Soạn Sinh 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Or you want a quick look: Lý thuyết Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Soạn Sinh 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về đông máu và các nguyên tắc về truyền máu. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 3 trang 50.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 15 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Đông máu và nguyên tắc truyền máu

I. Đông máu

– Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm chảy máu ra ngoài da, lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngưng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương.

→ Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương

– Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu:

  • Tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.
  • Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máu để tạo thành cục máu đông.

→ Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

– Ý nghĩa đông máu: giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương.

II. Các nguyên tắc truyền máu

1. Các nhóm máu ở người

Trong máu có:

  • Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
  • Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính a) và β (gây kết dính B)

– Ở người có 4 nhóm máu là A, O, B, AB

Khi truyền giữa các nhóm máu với nhau có sự kết dính và không kết dính hồng cầu.

– Để không có sự kết dính hồng cầu khi cho và nhận máu, màu được truyền theo sơ đồ truyền máu:

READ  Lịch thi đấu cúp C1, LTD cúp C1 2020/2021 | Vuidulich.vn

2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu

Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu.
  • Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gâu nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu.

→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu.

Giải bài tập Sinh 8 Bài 15

Bài 1 (trang 50 SGK Sinh học 8)

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào ?

Gợi ý đáp án

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu đóng vai trò như sau:

  • Làm chất xúc tác giúp co mạch máu.
  • Dính vào vết thương hình thành nút tiểu cầu tạm thời bịt vết thương.
  • Giải phóng enzim làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.

Bài 2 (trang 50 SGK Sinh học 8)

Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em đã tự xử lí hay được xử lí như thế nào?

Gợi ý đáp án

* Ví dụ 1: Em bị đứt ở động mạch cổ tay, chảy rất nhiều máu.

– Cách sơ cứu vết thương chảy máu động mạch:

  • Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).
  • Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).
  • Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.
  • Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

Chú ý: Trên khăn buộc garô cần ghi chú thời gian bắt đầu buộc garô và những khoảng cách thời gian nới garô trên đường đến bệnh viện.

* Ví dụ 2: Em bị đứt tay, vết thương nhỏ, chảy ít máu.

– Cách sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:

  • Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.
  • Sát trùng vết thương bằng cồn.
  • Băng kín vết thương.

Chú ý: Sau khi băng nếu thấy vẫn chảy máu, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Bài 3 (trang 50 SGK Sinh học 8)

Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của các nhân đó.

READ  Điểm chuẩn Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ năm 2021

Gợi ý đáp án

– Trong gia đình em thì em đã từng được xét nghiệm máu với nhóm máu O.

– Nhóm máu O sẽ cho được những người có nhóm máu O, A, B, AB và chỉ nhận được máu từ những người có nhóm máu O.

Soạn Sinh 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về đông máu và các nguyên tắc về truyền máu. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 3 trang 50.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 15 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Đông máu và nguyên tắc truyền máu

I. Đông máu

– Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm chảy máu ra ngoài da, lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngưng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương.

→ Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương

– Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu:

  • Tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.
  • Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máu để tạo thành cục máu đông.

→ Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

– Ý nghĩa đông máu: giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương.

II. Các nguyên tắc truyền máu

1. Các nhóm máu ở người

Trong máu có:

  • Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
  • Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính a) và β (gây kết dính B)

– Ở người có 4 nhóm máu là A, O, B, AB

Khi truyền giữa các nhóm máu với nhau có sự kết dính và không kết dính hồng cầu.

– Để không có sự kết dính hồng cầu khi cho và nhận máu, màu được truyền theo sơ đồ truyền máu:

2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu

Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu.
  • Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gâu nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu.
READ  Top 6 Studio chụp ảnh cho bé đẹp và chất lượng nhất Thanh Hóa

→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu.

Giải bài tập Sinh 8 Bài 15

Bài 1 (trang 50 SGK Sinh học 8)

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào ?

Gợi ý đáp án

Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu đóng vai trò như sau:

  • Làm chất xúc tác giúp co mạch máu.
  • Dính vào vết thương hình thành nút tiểu cầu tạm thời bịt vết thương.
  • Giải phóng enzim làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.

Bài 2 (trang 50 SGK Sinh học 8)

Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em đã tự xử lí hay được xử lí như thế nào?

Gợi ý đáp án

* Ví dụ 1: Em bị đứt ở động mạch cổ tay, chảy rất nhiều máu.

– Cách sơ cứu vết thương chảy máu động mạch:

  • Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).
  • Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).
  • Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.
  • Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

Chú ý: Trên khăn buộc garô cần ghi chú thời gian bắt đầu buộc garô và những khoảng cách thời gian nới garô trên đường đến bệnh viện.

* Ví dụ 2: Em bị đứt tay, vết thương nhỏ, chảy ít máu.

– Cách sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:

  • Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.
  • Sát trùng vết thương bằng cồn.
  • Băng kín vết thương.

Chú ý: Sau khi băng nếu thấy vẫn chảy máu, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Bài 3 (trang 50 SGK Sinh học 8)

Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của các nhân đó.

Gợi ý đáp án

– Trong gia đình em thì em đã từng được xét nghiệm máu với nhóm máu O.

– Nhóm máu O sẽ cho được những người có nhóm máu O, A, B, AB và chỉ nhận được máu từ những người có nhóm máu O.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply