20 Plugin tốt nhất &quotPhải Có&quot trên website WordPress 2021 | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Top 20 plugin phải có trên WordPress

Có rất nhiều bạn có hỏi Diều Hâu rằng: “Đâu là plugin tốt nhất cho WordPress?”

Mặc dù tùy với mỗi website mỗi nhu cầu mà sẽ có những lựa chọn khác nhau.

Nhưng mình đã cố gắng tổng hợp các plugin, mà mọi website đều cần thiết.

Hãy cùng điểm qua các plugin đáng dùng nhất trên WordPress.

Trong các danh sách này mình cũng nói qua một số dịch vụ nên dùng cho website.

Plugin-hay-nhat-cho-WordPress

Top 20 plugin phải có trên WordPress

Dưới đây là 4 yếu tố theo mình mọi website nhất định phải có:

  1. Plugin bảo mật - sẽ giống như chiếc khiên, giúp bạn ngăn ngừa trước các nguy cơ bị hacker tấn công.
  2. Tăng tốc - chủ yếu là các cache plugin, hoặc nén ảnh giúp website chạy mượt hơn.
  3. Backup - giống như nút “reset” quay lại điểm nhớ gần nhất, phục hồi website nhanh chóng.
  4. SEO - giúp website thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm.

1. iThemes Security

ithemes-security-pro-plugin-bao-mat-tot-nhat

Bảo mật chính là yếu tố thường bị lãng quên và không để ý nhất.

Một trong những bước cơ bản là việc đổi đường dẫn đăng nhập hay đặt mật khẩu mạnh.

Nhưng thường không được người dùng thực hiện ( đặc biệt các bạn mới).

Hacker có thể tạo các cuộc tấn công bằng các dò mặt khẩu và đường dẫn mặc đinh ( một loại tấn công rất phổ biến).

Vì thế ithemes security sẽ giúp bạn thực hiện các bước bảo mật cơ bản này.

Đây là một trong những plugin bảo mật tốt nhất hiện nay.

Với bản ithemes security pro bạn còn cung cấp thêm nhiều tính năng khác (chặn ip, quét malware..)

2. Yoast SEO - SEO Plugin tốt nhất

Yoast-SEO-plugin-seo-tot-nhat (1) Yoast SEO luôn là một trong những SEO plugin tốt nhất từ trước đến nay.

Mặc dù hiện nay với việc nổi lên của Rank Math với rất nhiều tính năng hay ho.

Nhưng Yoast SEO vẫn rất đáng dùng cho ai thích sự đơn giản chỉ tập trung vào tính năng cơ bản.

Nó sẽ giúp việc tối ưu SEO đơn giản hơn, từ đó bạn có thể đạt thứ hạng cao hơn.

Bạn có thể dễ dàng tối ưu post, page, tiêu đề cũng như phần mô tả hiện trên Google Search.

Kết quả cao hơn đồng nghĩa với bạn có nhiều traffic hơn (Organic Traffic).

Ngoài ra với phiên bản Yoast SEO Premium, bạn sẽ được sử dụng các chức năng cao cấp của plugin này.

3. WP Rocket - Plugin tăng tốc hiệu quả đơn giản dễ dùng

wp-rocket-plugin-tang-toc

Nhắc tới tốc độ chắc chắn chúng ta sẽ cần một website NHANH.

Có nghĩa là đủ nhanh để người dùng có một trải nghiệm mượt mà nhất.

READ  sàn gỗ tự nhiên nào tốt nhất | Vuidulich.vn

Ngoài ra thì tốc độ cũng là một trong những yếu tố xếp hạng chính trên GG.

Sau thời gian dài sử dụng, mình đánh giá WP Rocket là cache plugin dễ dùng và ổn định nhất hiện nay.

Nó giúp bạn giảm tải trên server, với chức năng preload người truy cập sẽ cảm thấy website bạn load nhanh hơn bao giờ hết.

4. UpdraftPlus

UpdraftPlus-Backup-plugin-tot-nhat

Chúng ta cần đề phòng trước mọi vẫn đề có thể xảy ra, đặc biết trên các site quan trọng.

Và Backup chính là một trong những bước bạn cần phải làm hàng ngày.

Nó sẽ giúp bạn phục hồi website nhanh chóng nếu gặp vấn đề.

Bạn sẽ an tâm hơn khỏi vấn đề như bỗng dưng website bị mất hết dữ liệu, hacker tấn công.

Đơn giản là bạn chỉ cần phục hồi lại và website lại như ban đầu.

Hãy backup thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.

Có rất nhiều backup plugin nhưng mình thấy UpdraftPlus rất tốt và đáng dùng.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo iThemes BackupBuddy, cũng là một plugin rất tốt khác.

5. Gravity Forms

Gravity-forms-contact-plugin-tot-nhat

Việc tạo các form liên hệ trên website là việc rất phổ biến hầu như site nào cũng có.

Nếu nhiều bạn thắc mắc tại sao là Gravity Forms mà không phải Contact Forms 7.

Lý do mình chọn Gravity forms vì nó dễ dùng hơn với người mới (có hỗ trợ kéo thả).

Ngoài ra nó cũng có khá nhiều các add-on hỗ trợ ( thêm các tính năng khác)

Như tạo các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến, quizz, thậm chí còn cho phép người dùng thanh toán ngay trên form.

6. WooCommerce

woocommerce-ecommerce-platform

Nhắc đến bán hàng chắc chắn không thể thiếu được WooCommerce.

Một trong những nền tảng phổ biến nhất hiện nay trên WordPress.

Nó giúp biến website của bạn thành trang bán hàng trực tuyến hay thương mai điện tử.

Dễ dàng sử dụng và tùy biến, ngoài ra với hàng tá các WooCommerce Add-on kèm theo.

Bạn có thể dễ dàng thêm các chức năng cho website như: nút quick order, thêm các biến thể…

Rất rất nhiều ! Bạn có thể mua nó chúng với giá rất rẻ tại đây.

7. Shortpixel

Shortpixel-plugin-nen-anh-tot-nhat

Tiếp theo là đến plugin nén ảnh, hiện mình đã dùng qua khá nhiều thằng.

Và nhận thấy Shortpixel là một trong những plugin tốt nhất hiện nay về nén ảnh.

Về giá cả cũng rất rẻ và phải chăng 5$/tháng/7500 image (giá quá hạt rẻ).

Mình đã có một bài so sánh chi tiết 6 WordPress Plugin nén ảnh tốt nhất hiện nay

Hãy đọc nhé !

8. CloudFlare

cloudflare-cdn-tot-nhat

Làm thế nào để website bạn load nhanh hơn, CDN chính là một trong những giải pháp đó.

Hình ảnh hay dữ liệu tĩnh luôn tiêu tốn rất nhiều thời gian để tải.

Bạn có thể sử dụng CDN để phân phối các file tĩnh này một cách nhanh hơn.

CloudFlare là một trong những nhà cung cấp CDN rất nổi tiếng, nó ổn định và tích hợp tốt với WordPress.

Mặc dù đây không phải là plugin, nhưng là một dịch vụ rất đáng để sử dụng.

READ  Top 10 app học tiếng Nhật trên smartphone | TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ NEWSKY

Ngoài CDN, CloudFlare còn cung cấp rất nhiều dịch vụ khác như: tưởng lửa chống Ddos, Spam, SSL…

9. SSL

SSL-yeu-to-can-thiet-cho-website

SSL bây giờ là một trong những yếu tố bắt buộc phải có hiện nay.

Nếu website bạn không có SSL, chắn chắn sẽ bị GG đánh giấu là không an toàn.

Nhất là đối với các website thương mai điện tử, hay cho phép thanh toán online.

Thì việc có SSL là bắt buộc để bảo mật thông tin khách hàng.

Có khá nhiều nhà cung cấp SSL, bạn có thể thêm SSL Miễn Phí với Let’s Encrypt.

Hoặc mua hẳn SSL xịn sò, SSL cũng có rất nhiều loại nhé.

Tìm hiểu thêm tại » SSL là gì? Tại sao website của bạn lại cần nó?

plugin gallery ảnh

Mặc định WordPress có hỗ trợ tạo Gallery ảnh (bộ sưu tập ảnh), nhưng nó khá cơ bản và ít tính năng.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng theme các gallery plugin chuyên nghiệp như: Envira Gallery hoặc Modula Gallery

Envira Gallery cho phép tạo một thư viện rất linh hoạt và bắt mắt.

Bạn có thể tạo nhiều gallery và đặt ở nhiều vị trí khác nhau.

Mình đã có một bài So Sánh Gallery ảnh tốt nhất cho WordPress hãy tham khảo nhé.

11. bbPress

bbPress-Forum

bbPress cho phép xây dựng một cộng đồng trên website WordPress.

Hay nói cách khác là tạo forum trên WordPress, bạn sẽ một diễn dàn cho mọi người trao đổi và đặt câu hỏi.

Đây là một trong plugin membership tốt nhất cho WordPress, dễ dàng thêm tính năng membership vào website.

Bạn có thể tạo subscription và giới hạn nội dung với người dùng dựa vào chế độ subscription của từng người.

Plugin hoạt động tốt với các hình thức thanh toán khác nhau.

12. Monarch

Monarch là một trong những plugin tốt nhất để tạo các nút chia sẻ trên MXH.

Plugin có rất nhiều layout và tính năng như vị trí đặt icon, hiệu ứng, đếm lượt chia sẻ…

Plugin chạy rất mượt, nhanh và tương thích với hầu hết các mạng xã hội.

13. LearnDash

LearnDash là plugin WordPress LMS tốt nhất để tạo và bán khóa học trên WordPress.

Tính năng kéo thả giúp người dùng có thể xây dựng khóa học nhanh và dễ dàng.

Mình đã có một bài chi tiết về các plugin tạo khóa học trực tuyến tốt nhất hiện nay.

14. Quick and Easy FAQs

Khi vừa ra mắt sản phẩm hoặc website, bạn cần có mục FAQs để trả lời câu hỏi. Bạn có thể tạo một trang FAQ.

Nhưng thường thì FAQs sẽ phát triển dần theo thời gian. Việc thêm mục FAQ, bạn có thể giúp bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website rất hiệu quả.

15. Insert Heads and Footers

Trong quá trình vận hành website, sẽ có lúc bạn cần thêm mốt số đoạn code vào trang WordPress.

Ví dụ như để cài đặt Google Analytics hoặc Google Search Console chẳng hạn.

Nhưng với người mới đôi khi sẽ không biết phải làm cách nào.

Cho nên bạn có thể dễ dùng sử dụng plugin Insert heads and Footers này để thực hiện.

Mọi thứ rất đơn giản, bạn chỉ cần copy và paste và là được.

READ  bệnh viện chữa dạ dày tốt nhất | Vuidulich.vn

16. CSS Hero

đánh giá CSS Hero

Nếu như bạn muốn tùy chỉnh giao diện trên website, thì CSS chính là thứ bạn cần thành thạo.

Nhưng với một người mới thì thực sự rất khó để làm quen với các dòng code.

CSS Hero cho phép bạn chỉnh sửa CSS mà không cần viết một dòng code nào cả, rất tiện lợi phải không nào?

Ngoài ra nó cũng là một công cụ rất tuyệt vời đề bạn học CSS.

17. Elementor

Top theme tốt nhất cho Elementor Pro

Làm thế nào để tùy biến giao diện mà không biết code?

Cách đơn giản là dùng các page builder kéo thả để tùy chỉnh giao diện một cách dễ dàng.

Elementor là cái tên nổi bật hiện nay trong các page builder có trên thị trường.

Không những mạnh mẽ, đa dạng mà còn mang lại hiệu suất rất tốt.

Bạn có thể dễ dàng tùy biến cả header, footer… kể cả trang sản phẩm (woocommere)

Hơn nữa với kho template có sẵn, bạn có thể dễ dàng import và dùng ngay chỉ với 1 click

18. Google Apps for Work

Google Apps for Work là một suite ứng dụng như email, docs, spreadsheet tạo bởi Google. Gói plugin rất rẻ và dễ sử dụng. Quan trọng hơn, người dùng còn được sở hữu tên miền riêng cho email. Tôi đã Hướng dẫn tạo một địa chỉ email tên miền với G Suite và Gmail hãy đọc nó nhé.

19. Ahref

Ahref là một công cụ SEO rất đa năng và hiệu quả.

Theo mình kể cả bạn phải dân SEO cũng nên có thêm công cụ này.

Vì sao? Với công cụ này bạn có thể làm được rất nhiều thứ hay ho như:

  • Check thứ hạng từ khóa (mọi ngôn ngữ)
  • Kiếm tra từ khóa nào đang lên xuống.
  • Kiểm tra banklink về chưa
  • Kiếm tra các refer domain
  • Check các từ khóa đối thủ
  • So sánh gửi ý các từ khóa mình chưa có với đối thủ
  • Check search volume từ khóa, độ khó…
  • ….

Hãy tận dụng nó để nguyên cứu từ khóa, lên kế hoạch phát triển nội dụng. Sau đó theo dõi kết quả đạt được.

Nếu bạn vẫn đang tìm hiểu về SEO thì dưới đây là bài bạn cần đọc

» Hướng dẫn cơ bản về SEO trong WordPress cho người mới bắt đầu

20. Schema Pro

Schema giúp bạn thêm các cấu trúc dữ liệu khác nhau, để hiện thị thêm các thông tin hữu ích trên kết quả tìm kiếm.

Ngoài ra thì nó cũng rất tốt cho SEO, nhưng để thêm các dữ liệu cấu trúc này như nào?

Nếu bạn không biết code, tốt nhất mình khuyên bạn dùng Schema Pro.

Nó hỗ trợ rất nhiều loại cấu trúc, việc bạn làm chỉ là cài đặt nó sẽ tự động thêm schema cho bạn.

» Rich snippet là gì ? Cách thêm schema markup vào WordPress

Kết luận

Đây là những plugin hay công cụ theo cá nhân mình thấy cần thiết với đại đa số website.

Tất nhiên là còn rất nhiều trường hợp đặc biêt, cần những tính năng riêng.

Nếu bạn thấy plugin nào hay ho hãy comment ở dưới cho mình biết nhé.

See more articles in the category: MUA SẮM

Leave a Reply