Đóng vai người lính kể lại tình đồng chí trong bài thơ Đồng Chí

Or you want a quick look: Video đóng vai người lính kể lại bài thơ đồng chí

Dưới đây là bài làm đóng vai người lính trong bài thơ đồng chí mới nhất được tổng hợp với wikisecret cho các bạn tham khảo hãy theo dõi ngay bên dưới nhé

Video đóng vai người lính kể lại bài thơ đồng chí

Dàn ý đóng vai người lính trong bài thơ đồng chí kể về tình đồng chí, đồng đội

Tham khảo dàn ý đóng vai người lính trong bài thơ đồng chí hay kể về tình đồng chí đồng đội hay nhất bên dưới nhé.

1. Mở bài

– Trong suốt những năm tháng chiến đấu khốc liệt, giữa những người lính chiến đã hình thành một thứ tình cảm hết sức đặc biệt và thiêng liêng ấy là tình đồng chí.
– Và thứ tình cảm ấy đã được Chính Hữu xây dựng một cách rất giản dị, hồn nhiên và cũng đầy xúc cảm qua bài thơ Đồng chí.

2. Thân bài

* Tác giả:

– Chính Hữu (1926-2007), tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, gia nhập vào Trung đoàn Thủ đô năm 1946, cuộc đời của ông trải dọc suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
– Các sáng tác của ông chủ yếu viết về đề tài chiến tranh và người lính, thơ của Chính Hữu bộc lộ được những cảm xúc chân thành mãnh liệt, ngôn ngữ giàu hình ảnh và giọng điệu phong phú.

* Tác phẩm:

– Đồng chí (1948), in trong tập Đầu súng trăng treo, là tác phẩm đã đánh dấu tên tuổi của Chính Hữu trong thi đàn Việt Nam.
– Nhan đề “Đồng chí” xét về nghĩa đen là những người có cùng chí hướng lý tưởng, ngoài ra còn là sự khám phá ngợi ca một tình cảm thiêng liêng sâu nặng của một người lính Cách mạng.

* Phân tích:

– Cơ sở của tình đồng chí (7 câu thơ đầu):
+ Cùng xuất thân là nông dân, đến từ những làng quê nghèo khó đất đai khô cằn.
+ Có chung lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc hòa trong không khí cách mạng thời đại, người nông dân đứng lên làm chủ đất nước.
+ Chung một nhiệm vụ chiến đấu, chung nhau một cuộc đời quân ngũ, chung một hoàn cảnh sinh hoạt, từ đó dẫn đến sự sẻ chia ấm áp.

– Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội (10 câu thơ tiếp):
+ Thấu hiểu lẫn nhau, cả về những mối bận lòng, cả về nỗi nhớ quê hương và cả ý chí kiên cường mãnh liệt.
+ Sự đồng cam cộng khổ, trong những năm tháng chiến đấu, dẫu có khó khăn nhưng vẫn kề vai sát cánh, lạc quan trước chiến tranh khắc nghiệt.
+ Tình yêu thương, khao khát được gắn kết, chiến đấu cùng nhau, lấy tinh thần để bù đắp cho những thiếu thốn vật chất => Tình đồng chí vững bền.

– Ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí (3 câu thơ cuối):
+ Giữa không gian, thời gian khắc nghiệt, đối diện với trận chiến khốc liệt sắp bắt đầu nhưng người lính chiến vẫn ung dung, điềm tĩnh, luôn ở thế chủ động.
+ Hình ảnh “đầu súng trăng treo” mang nhiều sức gợi: Súng là biểu tượng của chiến tranh, của người lính, trăng lại là biểu tượng của hòa bình, của sự lãng mạn thi vị.
+ Vầng trăng còn đại diện cho vẻ đẹp sáng trong của tình đồng chí, cũng là vẻ đẹp tâm hồn của những người lính chiến, của nhân dân Việt Nam.

READ  Top 8 bài phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất

3. Kết bài

– Đồng chí của Chính Hữu đã khám phá và ngợi ca một tình cảm đẹp giữa những người lính chiến ấy là tình đồng chí, đồng đội, qua đó xây dựng thành công hình tượng người lính thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.
– Nghệ thuật nổi bật là lối miêu tả chân thực, tự nhiên giàu sức gợi, từ ngữ hình ảnh cũng rất dung dị nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ tự nhiên cảm xúc dồn nén chân thành.

Đóng vai người lính kể lại tình đồng chí trong bài thơ Đồng Chí

Đóng vai người lính kể lại bài thơ đồng chí trong bài thơ Đồng Chí được tổng hợp các mẫu bên dưới mời các bạn theo dõi nhé.

Bài làm 1 : đóng vai người lính trong bài đồng chí

Chín năm là một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng

Tôi là một người lính từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Câu thơ của Tố Hữu đã ghi lại thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Mỗi khi đọc lên mọi cảm xúc lại dậy lại trong lòng khiến tôi bồi hồi khôn xiết. Phải chăng? Tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó là một trong những nguyên nhân góp vào chiến thắng tự hào dân tộc.

Chúng tôi đa số là những anh lính nông dân xuất thân từ những miền quê nghèo khó tôi hỏi bạn:

– Quê anh ở đâu

– Quê tôi ở vùng đồng bằng chiêm trũng ven biển khó làm ăn cày cấy lắm!

– Tôi cũng vậy. Quê tôi ở vùng đồi núi trung du nơi ” Chó ăn đá gà ăn sỏi” cây cối xác xơ nghèo khó.

Có lẽ vì vậy mà chúng tôi dễ xích lại gần nhau chăng? Chính sự đồng cảm giai cấp khiến con người trở lên gần gũi dễ cảm thông chia sẻ.

Không chỉ vậy chúng tôi còn chung lí tưởng nhiệm vụ rời bỏ tay cày tay quốc. Chúng tôi cầm súng bảo vệ chính quyền non trẻ, nền độc lập tự do vừa mới giành được. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của bác Hồ kính yêu chúng tôi từ mọi phương trời xa lạ tập hợp trong hàng ngũ quân đội cách mạng…

Ngày ấy cuộc sống khó khăn gian khổ thiếu thốn lắm nhưng chính cái khó khăn gian khổ nắm cơm xẻ nửa chăn xui đắp cùng đã khiến chúng tôi gần gũi thân thiết tự lúc nào chẳng hay. Cái chăn đắp lại tâm sự mở ra thế là thành tri kỉ hiểu bạn hơn hiểu chỉnh mình tất cả gọi nhau là đồng chí, hai tiếng giản dị mà thiêng liêng biết mấy. Nó khẳng định chúng tôi cùng chung đoàn thể tổ chức, lí tưởng nhiệm vụ có sự bình đẳng gắn bó thân thiết có lẽ cách gọi ấy là kết tinh cao độ bậc nhất của mọi tình cảm từ tình giai cấp -> tình bằng hữu và cao hơn hết là tình người.

Ôi! Tiếng gọi thiêng liêng ” Đồng chí”!

Là đồng chí của nhau chúng tôi chia sẻ những tâm tư, nỗi niềm nhớ quê hương xuất thân từ giai cấp nông dân, với chúng tôi ruộng nương, gian nhà là những thứ quí giá nhất, giếng nước gốc đa là những gì thân quen nhất vậy mà chúng tôi đều bỏ lại. Tất cả ra đi vì nghĩa lớn. Anh bạn tôi tâm sự: Căn nhà không trống tuếch trồng toàng giờ đây lại thiếu vắng trụ cột gia đình nên càng trống vắng hơn giờ hết. Nhưng anh vẫn dứt khoát ra đi. Còn nước là còn nhà tất cả đều có chung suy nghĩ như vậy chẳng phải là thái độ vô tình bởi nếu vô tình chúng tôi chẳng nhận được nỗi nhớ của quê hương: Mẹ già, vợ trẻ, con thơ.

READ  Kể lại Hoàng Lê nhất thống chí ngắn gọn (5 mẫu)

Là đồng chí của nhau chúng tôi còn chia sẻ những khó khăn thiếu thốn về quân trang quân phục động viên nhau vượt qua bệnh tật đó là những cơn sốt rét rừng tàn phá sức khỏe ghê ghớm lại thiếu thốn thuốc men. Tôi thì áo rách vai, anh thì quần có vài mảnh vá. Tôi thì chân không giày, anh thì đầu không mũ, giữa những cái lạnh của núi rừng Việt Bắc thế mà tất cả vẫn sáng lên nụ cười lạc quan sưởi ấm cả không gian giá buốt.

Đặc biệt hơn nữa, là đồng chí của nhau chúng tôi còn chia sẻ tình cảm bền chặt, chân thành nhất thông qua cái nắm tay thay cho mọi lời nói không ồn ào nhưng cái nắm tay chất chứa bao điều muốn nói: Nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm. Sưởi ấm đôi bàn chân buốt giá, cao hơn là truyền cho nhau nghị lực để vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Và đó còn là lời chào lời hứa hẹn lập công trước lúc vào trận đánh chúng tôi thấu hiểu chẳng cần nói thành lời. Ôi tình cảm keo sơn ấy khiến tôi xúc động mãi.

Đồng chí

Nhưng có lẽ kỉ niệm về những đêm sát cánh trong chiến hào phục kích chờ giặc tới in đậm khó phai trong tâm trí tôi nhất. Thời tiết khắc nghiệt vô cùng sương muối giá rét đầu ngón chân ngón tay giá buốt như có kim châm. Thế mà tôi và đồng đội vẫn cầm chắc tay súng chủ động chờ giặc tới, cái tư thế vành đồng vách sắt đã làm mờ đi mọi khó khăn ác liệt. Đêm ấy là một đêm có trăng. Trăng lơ lửng ở trên cao cứ xuống thấp dần thấp dần có lúc tưởng như treo đầu mũi súng.

Chúng tôi chiến đấu để bảo vệ vầng trăng hòa bình trả lại sự bình yên cho dân tộc đất nước. Bên cạnh đồng đội của mình chúng tôi còn một người bạn nữa chính là vầng trăng. Trăng soi rọi bước đường hành quân trăng bầu bạn chia sẻ ngọt bùi. Trước giờ nổ súng vẫn thanh thản nhìn vầng trăng, tôi thấy mình và đồng đội có tinh thần thép cao đẹp biết bao! Và có lẽ Súng, trăng là một cặp đồng chí gợi ra bao liên tưởng thú vị. Súng và trăng là gần và xa là chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ, chất thép chất thơ, chiến tranh và hòa bình, cứng rắn và dịu hiền bổ sung cho nhau khẳng định mục đích cuộc chiến đấu.

Cuộc chiến đã lùi xa hòa bình đã trở lại nhưng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã ghi một mốc son trong lịch sử vàng dân tộc. Mong rằng thế hệ trẻ hiện nay biết kế thừa truyền thống cha ông, học tập tốt xây dựng đất nước hùng cường dũng mạnh cảnh giác trước mọi âm mưu xâm lấn bờ cõi của kẻ thù.

Bài làm 2 : em hãy đóng vai người lính kể lại bài thơ đồng chí thành 1 câu chuyện

Ngồi trên chiếc ghế đá mát lạnh tôi ngước nhìn khung trời màu xanh biếc, vô tận mà tôi nhớ đến ngày xưa. Những ngày tháng tôi cùng đồng đội ở chiến khu, nơi biên cương, cửa ải chuẩn bị ra trận. Tôi hớp một ngụm chè xanh có hương vị đăng đắng đặc trưng quen thuộc, rồi xoay đầu qua nhìn ông bạn Tâm cũng đang chăm chú nhìn phương xa. Tôi bảo: “Mới đây nhanh quá ông nhỉ, thoắt đã hơn chục năm rồi.”, ông ấy mỉm cười nói: “Ừ, đúng thế”. Và cả hai cùng ngồi thẫn ra, đều mang vẻ vui buồn lẫn lộn…

Những năm 1946, thực dân Pháp lại một lần nữa xâm chiếm đất nước, cùng với một quy mô hùng hậu và nhiều loạt vũ khí tối tân thời bấy giờ. Lúc ấy tôi chỉ vừa tròn hai mươi tuổi nhưng vì độc lập đất nước, tôi đã gia nhập đội ngũ bằng cả trái tim của mình dù biết phải xa gia đình để đến chiến khu. Tuy ở chiến khu rất gian nan và khó khăn nhưng ở đấy tôi không hề cô đơn. Vì tôi đã có thêm rất nhiều người anh em, có cùng chí hướng với tôi là giành lại tự do cho đất nước, cho nhân dân và tôi gọi họ là những “đồng chí”. Trong đó có ông bạn vẫn luôn gắn bó với tôi đến bây giờ.

READ  Cảm nghĩ về những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Lúc đầu tôi chưa quen lắm, nhưng dần dần chúng tôi trở nên thân thiết nhiều hơn như bằng hữu lâu năm. Mỗi tối bọn chúng thường ngồi tụ lại với nhau rồi kể chuyện của mình cho những người còn lại nghe. Bỗng có một anh lớn hơn tôi tầm hai, ba tuổi hỏi: “Quê chú ở đâu ra sao?” tôi trả lời: “ Em ở một ngôi làng nghèo đất cày lên sỏi đá luôn đó anh.” Nói đến đây tôi chợt nhớ đến ba mẹ chốn quê nhà, không biết mẹ có còn đau chân hay không, ba có đỡ bệnh chưa. Rồi anh ấy lại nói: “Quê hương anh cũng nghèo lắm, nước thì mặn, đồng thì chua. Khổ lắm chú ạ, lúa nó cứ chết hoài.”. Mọi người say sưa ngồi cười cười, nói nói suốt đêm mà không ai hay biết gì hết, cho đến tận trời tờ mờ sáng.
Tôi nhớ những ngày còn ở chiến khu, túp lều của chúng tôi được dựng ở những cánh rừng núi hoang vu nên đêm xuống sương ẩm che phủ khắp mọi nơi. Chúng tôi đã cố gắng san sẻ chăn cho nhau để giữ ấm rồi trở thành những đôi tri kỷ. Nhưng cho dù chúng tôi có chăn đi nữa thì nó vẫn không đủ ấm và có một số người bị bệnh rất nặng. Vì là rừng nên muỗi cũng nhiều đặc biệt là loại muỗi truyền bệnh sốt rét. Bộ đội đã bỏ xác không ít người chỉ do loại bệnh chết người này, đội ngũ dần ít đi. Điều đó khiến những người còn lại trong đó có tôi vô cùng hoảng loạn nếu tình hình này vẫn cứ tiếp tục…

Nhưng chúng tôi, những người yêu quê hương, tổ quốc sẽ không bao giờ gục ngã bởi bất kỳ trở ngại nào. Vì nền độc lập đất nước, không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người đã bỏ qua sự ích kỷ của riêng mình, nỗi sợ hãi cá nhân để xung phong lên đường cứu nước. Nhưng chắc chắn trong lòng mỗi người nhớ luôn đến người thân ơi quê nhà, lo lắng nhà cửa bây giờ có bình yên hay không. Tất cả chúng tôi bỏ lại sau lưng những nỗi nhớ da diết vì đại cuộc, cho dù phải hy sinh.

Trên con đường hành quân, mọi người chúng tôi phải leo lên từng con dốc, băng qua từng dòng suối siết chảy. Chúng tôi cứ đi mãi, đi mãi, từ ngày này qua ngày kia không kể bao nhiêu khó khăn, gian khổ. Mặc cho thời tiết có như thế nào, dù nắng hay mưa, chúng tôi vẫn luôn vượt qua. Đi đến nỗi quần áo của mọi người cũng bạc màu và rách đi vài chỗ. Không chỉ thế, chân chúng tôi cũng đã chai sần vì đi quá nhiều vả lại chúng tôi chẳng có một đôi giày chắc chắn để mang. Tuy thế chúng tôi không màng đến. Đôi lúc khi trời rét lạnh nhưng bên trong chúng tôi vẫn hừng hực lửa, quyết tâm chống chọi lại với sự ghẻ lạnh của thiên nhiên và mỉm cười cùng đồng đội, cùng nắm tay đi qua hết đoạn đường đầy chông gai này.

See more articles in the category: Văn học

Leave a Reply