Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Or you want a quick look: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ XIX do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi đề xướng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nổ ra khắp nơi. Đỉnh cao nhất trong số đó là cuộc khởi nghĩa Hương Khê dưới sự lãnh đạo của Phan Đình Phùng. Vậy tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Chúng ta hãy cùng GiaiNgo đi tìm câu trả lời.

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì nhiều lí do. Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong một thời gian dài, hoạt động mạnh trên một địa bàn rộng lớn. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng với nhiều thành phần, tầng lớp không phân chia. Sử dụng những phương thức tác chiến độc đáo, phù hợp.

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

  • Quy mô, địa bàn hoạt động: Cuộc khởi nghĩa diễn ra trên một địa bàn rộng lớn, bao gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
  • Thời gian hoạt động: Khởi nghĩa Hương Khê hoạt động kéo dài trong hơn mười năm. Bắt đầu từ năm 1985 cho đến khi tan rã vào năm 1986. Khi khởi nghĩa kết thúc thì cũng là lúc phong trào Cần Vương thất bại.
  • Thành phần tham gia: Nghĩa quân Hương Khê với sự tham gia đông đảo của nhân dân đồng bằng và các dân tộc thiểu số. Nhận được sự ủng hộ cũng như huy động được những tiềm năng to lớn từ nhân dân.
  • Trình độ tổ chức: Nghĩa quân hoạt động có sự tổ chức quy củ, chặt chẽ và kỉ luật. Nghĩa quân đã giành ba năm (từ 1885 – 1888) để lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thực. Lực lượng được chia thành 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng tài ba chỉ huy.
  • Về quân sự: Nghĩa quân đã sử dụng cùng kiểu trang phục, xây dựng công sự và vũ khí lợi hại. Phương thức chiến đấu chủ yếu là đánh du kích và vận động chiến, biết tận dụng tối đa địa lý và địa hình khu vực. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã sử dụng lối đánh linh hoạt (phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện…) khi đánh trực diện cùng quân Pháp. Nghĩa quân còn tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
  • Trong suốt quá trình hoạt động, nghĩa quân Hương Khê đã lập được rất nhiều chiến công, tiêu diệt địch làm cho thực dân Pháp bị tổn thất nặng nề.
READ  Hemp là gì? Nguồn gốc và ứng dụng của hemp trong đời sống

Chính vì thế, khởi nghĩa Hương Khê được coi là đỉnh cao trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX.

So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là những phong trào yêu nước chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp của nhân dân ta. Cả hai đều có sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân khác nhau. Tuy nhiên, do còn nhiều mặt hạn chế về lực lượng, tổ chức nên đều bị thất bại.

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Lãnh đạo

  • Phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương lãnh đạo.
  • Khởi nghĩa Yên Thế do nông dân khởi xướng mà đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám).

 Mục đích

  • Phong trào Cần Vương là chống Pháp, giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
  • Khởi nghĩa Yên Thế nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp. Mong muốn xây dựng một cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội.

Thời gian tồn tại

  • Phong trào Cần Vương diễn ra hơn mười năm (1985 – 1986) trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.
  • Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra trong ba mươi năm (1884 – 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Địa bàn hoạt động

  • Phong trào Cần Vương hoạt động rộng trải khắp Bắc Kì và Trung Kì.
  • Khởi nghĩa Yên Thế hoạt động chủ yếu ở vùng núi Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

Lực lượng tham gia

  • Phong trào Cần Vương được đông đảo văn thân, sĩ phu yêu nước và nông dân hưởng ứng.
  • Khởi nghĩa Yên Thế do phần lớn nông dân chiến đấu.

Phương thức đấu tranh

  • Phong trào Cần Vương là đấu tranh khởi nghĩa vũ trang.
  • Khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn lại tác chiến.

Tính chất

  • Phong trào Cần Vương là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến và thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.
  • Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào nông dân mang tính chất tự vệ, tự phát.

Kết quả 

  • Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế.
  • Khởi nghĩa Yên Thế phát triển qua ba giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.
READ  Cấu tạo tế bào Prokaryote, Thành phần và Cấu trúc tế bào Prokaryote

Những cuộc khởi nghĩa khác tiêu biểu trong phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)

Khởi nghĩa Ba Đình là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Cuộc chiến diễn ra từ năm 1886 đến năm 1887 tại Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Khởi nghĩa Ba Đình nổ ra dưới sự chỉ huy chính của Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt và một số tướng lĩnh khác.

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

 

Hoạt động tiêu biểu

Cuộc khởi nghĩa này đã xây dựng nên căn cứ Ba Đình kiên cố, có cấu trúc độc đáo. Từ Ba Đình, nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường Bắc – Nam,… Chính vì vậy, quân Pháp rất quyết tâm đánh dẹp căn cứ.

Từ tháng 12 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887, nghĩa quân đã nhiều lần anh dũng chống trả các đợt tấn công của quân đội Pháp. Tuy nhiên, vì hỏa lực của đối phương quá mạnh, nghĩa quân Ba Đình bị thương vong nhiều, phải rút lui khỏi căn cứ.

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Mặc dù sớm thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến. Cuộc khởi nghĩa đã gây cho Pháp nhiều tổn thất và làm chậm lại quá trình bình định Bắc Trung Kì của Pháp. Chính người Pháp đã phải thừa nhận “1886-1887, cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc chiến đấu này thu hút nhiều quân lực nhất và làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất”.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 – 1892)

Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Cuộc chiến diễn ra từ năm 1883 và kéo dài đến năm 1892 mới tan rã. Bãi Sậy là một trong những trung tâm chống Pháp lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX.

Trong thời kỳ đầu (1883 – 1885), phong trào do Đinh Gia Quế lãnh đạo. Từ năm 1885 trở đi, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật. Ông là thủ lĩnh cao nhất của nghĩa quân Bãi Sậy.

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Hoạt động tiêu biểu

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương của Hàm Nghi, phong trào kháng Pháp Bãi Sậy bùng lên mạnh mẽ, xây dựng nên căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương). Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chặn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đẩy lui được nhiều đợt càn quét của địch ở vùng Văn Giang, Khoái Châu, Hai Sông. Từ năm 1888 chuyển qua giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Thực dân Pháp phối hợp với lực lượng tay sai mở những cuộc tấn công quy mô vào căn cứ và tiêu diệt nghĩa quân. Sau những trận chống càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân suy giảm và rơi vào thế bị bao vây, cô lập. Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1892 thì chính thức tan rã.

READ  Từ A, Chất Liệu Da Pu Có Bền Không vuidulich.vn

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Khởi nghĩa nghĩa Bãi Sậy là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Kỳ cuối thế kỷ XIX. Cuộc khởi nghĩa đã để lại nhiều bài học bổ ích, nhất là về phương thức hoạt động và các hình thức tác chiến (chiến tranh du kích) của nghĩa quân ở một vùng đồng bằng đất hẹp, người đông.

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê tuy cuối cùng cũng thất bại giống như bao cuộc khởi nghĩa khác ở thời đó. Nhưng không thể phủ nhận được ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa này. Khởi nghĩa Hương Khê được coi là đỉnh cao của phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX, nêu cao truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Kéo dài trong suốt hơn mười năm với quy mô rộng lớn trên địa bàn bốn tỉnh Bắc Trung Kì. Nghĩa quân với tổ chức tương đối chặt chẽ, đã lập nên nhiều chiến công lớn, gây không ít tổn thất cho quân đội Pháp, làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của toàn nhân dân.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắc cho các cuộc khởi nghĩa sau này. Về mặt quân sự, nghĩa quân đã dùng cùng kiểu trang phục, xây dựng công sự, vũ khí lợi hại. Họ sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến  trực diện cùng quân đội Pháp.

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương. Tuy không giành được thắng lợi cuối cùng nhưng cuộc khởi nghĩa đã phần nào nêu cao truyền thống đấu tranh kiên cường và bất khuất của dân tộc ta. Từ đó làm bàn đạp cho những phong trào, khởi nghĩa sau này đi đến thắng lợi hơn.

Qua bài viết, GiaiNgo hi vọng bạn đã có thêm cho mình những kiến thức lịch sử hay ho và thú vị. Đừng quên để lại những câu hỏi khác cho chúng tôi nhé!

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply