So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức

Or you want a quick look: 1.  Vi phạm pháp luật là gì?

So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức. 2 loại vi phạm này giống và khác nhau thế nào? Cùng Mobitool tìm hiểu nhé

1.  Vi phạm pháp luật là gì?


Chúng ta có thể định nghĩa vi phạm pháp luật như sau:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể (bao gồm người và pháp nhân thương mại) có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Trong đó:

  • Hành vi vi phạm pháp luật có thể được biểu hiện dưới dạng hành động (làm những điều pháp luật cấm) hoặc không hành động (không làm những việc pháp luật bắt buộc)
  • Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định khi thực hiện hành vi vi phạm
  • Lỗi của người vi phạm thể hiện ở thái độ của người đó đối với hành vi của mình: có nhận thức được, mong muốn hành vi đó xảy ra hay không. Lỗi của người vi phạm pháp luật có thể là lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý.

Ví dụ: A chưa đủ tuổi (13 tuổi), chưa có giấy phép lái xe nhưng lại điều khiển xe mô tô tham gia giao thông

2. Vi phạm đạo đức là gì?


Vi phạm đạo đức là những hành vi đi ngược lại, không tuân theo những quy chuẩn đạo đức xã hội, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, với văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay.

READ  Cảm biến tốc độ gió | Học Điện Tử

Ví dụ: Con cái ăn nói hỗn hào với cha mẹ hoặc người lớn tuổi

3. So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức


Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức có gì chung và khác nhau?

3.1 Điểm giống nhau của vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức

Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức đều:

  • Là hành vi đi ngược lại, làm trái, không tuân thủ những quy tắc xử sự chung
  • Là hành vi có lỗi

3.2 Điểm khác nhau giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức

Tiêu chíVi phạm đạo đứcVi phạm pháp luật
Chủ thể thực hiệnMọi chủ thể, không quy định về độ tuổi hay trách nhiệm pháp lýChủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, trong lĩnh vực hình sự còn quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh nhất định
Chế tài xử lýChịu sự điều chỉnh của lương tâm, bị mọi người lên án, không bị xử lý theo pháp luật nếu không vi phạm các quy định của pháp luật

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải chịu các hình phạt, biện pháp xử lý: Xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự…

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật

Cơ quan xử lýKhông cóCơ quan nhà nước có thẩm quyền
Khách thể xâm phậmXâm phạm đạo đức, thuần phong mỹ tụcXâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước, xâm phạm các mối quan hệ được nhà nước thừa nhận và bảo vệ
Phân loại
  • Vi phạm hình sự
  • Vi phạm hành chính
  • Vi phạm dân sự
  • Vi phạm kỷ luật

Hành vi vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm xói mòn lối sống của người dân, tạo nên những lối sống lệch chuẩn để lại nhiều hậu quả cho xã hội.

Chính vì vậy mọi người nên nâng cao tinh thần ý thức, sự hiểu biết pháp luật để không thực hiện những hành vi vi phạm

Mobitool vừa giúp bạn đọc So sánh vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Mobitool.

Các bài viết liên quan:

  • Viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào về truyền thống gia đình.
  • Lập kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình.
  • So sánh đạo đức và pháp luật

So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức. 2 loại vi phạm này giống và khác nhau thế nào? Cùng Mobitool tìm hiểu nhé

1.  Vi phạm pháp luật là gì?


Chúng ta có thể định nghĩa vi phạm pháp luật như sau:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể (bao gồm người và pháp nhân thương mại) có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Trong đó:

  • Hành vi vi phạm pháp luật có thể được biểu hiện dưới dạng hành động (làm những điều pháp luật cấm) hoặc không hành động (không làm những việc pháp luật bắt buộc)
  • Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định khi thực hiện hành vi vi phạm
  • Lỗi của người vi phạm thể hiện ở thái độ của người đó đối với hành vi của mình: có nhận thức được, mong muốn hành vi đó xảy ra hay không. Lỗi của người vi phạm pháp luật có thể là lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý.

Ví dụ: A chưa đủ tuổi (13 tuổi), chưa có giấy phép lái xe nhưng lại điều khiển xe mô tô tham gia giao thông

2. Vi phạm đạo đức là gì?


Vi phạm đạo đức là những hành vi đi ngược lại, không tuân theo những quy chuẩn đạo đức xã hội, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, với văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay.

Ví dụ: Con cái ăn nói hỗn hào với cha mẹ hoặc người lớn tuổi

3. So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức


Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức có gì chung và khác nhau?

3.1 Điểm giống nhau của vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức

Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức đều:

  • Là hành vi đi ngược lại, làm trái, không tuân thủ những quy tắc xử sự chung
  • Là hành vi có lỗi

3.2 Điểm khác nhau giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức

Tiêu chíVi phạm đạo đứcVi phạm pháp luật
Chủ thể thực hiệnMọi chủ thể, không quy định về độ tuổi hay trách nhiệm pháp lýChủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, trong lĩnh vực hình sự còn quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh nhất định
Chế tài xử lýChịu sự điều chỉnh của lương tâm, bị mọi người lên án, không bị xử lý theo pháp luật nếu không vi phạm các quy định của pháp luật

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải chịu các hình phạt, biện pháp xử lý: Xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự…

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật

Cơ quan xử lýKhông cóCơ quan nhà nước có thẩm quyền
Khách thể xâm phậmXâm phạm đạo đức, thuần phong mỹ tụcXâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước, xâm phạm các mối quan hệ được nhà nước thừa nhận và bảo vệ
Phân loại
  • Vi phạm hình sự
  • Vi phạm hành chính
  • Vi phạm dân sự
  • Vi phạm kỷ luật

Hành vi vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm xói mòn lối sống của người dân, tạo nên những lối sống lệch chuẩn để lại nhiều hậu quả cho xã hội.

Chính vì vậy mọi người nên nâng cao tinh thần ý thức, sự hiểu biết pháp luật để không thực hiện những hành vi vi phạm

Mobitool vừa giúp bạn đọc So sánh vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Mobitool.

Các bài viết liên quan:

  • Viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào về truyền thống gia đình.
  • Lập kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình.
  • So sánh đạo đức và pháp luật
See more articles in the category: TIN TỨC
READ  Cách bật tiết kiệm pin trên điện thoại OPPO F1 nhanh nhất

Leave a Reply