Solomon Là Ai – Những Sự Thật Cần Biết Về Solomon

Or you want a quick look:

This entry was posted on Tháng Sáu 25, 2018, in Lịch sử thế giới phương Tây and tagged do thái, jerusalem, Lê Quỳnh Ba, trung đông, Vua Solomon. Bookmark the permalink.Bạn nghĩ gì về bài viết này?
*

Ngôi đền do vua Solomon xây dựng

Lê Quỳnh Ba biên tập

Solomon trong Kinh Thánh là người trị vì thông thái của vương quốc Israel huyền diệu. Một ngôi sao trên bầu trời vùng Cận Đông cổ đại. Cả thế gian đều đến để bày tỏ lòng tôn kính với vua Solomon và lắng nghe sự khôn ngoan mà Chúa đã ban cho trái tim Ngài. Vương quốc do cha Ngài, nhà vua chiến binh David sáng lập và đến thời Solomon đã đạt đến đỉnh cao của quyền lực và thịnh vượng. Vua Solomon vượt qua tất cả các vị vua trên Trái Đất về sự giàu có và thông thái, họ cống hiến cho ông những đồ vàng bạc, áo choàng, vũ khí và gia vị. Ngoài sự giàu sang tột độ, Kinh Thánh còn mô tả vua Solomon nhà hiền triết vĩ đại. Ở Jerusalem ông xây dựng đền thờ Solomon nổi tiếng, trở thành nơi đặt Hòm Giao ước, trung tâm tín ngưỡng của vương quốc Israel thống nhất non trẻ. 3.000 năm sau ông vẫn được sự tôn kính từ cả 3 đức tin lớn ở Vùng Đất Thánh. Người Do Thái yên mến ông vì ông đã xây dựng đền thờ đầu tiên. Với người Thiên Chúa Gíao ông là 1 trong những vị vua thông thái nhất trong sách Cựu Ước, còn người Hồi giáo cũng coi ông là nhà tiên tri vĩ đại của chính họ.

 Nhưng không 1 bằng chứng Khảo cổ học nào của Solomon hay vương quốc lớn của ông được tìm thấy, với ít dấu vết về các cung điện, đền thờ hay kho báu về sự giàu sang của ông. Thế kỷ của ông, TK 10 BC vẫn còn là 1 điều bí ẩn. Israel Finkelstein (Tel Aviv University): Trong TK 10 BC có những điều mà chúng ta biết nhưng chúng như 1 câu đố. Câu đố vẫn nằm trong bóng tối, các bạn chỉ có thể thấy ánh sáng le lói ở đâu đó. Rất nhiều học giả đã đặt câu hỏi liệu Solomon có phải là 1 vị vua vĩ đại hay không. Thomas Levy (Univ. of California, San Diego): “Các nhà khảo cổ và các nhà nghiên cứu về Kinh Thánh đang tranh luận về việc David và Solomon có phải là những vị vua vĩ đại hay những nhà lãnh đạo đơn thuần. Nếu họ là những vị vua vĩ đại, thì họ lấy được của cải từ đâu”.

Bạn đang xem: Solomon là ai

Giờ đây lần đầu tiên 1 cuộc tranh luận có thể giúp tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó. Những hầm mỏ cổ đại, những hố mỏ chôn vùi bên dưới cát ở sa mạc Jordan và những hài cốt liệu chúng có phải là những người thợ mỏ và vị quân chủ của họ là ai. Các hầm mỏ của vua Solomon chưa bao giờ được đề cập trong sách Kinh Thánh, nhưng qua hàng thế kỷ đã trở thành 1 huyền thoại, được phổ biến bằng 1 câu chuyện phiêu lưu vào thế kỷ 19 và ít nhất 3 bộ phim Hollywood. Chúng có phải là những hầm mỏ thực sự của vua Solomon hay chúng có phải là nguồn gốc của sự giàu có mà Kinh Thánh ghi lại. Những phát hiện mới đã định hình lại nhận thức của chúng ta về thế giới cổ xưa cho thấy bằng chứng từ 1 số ghi chép lịch sử trong Kinh Thánh, nhưng đồng thời cũng hé lộ ánh sáng mới về thời đại vua Solomon. Cuộc tìm kiếm thế giới của Solomon không bắt đầu ở Israel mà ở 1 nơi xa về phía Đông, Petra, 1 trung tâm buôn bán thời cổ đại được xây dựng 2000 năm trước trên vùng cao nguyên Jordan. Trên những ngọn núi xung quanh Petra vẫn còn đó những tàn tích về 1 vương quốc cổ có tên Edom.

Trong hơn 1 thập qua, nhà khảo cổ Thomas Levy đã nghiên cứu sự phát triển của vương quốc Edom. Theo sách cổ người Edom con cháu của Esau đã tạo ra vương quốc ngay trước cả Israel cổ đại. Những tàn tích của khu định cư Edom vẫn còn bám trên các đỉnh núi và cao nguyên Petra. Thomas muốn tìm hiểu về nguồn gốc sự giàu có đằng sau vương quốc Edom. Cuộc tìm kiếm dẫn ông xuống bên dưới cao nguyên vào trong những thung lũng của sa mạc nóng cháy của Biển Chết. Tại vùng đất vô thừa nhận giữa vương quốc Israel cổ đại và vương quốc Edom ông đã phát hiện manh mối mà mình tìm kiếm.

Khu khai thác kim loại đồng:

Vùng Wadi Feynan ở thung lũng Biển Chết

Tại 1 nơi được gọi là Wadi Feynan. Có 1 thung lũng được bao phủ bởi nền đá đen kỳ bí. Đó là lớp xỉ cứng, phế phẩm từ quá trình luyện kim trên quy mô lớn. Gần đó nhiều hầm mỏ đào xuyên qua đá và nằm sâu bên dưới là những đường ngầm trãi dài hun hút bên trong đồi. Khắp nơi đều xuất hiện thứ đá màu xanh lam. Bằng chứng không chối cãi về khoáng sản đồng tự nhiên. Lớp xỉ, hầm mỏ và đồng, tất cả nói lên 1 điều rằng đây chính là 1 khu phức hợp khai thác và luyện đồng. Có lẽ là cội nguồn sự giàu có đằng sau vương quốc Edom. Hầu hết các học giả đều cho rằng các thương gia là người kích thích sự phát triển của Edom. Thomas Levy: “Nhưng tôi nghĩ việc khai thác và sản xuất kim loại mới là yếu tố then chốt”.

Người dân địa phương nó là Khirbat en-Nahas (tiếng Arab có nghĩa Những tàn tích của đồng). Như bạn có thể thấy bao quanh chúng ta khu vực này được bao phủ bởi lớp xỉ đen công nghiệp. Thomas Levy đã khai quật địa điểm này suốt 10 năm qua. Ông chỉ ra các lò luyện kim cổ xưa đã tách đồng nguyên chất từ quặng như thế nào, sau đó đổ bỏ chất xỉ phế phẩm dạng lỏng bị loại ra khỏi quá trình. Những lớp xỉ đã hé lộ 1 kỷ lục đáng ngạc nhiên về quá trình sản xuất cổ đại suốt hàng trăm năm. “Tôi thật sự thấy thú vị hãy nhìn xem, trước mắt chúng ta là 1 hoạt động sản xuất kim loại trên qui mô công nghiệp. Lớp này chồng lên lớp kia, nó giống như 1 quyển sách từ trang này qua trang khác hé lộ lịch sử ngành luyện kim tại khu vực này”. Thomas Levy tin rằng việc sản xuất kim loại đã đóng 1 vai trò then chốt trong sự tiến hóa của không chỉ của Edom mà cả Israel cổ đại. Phần nhiều vũ khí đều cần đến kim loại. Nó giúp biến những xã hội nông nghiệp đơn giản thành những vương quốc. Người cổ đại khám phá ra rằng từ những viên đá xanh như thế này có thể tạo ra 1 chất mới kỳ diệu. Khi làm nóng lên nó trở nên mềm và dễ uốn, khi trộn với thiết, làm nguội và đánh bóng nó có 1 độ bóng bẩy ma thuật. Thời kỳ đồ đá đã qua, thời kỳ đồ đồng đã bắt đầu.

READ  Những câu truyện cười bằng tiếng anh hay nhất vuidulich.vn

Dựng lại nung đồng thủ công:

Sinh viên của Thomas anh Erez Ben-Yosef (Univ. of California, San Diego) đã cố gắng tìm hiểu về kỹ thuật đúc đồng đầu tiên đã tiến triển như thế nào. “Thực sự như bạn thấy, nó như 1 cái hố trong lòng đất, ở đây chúng ta có quặng đồng, chúng ta cần nghiền nó ra, phân loại những mảnh vỡ có chứa nhiều đồng. Bạn sẽ thấy đó là 1 công việc không dễ dàng”. Những người thợ thủ công cổ đại cần 1 cách nâng nhiệt độ than củi lên trên 12000C, điểm nhiệt mà tại đó đồng sẽ tách ra khỏi quặng. Họ làm điều đó bằng ống thổi. “Chúng tôi cần 3 người thổi liên tục”. Erez và bạn của anh phải thổi liên tục 2 giờ, trước khi thấy những dấu hiệu nóng chảy đầu tiên. “Bạn có thấy ngọn lửa màu xanh kia không, đó là dấu hiệu tốt cho thấy quá trình nóng chảy thật sự đang diễn ra”. Sau cùng khi lấy nồi luyện kim ra khỏi bếp lửa. Họ hy vọng thấy những giọt đồng bé xíu dưới đáy. “Được rồi, đó chính là nó đấy. Trông nó như vậy đấy. Rất ít. Còn có hạt nữa đằng kia kìa. Rất nhỏ, cực kỳ nhỏ, nhưng đó chính là kim loại, nó có màu đồng”. Tốn nhiều lao lực mới cho ra chút kim loại ít ỏi. Những trong hàng nghìn năm, đó chính là cách con người luyện đồng. Khó khăn trong việc sản xuất nó có lẽ đó là lý do tại sao nó được sử dụng chủ yếu cho các đồ trang trí và các vật dụng tế lễ.

Quy mô khu khai thác đồng:

Nhưng việc sản xuất đồng nhỏ lẻ đó không phải là những gì Thomas Levy đã khám phá ra tại Khirbat en-Nahas. Sau nhiều năm đào bới, nhóm của ông từ Đại học California tại San Diego đã tìm ra phần còn lại của 1 quy trình lớn, 1 nhà máy sản xuất đồng. Khu vực này quá rộng, rộng đến mức họ phải gắn các máy quay vào các khinh khí cầu để ghi lại toàn bộ kích thước của nó. Các bức ảnh trên không thể hiện rõ cấu trúc của nhà máy cổ đại. Một pháo đài, 1 gác canh, 1 tòa nhà điều hành, 1 ngọn tháp và 1 ngôi đền. Khu vực này có quy mô khổng lồ, những bức tường lớn, các tòa nhà và các đống xỉ đã bao trùm trên 1 khu vực hơn 100.000 m2. Còn có cả 1.000 người làm việc taị đây, cả ngày lẫn đêm, giữ lửa cho các lò luyện kim nơi đồng được nấu chảy. Erez Ben-Yosef đang khai quật, 1 trong những nhà máy đó. “Nó giống như 1 kho báu đợi chúng tôi thử và thực sự tái thiết công nghệ theo cách từng bước một”. Vào lúc này Erez đang bước vào công đoạn cuối cùng của quá trình nung chảy. Vòi thổi được gọi là ống bể, nơi thổi không khí vào 1 lò nung kim khí đang dần hiện ra. Đây là 1 chiếc vòi của ống bể, nó là chiếc vòi được bảo tồn nguyên vẹn nhất mà chúng tôi tìm thấy tại khu vực này. Vòi của chiếc ống nhỏ có vẻ như không phải là 1 phát hiện lớn lắm, nhưng đối với Erez nó là bằng chứng quan trọng về 1 cải tiến công nghệ tạo tiền đề cho việc luyện kim quy mô lớn. Bên dưới lớp xỉ, vòi được làm cẩn thận từ đất sét nung. Điều này là cần thiết để nó có thể chịu nhiệt độ 12000C trong lò. Lò nung mới này được chạy bằng chân bên dưới nhằm cung cấp luồng khí liên tục bên trong lò luyện.

Trong suốt Thiên niên kỷ II BC, chúng ta đã có tiền đề cho các lò nung tuyệt vời này, chúng giúp cho việc luyện đồng hiệu quả hơn nhiều. Với những người thợ làm việc suốt ngày đêm, người ta có thể sản xuất đồng trên qui mô công nghiệp và thực tế là như vậy. Nhà khoa học Môi trường John Grattan (Aberystwyth University) đang khám phá tình trạng ô nhiễm thời cổ đại, từ đó cho thấy quá trình sản xuất đồng tập trung như thế nào. “Tôi đang sử dụng dụng cụ này đo lượng kim loại trong môi trường để tìm hiểu và khoanh vùng những nơi bị ô nhiễm. Thiết bị cho thấy có gần 7.000 phần triệu (ppm) nguyên tố đồng chỉ trong 1 mẫu nhỏ mà tôi sử dụng. Mức độ này cao gấp 7.000 lần mức độ an toàn trong đất. Mà không chỉ có đồng thôi đâu, hãy nhìn dưới đây có thể thấy mức độ rất cao và nguy hiểm của các nguyên tố như chì, kẽm, asen,… tất cả đều có mặt trong 1 điểm rất nhỏ.

Với việc sử dụng phổ kế huỳnh quang tia X phổ tần, John Grattan đã tìm ra sự khẳng định mạnh mẽ về quy mô việc sản xuất đồng tại Khirbat en-Nahas. Đồng không chỉ là đồ trang trí nữa, nó đã trở thành 1 mặt hàng thiết yếu để làm ra công cụ, vũ khí và xây dựng. Nhu cầu về kim loại quý bùng nổ, biến thung lũng Biển Chết thành 1 nhà máy công nghiệp. Ở đây chúng ta có những bằng chứng về cuộc cách mạng công nghiệp sớm nhất và thứ mà tôi cho là sự ra đời của thế giới hiện đại.

READ  Ái Nhĩ Lan Là Nước Nào Và Ở Đâu? Ái Nhĩ Lan Kỳ Bí

Thợ mỏ là nô lệ?

Nhưng làm sao mà họ có hàng tấn quặng đồng mà họ cần cho cuộc cách mạng này. Hơn 15 mỏ đã được tìm thấy cắt xuyên qua những ngọn đồi giàu khoáng sản đồng xung quanh Khirbat en-Nahas. Đồng Giám đốc dự án, nhà khảo cổ học người Jerusalem Mohammad Najjar (UCSD Levantine Archaeology Lab) đang khám phá 1 số chúng. “Trong quá trình làm việc tại đây, chúng tôi phát hiện 1 số trụ hầm có tuổi đời 3.000 năm trước”. Rất nhiều hầm mỏ nằm sâu hơn 30 m, vươn tới các mỏ hầm nằm sâu bên dưới. Thậm chí với các thiết bị leo núi hiện đại độ sâu này cũng trở nên cực kỳ nguy hiểm. Không dễ gì để đi xuống hay đi lên. Chúng ta biết rằng có lẽ các thợ mỏ cổ đại đã ở sâu trong những hầm mỏ suốt nhiều tháng liền. Tiến sĩ Najjar và Thomas đều tin rằng các thợ mỏ chính là các nô lệ. Đó không phải là 1 công việc mà ai cũng muốn làm, thậm chí ngay cả khi được trả công cao. Để khai thác trên 1 quy mô công nghiệp đòi hỏi phải có hệ thống lao động cưỡng ép. Bị giam cầm trong những đường hầm hun hút dưới lòng đất, những người thợ mỏ đã đào ra những tảng đá chứa đồng cung cấp cho nghề luyện kim tại Khirbat en-Nahas. Bên trên các đoàn lạc đà chờ đợi sẵn để đưa quặng đồng đến nơi nung chảy.

Xem thêm: Tiểu Sử Của Cris Devil Gamer Sinh Năm Bao Nhiêu ? Sự Nghiệp Youtuber

Tái tạo 1 đoàn lạc đà vận chuyển quặng đồng

Được rồi các chàng trai, chúng ta sẽ đem quặng đồng đi nào.

Để hiểu về hệ thống cung cấp quặng đồng Thomas Levy đang tái tạo 1 trong số đoàn lạc đà như vậy. Chúng tôi đang làm 1 cuộc thử nghiệm tái hiện việc vận chuyển quặng đồng được khai thác từ những hầm mỏ này. Chúng tôi đã lấy được số quặng ngay tại đây, và với sự giúp đỡ của những con lạc đà này cùng những người bạn Beduin, chúng ta có thể tái hiện lại quá trình đó. Họ đã phát hiện ra rằng 1 con lạc đà có thể mang trên mình 130 kg quặng, thông thường chỉ có 10% là đồng, 90% là đá vô dụng. Như vậy để có 13 kg đồng họ cần ít nhất 130 kg quặng. Điều đó có nghĩa 3000 năm trước, những đoàn lạc đà cổ đại này đã thực hiện hành trình đi qua sa mạc quen thuộc mỗi ngày. Tất cả hướng tới khu luyện đồng lớn nhất Khirbat en-Nahas. Quy mô đống xỉ cho thấy trong suốt cuộc đời của nó, nhà máy đã sản xuất 5.000 tấn đồng, đủ để cung cấp đồng cho toàn bộ khu vực. Các phân tích về các vật thể làm bằng đồng từ nhiều nơi khác nhau trên khắp Israel cổ đại đã chứng minh rằng chúng đều đến từ vùng Wadi Feynan. Amihai Mazar (Hebrew University of Jerusalem) cho rằng: “Ngay tại Israel các nghiên cứu về các vật được tìm thấy trong bối cảnh từ cuối TK 12 – TK 11 BC đã chứng minh chúng có nguồn gốc từ Feynan”.

Nguồn đồng xây dựng đền thờ Jerusalem đầu tiên:

Có lẽ lượng đồng này đã được đưa tới Jerusalem nơi Solomon xây dựng đền thờ của ông. Kinh Thánh nói ngôi đền cần kim loại quý bao gồm hàng tấn đồng. Thomas cho rằng: “và nguồn đồng gần nhất cho Jerusalem chỉ cách nơi đây 3 ngày đường, chính là từ Feynan”. Thế rồi lời của Đức Chúa đến với Solomon nói rằng: “Nhiều ngôi nhà mà các người đang xây cất, nếu các người theo tất cả lời ta răn dạy, ta sẽ ở giữa công dân Israel và sẽ không bỏ rơi người dân của ta”. Vì thế, Solomon xây dựng đền thờ. Tại căn phòng bên ngoài ông đặt các bức tường chạm trổ tinh xảo vào những chiếc cột lớn và theo Kinh Thánh tất cả được đúc bằng đồng. Nhà nguyện bên trong mà ông chuẩn bị, tại đây đặt hòm giao ước của Đức Chúa và ông đã bao phủ bằng lớp vàng nguyên chất. Vua Solomon mong vượt qua tất cả các vị vua trên Trái Đất về sự giàu có và thông thái. Họ cống hiến cho ông đồ vàng bạc, áo choàng, vũ khí và gia vị.

Những ngôi mộ thợ mỏ

Đây là 1 ngôi mộ hình tròn với hòm chôn xác ở giữa giống như 1 hộp viền đá với cái nắp trên đó. Thomas: “Chúng tôi hy vọng vào cuối ngày, chúng tôi sẵn sàng nâng chiếc nắp này lên”. Như vậy thời khắc hé lộ sự thật đã đến. Đây là trầm tích lõm ở đây. Ngôi mộ này giống như nó được lắp đầy bằng trầm tích. Có vẻ như họ rơi vào thất vọng, họ không phải là người đầu tiên mở ngôi mộ này. Dường như nó đã bị xáo trộn trong thời cổ đại. “Chúng tôi đã hy vọng rằng chúng tôi đã lấy ra những tảng đá này và tìm thấy 1 ngôi mộ nguyên sơ đẹp đẽ, nhưng hãy chờ đợi. Khảo cổ học cần sự kiên nhẫn”. Nhưng không lâu sau đó, tin tốt đã tới, họ đã nhìn thấy xương đầu tiên. “Dường như chúng ta có 1 hộp sọ, có nhiều mảnh xương còn thiếu. Có thể chúng ta có mảnh xương khớp nối mở rộng ở đây. Thật thú vị”. Một cách cẩn thận, đội của Thomas bắt đầu xử lý xương ra khỏi lớp cát đã bao phủ nó suốt 3000 năm. Cuối cùng bộ xương hoàn chỉnh đã thành hình. Đây là 1 bộ xương khớp nối ở tư thế cong người như thể 1 bào thai. Vậy người đàn ông này có quan hệ như thế nào với hầm mỏ. Nếu có răng và xương của ông chứa đồng và chì, những dấu vết của quá trình gần đồng. Các mẫu vật được nghiền và hòa tan. Sau đó được phân tích trong 1 Quang phổ kế lớn để tìm ra thành phần hóa học của chúng. Kết quả sẽ được so sánh với những bộ xương trước Cách mạng Đồng. Những hài cốt còn lại của nghĩa trang có lượng đồng và cao gấp 4 lần so với thời tiền sử. “Điều đó có nghĩa chúng tôi đã xác định được 1 số cá nhân thực sự tham gia vào hoạt động luyện kim”. Dù người đàn ông này có lẽ là 1 trong những công nhân đồng, nhưng không có gì trong mộ cho thấy sắc tộc của ông. Tuy nhiên, những đồ tìm thấy ở nghĩa trang gần đó đã đưa ra câu trả lời những người được chôn tại đây đến từ khu vực này. Chúng tôi đang nói đến đồ gốm và những thứ khác nhau ở đây. Mohammad Najjar (UCSD Levantine Archaeology Lab) cho rằng: “Những gì chúng tôi có ở đây là từ Edom”. Phát hiện về những công nhân ở Khirbat en-Nahas có thể là người Edom, dường như xác định niên đại giả định khu luyện kim. Thomas: “Tôi cho rằng giống như sự đồng thuận trước đó của các nhà học thuật, nó phải có niên đại vào khoảng TK 7 BC”.

READ  Mạng máy tính là gì? Những lợi ích của mạng máy tính

Xác định niên đại khu mỏ

TK 7 BC niên đại có vai trò quan trọng trong công cuộc tìm hiểu của Thomas vì những gì xảy ra tại đây. Ông biết rằng đế chế Ai Cập đã sụp đổ vào TK 12 BC cùng với tất cả các đế quốc lớn khác trong khu vực. Dựa trên lịch trình các vị vua lịch trình dựa theo Kinh Thánh thì vương quốc của Solomon đã nảy nở vào TK 10 BC. Sự trỗi dậy của vương quốc Edom thường được xác định vào TK 7 BC. Nên với những bằng chứng từ Khirbat en-Nahas liên quan tới Edom có thể thấy khu phức hợp luyện kim cũng hình thành TK 7 BC. Để xác nhận niên đại này Thomas đã mời đến 1 chuyên phóng xạ từ Đại Học Oxford để giúp ông.

Tại khu gác canh và cánh đồng xỉ than, tìm kiếm các mẫu vật hữu cơ có thể xác định niên đại. Cành cây, các mặt than hoặc các hạt quả do các thợ mỏ khạc nhổ ra. “Để có niên đại thật chính xác chúng ta phải có thật nhiều mẫu vật”. “Ý anh là chúng ta phải tìm tất cả mẫu vật từ các lớp trầm tích này à?”. Một loại mẫu vật sẽ cho họ xác định niên đại. Tất cả các thời gian này phải nhất quán, nếu không toàn bộ mẫu vật sẽ trở nên thiếu tin cậy. Thomas Higham (University of Oxford) đem các mẫu vật về Oxford, việc xác định thời gian nhờ phóng xạ kết hợp với thống kê sẽ cho phép tính tuổi của chúng với độ chính xác giao động cộng trừ 30 năm. Kết quả thật sự bất ngờ, “Chúng tôi đã có những kết quả sơ bộ ở đây, như bạn có thể nhìn thấy trên màn hình”. Điều đó có nghĩa các hầm mỏ không phải có từ TK 7 mà từ 3 đến 4 TK trước đó. “Các mẫu đều phù hợp trong TK 10 hoặc 11 BC. Không còn nghi ngờ gì nữa”.

Niên đại này đã đánh đố đội nghiên cứu. Theo các tài liệu khảo cổ được chấp nhận rộng rãi, không hề có vương quốc Edom vào TK 11 hay TK 10 BC để họ có thể kiểm soát những thợ mỏ này. Đây có phải là 1 bằng chứng về vương quốc Edom đã có từ thời trước đó, nếu vậy nó có thể dẫn tới những ghi chép trong Kinh Thánh về chiến dịch của vua David chống lại người Edom. “Kinh Thánh nói với chúng ta rằng David đã chinh phục Edom và thành lập các thành lũy trong khu vực giống như pháo đài ở Khirbat en-Nahas”. Ngài đóng doanh trại trên khắp Edom và tất cả người Edom trở thành chư hầu của David. “Pháo đài mà chúng tôi tìm thấy ở Khirbat en-Nahas cũng tương tự như các pháo đài khác ở Israel cổ đại”.

Có phải David đã xâm chiếm Edom để chiếm lấy nguồn cung cấp đồng của nước này? Nếu vậy con trai ông Solomon sẽ được thừa hưởng các hầm mỏ này. Liệu vương quốc của David và Solomon có đủ mạnh để kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp đồng này tại khu thung lũng Biển Chết. Những ghi chép trong Kinh Thánh về vương quốc của Solomon cho thấy sự rộng lớn và cường thịnh của nó khiến việc kiểm soát thung lũng Biển Chết trở thành việc ngay trong tầm tay. Và Solomon cai trị tất cả vương quốc cho tới vùng đất người Philistine và cả biên giới của Ai Cập.

Nhưng trong 20 năm qua, các nhà khảo cổ vẫn nghi ngờ về câu chuyện đó, trong suốt nhiều thập kỷ họ đã tìm kiếm bằng chứng về vương quốc cường thịnh của David và Solomon vào TK thứ 10 BC nhưng không tìm thấy gì cả. Chỉ có vài manh mối, 1 bức chạm khắc từ TK 9 BC ghi lại chiến thắng của vua Aramen trước cái gọi là Ngôi nhà của David. Một bằng chứng tốt về David nhưng không nhất thiết trong vương quốc to lớn của ông. Những tàn tích tại Jerusalem được cho là thành phố của David vẫn chưa được xác định tuổi rõ ràng. Một số nhà khảo cổ tin rằng, chúng đến từ giai đoạn sau đó. Sự thiếu chắc chắn tương tự cũng bao phủ vương quốc của Solomon được mô tả trong Kinh Thánh.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply