Soạn Sinh 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn

Or you want a quick look: Lý thuyết Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn

Soạn Sinh 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về sự chuyển máu qua hệ mạch, cách vệ sinh tim mạch. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 3 trang 60.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 18 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn

I – Sự vận chuyển máu qua hệ mạch

– Máu được vận chuyển qua hệ mạch là nhờ

  • Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu
  • Sự hỗ trợ của hệ mạch: sự co dãn của động mạch, sự co bóp của cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và của tâm nhĩ khi giãn ra, hoạt động của van 1 chiều

– Huyết áp hao hụt dần trong suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa cá phân tử máu

– Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch, sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch

Hình 18-2. Vai trò của các van và cơ bắp quanh thành mạch trong sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch

II. Vệ sinh tim mạch

1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại

– Để có một trái tim và hệ mạch khỏe, chúng ta cần:

  • Hạn chế nhịp tim và huyết áp không mong muốn
  • Không sử dụng các chất thích
  • Băng bó kịp thời các vết thương, không để cơ thể mất nhiều máu
  • Khám chữa bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch
  • Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh xa các cảm xúc âm tính
  • Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn..
  • Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch
READ  Ghép tụ điện nối tiếp, song song

2. Cần rèn luyện hệ tim mạch

Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng việc luyện tập thể thục thể thao hằng ngày, lao động vừa sức và xoa bóp

Giải bài tập Sinh 8 Bài 18 trang 60

Bài 1 (trang 60 SGK Sinh học 8)

Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào ?

Gợi ý đáp án

– Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co). Sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu, gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất giãn) và vận tốc máu trong mạch.

– Sức đẩy này (huyết áp) hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch (do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu) và vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0,5 m/s ở động mạch → 0,001 m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch.

Bài 2 (trang 60 SGK Sinh học 8)

Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì ? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo ?

Gợi ý đáp án

* Chỉ số nhịp tim/phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm :

Trạng tháiNhịp tim (số lần/ phút)Ý nghĩa
Lúc nghỉ ngơi40 → 60

Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn

Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn

Lúc hoạt động gắng sức180 → 240Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên

* Giải thích: Ở các vận động viên tập luyện lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi của cơ thể vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.

Bài 3 (trang 60 SGK Sinh học 8)

Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch.

Gợi ý đáp án

  • Cần phải liên tục kiểm tra tim mạch, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
  • Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật.
  • Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại.
READ  xét nghiệm công thức máu 18 thông số

Bài 4 (trang 60 SGK Sinh học 8)

Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch

Gợi ý đáp án

Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức thể dục thể thao, xoa bóp.

Soạn Sinh 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về sự chuyển máu qua hệ mạch, cách vệ sinh tim mạch. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 3 trang 60.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 18 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn

I – Sự vận chuyển máu qua hệ mạch

– Máu được vận chuyển qua hệ mạch là nhờ

  • Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu
  • Sự hỗ trợ của hệ mạch: sự co dãn của động mạch, sự co bóp của cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và của tâm nhĩ khi giãn ra, hoạt động của van 1 chiều

– Huyết áp hao hụt dần trong suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa cá phân tử máu

– Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch, sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch

Hình 18-2. Vai trò của các van và cơ bắp quanh thành mạch trong sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch

II. Vệ sinh tim mạch

1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại

– Để có một trái tim và hệ mạch khỏe, chúng ta cần:

  • Hạn chế nhịp tim và huyết áp không mong muốn
  • Không sử dụng các chất thích
  • Băng bó kịp thời các vết thương, không để cơ thể mất nhiều máu
  • Khám chữa bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch
  • Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh xa các cảm xúc âm tính
  • Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn..
  • Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch

2. Cần rèn luyện hệ tim mạch

Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng việc luyện tập thể thục thể thao hằng ngày, lao động vừa sức và xoa bóp

Giải bài tập Sinh 8 Bài 18 trang 60

Bài 1 (trang 60 SGK Sinh học 8)

Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào ?

READ  Top 8 Địa chỉ mua laptop uy tín tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang

Gợi ý đáp án

– Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co). Sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu, gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất giãn) và vận tốc máu trong mạch.

– Sức đẩy này (huyết áp) hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch (do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu) và vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0,5 m/s ở động mạch → 0,001 m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch.

Bài 2 (trang 60 SGK Sinh học 8)

Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì ? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo ?

Gợi ý đáp án

* Chỉ số nhịp tim/phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm :

Trạng tháiNhịp tim (số lần/ phút)Ý nghĩa
Lúc nghỉ ngơi40 → 60

Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn

Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn

Lúc hoạt động gắng sức180 → 240Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên

* Giải thích: Ở các vận động viên tập luyện lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi của cơ thể vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.

Bài 3 (trang 60 SGK Sinh học 8)

Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch.

Gợi ý đáp án

  • Cần phải liên tục kiểm tra tim mạch, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
  • Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật.
  • Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại.

Bài 4 (trang 60 SGK Sinh học 8)

Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch

Gợi ý đáp án

Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức thể dục thể thao, xoa bóp.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply