Soạn bài Vận nước – Học Điện Tử

Or you want a quick look: Soạn bài Vận nước

Tác phẩm Vận nước của Thiền sư Pháp Thuận sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.

Hôm nay, Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Vận nước, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.

Soạn bài Vận nước

I. Tác giả

– Thiền sư Pháp Thuận (915 – 990), họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, là một nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam phương do Thiền sư người Thiên Trúc Tỳ-ni-đa-lưu-chi đến nước ta năm 580 lập ra. Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.

– Tác phẩm ông nay chỉ còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành khi hỏi về vận nước.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ được sáng tác khoảng năm 981 – 982.

– Đây vốn là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của văn học Việt Nam.

– Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh lịch sử: Sau khi vua Lê Đại Hành đánh đuổi quân Tống xâm lược. Lúc này nhà vua muốn xây dựng lại đất nước, đem lại bình yên cho thiên hạ. Nhà vua đã hỏi ý kiến của Thiền sư Pháp Thuận. Ông đã đọc bài thơ này thay cho câu trả lời vua Lê.

2. Thể thơ

  • Ngũ ngôn tứ tuyệt
  • Hình ảnh mang tính biểu tượng cao.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Hai câu thơ đầu. Suy ngẫm của nhà thơ về vận nước.
  • Phần 2: Hai câu thơ sau. Triết lý “vô vi” của nhà thơ.
READ  Rang các loại hạt khô ngày Tết đúng cách cho trọn vị thơm ngon

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tác giả so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” nhằm diễn tả điều gì?
Hình ảnh so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” nhằm diễn tả vận nước cũng giống như dây mây, do nhiều yếu tố tạo thành và có quan hệ mật thiết.

Câu 2. Tâm trạng tác giả trước hoàn cảnh đất nước được thể hiện như thế nào?

  • Hoàn cảnh đất nước sau nhiều năm chiến tranh: dần ổn định, đi vào xây dựng và phát triển.
  • Tâm trạng của tác giả: Tin tưởng vào tương lai thái bình của đất nước, cũng như niềm vui tươi lạc quan.

Câu 3. Hiểu thế nào là “vô vi”? Vì sao tác giả khẳng định “Vô vi trên điện các – chốn chốn dứt đao binh”?

  • “Vô vi” nghĩa đen là “không làm gì”.
  • Khái niệm “vô vi” được nhiều trường phái triết học, tôn giáo sử dụng. Trong bài thơ này, “vô vi” được hiểu theo nghĩa của Nho giáo. Tức là người đứng đầu (nhà vua) phải dùng đức để cảm hóa lòng dân, không làm điều gì trái với lẽ thường để “quốc thái dân an” sẽ được dân tin tưởng, tuân theo.

Câu 4. Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?

Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam: yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh.

Tổng kết

  • Nội dung: Bài thơ đã thể hiện suy nghĩ của tác giả về vận nước, qua đó phản ánh truyền thống yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
  • Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, hinh ảnh mang tính biểu tượng cao.
READ  Hoá học 8 Bài 12: Sự biến đổi chất

Tác phẩm Vận nước của Thiền sư Pháp Thuận sẽ được hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.

Hôm nay, Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Vận nước, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.

Soạn bài Vận nước

I. Tác giả

– Thiền sư Pháp Thuận (915 – 990), họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, là một nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam phương do Thiền sư người Thiên Trúc Tỳ-ni-đa-lưu-chi đến nước ta năm 580 lập ra. Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.

– Tác phẩm ông nay chỉ còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành khi hỏi về vận nước.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ được sáng tác khoảng năm 981 – 982.

– Đây vốn là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của văn học Việt Nam.

– Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh lịch sử: Sau khi vua Lê Đại Hành đánh đuổi quân Tống xâm lược. Lúc này nhà vua muốn xây dựng lại đất nước, đem lại bình yên cho thiên hạ. Nhà vua đã hỏi ý kiến của Thiền sư Pháp Thuận. Ông đã đọc bài thơ này thay cho câu trả lời vua Lê.

2. Thể thơ

  • Ngũ ngôn tứ tuyệt
  • Hình ảnh mang tính biểu tượng cao.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Hai câu thơ đầu. Suy ngẫm của nhà thơ về vận nước.
  • Phần 2: Hai câu thơ sau. Triết lý “vô vi” của nhà thơ.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Tác giả so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” nhằm diễn tả điều gì?
Hình ảnh so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” nhằm diễn tả vận nước cũng giống như dây mây, do nhiều yếu tố tạo thành và có quan hệ mật thiết.

READ  Top 5 Trường THPT nổi bật nhất tỉnh Đồng Nai

Câu 2. Tâm trạng tác giả trước hoàn cảnh đất nước được thể hiện như thế nào?

  • Hoàn cảnh đất nước sau nhiều năm chiến tranh: dần ổn định, đi vào xây dựng và phát triển.
  • Tâm trạng của tác giả: Tin tưởng vào tương lai thái bình của đất nước, cũng như niềm vui tươi lạc quan.

Câu 3. Hiểu thế nào là “vô vi”? Vì sao tác giả khẳng định “Vô vi trên điện các – chốn chốn dứt đao binh”?

  • “Vô vi” nghĩa đen là “không làm gì”.
  • Khái niệm “vô vi” được nhiều trường phái triết học, tôn giáo sử dụng. Trong bài thơ này, “vô vi” được hiểu theo nghĩa của Nho giáo. Tức là người đứng đầu (nhà vua) phải dùng đức để cảm hóa lòng dân, không làm điều gì trái với lẽ thường để “quốc thái dân an” sẽ được dân tin tưởng, tuân theo.

Câu 4. Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?

Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam: yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh.

Tổng kết

  • Nội dung: Bài thơ đã thể hiện suy nghĩ của tác giả về vận nước, qua đó phản ánh truyền thống yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
  • Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, hinh ảnh mang tính biểu tượng cao.
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply