Soạn Sinh 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Lý thuyết Sinh 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể

Soạn Sinh 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tính chất đặc trưng, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 26.

Giải Sinh 9 Bài 8 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể

I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể

– Nhiễm sắc thể (NST) là vật thể tồn tại trong nhân tế bào, bắt màu thuốc nhuộm kiềm tính, do vật chất di truyền tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài.

– Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xoma), nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ → các gen trên cặp NST cũng tồn tại thành từng cặp.

– Bộ NST trong tế bào chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n), bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội (n).

– Ở các loài đơn tính có sự khác nhau về một cặp NST giới tính giữa hai giới đực cái.

– Đa số các loài có kí hiệu cặp NST giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY.

– Một số trường hợp khác: châu chấu: giới cái XX, giới đực OX; chim, tằm: cái XY, đực XX

– Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.

II. Cấu trúc của nhiễm sắc thể

– Hình dạng và cấu trúc siêu hiển vi của NST được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào. Vì ở kì giữa NST co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 – 50 μm, đường kính 0,2 – 2 μm giúp ta có thể quan sát NST một cách rõ nhất.

READ  Phân phối chương trình Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

– Cấu trúc NST: ở kì giữa NST tồn tại thành từng cặp, mỗi NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (cromatit) gắn với nhau ở tâm động, chia nó thành 2 cánh.

+ Tâm động có vai trò: là vị trí liên kết của thoi vô sắc với NST, đảm bảo NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

+ Mỗi cromatit gồm: 1 phân tử ADN và prôtêin histon.

+ Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp các NST không dính vào nhau.

III. Chức năng của nhiễm sắc thể

– NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền:

+ Việc tập hợp ADN thành NST có vai trò lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.

+ Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 8 trang 26

Câu 1

Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

Gợi ý đáp án

– Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.

+ Số lượng NST của một số loài:

Người 2n=46; n=23

Tinh tinh 2n=48; n=24

Gà 2n=78; n=39

Đậu Hà Lan 2n=14; n=7

Ngô 2n=20; n=10

+ Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V

– Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:

  • Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gố từ mẹ. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST.
  • Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST

Câu 2

Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.

Gợi ý đáp án

Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân.

Ở kì này NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh.

Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào.

Ở kì giữa chiều dài của NST đã co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 μm, đường kính từ 0,2 đên 2 μm, có dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc hình chữ V.

Câu 3

Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

Gợi ý đáp án

READ  Giáo Án Lịch sử và Đại Lý Lớp 6 Chân trời sáng tạo

NST là cấu trúc mang gen và có khả năng tự nhân đôi được, nhờ đó các gen quy định các tính trạng được sao chép và di truyền lại qua các thế hệ cơ thể trong quá trình phân bào → Di truyền các tính trạng cho thế hệ sau.

Soạn Sinh 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tính chất đặc trưng, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 26.

Giải Sinh 9 Bài 8 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Lý thuyết Sinh 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể

I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể

– Nhiễm sắc thể (NST) là vật thể tồn tại trong nhân tế bào, bắt màu thuốc nhuộm kiềm tính, do vật chất di truyền tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài.

– Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xoma), nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ → các gen trên cặp NST cũng tồn tại thành từng cặp.

– Bộ NST trong tế bào chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n), bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội (n).

– Ở các loài đơn tính có sự khác nhau về một cặp NST giới tính giữa hai giới đực cái.

– Đa số các loài có kí hiệu cặp NST giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY.

– Một số trường hợp khác: châu chấu: giới cái XX, giới đực OX; chim, tằm: cái XY, đực XX

– Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.

II. Cấu trúc của nhiễm sắc thể

– Hình dạng và cấu trúc siêu hiển vi của NST được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào. Vì ở kì giữa NST co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 – 50 μm, đường kính 0,2 – 2 μm giúp ta có thể quan sát NST một cách rõ nhất.

– Cấu trúc NST: ở kì giữa NST tồn tại thành từng cặp, mỗi NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (cromatit) gắn với nhau ở tâm động, chia nó thành 2 cánh.

+ Tâm động có vai trò: là vị trí liên kết của thoi vô sắc với NST, đảm bảo NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

READ  Tổng hợp giftcode và cách nhập code FIFA Online 4 2021

+ Mỗi cromatit gồm: 1 phân tử ADN và prôtêin histon.

+ Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp các NST không dính vào nhau.

III. Chức năng của nhiễm sắc thể

– NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền:

+ Việc tập hợp ADN thành NST có vai trò lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.

+ Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 8 trang 26

Câu 1

Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

Gợi ý đáp án

– Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.

+ Số lượng NST của một số loài:

Người 2n=46; n=23

Tinh tinh 2n=48; n=24

Gà 2n=78; n=39

Đậu Hà Lan 2n=14; n=7

Ngô 2n=20; n=10

+ Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V

– Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:

  • Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gố từ mẹ. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST.
  • Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST

Câu 2

Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.

Gợi ý đáp án

Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân.

Ở kì này NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh.

Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào.

Ở kì giữa chiều dài của NST đã co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 μm, đường kính từ 0,2 đên 2 μm, có dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc hình chữ V.

Câu 3

Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

Gợi ý đáp án

NST là cấu trúc mang gen và có khả năng tự nhân đôi được, nhờ đó các gen quy định các tính trạng được sao chép và di truyền lại qua các thế hệ cơ thể trong quá trình phân bào → Di truyền các tính trạng cho thế hệ sau.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply