Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Or you want a quick look: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh, vô cùng hữu ích.

Mời các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được giới thiệu ngay sau đây.

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Câu 1. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi ở dưới:

a. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận: phân tích và so sánh.

b. Phân tích mục đích, tác dụng:

– Thao tác phân tích:

  • Làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu, tự đại (Vì mình hay, còn nhiều người khác giỏi hơn mình).
  • Cho thấy tự kiêu tự đại nghĩa là thoái bộ (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước được… nó hẹp nhỏ).

– Thao tác so sánh: Người tự kiêu tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn. Từ đó giúp người đọc hình dung rõ, sinh động hơn tác hại của thói tự kiêu tự đại

c. Kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một văn bản: Giúp cho vấn đề được lập luận trong văn bản trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

Câu 2. Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bản về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn).

Gợi ý:

a.

– Chủ đề của bài văn: Vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn).

– Những luận điểm cụ thể:

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
  • Vẻ đẹp của bài thơ (bài văn): nội dung và nghệ thuật.
  • Đánh giá chung về tác phẩm.

– Đoạn văn sẽ làm sáng tỏ luận điểm: Vẻ đẹp của bài thơ (bài văn) về nội dung. Luận điểm trên nằm ở phần thân bài của dàn ý.

b.

  • Những luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm: vẻ đẹp về nội dung, so sánh với một bài thơ khác.
  • Cần vận dụng thao tác chính: phân tích để làm sáng tỏ luận cứ.
  • Việc sử dụng các thao tác lập luận cần có sự thống nhất về vấn đề đang lập luận.

Câu 3.

a. Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng.

Vẻ đẹp nội dung của bài thơ “Bánh trôi nước” là qua hình ảnh chiếc bánh trôi, nhà thơ đã khắc họa nên nét đẹp của người phụ nữ. Ngoại hình của người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Trong ca dao từng nói về số phận của người phụ nữ:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Còn Hồ Xuân Hương lại viết “Bảy nổi ba chìm với nước non” để gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ tiếp theo “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” càng tô đậm thêm số phận phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý, tấm lòng thủy chung son sắc: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Đó là phẩm chất đẹp đẽ, quý giá của người phụ nữ mà nhà thơ muốn khẳng định.

READ  Hình ảnh hoạt hình dễ thương về tình yêu | Vuidulich.vn

b. Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.

Chăm chỉ là một đức tính cần có ở mỗi học sinh. Những người có tài năng nếu không chăm chỉ nỗ lực chưa chắc đã đạt được những thành công trong cuộc sống. Nhưng người chăm chỉ chắc chắn sẽ đạt được những điều mà họ mong muốn. Ví dụ như trong học tập, mỗi học sinh sinh viên đều mong muốn đạt được kết quả cao, tốt nghiệp với một tấm bằng đẹp. Nhưng để đạt được những điều đó thì bản thân phải chăm chỉ. Chăm chỉ học tập, trau dồi vốn kiến thức có trong sách. Tích cực rèn luyện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu chăm chỉ chúng ta cũng rèn luyện được đức tính kiên nhẫn. Thomas Edison, nhà sáng chế tài ba của nhân loại. Trước khi chế tạo thành công chiếc bóng đèn đầu tiên cho nhân loại, chẳng phải ông cũng đã thất bại đến mười nghìn lần. Nếu không nhờ sự cần cù, không chấp nhận thất bại, Edison đã không đem lại ánh sáng cho nhân loại như bây giờ. Không chỉ trên thế giới, ngay chính ở Việt Nam chúng ta có thể nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi ra đi tìm đường cứu nước, người chỉ có hai bàn tay trắng. Nhưng Người đã kiếm sống bằng cách làm đủ nghề. Người cũng tự mình học ngoại ngữ, biết được nhiều thứ tiếng như tiếng Pháp, tiếng Trung… Nhân cách Hồ Chí Minh không đến từ tài năng mà đến từ sự cần cù, chăm chỉ không ngại khó khăn gian khổ. Như vậy, mỗi học sinh hãy tích cực rèn luyện đức tính chăm chỉ để hoàn thiện bản thân.

c. Sưu tầm những đoạn văn hay, ở đó, tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.

“Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn về một hạng người. Với Kiều, Nguyễn Du đã nói đến cả toàn xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến […]. Chiêu hồn, con người trong cái chết. Chiêu hồn, con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loại một…”

(Theo Tuyển tập của Chế Lan Viên, Tập II, NXB văn học Hà Nội, 1990)

“Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa:

Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt,
Cơm áo không đùa với khách thơ

Không biết trong khi rên rỉ như thế Xuân Diệu có nghĩ đến Nguyễn Công Trứ, một người đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui.

Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta.

Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”

READ  Transistor mắc theo kiểu C chung | Vuidulich.vn

(Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh)

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh, vô cùng hữu ích.

Mời các bạn học sinh lớp 11 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được giới thiệu ngay sau đây.

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Câu 1. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi ở dưới:

a. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận: phân tích và so sánh.

b. Phân tích mục đích, tác dụng:

– Thao tác phân tích:

  • Làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu, tự đại (Vì mình hay, còn nhiều người khác giỏi hơn mình).
  • Cho thấy tự kiêu tự đại nghĩa là thoái bộ (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước được… nó hẹp nhỏ).

– Thao tác so sánh: Người tự kiêu tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn. Từ đó giúp người đọc hình dung rõ, sinh động hơn tác hại của thói tự kiêu tự đại

c. Kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một văn bản: Giúp cho vấn đề được lập luận trong văn bản trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

Câu 2. Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bản về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn).

Gợi ý:

a.

– Chủ đề của bài văn: Vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn).

– Những luận điểm cụ thể:

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
  • Vẻ đẹp của bài thơ (bài văn): nội dung và nghệ thuật.
  • Đánh giá chung về tác phẩm.

– Đoạn văn sẽ làm sáng tỏ luận điểm: Vẻ đẹp của bài thơ (bài văn) về nội dung. Luận điểm trên nằm ở phần thân bài của dàn ý.

b.

  • Những luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm: vẻ đẹp về nội dung, so sánh với một bài thơ khác.
  • Cần vận dụng thao tác chính: phân tích để làm sáng tỏ luận cứ.
  • Việc sử dụng các thao tác lập luận cần có sự thống nhất về vấn đề đang lập luận.

Câu 3.

a. Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng.

Vẻ đẹp nội dung của bài thơ “Bánh trôi nước” là qua hình ảnh chiếc bánh trôi, nhà thơ đã khắc họa nên nét đẹp của người phụ nữ. Ngoại hình của người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Trong ca dao từng nói về số phận của người phụ nữ:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Còn Hồ Xuân Hương lại viết “Bảy nổi ba chìm với nước non” để gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ tiếp theo “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” càng tô đậm thêm số phận phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý, tấm lòng thủy chung son sắc: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Đó là phẩm chất đẹp đẽ, quý giá của người phụ nữ mà nhà thơ muốn khẳng định.

b. Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.

READ  DTCL Mùa 5.5: Hướng dẫn Top 10 đội hình mạnh nhất Rank Cao Thủ theo meta 11.16 toàn thế giới

Chăm chỉ là một đức tính cần có ở mỗi học sinh. Những người có tài năng nếu không chăm chỉ nỗ lực chưa chắc đã đạt được những thành công trong cuộc sống. Nhưng người chăm chỉ chắc chắn sẽ đạt được những điều mà họ mong muốn. Ví dụ như trong học tập, mỗi học sinh sinh viên đều mong muốn đạt được kết quả cao, tốt nghiệp với một tấm bằng đẹp. Nhưng để đạt được những điều đó thì bản thân phải chăm chỉ. Chăm chỉ học tập, trau dồi vốn kiến thức có trong sách. Tích cực rèn luyện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu chăm chỉ chúng ta cũng rèn luyện được đức tính kiên nhẫn. Thomas Edison, nhà sáng chế tài ba của nhân loại. Trước khi chế tạo thành công chiếc bóng đèn đầu tiên cho nhân loại, chẳng phải ông cũng đã thất bại đến mười nghìn lần. Nếu không nhờ sự cần cù, không chấp nhận thất bại, Edison đã không đem lại ánh sáng cho nhân loại như bây giờ. Không chỉ trên thế giới, ngay chính ở Việt Nam chúng ta có thể nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi ra đi tìm đường cứu nước, người chỉ có hai bàn tay trắng. Nhưng Người đã kiếm sống bằng cách làm đủ nghề. Người cũng tự mình học ngoại ngữ, biết được nhiều thứ tiếng như tiếng Pháp, tiếng Trung… Nhân cách Hồ Chí Minh không đến từ tài năng mà đến từ sự cần cù, chăm chỉ không ngại khó khăn gian khổ. Như vậy, mỗi học sinh hãy tích cực rèn luyện đức tính chăm chỉ để hoàn thiện bản thân.

c. Sưu tầm những đoạn văn hay, ở đó, tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.

“Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn về một hạng người. Với Kiều, Nguyễn Du đã nói đến cả toàn xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến […]. Chiêu hồn, con người trong cái chết. Chiêu hồn, con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loại một…”

(Theo Tuyển tập của Chế Lan Viên, Tập II, NXB văn học Hà Nội, 1990)

“Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa:

Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt,
Cơm áo không đùa với khách thơ

Không biết trong khi rên rỉ như thế Xuân Diệu có nghĩ đến Nguyễn Công Trứ, một người đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui.

Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta.

Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”

(Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh)

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply