Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Video soạn bài truyện an dương vương và mị châu trọng thủy

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.

==>> Soạn bài truyện an dương vương và mị châu trọng thủy học sinh trường chuyên

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, nhằm giúp các bạn học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.

Video soạn bài truyện an dương vương và mị châu trọng thủy

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy chi tiết

I. Đôi nét về tác phẩm

1. Thể loại

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thuộc thể loại truyền thuyết.

2. Xuất xứ

Văn bản trong SGK được trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái – một bộ sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỉ XV.

3. Tóm tắt

Sau khi An Dương Vương xây xong thành Cổ Loa thì được thần Kim Quy cho một cái móng để làm nỏ thần. Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần nên đành rút quân về chờ thời cơ thích hợp. Triệu Đà nhân cơ hội đưa con trai mình là Trọng Thủy sang cầu thân với Mị Châu – con gái An Dương Vương. Một thời gian qua đi, khi đã có được lòng tin yêu của vợ, Trọng Thủy dò hỏi chuyện về chiếc nỏ thần. Biết được bí mật, mượn cớ về thăm cha, Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần đem về đưa cho Triệu Đà. Có nỏ thần trong tay, Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc một lần nữa. An Dương Vương thấy giặc đến chân thành nhưng vẫn chủ quan vì nghĩ rằng đã có nỏ thần. Nỏ thần không phát huy tác dụng, thua trận, An Dương Vương cưỡi ngựa đem theo Mị Châu đi về phía biển. Nhưng đi đến đâu thì thấy quân giặc theo đến đấy. Thần Kim Quy hiện lên nói rằng kẻ thù ở ngay bên cạnh. An Dương Vương bèn rút kiếm ra chém chết Mị Châu rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Trọng Thủy nghe tin vì quá hối hận mà nhảy xuống giếng tự vẫn. Ngày nay, giếng ấy được gọi là giếng Trọng Thủy. Tục truyền lại Mị Châu khi chết, máu chảy xuống biển, trai ăn được mới có ngọc châu. Đem ngọc về rửa nước giếng thì thấy sáng lạ lùng.

Xem thêm Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

4. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “không dám đối chiến, bèn xin hòa”: An Dương Vương được thần giúp đỡ xây thành, chế nỏ.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Dẫn vua xuống biển”: Bi kịch nước mần nhà tan.
  • Phần 3. Còn lại: Tương truyền về Mị Châu và Trọng Thủy.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. An Dương Vương được thần giúp đỡ xây thành, chế nỏ

– Vua An Dương Vương xây thành gặp nhiều khó khăn: “hễ đắp tới đâu là lại lở tới đấy”.

– Vua cho lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Sau đó, đón tiếp cụ già từ phương Đông tới và ra tận của đông chờ đợi đón Rùa Vàng. Điều đó thể hiện An Dương Vương là người quyết tâm, kiên trì, không ngại khó khăn và biết suy nghĩ cho vận mệnh của đất nước.

– An Dương Vương cho xây thành “rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành, còn gọi là Quỷ Long Thành: Tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương.

– Khi Rùa Vàng từ biệt trở về, An Dương Vương lo lắng hỏi: “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”: ý thức về trách nhiệm của người đứng đầu và tinh thần cảnh giác cao độ bảo vệ đất nước.

– Lấy vuốt rùa làm lẫy, nhờ Cao Lỗ chế nỏ đánh thắng mọi kẻ thù, giặc xâm lược.

=> An Dương Vương là một vị vua anh minh, sáng suốt, lo xa và biết suy nghĩ cho nhân dân, đất nước.

CẢNH BÁO với những nhà giàu có một con gái: Cẩn thận vẫn là trên hết » Thông tin Dự án - Cập nhật tin tức Bất Động Sản mới nhất

2. Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy

a. Bi kịch nước mất nhà tan

– Quá trình xảy ra bi kịch:

  • Ban đầu, An Dương Vương là người có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Nhờ có sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã xây thành, chế nỏ, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
  • Sau đó, ngủ quên trong chiến thắng, An Dương Vương đã mắc phải một loạt sai lầm.
  • Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà mà không mảy may nghi ngờ.
  • Chấp nhận gả con gái cho giặc, để Trọng Thủy ở rể, vô tình tạo cơ hội để giặc ươm mầm tai họa.
  • Để con gái tự ý dẫn con trai kẻ thù thăm thú thành, lộ báu vật quốc gia.
  • Cậy vào thành cao, hào sâu, không xây dựng lực lượng, đến khi địch tấn công vẫn ung dung đánh cờ.

– Nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước:

  • Lơ là, mất cảnh giác, không đề phòng trước những âm mưu gian hiểm của địch.
  • Chủ quan có thành trì kiên cố, nỏ thần chiến thắng mọi kẻ thù nên không không dựng lực lượng.
  • Không nắm được hết nội bộ của mình, không hiểu hết tính cách con gái, nhẹ dạ cả tin.

– Bài học về bi kịch mất nước:

  • Nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.
  • Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình, quốc gia, dân tộc.
  • Luôn củng cố sức mạnh quân sự, không ỷ thế vào tiềm lực sẵn có mà chủ quan, lơ là.

b. Bi kịch tình yêu của Mị Châu Trọng Thủy

– Mị Châu:

  • Mị Châu vốn là một nàng công chúa hồn nhiên, trong sáng, hết mình vì tình yêu đến mức mù quáng.
  • Không đề phòng Trọng Thủy, nàng đã hồn nhiên tiết lộ những bí mật quốc gia, để kẻ thù đánh cắp nỏ thần, rắc lông ngỗng dẫn đường cho giặc đuổi theo.
  • Cuối cùng, phát hiện bị lừa dối, phản bội nàng đau đớn, xót xa ân hận vô cùng.

– Trọng Thủy:

  • Trọng Thủy cũng yêu Mị Châu nhưng lại nuôi tham vọng lớn là vừa có được nước Âu Lạc, vừa có được hạnh phúc bên người đẹp.
  • Trọng Thủy phải gánh trọng trách chữ hiếu, chữ trung với phụ vương, với quốc gia, nên đã lựa chọn hi sinh chữ tình.
  • Cuối cùng trước cái chết của Mị Châu đã vô cùng đau đớn, dằn vặt, ân hận.

=> Cả Trọng Thủy và Mị Châu đều là những con người chịu đau đớn trong mối tình này.

– Nguyên nhân dẫn đến bi kịch:

  • Do lơ là, mất cảnh giác chủ quan, khinh địch của An Dương Vương.
  • Bởi sự mù quáng, nhẹ dạ cả tin của Mị Châu.
  • Do tham vọng to lớn đến thâm hiểm của cha con Triệu Đà.

– Bài học, ý nghĩa rút ra sau bi kịch:

  • Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
  • Không yêu một cách mù quáng.
  • Tình yêu không thể đi liền với chiến tranh, những toan tính.

3. Tương truyền về Mị Châu và Trọng Thủy.

– Khi Mị Châu chết, Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, ôm xác vợ khóc lóc, khi đi tắm tưởng như bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết: Đây chính là sự hối hận muộn màng của Trọng Thủy, đồng thời cho thấy Trọng Thủy cũng là một nạn nhân của cha mình.

– Chi tiết ngọc trai – giếng nước cuối truyện không chỉ mang ý nghĩa minh oan cho Mị Châu mà còn thể hiện mối tình thủy chung, gắn bó của Mị Châu – Trọng Thủy ở một kiếp khác.

READ  71+ Lời chúc ngủ ngon Tiếng Anh hay nhất, xịn sò nhất

=> Thể hiện thái độ bao dung, đồng cảm của nhân dân dành cho Mị Châu, Trọng Thủy.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Đồng thời, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân và cộng đồng.
  • Nghệ thuật: các chi tiết tưởng tượng kì ảo độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật…

Một cách tiếp cận truyền thuyết "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" - TƯ LIỆU NGỮ VĂN

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Dựa theo cốt truyện và hãy tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết anh chị hãy phân tích:

a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua.

b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện thế nào?

c. Sáng tạo chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu, … nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?

Gợi ý:

a.

– An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì ông là một vị vua có ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng đất nước, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

– Dân gian muốn thể hiện cách đánh giá: Ca ngợi công lao của An Dương Vương, bày tỏ lòng biết ơn đối với vua trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

b. Sự mất cảnh giác của vua được biểu hiện qua việc nhận lời cầu hôn của Triệu Đà, cho Trọng Thủy ở rể và khinh địch khi quân của Triệu Đà đến xâm lược lần thứ hai.

c. Nhân dân muốn gửi gắm lòng kính trọng với An Diêm Vương, cũng như phê phán sự mất cảnh giác của Mị Châu, và lời giải thích xoa nhẹ nỗi đau mất nước.

Câu 2. Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:

– Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.

– Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí.

Ý kiến riêng của anh (chị) thế nào?

– Ý kiến thứ nhất: Ý kiến này cho thấy lỗi lầm của Mị Châu là rất lớn. Thân là công chúa của một nước, nhưng lại vì tình riêng mà bỏ qua trách nhiệm với quốc gia, không quan tâm tới vận mệnh đất nước.

– Ý kiến thứ hai: Cách đánh giá này xuất phát từ những luân lí trong xã hội chế độ phong kiến với người phụ nữ: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, khi lấy chồng phải nghe theo chồng.

=> Cả hai ý kiến đều chưa thỏa đáng. Bởi vì Mị Châu là tuy có tội, nhưng nàng cũng là nạn nhân. Một người phụ nữ nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ để rồi tin tưởng chồng mù quáng. Đối với quốc gia, nàng có tội lớn, không thể tha thứ được. Nhưng chi tiết lời nguyền của nàng trước khi chết cũng đã phần nào minh chứng cho tấm lòng của nàng không cố ý dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.

Câu 3. Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau.

– Người xưa muốn bày tỏ sự bao dung, đồng cảm đối với Mị Châu.

– Bài học gửi gắm: Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, không yêu một cách mù quáng. Tình yêu không thể đi liền với chiến tranh, những toan tính.

Câu 4. Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết cho Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”?

* Lý giải chi tiết:

– Ngọc trai – sự hóa thân của Mị Nương:

  • Trước khi bị cha chém đầu nàng đã khấn: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”.
  • Sau khi nàng chết máu chảy xuống biển, trai sò ăn được đều biến thành hạt châu.

– Giếng nước – tấm gương phản chiếu những lỗi lầm của Trọng Thủy:

  • Sau khi Mị Châu chết, Trọng Thủy vô cùng thương xót, khi đi tắm nhìn xuống giếng tưởng thấy bóng dáng Mị Châu nên đã lao đầu xuống giếng mà chết.
  • Người đời sau mò ngọc trai ở biển Đông lấy nước giếng này rửa thì càng sáng.

* Ý nghĩa chi tiết:

– Giải oan cho Mị Châu:

  • Mị Châu không chủ ý trở thành kẻ phản nghịch, chỉ vì quá nhẹ dạ cả tin, hành động cảm tính nên bị lừa gạt.
  • Nhân dân hiểu được điều đó nên đã giải oan cho nàng.
  • Lời khấn của nàng ứng nghiệm đã chứng tỏ cho tấm lòng trong sạch của nàng.

– Hóa giải hận thù trong lòng Mị Châu: Ngọc được rửa trong nước giếng sẽ càng sáng, là sự tha thứ của Mị Châu với Trọng Thủy.

– Sự thức tỉnh của Trọng Thủy:

  • Trọng Thủy làm rể nước Âu Lạc ban đầu với tham vọng vừa có được nước Âu Lạc, vừa có được tình yêu, hạnh phúc với Mị Châu.
  • Cái chết của Mị Châu khiến chàng nhận ra hạnh phúc tình yêu không thể tồn tại cùng chiến tranh.
  • Trọng Thủy day dứt, ân hận và trả giá.

Câu 5. Từ những điều đã phân tích, anh (chị) hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện và cốt lõi lịch sử đó được dân gian thần kì hóa như thế nào?

– “Cốt lõi lịch sử” của truyện: Sự kiện An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.

– Cốt lõi ấy đã được dân gian làm cho sinh động bằng việc thêm vào nhiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ ngọc trai – giếng nước”….

II. Luyện tập

Câu 1. Có hai cách đánh giá như sau:

a. Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.

b. Giữa Trọng Thủy và Mị Châu có tình yêu chung thủy và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó.

Anh chị hãy trình bày ý kiến riêng của mình.

Gợi ý:

– Cả 2 ý kiến đều thể hiện cách đánh giá còn phiến diện.

– Nguyên nhân: Với nhân dân ta, Trọng Thủy là một kẻ gián điệp, người gây ra cảnh nước mất nhà tan. Với Mị Châu thì lại là một kẻ si tình. Nhưng tình yêu đó lại không đủ lớn để Trọng Thủy rũ bỏ đi trách nhiệm với gia đình, đất nước của hắn.

Câu 2. An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái duy nhất của mình nhưng lại được dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên truyền thống đạo lí gì của nhân dân ta?

Cách xử lý này nói lên truyền thống nhân đạo: Sự bao dung đối với những đứa con của dân tộc đã trót có thời lầm lỡ gây tai họa cho đất nước, nhưng về sau đã biết hối hận và phải chịu hình phạt xứng đáng.

Câu 3. Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu – Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy?

– Tâm sự (Tố Hữu):

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…

– Mị Châu, Trọng Thủy (Tản Đà):

READ  Máy giặt Aqua 9kg giá bao nhiêu tiền? Loại nào tốt?

Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương
Vuốt rùa chàng đổi máy
Lông ngỗng thiếp đưa đường
Thề nguyền phu phụ
Lòng nhi nữ
Việc quân vương
Duyên nọ tình kia dở dở dang!
Nệm gấm vó câu
Trăm năm giọt lệ
Ngọc trai nước giếng
Nghìn thu khói nhang.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, nhằm giúp các bạn học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy chi tiết

I. Đôi nét về tác phẩm

1. Thể loại

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thuộc thể loại truyền thuyết.

2. Xuất xứ

Văn bản trong SGK được trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái – một bộ sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỉ XV.

3. Tóm tắt

Sau khi An Dương Vương xây xong thành Cổ Loa thì được thần Kim Quy cho một cái móng để làm nỏ thần. Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần nên đành rút quân về chờ thời cơ thích hợp. Triệu Đà nhân cơ hội đưa con trai mình là Trọng Thủy sang cầu thân với Mị Châu – con gái An Dương Vương. Một thời gian qua đi, khi đã có được lòng tin yêu của vợ, Trọng Thủy dò hỏi chuyện về chiếc nỏ thần. Biết được bí mật, mượn cớ về thăm cha, Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần đem về đưa cho Triệu Đà. Có nỏ thần trong tay, Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc một lần nữa. An Dương Vương thấy giặc đến chân thành nhưng vẫn chủ quan vì nghĩ rằng đã có nỏ thần. Nỏ thần không phát huy tác dụng, thua trận, An Dương Vương cưỡi ngựa đem theo Mị Châu đi về phía biển. Nhưng đi đến đâu thì thấy quân giặc theo đến đấy. Thần Kim Quy hiện lên nói rằng kẻ thù ở ngay bên cạnh. An Dương Vương bèn rút kiếm ra chém chết Mị Châu rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Trọng Thủy nghe tin vì quá hối hận mà nhảy xuống giếng tự vẫn. Ngày nay, giếng ấy được gọi là giếng Trọng Thủy. Tục truyền lại Mị Châu khi chết, máu chảy xuống biển, trai ăn được mới có ngọc châu. Đem ngọc về rửa nước giếng thì thấy sáng lạ lùng.

Xem thêm Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

4. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “không dám đối chiến, bèn xin hòa”: An Dương Vương được thần giúp đỡ xây thành, chế nỏ.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Dẫn vua xuống biển”: Bi kịch nước mần nhà tan.
  • Phần 3. Còn lại: Tương truyền về Mị Châu và Trọng Thủy.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. An Dương Vương được thần giúp đỡ xây thành, chế nỏ

– Vua An Dương Vương xây thành gặp nhiều khó khăn: “hễ đắp tới đâu là lại lở tới đấy”.

– Vua cho lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Sau đó, đón tiếp cụ già từ phương Đông tới và ra tận của đông chờ đợi đón Rùa Vàng. Điều đó thể hiện An Dương Vương là người quyết tâm, kiên trì, không ngại khó khăn và biết suy nghĩ cho vận mệnh của đất nước.

– An Dương Vương cho xây thành “rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành, còn gọi là Quỷ Long Thành: Tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương.

– Khi Rùa Vàng từ biệt trở về, An Dương Vương lo lắng hỏi: “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”: ý thức về trách nhiệm của người đứng đầu và tinh thần cảnh giác cao độ bảo vệ đất nước.

– Lấy vuốt rùa làm lẫy, nhờ Cao Lỗ chế nỏ đánh thắng mọi kẻ thù, giặc xâm lược.

=> An Dương Vương là một vị vua anh minh, sáng suốt, lo xa và biết suy nghĩ cho nhân dân, đất nước.

2. Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy

a. Bi kịch nước mất nhà tan

– Quá trình xảy ra bi kịch:

  • Ban đầu, An Dương Vương là người có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Nhờ có sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã xây thành, chế nỏ, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
  • Sau đó, ngủ quên trong chiến thắng, An Dương Vương đã mắc phải một loạt sai lầm.
  • Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà mà không mảy may nghi ngờ.
  • Chấp nhận gả con gái cho giặc, để Trọng Thủy ở rể, vô tình tạo cơ hội để giặc ươm mầm tai họa.
  • Để con gái tự ý dẫn con trai kẻ thù thăm thú thành, lộ báu vật quốc gia.
  • Cậy vào thành cao, hào sâu, không xây dựng lực lượng, đến khi địch tấn công vẫn ung dung đánh cờ.

– Nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước:

  • Lơ là, mất cảnh giác, không đề phòng trước những âm mưu gian hiểm của địch.
  • Chủ quan có thành trì kiên cố, nỏ thần chiến thắng mọi kẻ thù nên không không dựng lực lượng.
  • Không nắm được hết nội bộ của mình, không hiểu hết tính cách con gái, nhẹ dạ cả tin.

– Bài học về bi kịch mất nước:

  • Nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.
  • Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình, quốc gia, dân tộc.
  • Luôn củng cố sức mạnh quân sự, không ỷ thế vào tiềm lực sẵn có mà chủ quan, lơ là.

b. Bi kịch tình yêu của Mị Châu Trọng Thủy

– Mị Châu:

  • Mị Châu vốn là một nàng công chúa hồn nhiên, trong sáng, hết mình vì tình yêu đến mức mù quáng.
  • Không đề phòng Trọng Thủy, nàng đã hồn nhiên tiết lộ những bí mật quốc gia, để kẻ thù đánh cắp nỏ thần, rắc lông ngỗng dẫn đường cho giặc đuổi theo.
  • Cuối cùng, phát hiện bị lừa dối, phản bội nàng đau đớn, xót xa ân hận vô cùng.

– Trọng Thủy:

  • Trọng Thủy cũng yêu Mị Châu nhưng lại nuôi tham vọng lớn là vừa có được nước Âu Lạc, vừa có được hạnh phúc bên người đẹp.
  • Trọng Thủy phải gánh trọng trách chữ hiếu, chữ trung với phụ vương, với quốc gia, nên đã lựa chọn hi sinh chữ tình.
  • Cuối cùng trước cái chết của Mị Châu đã vô cùng đau đớn, dằn vặt, ân hận.

=> Cả Trọng Thủy và Mị Châu đều là những con người chịu đau đớn trong mối tình này.

– Nguyên nhân dẫn đến bi kịch:

  • Do lơ là, mất cảnh giác chủ quan, khinh địch của An Dương Vương.
  • Bởi sự mù quáng, nhẹ dạ cả tin của Mị Châu.
  • Do tham vọng to lớn đến thâm hiểm của cha con Triệu Đà.

– Bài học, ý nghĩa rút ra sau bi kịch:

  • Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
  • Không yêu một cách mù quáng.
  • Tình yêu không thể đi liền với chiến tranh, những toan tính.

3. Tương truyền về Mị Châu và Trọng Thủy.

– Khi Mị Châu chết, Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, ôm xác vợ khóc lóc, khi đi tắm tưởng như bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết: Đây chính là sự hối hận muộn màng của Trọng Thủy, đồng thời cho thấy Trọng Thủy cũng là một nạn nhân của cha mình.

– Chi tiết ngọc trai – giếng nước cuối truyện không chỉ mang ý nghĩa minh oan cho Mị Châu mà còn thể hiện mối tình thủy chung, gắn bó của Mị Châu – Trọng Thủy ở một kiếp khác.

=> Thể hiện thái độ bao dung, đồng cảm của nhân dân dành cho Mị Châu, Trọng Thủy.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Đồng thời, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân và cộng đồng.
  • Nghệ thuật: các chi tiết tưởng tượng kì ảo độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật…
READ  Toán lớp 4: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó trang 47

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Dựa theo cốt truyện và hãy tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết anh chị hãy phân tích:

a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua.

b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện thế nào?

c. Sáng tạo chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu, … nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?

Gợi ý:

a.

– An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì ông là một vị vua có ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng đất nước, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

– Dân gian muốn thể hiện cách đánh giá: Ca ngợi công lao của An Dương Vương, bày tỏ lòng biết ơn đối với vua trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

b. Sự mất cảnh giác của vua được biểu hiện qua việc nhận lời cầu hôn của Triệu Đà, cho Trọng Thủy ở rể và khinh địch khi quân của Triệu Đà đến xâm lược lần thứ hai.

c. Nhân dân muốn gửi gắm lòng kính trọng với An Diêm Vương, cũng như phê phán sự mất cảnh giác của Mị Châu, và lời giải thích xoa nhẹ nỗi đau mất nước.

Câu 2. Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:

– Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.

– Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí.

Ý kiến riêng của anh (chị) thế nào?

– Ý kiến thứ nhất: Ý kiến này cho thấy lỗi lầm của Mị Châu là rất lớn. Thân là công chúa của một nước, nhưng lại vì tình riêng mà bỏ qua trách nhiệm với quốc gia, không quan tâm tới vận mệnh đất nước.

– Ý kiến thứ hai: Cách đánh giá này xuất phát từ những luân lí trong xã hội chế độ phong kiến với người phụ nữ: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, khi lấy chồng phải nghe theo chồng.

=> Cả hai ý kiến đều chưa thỏa đáng. Bởi vì Mị Châu là tuy có tội, nhưng nàng cũng là nạn nhân. Một người phụ nữ nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ để rồi tin tưởng chồng mù quáng. Đối với quốc gia, nàng có tội lớn, không thể tha thứ được. Nhưng chi tiết lời nguyền của nàng trước khi chết cũng đã phần nào minh chứng cho tấm lòng của nàng không cố ý dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.

Câu 3. Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau.

– Người xưa muốn bày tỏ sự bao dung, đồng cảm đối với Mị Châu.

– Bài học gửi gắm: Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, không yêu một cách mù quáng. Tình yêu không thể đi liền với chiến tranh, những toan tính.

Câu 4. Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết cho Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”?

* Lý giải chi tiết:

– Ngọc trai – sự hóa thân của Mị Nương:

  • Trước khi bị cha chém đầu nàng đã khấn: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”.
  • Sau khi nàng chết máu chảy xuống biển, trai sò ăn được đều biến thành hạt châu.

– Giếng nước – tấm gương phản chiếu những lỗi lầm của Trọng Thủy:

  • Sau khi Mị Châu chết, Trọng Thủy vô cùng thương xót, khi đi tắm nhìn xuống giếng tưởng thấy bóng dáng Mị Châu nên đã lao đầu xuống giếng mà chết.
  • Người đời sau mò ngọc trai ở biển Đông lấy nước giếng này rửa thì càng sáng.

* Ý nghĩa chi tiết:

– Giải oan cho Mị Châu:

  • Mị Châu không chủ ý trở thành kẻ phản nghịch, chỉ vì quá nhẹ dạ cả tin, hành động cảm tính nên bị lừa gạt.
  • Nhân dân hiểu được điều đó nên đã giải oan cho nàng.
  • Lời khấn của nàng ứng nghiệm đã chứng tỏ cho tấm lòng trong sạch của nàng.

– Hóa giải hận thù trong lòng Mị Châu: Ngọc được rửa trong nước giếng sẽ càng sáng, là sự tha thứ của Mị Châu với Trọng Thủy.

– Sự thức tỉnh của Trọng Thủy:

  • Trọng Thủy làm rể nước Âu Lạc ban đầu với tham vọng vừa có được nước Âu Lạc, vừa có được tình yêu, hạnh phúc với Mị Châu.
  • Cái chết của Mị Châu khiến chàng nhận ra hạnh phúc tình yêu không thể tồn tại cùng chiến tranh.
  • Trọng Thủy day dứt, ân hận và trả giá.

Câu 5. Từ những điều đã phân tích, anh (chị) hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện và cốt lõi lịch sử đó được dân gian thần kì hóa như thế nào?

– “Cốt lõi lịch sử” của truyện: Sự kiện An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.

– Cốt lõi ấy đã được dân gian làm cho sinh động bằng việc thêm vào nhiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ ngọc trai – giếng nước”….

II. Luyện tập

Câu 1. Có hai cách đánh giá như sau:

a. Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.

b. Giữa Trọng Thủy và Mị Châu có tình yêu chung thủy và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó.

Anh chị hãy trình bày ý kiến riêng của mình.

Gợi ý:

– Cả 2 ý kiến đều thể hiện cách đánh giá còn phiến diện.

– Nguyên nhân: Với nhân dân ta, Trọng Thủy là một kẻ gián điệp, người gây ra cảnh nước mất nhà tan. Với Mị Châu thì lại là một kẻ si tình. Nhưng tình yêu đó lại không đủ lớn để Trọng Thủy rũ bỏ đi trách nhiệm với gia đình, đất nước của hắn.

Câu 2. An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái duy nhất của mình nhưng lại được dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên truyền thống đạo lí gì của nhân dân ta?

Cách xử lý này nói lên truyền thống nhân đạo: Sự bao dung đối với những đứa con của dân tộc đã trót có thời lầm lỡ gây tai họa cho đất nước, nhưng về sau đã biết hối hận và phải chịu hình phạt xứng đáng.

Câu 3. Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu – Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy?

– Tâm sự (Tố Hữu):

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…

– Mị Châu, Trọng Thủy (Tản Đà):

Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương
Vuốt rùa chàng đổi máy
Lông ngỗng thiếp đưa đường
Thề nguyền phu phụ
Lòng nhi nữ
Việc quân vương
Duyên nọ tình kia dở dở dang!
Nệm gấm vó câu
Trăm năm giọt lệ
Ngọc trai nước giếng
Nghìn thu khói nhang.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply