Chắc hẳn bạn phải rất ngạc nhiên khi biết rằng Mỹ đã làm thất lạc ít nhất sáu quả bom nguyên tử hoặc vật liệu hạt nhân cấp vũ khí kể từ Chiến tranh Lạnh. Bạn đang xem: Mũi tên gãy là gì
Không chỉ vậy, Hoa Kỳ còn chịu trách nhiệm cho ít nhất 32 trường hợp tai nạn vũ khí hạt nhân đã được ghi chép lại, được gọi là “Broken Arrow” (Mũi tên gãy – một thuật ngữ nói về các tai nạn hạt nhân trong quân sự). Những rủi ro cấp nguyên tử này có thể dẫn đến việc vô tình các vụ tai nạn phóng hoặc kích nổ vũ khí hạt nhân, cũng như khả năng chúng có thể bị đánh cắp, và điều này rất nguy hiểm.
Ảnh: dailymail.co.uk/Hãy cùng chúng tôi điểm lại 6 vũ khí hạt nhân bị thất lạc này:
Ngày 13 tháng 2 năm 1950
Vũ khí đầu tiên bị mất vào năm 1950, chưa đầy năm năm sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên được kích hoạt. Trong một cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng chống lại Liên bang Xô viết, một máy bay ném bom B-36 của Mỹ trên đường từ Alaska đến Texas bắt đầu gặp phải sự cố động cơ. Việc hạ cánh xuống đường băng gần như là không thể nên phi hành đoàn đã phải thả quả bom hạt nhân Mark 4 được chở trên máy bay xuống biển Thái Bình Dương.
Quân đội cho rằng quả bom giả được đổ đầy urani và chất nổ TNT nhưng không có plutonium, vì vậy nó không có khả năng nổ hạt nhân. Tuy nhiên, lượng uranium này chưa bao giờ được thu hồi.
Ngày 10 tháng 3 năm 1956
Vào ngày 10 tháng 3, một chiếc Boeing B-47 Stratojet đã khởi hành từ Căn cứ Không quân MacDill Florida, thực hiện một chuyến bay thẳng đến Ma-rốc, mang theo hai thiết bị hạt nhân. Chiếc máy bay này được lên kế hoạch tiếp nhiên liệu trên Biển Địa Trung Hải, nhưng nó đã không liên lạc với bất kỳ ai. Sau đó người ta cũng không tìm thấy bất kỳ một tung tích nào về chiếc máy bay này cũng như vật liệu hạt nhân chứa trong nó.
Xem thêm: "Sự Tăng Trưởng Kinh Tế Nhờ Vào Tiếng Anh Là Gì, 75 Cấu Trúc Và Cụm Từ Thông
Ảnh: encrypted-tbn0.gstatic.comNgày 5 tháng 2 năm 1958
Ngay đầu ngày 5 tháng 2 năm 1958, một máy bay ném bom B-47 mang theo một quả bom hạt nhân Mark 15 nặng 3,4 tấn đã vô tình va chạm với một chiếc F-86 trong một nhiệm vụ chiến đấu mô phỏng. Chiếc máy bay ném bom sau đó đã cố gắng hạ cánh nhiều lần nhưng vô ích. Cuối cùng, họ đã quyết định thả quả bom vào cửa sông Savannah gần thành phố Savannah bang Georgia để có thể hạ cánh. May mắn cho họ, chiếc máy bay hạ cánh thành công và quả bom không nổ. Tuy nhiên, quả bom này vẫn bặt vô âm tín cho đến ngày nay.
Ngày 24 tháng 1 năm 1961
Vào ngày 24 tháng 1 năm 1961, cánh của một máy bay ném bom B-52 bị tách rời khỏi thân máy bay trong khi đang tiến hành một nhiệm vụ cảnh báo trên bầu trời Goldsboro, North Carolina. Chiếc máy bay này mang trong mình hai quả bom hạt nhân 24 megaton (tương đương 24 triệu tấn thuốc nổ TNT). Một trong số hai quả bom đã bật được chiếc dù khẩn cấp của nó, trong khi chiếc kia rơi xuống va chạm với mặt đất. Người ta tin rằng quả bom này rơi vào một vùng đất nông nghiệp quanh thị trấn và chưa phát nổ, nhưng nó chưa bao giờ được tìm thấy. Vào năm 2012, Bắc Carolina đặt một dấu hiệu gần nơi xảy ra tai nạn để kỷ niệm sự việc.
Vỏ bom nhôm Mark 4, tương tự với một số vũ khí hạt nhân bị mât tích. Ảnh: Chính phủ MỹNgày 5 tháng 12 năm 1965
Một chiếc máy bay Skyhawk A-4E được nạp một vũ khí hạt nhân đã rơi khỏi tàu sân bay USS Ticonderoga đóng tại Biển Philippine gần Nhật Bản. Máy bay, phi công và bom hạt nhân chưa bao giờ được tìm thấy.
Năm 1989, Mỹ cuối cùng đã thừa nhận quả bom vẫn còn nằm đâu đó trên đáy biển với khoảng cách 128 km (80 dặm) từ một hòn đảo nhỏ của Nhật Bản. Tất nhiên chính phủ Nhật Bản và các nhóm hoạt động vì môi trường đã khá tức giận về nó.
?, 1968
Vào một thời điểm nào đó trong mùa xuân năm 1968, quân đội Mỹ đã mất một số loại vũ khí hạt nhân. Lầu năm góc vẫn giữ bí mật về những thông tin này. Tuy nhiên, một số người đã suy đoán rằng vụ việc đề cập đến tàu ngầm hạt nhân Scorpion. Vào tháng 5 năm 1968, chiếc tàu ngầm đã bị mất tích cùng với phi hành đoàn hùng hậu của nó ở Đại Tây Dương sau khi được cử đi làm một loạt nhiệm vụ bí mật để theo dõi hải quân Liên Xô. Tuy nhiên, điều này vẫn chỉ là phỏng đoán.