
  • Đất cơ sở tín ngưỡng: TIN
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: NTD
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: SON
  • Đất có mặt nước chuyên dùng: MNC
  • Đất phi nông nghiệp khác: PNK
READ  Top 10 Smartphone tầm trung đáng chú ý dịp đầu năm
Ký hiệu loại đất trên sổ đỏNắm rõ ký hiệu trên sổ đỏ trước khi quyết định mua nhà đất

Nhóm đất chưa sử dụng:

  • Đất bằng chưa sử dụng: BCS
  • Đất đồi núi chưa sử dụng: DCS
  • Núi đá không có rừng cây: NCS

Một số điều cần lưu ý

Một số trường hợp đặc biệt, mã ký hiệu trên sổ đỏ sẽ được ghi khác nhau. Ví dụ, thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người sử dụng đất vào nhiều mục đích thì phải ghi đầy đủ các mục đích đó. Bản đồ kí hiệu ĐấtKí Bản đồ Đất Hoặc trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích, trong đó đã xác định mục đích chính, mục đích phụ thì tiếp sau mục đích chính phải ghi “(là chính)”.

Thành phần của hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 4, Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT), cụ thể là:

Đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm: Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai; Sổ địa chính; Bản lưu Giấy chứng nhận (GCN).

Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm: Tài liệu điều tra đo đạc địa chính và Bản lưu GCN lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có); Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số; Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.

Nguyên tắc và trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính được quy định rất rõ tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT: Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai; Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với GCN được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất.

READ  Lời bài hát Em không sai chúng ta sai

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; Chỉ đạo thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên sổ địa chính và các tài liệu khác của hồ sơ địa chính ở địa phương.

Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính đối với các tài liệu còn lại; cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng số hoặc dạng giấy) cho UBND cấp xã sử dụng.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như Văn phòng đăng ký đất đai đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký.

UBND cấp xã cập nhật, chỉnh lý bản sao tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai để sử dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương.

Việc lập hồ sơ địa chính được quy định như sau:

Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính, thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp GCN và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai. Bản đồ địa chính được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã theo đúng quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT). Trong công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng, được sử dụng, cập nhật thông tin thường xuyên.

Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai. Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý đất đai trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã và theo đúng quy định tại Điều 20 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.

Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dạng số. Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bản đồ địa chính phải chỉnh lý trong các trường hợp sau: có thay đổi số hiệu thửa đất; tạo thửa đất mới; thửa đất bị sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa; thay đổi loại đất; đường giao thông, công trình thủy lợi theo tuyến, sông, ngòi, kênh, rạch suối được tạo lập mới hoặc có thay đổi về ranh giới; có thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, địa danh và các ghi chú thuyết minh trên bản đồ; có thay đổi về mốc giới hành lang an toàn công trình. Tất cả các trường hợp biến động phải chỉnh lý trên bản đồ địa chính thì đều phải chỉnh lý trên sổ mục kê để tạo sự thống nhất thông tin.

READ  TOP app đo tốc độ tốt nhất trên Android và iOS

Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai. Sổ địa chính được lập ở dạng số, được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính. Sổ địa chính bằng giấy được lập để quản lý đất đai trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã và theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

Sổ theo dõi biến động đất đai được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện thống kê diện tích đất đai hàng năm.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Mobitool. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Hợp đồng thuê đất, Đơn xin tách thửa hoặc hợp thửa đất từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Vuidulich.vn

Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
  • Các ký hiệu trên sổ đỏ thửa đất
  •  hiệu đường đi trên sổ đỏ
  •  hiệu mục đích sử dụng đất q là gì
  •  hiệu mục đích sử dụng đất trên sổ đỏ
  • Mã loại đất theo Thông tư 25
  •  hiệu B trên sổ đỏ
  • Cách đọc các ký hiệu trên sổ đỏ
  •  hiệu T'' trên sổ đỏ
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply