Soạn bài Tỏ lòng – Học Điện Tử

Or you want a quick look: Soạn bài Tỏ lòng chi tiết

Hôm nay, Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Tỏ lòng, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.

Dưới đây là nội dung chi tiết của tài liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.

Soạn bài Tỏ lòng chi tiết

I. Tác giả

– Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

– Ông là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ đội quân hữu vệ. Ông có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.

– Tuy Phạm Ngũ Lão là một tướng võ nhưng lại thích đọc sách, ngâm thơ và được người đời ca ngợi là văn võ toàn tài.

– Tác phẩm còn lại: Tỏ lòng (Thuật hoài), Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ được sáng tác sau chiến thắng quân Nguyên – Mông của quân đội nhà Trần.

– Đây là bài thơ thuộc loại thơ “nói chí tỏ lòng”. Qua bài thơ tác giả muốn bày tỏ nỗi lòng cũng như chí hướng của bản thân.

2. Thể thơ

  • Thất ngôn tứ tuyệt
  • Hình ảnh giàu sức khái quát.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Hai câu đầu: Hình ảnh của quân đội nhà Trần trong trận chiến.
  • Phần 2. Hai câu sau: Bày tỏ nỗi lòng và chí hướng của nhà thơ.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần

a. Vẻ đẹp người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên

– Tư thế “hoành sóc”: cầm ngang ngọn giáo

  • Ngọn giáo: Là vũ khí chiến đấu của quân đội thời trước
  • Tay cầm ngang ngọn giáo: thể hiện sự chủ động, tự tin
  • So sánh mở rộng với bản dịch thơ của Trần Trọng Kim: là “múa giáo”: mang tính hình ảnh, hoa mĩ, phù hợp với vần nhịp nhưng chỉ thể hiện được hành động phô trương, biểu diễn bên ngoài, không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong.

=> Tư thế chủ động, tự tin cũng như đầy kiên cường, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.

– Tầm vóc của người anh hùng thể hiện qua không gian, thời gian:

  • Không gian: “Giang sơn” – đất nước, rộng lớn. Nam nhi thuở trước thường nói chí tỏ lòng qua không gian vũ trụ rộng lớn.
  • Thời gian: “kháp kỉ thu”: Con số ước lệ tượng trưng cho thời gian dài, vô tận.

=> Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.

b. Vẻ đẹp của quân đội nhà Trần

– Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.

=> Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, vững vàng của quân đội nhà Trần.

– Khí thế đội quân:

  • “Tam quân” so sánh với “tì hổ”: Hổ báo là chúa tể rừng xanh, so sánh nhằm nhấn mạnh tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù.
  • Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu: Khí thế ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu hoặc khí thế hào hùng ngút trời làm mờ sao Ngưu

=> Cho thấy khí thế dũng mãnh, hào dùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.

=> Qua hai câu thơ khiến ta thêm yêu và hiểu hơn về sức mạnh và tinh thần chiến đấu, ý chí chiến bại và phẩm chất anh hùng của quân đội nhà Trần. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn xứng đáng với cha ông.

2. Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tư của nhà thơ

a. Món nợ công danh của đáng nam nhi

– Chí nam nhi: Làm trai phải có ý chí nam nhi, xông pha, gánh vác.

– Nợ công danh: Xuất phát từ tư tưởng Nho giáo, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Có hai hình thức là lập công và lập danh.

=> Trân trọng sự ý thức, trách nhiệm về việc hoàn trả món nợ công danh của tác giả.

READ  Crush có nghĩa là gì? Crush là gì trong tình yêu? Crush là gì trên Facebook?

b. Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão

– “Thẹn”: xấu hổ, ngại ngùng khi không bằng người khác.

– “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về Vũ Hầu – một con người tài năng, mưu lược và hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.

– Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.

=> Tâm trạng hổ thẹn của nhà thơ khi chưa thể trả món nợ công danh với đời. Đó là tấm lòng thiết tha muốn cống hiến cho đất nước.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thể hào hùng của thời đại.
  • Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn Đường luật, hình ảnh giàu sức khái quát…

Soạn bài Tỏ lòng ngắn gọn

Câu 1. Chỉ ra điểm khác nhau giữa hai câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người mang tư thế, vóc dáng thế nào?

Trong câu thơ dịch, từ múa giáo chưa thể hiện được hết ý nghĩa của từ “hoành sóc”:

  • “Hoành sóc” nghĩa là cầm ngang ngọn giáo: vừa gợi động tác cầm giáo chắc chắn, dứt khoát trấn giữ đất nước; vừa gợi sự kì vĩ khi độ dài cây trường giáo như đo bằng chiều ngang non sông.
  • “Múa giáo”: thiên về biểu diễn nghệ thuật nhiều hơn, gợi sự uyển chuyển linh hoạt.

=> Trong câu thơ, tác giả muốn diễn tả tư thế “cầm ngang ngọn giáo” – luôn sẵn sàng chiến đấu, so với phần dịch “múa giáo” thì hình ảnh đó mạnh mẽ, hào hùng hơn nhiều.

Câu 2. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về sức mạnh quân đội nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”?

– Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.

=> Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, vững vàng của quân đội nhà Trần.

– Khí thế đội quân:

  • “Tam quân” so sánh với “tì hổ”: Hổ báo là chúa tể rừng xanh, so sánh nhằm nhấn mạnh tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù.
  • Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu: Khí thế ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu hoặc khí thế hào hùng ngút trời làm mờ sao Ngưu

=> Cho thấy khí thế dũng mãnh, hào dùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.

Câu 3. Nợ công danh mà tác giả nói tới được hiểu theo nghĩa nào dưới đây:

– Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).

– Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.

– Cả hai nghĩa trên.

Gợi ý:

– Nợ công danh: Xuất phát từ tư tưởng Nho giáo, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Có hai hình thức là lập công và lập danh.

– Nhưng đặt trong hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, “nợ công danh” cũng chính là trăn trở của Phạm Ngũ Lão khi chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước

Câu 4. Phân tích ý nghĩa nỗi “thẹn” trong hai câu thơ cuối.

– “Thẹn”: xấu hổ, ngại ngùng khi không bằng người khác.

– “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về Vũ Hầu – một con người tài năng, mưu lược và hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.

– Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.

=> Tâm trạng hổ thẹn của nhà thơ khi chưa thể trả món nợ công danh với đời. Đó là tấm lòng thiết tha muốn cống hiến cho đất nước.

Câu 5. Qua bài thơ Tỏ lòng anh(chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai.

– Hình ảnh con người được đặt ngang tầm vóc của vũ trụ, mang vẻ lẫm liệt, hào hùng. Họ là những con người sống hết kích thước cuộc sống, luôn hết mình vì dân, vì nước.

READ  Đăng ký 3G Viettel gói Mimax tốc độ cao

– Thế hệ trẻ hôm nay cần tích cực học hỏi ông cha ta ngày trước: rèn luyện, học tập để góp phần xây dựng đất nước vững mạnh, phồn thịnh.

Hôm nay, Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Tỏ lòng, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.

Dưới đây là nội dung chi tiết của tài liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.

Soạn bài Tỏ lòng chi tiết

I. Tác giả

– Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

– Ông là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ đội quân hữu vệ. Ông có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.

– Tuy Phạm Ngũ Lão là một tướng võ nhưng lại thích đọc sách, ngâm thơ và được người đời ca ngợi là văn võ toàn tài.

– Tác phẩm còn lại: Tỏ lòng (Thuật hoài), Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ được sáng tác sau chiến thắng quân Nguyên – Mông của quân đội nhà Trần.

– Đây là bài thơ thuộc loại thơ “nói chí tỏ lòng”. Qua bài thơ tác giả muốn bày tỏ nỗi lòng cũng như chí hướng của bản thân.

2. Thể thơ

  • Thất ngôn tứ tuyệt
  • Hình ảnh giàu sức khái quát.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Hai câu đầu: Hình ảnh của quân đội nhà Trần trong trận chiến.
  • Phần 2. Hai câu sau: Bày tỏ nỗi lòng và chí hướng của nhà thơ.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần

a. Vẻ đẹp người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên

– Tư thế “hoành sóc”: cầm ngang ngọn giáo

  • Ngọn giáo: Là vũ khí chiến đấu của quân đội thời trước
  • Tay cầm ngang ngọn giáo: thể hiện sự chủ động, tự tin
  • So sánh mở rộng với bản dịch thơ của Trần Trọng Kim: là “múa giáo”: mang tính hình ảnh, hoa mĩ, phù hợp với vần nhịp nhưng chỉ thể hiện được hành động phô trương, biểu diễn bên ngoài, không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong.

=> Tư thế chủ động, tự tin cũng như đầy kiên cường, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.

– Tầm vóc của người anh hùng thể hiện qua không gian, thời gian:

  • Không gian: “Giang sơn” – đất nước, rộng lớn. Nam nhi thuở trước thường nói chí tỏ lòng qua không gian vũ trụ rộng lớn.
  • Thời gian: “kháp kỉ thu”: Con số ước lệ tượng trưng cho thời gian dài, vô tận.

=> Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.

b. Vẻ đẹp của quân đội nhà Trần

– Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.

=> Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, vững vàng của quân đội nhà Trần.

– Khí thế đội quân:

  • “Tam quân” so sánh với “tì hổ”: Hổ báo là chúa tể rừng xanh, so sánh nhằm nhấn mạnh tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù.
  • Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu: Khí thế ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu hoặc khí thế hào hùng ngút trời làm mờ sao Ngưu

=> Cho thấy khí thế dũng mãnh, hào dùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.

=> Qua hai câu thơ khiến ta thêm yêu và hiểu hơn về sức mạnh và tinh thần chiến đấu, ý chí chiến bại và phẩm chất anh hùng của quân đội nhà Trần. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn xứng đáng với cha ông.

2. Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tư của nhà thơ

a. Món nợ công danh của đáng nam nhi

– Chí nam nhi: Làm trai phải có ý chí nam nhi, xông pha, gánh vác.

– Nợ công danh: Xuất phát từ tư tưởng Nho giáo, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Có hai hình thức là lập công và lập danh.

=> Trân trọng sự ý thức, trách nhiệm về việc hoàn trả món nợ công danh của tác giả.

b. Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão

– “Thẹn”: xấu hổ, ngại ngùng khi không bằng người khác.

– “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về Vũ Hầu – một con người tài năng, mưu lược và hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.

READ  Code Đấu trường ma thuật VN: Cách nhập giftcode Gosu Play

– Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.

=> Tâm trạng hổ thẹn của nhà thơ khi chưa thể trả món nợ công danh với đời. Đó là tấm lòng thiết tha muốn cống hiến cho đất nước.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thể hào hùng của thời đại.
  • Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn Đường luật, hình ảnh giàu sức khái quát…

Soạn bài Tỏ lòng ngắn gọn

Câu 1. Chỉ ra điểm khác nhau giữa hai câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người mang tư thế, vóc dáng thế nào?

Trong câu thơ dịch, từ múa giáo chưa thể hiện được hết ý nghĩa của từ “hoành sóc”:

  • “Hoành sóc” nghĩa là cầm ngang ngọn giáo: vừa gợi động tác cầm giáo chắc chắn, dứt khoát trấn giữ đất nước; vừa gợi sự kì vĩ khi độ dài cây trường giáo như đo bằng chiều ngang non sông.
  • “Múa giáo”: thiên về biểu diễn nghệ thuật nhiều hơn, gợi sự uyển chuyển linh hoạt.

=> Trong câu thơ, tác giả muốn diễn tả tư thế “cầm ngang ngọn giáo” – luôn sẵn sàng chiến đấu, so với phần dịch “múa giáo” thì hình ảnh đó mạnh mẽ, hào hùng hơn nhiều.

Câu 2. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về sức mạnh quân đội nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”?

– Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.

=> Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, vững vàng của quân đội nhà Trần.

– Khí thế đội quân:

  • “Tam quân” so sánh với “tì hổ”: Hổ báo là chúa tể rừng xanh, so sánh nhằm nhấn mạnh tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù.
  • Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu: Khí thế ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu hoặc khí thế hào hùng ngút trời làm mờ sao Ngưu

=> Cho thấy khí thế dũng mãnh, hào dùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.

Câu 3. Nợ công danh mà tác giả nói tới được hiểu theo nghĩa nào dưới đây:

– Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).

– Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.

– Cả hai nghĩa trên.

Gợi ý:

– Nợ công danh: Xuất phát từ tư tưởng Nho giáo, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Có hai hình thức là lập công và lập danh.

– Nhưng đặt trong hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, “nợ công danh” cũng chính là trăn trở của Phạm Ngũ Lão khi chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước

Câu 4. Phân tích ý nghĩa nỗi “thẹn” trong hai câu thơ cuối.

– “Thẹn”: xấu hổ, ngại ngùng khi không bằng người khác.

– “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về Vũ Hầu – một con người tài năng, mưu lược và hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.

– Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.

=> Tâm trạng hổ thẹn của nhà thơ khi chưa thể trả món nợ công danh với đời. Đó là tấm lòng thiết tha muốn cống hiến cho đất nước.

Câu 5. Qua bài thơ Tỏ lòng anh(chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai.

– Hình ảnh con người được đặt ngang tầm vóc của vũ trụ, mang vẻ lẫm liệt, hào hùng. Họ là những con người sống hết kích thước cuộc sống, luôn hết mình vì dân, vì nước.

– Thế hệ trẻ hôm nay cần tích cực học hỏi ông cha ta ngày trước: rèn luyện, học tập để góp phần xây dựng đất nước vững mạnh, phồn thịnh.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply