Cẩm nang các loại Switch – Loại nào dùng sướng nhất? | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: I. Các loại switch phổ biến.

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều loại switch để người dùng thỏa sức lựa chọn. Các hãng cũng rất đầu tư đặt riêng cho mình loại switch riêng để tạo tính cạnh tranh trên thị trường. Bài viết này Bencomputer sẽ tổng hợp các loại switch và đặc điểm từng loại để các bạn tham khảo và dễ dàng lựa chọn.

I. Các loại switch phổ biến.

1. Blue switch.

Đây là loại switch phổ biến nhất hiện nay và được rất nhiều người ưa dùng bởi âm thanh clicky thú vị đặc trưng mà chỉ blue switch có.

Lực ấn: 50g.

Giữa hành trình phím có khấc tactile giúp bấm thoải mái hơn, cảm giác phím cơ rõ ràng hơn.

2. Red switch:

Cảm giác bấm cực nhẹ, giữa hành trình phím không có khấc tactile, không có tiếng clicky và được đánh giá là loại switch lý tưởng để chơi game, nhưng để gõ chữ thì không thích cho lắm.

Lực ấn: 45g.

3. Brown switch:

Cảm giác bấm tốt do giữa hành trình phí có khấc tactile, không có clicky nên không tạo ra tiếng ồn.

Cả chơi game và gõ chữ đều rất “phiêu” nên phù hợp với những ai dùng cho nhiều mục đích ngoài chơi game.

READ  Nên mua máy giặt cửa ngang hãng nào tốt?

Lực ấn: 45g.

4. Clear switch.

Tương tự như brown switch nhưng lực ấn nặng hơn, rơi vào khoảng 65g. Không có tiếng clicky và có khấc giữa hành trình phím.

5. Black switch.

Gần giống với Red switch nhưng lực ấn nặng hơn một chút khoảng 60g.

Không có khấc phím mà hành trình phím trơn tuột, không có clicky luôn. Loại này phù hợp cho những tay chơi game chuyên nghiệp.

6. Silent switch.

Đúng như cái tên của nó, silent switch không phát ra âm thanh khi gõ, thích hợp cho những ai thường xuyên spam phím (đại khái là game thủ bán chuyên và chuyên). Có đặc điểm gần giống red switch nhưng black switch êm ái tuyệt đối, không gây bất cứ âm thành nào khi sử dụng.

Lực ấn: 45g.

7. MX switch/MX Silver.

Đây là loại switch đặc trưng của Corsair ra mắt vào đầu năm 2016.

Hành trình phím trơn không có khấc tactile, không tiếng clicky và chiều cao phím chỉ 1.2mm thay vì 2mm như các loại khác, vì vậy sẽ nhạy hơn rất nhiều.

Lực ấn: 45g.

Loại switch này thường dành cho game thủ chuyên nghiệp cần tốc độ và cường độ spam phím cực cao. Và bởi vì hành trình phím ngắn, phím nhận lệnh quá nhạy nên không thích hợp cho lắm với việc gõ chữ, văn bản.

8. Topre switch.

Switch dạng tròn đặc biệt thường bắt gặp trên các sản phẩm của RealForce và CM NovaTouch TKL. Lực ấn rất nhẹ chỉ 30, 35, 45 hoặc 55g tùy từng dòng switch Topre.

READ  Cửa Cách Âm Phòng Ngủ Tốt Nhất Hiện Nay - Mẹo Cách Âm Cho Cửa

Giữa hành trình phím có khấc tactile và clicky nhẹ.

II. Các loại switch đặt riêng.

Như đã đề cập trước đó, ngoài các loại switch phổ biến còn có các loại switch hãng đặt riêng để đảm bảo tính thương hiệu.

1. Steelseries QS1.

Steelseries QS1 là loại switch được đặt riêng từ Kailh với hành trình phím trơn không khấc tactile.

Đèn led được đặt chính giữa switch.

Lực ấn 45g.

Được dùng trên dòng sản phẩm Steelseries Apex M800.

2. Logitech Romer-G.

Loại switch này được Logitech đặt làm riêng từ Omron.

Lực ấn 45g.

Với đặc điểm giữa hành trình phím có khấc tactile, không clicky và được dùng trên các sản phẩm Logitech G310, G810, G910.

3. Razer Green switch.

Switch Razer Green được nhà Razer đặt riêng tại Kailh và có tinh chỉnh một chút để phù hợp hơn với các gamer.

Lực ấn rơi vào khoảng 48-49g.

Giữa hành trình phím có khấc tactile và có tiếng clicky. Thường thì tiếng clicky sẽ khiến bàn phím có tính “cơ” hơn và tiếng gõ cũng như cảm giác bấm đã hơn.

Hầu hết các sản phẩm của Razer đều được trang bị loại switch này.

4. Razer Orange switch.

Cũng tương tự như Green nhưng khác màu.

Hành trình phím có khấc và tiếng gõ thì ngang bom nổ. Nhưng nếu bạn ở một mình hoặc có khu chơi game riêng thì âm thanh không phải là vấn đề.

Lực ấn tương tự green switch. Độ nhạy cao hơn green một chút nên chỉ thích hợp chơi game, gõ văn bản không phải thao tác lý tưởng trên bàn phím trang bị orange switch.

READ  Sàn gỗ Malaysia nên dùng loại nào tốt nhất

5. Alpha Zulu Linear Switch.

Không tactile, không clicky, Das Keyboard đã đặt Cherry làm riêng loại switch này cho sản phẩm X40 của họ.

Phím spam tốt và cực êm, thích hợp cho chơi game chuyên nghiệp.

Lực ấn 45g.

6. AlphaZulu Tactile Switch.

Tương tự như loại trên nhưng khác là có thêm khấc tactile giữa hành trình phím.

Bạn hoàn toàn không sợ gõ nhầm khi đánh máy nên loại switch này dùng để gõ văn bản cũng không có vấn đề gì.

Lực ấn 45g.

III. Loại nào dùng sướng nhất?

Chỉ có chính bạn trải nghiệm mới trả lời được câu hỏi này. Vì có quá nhiều loại switch với các đặc điểm không quá khác biệt nên việc lựa chọn được bàn phím có loại switch phù hợp, bạn nên trải nghiệm thực tế để có quyết định sáng suốt.

See more articles in the category: MUA SẮM

Leave a Reply