Soạn bài Tự tình – Học Điện Tử | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Soạn bài Tự tình chi tiết

Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học sinh sẽ được tìm hiểu về bài thơ Tự tình (Bài II) của Hồ Xuân Hương.Hướng dẫn soạn bài Tự tình dưới đây sẽ đưa các em đến với những kiến thức cần thiết mà các em cần nắm trước khi đến lớp như: tâm trạng, tính cách và khát vọng sống của nhân vật trữ tình cùng một vài nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Tự tình.

Tải Bài Mẫu Để In

Hợp đồng thuê xe tải dài hạn Tâm An

Mong rằng, từ hướng dẫn soạn bài Từ Tình này, các em sẽ có được những gợi ý trả lời hay nhất cho các câu hỏi trong SGK, có thêm một bài soạn chỉn chu hơn trước khi đến lớp. Chúc các em có một quá trình soạn bài Tự tình thuận tiện.

Soạn bài Tự tình

Dưới đây là tài liệu Soạn văn 11: Tự tình, vô cùng hữu ích dành cho học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Soạn bài Tự tình chi tiết


I. Tác giả

– Theo tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long.

– Hồ Xuân Hương có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây có tên là Cố Nguyệt Đường.

– Bà từng đi nhiều nơi và quen biết với nhiều danh sĩ nổi tiếng (trong đó có cả Nguyễn Du).

– Cuộc đời của Hồ Xuân Hương từng trải qua nhiều cuộc tình ngang trái, thường rơi vào cảnh ngộ éo le (làm vợ lẽ).

– Các tác phẩm của bà chủ yếu bao gồm thơ Nôm và thơ chữ Hán. Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay còn khoảng 40 bài thơ được tương truyền là của Hồ Xuân Hương.

– Các sáng tác của bà đa phần đều viết về phụ nữ với tiếng nói thương cảm, cũng như sự khẳng định đề cao khát vọng của họ.

– Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.

– Một số bài thơ nổi tiếng như: Bánh trôi nước, Khóc Tổng Cóc, Không chồng mà chửa, Quả mít…

II. Tác phẩm


1. Hoàn cảnh sáng tác

– Tự tình (I, II, III) là chùm ba bài thơ của Hồ Xuân Hương.

READ  Mini World: Block Art - Học Điện Tử

– Chùm thơ “Tự tình” bộc lộ những nỗi niềm sầu tủi, cay đắng của chính nhà thơ.

– Bài thơ trong SGK là bài “Tự tình II”.

2. Thể thơ

Cả ba bài thơ đều được viết theo thể thất ngôn bát cú.

3. Bố cục

– Cả ba bài thơ đều được bố cục theo kết cấu: Đề – Thực – Luận – Kết.

– Bố cục của bài thơ Tự tình II:

  • Hai câu đề: Nỗi niềm cô đơn của nhà thơ.
  • Hai câu thực: Cảnh ngộ chua xót trong thực tại.
  • Hai câu luận: Thái độ phản kháng của nhà thơ.
  • Hai câu kết: Sự chán chường trước thực tại không thể thay đổi.

III. Đọc – hiểu văn bản


1. Nỗi niềm cô đơn của nhà thơ

– Câu 1:

  • Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn: nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã.
  • Không gian: “văng vẳng”: Không gian rộng lớn nhưng tĩnh lặng, vắng vẻ.

=> Con người trở nên nhỏ bé, cô đơn dễ chất chứa những nỗi niềm tâm trạng.

– Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:

  • Từ “trơ” được nhấn mạnh: Nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn. Đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.
  • Hai chữ “hồng nhan” được đặt cạnh danh từ chỉ đơn vị “cái” gợi lên sự bạc bẽo, bất hạnh của kiếp phụ nữ.

=> Bi kịch người phụ nữ trong xã hội xưa.

2. Cảnh ngộ chua xót trong thực tại

– Câu 3: Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa:

  • Chén rượu hương đưa: mượn rượu để giải sầu.
  • Say lại tỉnh: gợi vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vương vít cũng nhanh tàn, để lại sự rã rời.

=>Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận.

– Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn ê chề

  • Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn hay cũng chính là tuổi xuân đã trôi qua.
  • Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy, cho thấy sự muộn màng dở dang của con người.

=> Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.

3. Thái độ phản kháng của nhà thơ

READ  Sổ kho (Thẻ kho) 2021 - Mẫu S21-DN, Mẫu S08-DNN, S21-H

– Khung cảnh thiên nhiên:

  • Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu.
  • Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”.
  • Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh.

=> Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người.

4. Sự chán chường trước thực tại không thể thay đổi

– Câu 7:

  • “Ngán”: chán nản, ngán ngẩm
  • “Xuân đi xuân lại lại”: “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, hay là tuổi xuân.

=> Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại.

– Câu 8:

  • “Mảnh tình san sẻ”: mảnh tình vốn đã nhỏ bé, không được trọn vẹn nhưng lại phải san sẻ.
  • “Tí con con”: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn.

=> Nỗi xót xa, đau đớn trước cảnh ngộ chung chồng.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Tự tình (bài II) đã thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
  • Nghệ thuật: nghệ thuật sử dụng từ ngữ, xây dựng hình tượng…

Soạn bài Tự tình ngắn gọn


I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?

– Hoàn cảnh:

  • Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn: nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã.
  • Không gian: “văng vẳng”: Không gian rộng lớn nhưng tĩnh lặng, vắng vẻ.

– Tâm trạng:

  • Say lại tỉnh: gợi vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vương vít cũng nhanh tàn, để lại sự rã rời.
  • Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn hay cũng chính là tuổi xuân đã trôi qua.
  • Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy, cho thấy sự muộn màng dở dang của con người.

=> Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.

Câu 2. Hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?

– Hình tượng thiên nhiên rêu, đá được miêu tả trong hành động mạnh mẽ, quyết liệt: xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây.

  • Biện pháp đảo ngữ: vị ngữ (xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây) đứng trước chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn).
  • Đảo trật tự từ: danh từ trung tâm (rêu, đá) đứng trước các từ chỉ loại, chỉ lượng (từng đám, mấy hòn).
  • Các động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc.
READ  Cách lên đồ và bảng ngọc Pantheon mùa 11

=> Sức sống mãnh liệt ngay trong trong hoàn cảnh thử thách. Qua đó, tác giả bộc lộ tâm trạng phẫn uất của con người. Đó chính là sức sống, sức phản kháng và bản lĩnh vượt lên đau thương của con người.

Câu 3. Hai câu thơ kết nói lên tâm trạng gì của tác giả?

  • “Ngán”: tâm trạng chán chường trước cảnh đời éo le, bạc bẽo.
  • “Mảnh tình san sẻ”: mảnh tình vốn đã nhỏ bé, không được trọn vẹn nhưng lại phải san sẻ.
  • Từ “ lại” thứ nhất có nghĩa là thêm lần nữa, từ “ lại” thứ hai nghĩa là sự trở lại kết hợp với cụm từ “lại lại” chỉ sự chảy trôi của thời gian.
  • “Tí con con”: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn.

=> Hai câu thơ kết bộc lộ tâm trạng buồn tủi, chán trường của nhân vật trữ tình.

Câu 4. Bài thơ vừa nói lên bi kịch vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh chị hãy phân tích điều đó.

– Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Tuổi xuân qua đi, nhưng duyên phận thì cứ mãi lỡ làng.

– Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã của con tạo.

II. Luyện tập

Đọc Tự tình (bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống và khác nhau giữa hai bài Tự tình (I) và Tự tình (II).

– Giống nhau: Thể thơ Nôm đường luật, mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng. Cả hai bài đều là lời tự bạch, tự trải lòng mình của Hồ Xuân Hương.

– Khác nhau:

  • Bài I: Nỗi oán hận, nỗi sầu thảm bởi đến duyên mà chẳng gặp duyên.
  • Bài II: Sự đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply