Mặt Thật Của Tổng Biên Tập Nguyễn Công Khế Là Ai, Thằng Khốn Kiếp Nguyễn Công Khế !

Or you want a quick look: Nguyễn Công Khế

*

*
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 2)
*
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 3)
*
Biên bản tăng vốn điều lệ (trang 5)
Như vậy, Nguyễn Công Khế gần như đã hoàn tất giai đoạn chuyển sở hữu TNCorp từ Báo Thanh Niên thành tài sản cá nhân khi sở hữu tới 74,39% CP và biến TNCorp thành tập đoàn kinh tế “gia đình trị”, trong đó, gia đình Khế gồm vợ, 2 con ruột, 2 em ruột đều đóng vai trò nhất định.

Bạn đang xem: Nguyễn công khế là ai


Em gái lớn của Khế là cô Nguyễn Ngọc Ánh (sinh năm 1973) được giao “trấn ải” báo Một Thế Giới với chức danh thủ quỹ còn cô em gái út Nguyễn Tú Anh (sinh năm 1975) được cắm lại báo Thanh Niên để giúp Khế “nắm tình hình” sau khi rút lui vào hậu trường truyền thông.
Cô con gái lớn là Nguyễn Quế Trà Mi (sinh năm 1981) và cậu con trai Nguyễn Sơn Trà (sinh năm 1986) đã được Nguyễn Công Khế gửi gắm ra nước ngoài dưới hình thức “công tác” tại chi nhánh TNCorp, Hoa Kỳ (địa chỉ 3565 Seven Hill Road, Castro Valley, CA 94546), chi nhánh này do chồng của Trà Mi là Nguyễn Tú (quốc tịch Mỹ) đứng tên trưởng đại diện. Trên thực tế, đây là căn biệt thự của gia đình Khế tại Mỹ.
Hãy xem bản khai của Nguyễn Công Khế ngay trước thời điểm rút chân khỏi báo Thanh Niên để làm “kinh tế” (năm 2009):
*
Trích bản khai lý lịch Nguyễn Công Khế năm 2009
Theo bản lý lịch này, Nguyễn Công Khế đã khai báo về hoàn cảnh kinh tế gia đình vào thời điểm đó:
Về bất động sản: Gồm 01 căn nhà được nhà nước hóa giá tại số 365 An Dương Vương và mảnh đất 5.000m2 (đất nông nghiệp) tại Tăng Nhơn Phú, Quận 9 (mua 35 cây vàng) thuộc khu công nghiệp kỹ thuật cao.Thu nhập gồm lương và lao động ngoài giờ: 10 triệu/tháng. Thu nhập của vợ: 2-3 triệu/tháng.Tiền cho thuê mặt tiền nhà 365 An Dương Vương: 4 triệu/tháng.
Với khởi đầu như thế, dấu chấm hỏi to tướng đặt ra là “tiền ở đâu?” mà sau 07 năm, từ một viên chức Nhà nước mà Nguyễn Công Khế đã làm nên một sự nghiệp “vĩ đại” tại Việt Nam và cả một cơ ngơi vững chãi ở Mỹ, con cái đều định cư ở nước ngoài, quốc tịch Mỹ. Một gia đình như thế, có thể xem là viên mãn, đại thành công?! Chẳng vậy mà Nguyễn Công Khế từng tâm sự với Nguyễn Xuân Anh khi “hạt giống” này nhậm chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng “Bây giờ anh em mình có phải thiếu thốn gì ấy đâu mà phải tiêu cực, phải này nọ…”.
Theo danquyenvn.blogspot.com

Bài viết của Nguyễn Công Khế


Đi và buồn
Nguyễn Công Khế
Nhà báo Nguyễn Công Khế
Cha ông ta để lại tài nguyên của cải không phải là vô tận, nhưng những gì chúng ta có được, đủ nuôi sống dân tộc ta sung sướng và tạo nên cuộc sống an lành và đáng sống…

Mỗi lần đi Mỹ, tôi đều buồn. Có việc cần đi, thăm luôn con cái. Nhớ chúng nó. Anh Đình Bì, bạn của chúng tôi từng làm Trưởng ban Quốc tế báo Thanh Niên trước đây, vừa đưa linh cữu của thân mẫu anh từ Denver (Mỹ) trở về Quảng Trị để an táng. Người đi, người về đều buồn, mặc dù, với phương tiện bây giờ, nói hóm hỉnh như nhạc sĩ Phạm Duy khi về sống hẳn ở quê nhà rằng: “Sài Gòn bây giờ như ngoại ô của Cali”, nếu xét về thời gian bay. Ngủ một đêm tới Sài Gòn.

Thế nhưng những khoảng cách còn lại thì còn xa vời vợi! Tại sao và tại sao?

Mới hôm qua, tôi đọc Facebook của chị Hoài Anh, một doanh nhân Việt Nam tâm sự với con gái đang sống ở Úc. Chị so sánh môi trường sống của Úc với Việt Nam và tự hỏi vì sao con gái của chị lại phải sống ở Úc mà không phải là ở quê nhà? Tôi đọc nhiều comment trên đó, có nhiều người đồng ý và cả không đồng ý với chị về quan điểm này nọ, nhưng thoáng qua những gì chị viết, tôi cũng muốn chia sẻ và cảm thấy thật buồn cho đất nước Việt Nam mình.

READ  Minh Luân là ai? Tiểu sử của nam ca sĩ, diễn viên điển trai

Tôi không hiểu tại sao như vậy, với một đất nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, bờ biển dài và đẹp ở trên xứ sở nhiệt đới có một không hai, có dầu mỏ, kể cả kim loại hiếm như vonfram, nông hải sản, rừng và gỗ quý…

Cha ông ta để lại tài nguyên của cải không phải là vô tận, nhưng những gì chúng ta có được, đủ nuôi sống dân tộc ta sung sướng và tạo nên cuộc sống an lành và đáng sống. Con cháu chúng ta có thể ra nước ngoài học hành và đều mong muốn trở về xây dựng đất nước thịnh vượng, những người ra đi vì lý do chiến tranh và vì khó khăn kinh tế nhất thời, đều muốn quay về quê cha đất tổ để sống và chết ở đó.

Tôi nghĩ không người Việt Nam nào không nghĩ về điều ấy. Tôi nhớ câu nói của TS Nguyễn Văn Hảo, Phó thủ tướng của chế độ VNCH trước đây từng nói với tôi: Tôi ở nước ngoài cũng không có hạnh phúc và trong nước cũng thế, nhưng tôi vẫn chọn cái không hạnh phúc trong nước. Chỉ tiếc mấy đứa con tôi không chọn ở Việt Nam như tôi.

Tôi không nghĩ những người cầm quyền ở Việt Nam lại không có ước mơ này. Ông Võ Văn Kiệt từng nói đất nước là của chung của mọi người Việt Nam, và phải làm cho nó trở thành một nước giàu có. Không phải đất nước của riêng một đảng cầm quyền nào, dù anh ra đời trong bất cứ điều kiện đặc biệt nào.(!!)

Tôi nghĩ nhiều đến trường hợp Lý Quang Diệu của Singapore, Mahathir Mohammed của Malaysia và đặc biệt là Park Chung Hee của Hàn Quốc…

Với chiến lược “Trước là công nghiệp hoá, sau là dân chủ hoá”, Park Chung Hee cũng đã bị chỉ trích nặng nề bởi những người cùng thời lên án ông là một chính phủ độc tài, chuyên chế. Kỷ nguyên Park Chung Hee và sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc đến giờ này vẫn là bài học cho VN chúng ta. Phải lưu ý là trong điều kiện chính trị độc đoán và chuyên chế đó, chính phủ của ông đã tập trung sức mạnh vào công cuộc chống tham nhũng có hiệu quả, và chính phủ của ông gồm những nhân sự được chọn lựa từ những người tâm huyết, có trình độ và cùng nhìn về một hướng. Có quyết tâm đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia phát triển hiện đại và kiểm soát được quyền lực không để rơi vào tình trạng tham nhũng, đánh mất niềm tin nơi dân chúng vào giai đoạn phát triển thần kỳ cho Hàn Quốc.

Xem thêm: Lục Anh Sinh Năm Bao Nhiêu ? Lục Anh Là Ai, Sinh Năm Bao Nhiêu

Ta có điều kiện để làm như Hàn Quốc vào thời điểm đó hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Chỉ có điều là các nhà lãnh đạo của ta có thực sự tập hợp được những nhân sự đủ tâm, đủ tài để loại con ông cháu cha bất tài ngồi xổm lên các chiếc ghế quyền lực để vơ vét, chứ không phải vì phục vụ quốc gia, dân tộc?

Có dám vạch mặt bọn tham nhũng, dù ở bất cứ cương vị nào và việc đó là không có vùng cấm nào như các vị đã từng tuyên bố công khai hay không? Những vụ tham nhũng và thất thoát khủng như Vinashin, Vinalines, các vụ án thất thoát lớn từ hệ thống ngân hàng…, và nhiều vụ khác xảy ra trong quá khứ có được quyết tâm đưa ra trước pháp luật xử lý để thu hồi tiền lại cho dân không?

Có loại trừ một cách không khoan nhượng những con sâu chúa trong bộ máy hiện nay, nếu phát hiện ra những hành vi tham nhũng được hình thành từ những nhóm lợi ích có dây mơ, rễ má, dù cho nó xuất phát từ đâu và mạnh tới cỡ nào cũng không thể lọt lưới của nền pháp trị. Không ai có quyền đứng trên luật pháp.

Nếu có một quyết tâm cao độ như vậy, thì chúng ta sẽ làm được tất cả. Làm được như vậy, nhân dân sẽ công nhận lòng yêu nước của những người cầm quyền hiện nay là có thật, và tất nhiên đất nước sẽ mở ra một trang khác, đầy đặn lòng tin hơn. Không biết tôi có lạc quan “quá trớn” không?

California, 17.7.2017

Nguyễn Công Khế

Nguyễn Công Khế đã trung kiên với Cách mạng như thế nào khi bị địch bắt năm 1972?


*
Đôi lời: Đây là bài thứ 8 trong loạt bài liên quan đến vụ bê bối của ông Nguyễn Công Khế và Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên. Trang Ba Sàm quyết định đăng loạt bài này sau khi kiểm chứng một số thông tin có liên quan. Trong bài này có hai trang tài liệu quý hiếm thời VNCH mà chỉ có những nhân vật cao cấp trong nội bộ mới có được tài liệu này. Qua đó có thể thấy, các phe phái đang triệt hạ lẫn nhau dữ dội, sử dụng tất cả các thế võ, các ngón nghề, không từ bất kỳ thủ đoạn nào, kể cả chuyện mượn VNCH ra để triệt hạ nhau. Và nhờ vậy, người dân có thể biết được những vụ tham nhũng, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau giữa những người từng là “đồng chí”, “anh em” bên trong nội bộ của chế độ này.

___

READ  Những hạn chế của cách mạng tư sản Pháp – Lịch sử 8

Nguyễn Công Khế

CLB Nhà Báo Trẻ

Nhìn lại những nhân vật của phong trào sinh viên học sinh miền Nam trước giải phóng, dễ dàng nhận thấy những tấm gương như Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm,… Sau khi nước nhà thống nhất, họ vẫn âm thầm cống hiến và hết sức khiêm nhường khi nhắc lại quá khứ hào hùng của một thời tuổi trẻ. Những con người ấy được ví như những đốm than hồng làm ấm áp cuộc đời vốn đầy dẫy bất công, lạnh lùng vô cảm. Ngược lại, có những kẻ nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo, miệng trơn như bôi mỡ, dùng chiếc lưỡi không xương uốn cong sự thật, chà đạp lên đồng chí đồng đội, lừa gạt cả lãnh đạo cấp trên để tiến thân, thì dù hôm nay có ở tột đỉnh vinh quang, sở hữu khối tài sản trăm tỷ, nghìn tỷ,… nhưng ngày mai rồi sẽ ra sao khi sự thật lịch sử được phơi bày?

Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ xin đưa ra bằng chứng không thể chối cãi về cái gọi là “khí tiết kiên cường”, “dũng khí hiên ngang”, “dù bị địch bắt, tra tấn dã man nhưng vẫn một lòng trung kiên với Cách mạng, quyết không khuất phục, đầu hàng”,… của Nguyễn Công Khế, vốn là những lời thường trực trên môi và ghi trong hàng loạt báo cáo thành tích, giúp y có tiền đồ rộng mở dẫn đến sự vinh quang với khối tài sản khổng lồ trước khi “hạ cánh an toàn”.

*
Nguyễn Công Khế bằng tài năng miệng lưỡi, chà đạp lên đồng chí, đồng đội để đạt được cả danh lẫn lợi hôm nay
*
Luật sư Đỗ Pháp, nguyên Phó Chủ tịch Nội vụ của Tổng đoàn HS Đà Nẵng (1970-1975), người đã giới thiệu Nguyễn Công Khế vào tổ chứcNguyễn Công Khế:Thưa, vào khoảng tháng 8/1971, tôi được tên Đỗ Pháp học sinh cùng lớp giới thiệu tôi gia nhập Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng mục đích làm những công tác xã hội…. Gần đây lại phối hợp với sinh viên Huế cứu trợ đồng bào Trị Thiên tỵ nạn Cộng sản. Đoàn này do tên Lê Thị Ngọc Lan là trưởng khối xã hội Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng làm đoàn trưởng đoàn lạc quyên hướng dẫn”.Nguyễn Công Khế: Thưa, trong thời gian tôi gia nhập vào Tổng đoàn học sinh, qua các công tác cứu trợ, có tên Đặng Thanh Tịnh, chủ tịch Tổng đoàn Học sinhtên Đặng Thái có nói với tôi hiện tại Tổng đoàn cần có một số người nòng cốt để phát triển nhân lực hầu quấy rối chính quyền, khi có xảy ra việc bắt bớ sinh viên học sinh. Tôi cũng có tham dự ngày bãi khóa tại trường Phan Chi Trinh, mục đích chính tên Đặng Thanh Tịnh tuyên bố: Từ đây mỗi trường sẽ có một toán trưởng để kiểu kê, nắm vững nhân lực của mỗi trường và theo dõi hành động của mỗi người. Thêm vào đó tên Tịnh nói tiếp chính quyền đã bắt hầu hết sinh viên Huế, chúng ta cần phải hành động để bảo vệ cho chính Học sinh Đà Nẵng. Mục đích bãi khóa là đòi hỏi chính quyền thả tự do cho tất cả SVHS đã bị bắt”.Nguyễn Công Khế: Thưa, đến ngày 8.5.1972, tên Đặng Thái còn nói với tôi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đã biến thành lực lượng lấy tên Đoàn Nhân dân Cách mạng Đà Nẵng, nhằm mục đích hỗ trợ cho Cách mạng. Đến ngày 9.5.1972 tên Thái kêu gọi nên tham gia vào lực lượng này, tôi đồng ý. Qua 2 hôm sau tôi và tên Hoa đến nhà tên Thái. Tại đây tên Thái lấy ra câu khẩu hiệu “quyết tâm đem hết khả năng phục vụ cho Cách mạng” dán trên tường, liền khi đó tên Thái tuyên bố thay mặt cho Đoàn thâu nhận 3 anh vào đoàn viên Nhân dân Cách mạng gồm có tôi (Nguyễn Công Khế), Huỳnh Văn HoaLê Đức Hùng; tôi và hai anh này được kết nạp chính thức và tuyên thệ vào Đoàn Nhân dân Cách mạng tại nhà Đặng Thái vào ngày 1.5.1972”.Nguyễn Công Khế: Thưa, vào chiều ngày 12.5.1972, có cuộc hội thảo phê bình về công tác cứu trợ tại Tịnh xá Ngọc Cơ, tên Thái kéo tôi ra phía sau đưa cho tôi bức thư, vì chưa tiện xem tôi đem về nhà quả là bức thư của Ban chấp hành Trung ương gửi đồng bào toàn quốc, tôi thấy một lá cờ ở giữa có cái lưỡi liềm và một gạch ngang qua giống như chiếc búa, nội dung tuyên truyền về việc đòi Mỹ rút quân. Bức thư này tôi bỏ sau túi quần đến lúc lên nhà Tốt gặp phải lúc nhân viên Công lực đến, tôi quá hoảng hốt bèn lén ra ngã sau vất bức thư ấy vào phòng tắm của nhà tên Tốt”.
*
*

Kết quả khi Khế cùng nhiều đồng chí khác thuộc Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quân sự Mặt trận Quân khu 1 (Sơn Trà, Đà Nẵng), đồng chí Đặng Thanh Tịnh bị tuyên án 5 năm tù giam, các đồng chí Đặng Thái, Ngô Minh Hải, Phan Quý bị 4 năm tù giam,… còn Khế thì được khoan hồng với mức án 30 tháng tù vì tội “quấy rối trật tự trị an”. Thời gian ở tù, về mặt công khai, Khế tỏ ra là người năng nổ, tích cực nhất, luôn dẫn đầu trong các phong trào đấu tranh, sát cánh cùng các bạn tù chính trị như Đặng Thanh Tịnh, Ngô Minh Hải, Phan Quý, Nguyễn Cam, Nguyễn Văn Hòe,… và cả Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi trong thời gian chuyển vào nhà lao Chí Hòa. Nhưng những người đồng chí, đồng đội ngày ấy không thể ngờ, mọi hoạt động, kế hoạch của họ đều bị địch nắm rõ như trong lòng bàn tay, các hành động quan trọng đều bị dập tắt từ trong trứng nước, tất cả đều do Khế làm tay trong, cung khai cho địch. Chưa hết, sau khi Đoàn Thanh niên Cách mạng Đà Nẵng bị trấn áp, nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị lộ, bị địch bắt giữ, thủ tiêu cũng do Khế khai thác được từ các đồng chí của mình trong thời gian ở tù, báo cáo cho địch.

READ  Tổng Hợp Từ Vựng Tiếng Anh về Sự Ngu Ngốc vuidulich.vn

Tháng 2/1975, trong khi Đặng Thanh Tịnh cùng nhiều đồng chí trung kiên bị địch đày ra Côn Đảo, vốn được xem là địa ngục trần gian của các chiến sĩ cách mạng thì Nguyễn Công Khế được chính quyền VNCH thả tự do tại Đà Nẵng. Với tài hùng biện, miệng lưỡi, Khế đã đánh lừa tất cả các đồng chí lãnh đạo địa phương như Nguyễn Thanh Năm (tức Năm Dừa, Thường vụ Đặc khu ủy), Phan Văn Nghệ (Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đà), Hồ Nghinh (Bí thư Tỉnh ủy, Thường vụ Khu ủy Khu 5) để tiếp tục được chính quyền cách mạng trọng dụng, lãnh đạo tín nhiệm, thương yêu, nâng đỡ để y có được sự nghiệp ngày nay…

*
Bức ảnh được Khế treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà tưởng niệm Nguyễn Công Khế tại khu Biệt thự Quế Mi của gia đình tại Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh để giới thiệu “quá khứ lẫy lừng” của mình khi có khách viếng thăm

Nguyễn Công Khế những tưởng đã ém nhẹm thành công sự phản bội Cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội năm xưa và tiếp tục lên mặt huênh hoang, khoác lác về một quá khứ hào hùng ảo tưởng, nay đã bị phơi bày ra ánh sáng và không thể phủ nhận. Chưa hết, thông qua các bằng chứng lịch sử, CLB Nhà báo trẻ sẽ tiếp tục phanh phui tội lỗi chất chồng của Nguyễn Công Khế với chính quyền cách mạng trong phóng sự tiếp theo, dẫn đến một nghi án mà đến nay vẫn chưa có kết luận về quá khứ đầu hàng địch của vị “minh chủ” mà Nguyễn Công Khế đang “y cẩm dạ hành”.

*
Phóng sự sau sẽ dẫn đến một nghi án mà đến nay vẫn chưa có kết luận về quá khứ đầu hàng địch của vị “minh chủ” mà Nguyễn Công Khế đang “y cẩm dạ hành”

Đón xem kỳ tiếp: Tài liệu MẬT | Nguyễn Công Khế – cây đinh của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo VNCH cắm vào tim Chính quyền Cách mạng

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply