Hoàn cảnh và Diễn biến chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam

Or you want a quick look:

Chiến tranh đơn phương diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều điều đặc biệt. Vậy cụ thể âm mưu và diễn biến chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam diễn ra như thế nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé!

Nội dung chính bài viết

Hoàn cảnh của chiến tranh đơn phương

Chiến tranh đơn phương diễn ra trong hoàn cảnh Pháp gặp thất bại, Mỹ trực tiếp can thiệp vào tình hình Việt Nam. Vào tháng 7/11/1954, Mỹ cử tướng Cô – Lin chính thức sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam. Thực tế, tướng Cô – Lin sang Việt Nam mang theo âm mưu biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới. Từ đó, chúng sẽ làm bàn đạp để tiến hành kế hoạch tấn công ra miền Bắc và đồng thời ngăn chặn làn sóng cách mạng đang diễn ra ở Đông Nam Á.

Cùng lúc đó, dựa vào thế lực của Mỹ, Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc tài nhằm chống phá cách mạng nước ta một cách trắng trợn. Vì thế, đến giữa năm 1954, Diệm đã lập ra đảng có tên là Cần Lao nhân vị làm đảng cầm quyền. Tiếp đó, đến cuối năm 1954, tiếp tục thành lập “phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu hoạt động đó là “chống cộng, đả thực, bài phong”.

Âm mưu chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam

Chiến lược chiến tranh đơn phương được diễn ra từ năm 1954 cho đến năm 1960 với âm mưu đó là tìm diệt các cán bộ và cơ sở cách mạng của ta ở miền Nam.Tuy nhiên, âm mưu chính của cuộc chiến tranh này đó là muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Sau đó sẽ dùng nó để làm bàn đạp tiến công trực tiếp ra miền Bắc với mục đích ngăn chặn làn sóng cách mạng XHCN đang bùng nổ ở Đông Nam Á. Do vậy, cuộc chiến này được diễn ra trong tình hình vô cùng bất lợi cho cách mạng Việt Nam.

Thủ đoạn của Diệm trong cuộc chiến tranh

Bắt đầu chiến lược chiến tranh đơn phương, Diệm đã ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”. Kể từ đó, đến tháng 5/1959, Diệm ra đạo luật 10/59 và lê máy chém đi khắp miền Nam và giết hại hàng loạt người dân vô tội.

Bên cạnh đó, với chiến lược này, chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa với mục đích lấy lại ruộng đất mà trước đó cách mạng đã giao cho nhân dân. Chúng lấy lại ruột đất này nhằm phục vụ cho việc lập ra các khu dinh điền, khu trù mật để kìm kẹp nhân dân ta đến mức tột cùng. Từ đó, khiến cho nhân dân ta buộc phải tách hoàn toàn khỏi mối liên hệ với cách mạng, giúp chúng dễ dàng thực hiện chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam.

Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong cuộc chiến tranh đơn phương

Diễn biến của chiến lược chiến tranh đơn phương

  • Chiến lược của chiến tranh đơn phương từ năm 1955 – 1960 được Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn và thực hiện kế hoạch thành lập đoàn cố vấn quân sự. Đoàn cố vấn này có nhiệm vụ đó là giúp Ngô Đình Diệm tiến hành cuộc “chiến tranh đơn phương” (hay còn gọi là “chiến tranh vành đai) của tổng thống Mỹ vô cùng tàn bào và độc ác.
  • Trong thời điểm đó, Trung ương ta vẫn chưa đưa ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh. Vì vậy, cán bộ, Đảng viên cũng như đồng bào ta ở miền Nam vẫn chống chiến tranh đơn phương bằng hình thức đấu tranh chính trị và không dám dùng vũ trang để tự vệ. Đứng trước tình hình đó, nhân dân ta ở miền Nam phải sống trong cảnh nghẹt thở. Đồng thời, cách mạng miền Nam dần bị đẩy vào thế bế tắc chưa từng thấy.
  • Trước tình hình chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam bắt đầu diễn ra, đồng chí Lê Duẩn, Ủy viên Bộ Chính trị lúc bấy giờ đang hoạt động tại miền Nam đã nhận thấy rõ ngụy quyền miền Nam được Mỹ hỗ trợ. Vì vậy, chúng điên cuồng đàn áp, tàn phá và xóa bỏ phong trào cách mạng miền Nam. Do đó, mục tiêu chống cuộc chiến này lúc bấy giờ đó chính là “phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ – Diệm”. Đó cũng chính là tư duy mới của đồng chí Lê Duẩn được đưa ra trong “Đề cương cách mạng miền Nam”.
  • Tài liệu mà đồng chí Lê Duẩn đưa ra đã góp phần lớn soi sáng cho Đảng viên cũng như các bộ và nhân dân miền Nam con đường đấu tranh chống chiến tranh đơn phương của Mỹ tại Việt Nam. Đồng thời, đồng chí Lê Duẩn còn xác định đây là con đường đấu tranh đầy gian khổ, ác liệt nhưng đóng góp không nhỏ trong việc nêu lên những luận điểm cơ bản để xây dựng đường lối cách mạng miền Nam. Cụ thể đó là”Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
  • Cùng với đó, để chống chiến tranh đơn phương của Mỹ – Diệm, Nghị quyết 15 đã đáp ứng nguyện vọng bức thiết của mọi tầng lớp quần chúng cách mạng. Đặc biệt, nó đã động viên, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh cách mạng của toàn dân, góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản và nhảy vọt cho phong trào cách mạng miền Nam nước ta trong suốt một thời gian từ năm 1959 – 1960. Trong đó, đỉnh cao phải kể đến phong trào Đồng khởi trong cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh đơn phương của Mỹ tại  Việt Nam.

So sánh các chiến lược chiến tranh điển hình của Mỹ

So sánh giữa các chiến lược chiến tranh đơn phương, chiến tranh cục bộ, chiến tranh đặc biệt hay Việt Nam hóa chiến tranh? Cùng tham khảo nội dung dưới đây.

Điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh

  • Các chiến lược chiến tranh của Mỹ đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Đều cùng mục tiêu hướng đến là cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
  • Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la của Mĩ.
  • Các chiến lược chiến tranh của Mỹ đều bị thất bại.

Sự khác nhau giữa các chiến lược chiến tranh

Về lực lượng tham chiến

  • Chiến tranh đơn phương: Chủ yếu là quân Ngụy Sài Gòn.
  • Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn.
  • Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.
  • Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần về nước.

Về địa bàn diễn ra

  • Chiến tranh đơn phương: Miền Nam.
  • Chiến tranh đặc biệt: Miền Nam.
  • Chiến tranh cục bộ: Vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
  • Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.

Về thủ đoạn cơ bản

  • Chiến tranh đơn phương: Mĩ – Diệm tiến hành các chiến dịch tố cộng diệt cộng, luật 10-59, lê máy chém khắp miền Nam để tiêu diệt cộng sản.
  • Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
  • Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
  • Việt Nam hoá chiến tranh: Dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương, rút dần quân Mĩ để giảm xương máu cho người Mĩ thực hiện âm mưu “thay màu da đổi xác chết”.

Về tính chất ác liệt

  • Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam.
  • Bên cạnh đó, quân Mỹ cũng tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
  • Sau chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.

Đứng trước âm mưu cũng như thủ đoạn của Mỹ – Diệm trong chiến tranh đơn phương, Bộ Chính trị của ta đã đưa ra những đường lối và nhiệm vụ đúng đắn, phù hợp với tình hình lúc bấy giờ. Tất cả những yếu tố này trong chiến tranh đơn phương, các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu trong bài viết trên đây của DINHNGHIA.COM.VN nhé!

See more articles in the category: wiki
READ  Lucid dream là gì? Cách vào Lucid dream là gì?

Leave a Reply