khái niệm điện áp định mức

You are viewing the article: khái niệm điện áp định mức at Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Điện áp định mức là gì?

Điện áp định mức là gì - Khoảng cách an toàn điện hạ thế là bao nhiêu

Điện áp định mức là gì? Có khá nhiều người đang thắc mắc vấn đề này. Vì thế hôm nay Minh Tùng sẽ giải đáp cho các bạn về các thông tin này. Nhằm mang tới những thông tin thú vị và bổ ích cho mọi người. Hiểu được những định nghĩa này có thể sẽ giúp bạn trong cuộc sống cũng như công việc đó.

Bài viết liên quan >>

  • Công suất danh định là gì? Vai trò và cách tính công suất định mức UPS
  • Công suất là gì? Công suất tiêu thụ có ý nghĩa như thế nào?
  • Tác dụng của ổn áp là gì và nguyên lý hoạt động của ổn áp

Điện áp định mức là gì?

Điện áp định mức (hay còn gọi là điện áp danh định, ký hiệu Uđm hoặc Udd) của lưới điện là điện áp cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện. Điện áp định mức là đại lượng quan trọng nhất của lưới điện. Nó quyết định khả năng tải của lưới điện cũng như kết cấu, thiết bị và giá thành của lưới điện.

Đối với lưới điện có 2 loại điện áp: điện áp dây (giữa 2 dây pha) và điện áp pha (giữa dây pha và dây trung tính hay đất). Điện áp danh định là điện áp dây. Chỉ ở lưới điện hạ áp mới dùng điện áp pha và giá trị điện áp này viết dưới điện áp dây sau dấu phân số.

READ  Mệt mỏi với Microsoft, Mozilla quyết định “hack” Windows 10

Các cấp điện áp của lưới điện Việt Nam

Các cấp điện áp danh định của lưới điện Việt Nam là:

  • Hạ áp: 0,38 /0,22kV – trực tiếp cấp điện cho các thiết bị dùng điện;
  • Trung áp: 6 – 10 – 15 – 22 – 35kV;
  • Cao ấp: 110 – 220kV;
  • Siêu cao áp 500kV.

Các cấp điện áp trên thế giới

Ngoài các mức điện áp trên thì trên thế giới còn dùng các mức điện áp khác 60 – 150 – 330 – 400 – 750kV. Sở dĩ có nhiều cấp điện áp trung, cao và siêu cao khác nhau là vì lý do kinh tế. Để tải công suất không đổi nếu điện áp cao thì dòng điện sẽ nhỏ, chi phí cho cách điện lớn nhưng chi phí liên quan đến dây dẫn nhỏ.

Ngược lại khi điện áp thấp chi phí cho cách điện nhỏ nhưng chi phí liên quan đến dây dẫn lớn, như vậy sẽ có điện áp tối ưu cho mỗi công suất tải và độ dài đường dây. Tuy nhiên trong một hệ thống điện nhất định chỉ sử dụng một số cấp điện áp nhất định.

Đối với cấp điện áp dưới 1000V, khi lựa chọn điện áp ngoài lý do kinh tế còn có lý do an toàn cho người dùng điện, vì thế có nước dùng điện áp 100V cho lưới điện hạ áp.

Đặc điểm của điện áp danh định

  • Mỗi cấp điện áp có thể tải được lượng công suất nhất định và hoạt động tốt trong khoảng cách nhất định.
  • Điện áp định mức của máy biến áp, thiết bị phân phối điện và thiết bị dùng điện có giá trị bằng hoặc gần bằng điện áp danh định của lưới điện.
  • Các thiết bị điện được thiết kế theo điện áp này. Ở điện áp định mức, các thiết bị dùng điện tiêu thụ đúng công suất thiết kế.
  • Tham khảo các sản phẩm Bộ lưu điện Minh Tung nếu bạn cần đến >>
  • Bộ lưu điện 6kvA
  • Bộ lưu điện 10kvA
READ  Code One Piece Millennium 3 Roblox mới nhất 2021

Điện áp vận hành là gì?

Điện áp vận hành của lưới điện có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn điện áp định mức nhưng trong 1 giới hạn cho phép. Giới hạn trên của điện áp vận hành Umax xác định bởi điều kiện an toàn cho cách điện của đường dây điện, đó cũng là điều kiện chọn cách điện khi thiết kế đường dây điện.

Giới hạn max đó là:

  • 6kV < Udđ < 220kV thì Umax = 1,1.Udđ ;
  • Udđ = 500kV thì = l,05.Udđ.

Giới hạn dưới Umin là do điều kiện điều chỉnh điện áp ở các trạm biến áp, điện áp này phải đủ để có thể đạt được điện áp yêu cầu ở đầu ra của biến áp. Giới hạn này cũng khoảng 5 ÷ 10%:

  • Udđ < 220kV thì Umin = 0,9.Udđ ;
  • Udđ = 500kV thì Umin = 0,95.Udđ.

Nếu điện áp ở các nút tải xuống thấp dưới 70% Udđ thì có thể xảy ra hiện tượng sụp đổ điện áp rất nguy hiểm cho lưới điện.

Ở lưới điện hạ áp giới hạn trên và dưới do tiêu chuẩn chất lượng điện áp quyết định.

Nếu lưới điện trung áp cấp điện trực tiếp cho thiết bị dùng điện thì giới hạn điện áp cũng do tiêu chuẩn chất lượng điện áp quyết định.

Khoảng cách an toàn điện hạ thế, trung thế và cao thế

Dưới đây là khoảng cách an toàn điện hạ thế, trung thế, cao thế từ 6kv, 15kv, 22kv, 35kv, 110kv, 500kv. Bạn cần phải hiểu rõ các thông số này để phục vụ cho công việc của các bạn.

  • Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Điện lực được quy định trong bảng sau:
READ  Top vali kéo mini hot nhất để du lịch trong năm nay

Điện áp Đến 22KV 35kV 66-110KV 220KV Dây bọc Dây trần Dây bọc Dây trần Dây trần Khoảng cách an toàn phóng điện 1,0m 2,0m 1,5m 3,0m 4,0m 6,0m

  • Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 4 Điều 51 của Luật Điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và được quy định trong bảng sau:

Điện áp Đến 22kV 35KV 66KV 110KV 500KV Khoảng cách an toàn phóng điện 4,0m 4,0m 6,0m 6,0m 8,0m

  • Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 51 của Luật Điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định trong bảng sau:

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về điện áp định mức là gì? Hi vọng những thông tin này hữu ích cho công việc của bạn sau này. Hãy theo dõi và chia sẻ các bài viết đến bạn bè nếu họ cần nhé.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply