Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

Or you want a quick look: Lý thuyết Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

Địa 9 Bài 36 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tình hình phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 133.

Soạn Địa lí 9 Bài 36 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp.

– Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).

+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.

– Vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước ta: xoài, dừa, cam, bưởi …

– Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.

– Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá nước ngọt xuất khẩu phát triển mạnh.

– Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.

b) Công nghiệp.

– Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002).

– Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

– Công nghiệp phân bố chủ yếu ở các thành phố, thị xã, đặc biệt là Cần Thơ.

c) Dịch vụ.

– Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.

+ Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.

2. Các trung tâm kinh tế

– Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng.

READ  Tập làm văn lớp 3: Viết một đoạn văn về một cảnh đẹp mà em biết (27 mẫu)

– Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

+ Đồng bằng sông Cửu Long giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực cũng như xuất khẩu lương thực thực phẩm của cả nước.

+ Các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm vị trí ngày càng quan trọng.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 36 trang 133

Câu 1

Đồng bằng sông Cửu Long có những điểu kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước?

Gợi ý đáp án

Đồng bằng sông Cửu Long có những điểu kiện thuận lợi để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước như sau:

– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước.

+ Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu

+ Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

+ Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

– Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa.

+ Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải thuận lợi

+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn .

Câu 2

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thê nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Gợi ý đáp án

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:

– Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.

– Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

– Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

– Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Câu 3

Dựa vào bảng sô liệu 36.3 (trang 133 SGK, vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét.

Gợi ý đáp án

– Vẽ biểu đồ :

Biểu đồ sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước

– Nhận xét:

+ Giai đoạn 1995 – 2002, sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước liên tục tăng. Cụ thể, đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,5 lần, cả nước tăng 1,67 lần.

READ  Ảnh cún con siêu cute, hình ảnh chó con ngộ nghĩnh, dễ thương, đáng yêu nhất | Vuidulich.vn

+ So với sản lượng thủy sản cả nước năm 2002, sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 51,2 %

Địa 9 Bài 36 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tình hình phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 133.

Soạn Địa lí 9 Bài 36 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp.

– Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).

+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.

– Vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước ta: xoài, dừa, cam, bưởi …

– Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.

– Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá nước ngọt xuất khẩu phát triển mạnh.

– Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.

b) Công nghiệp.

– Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002).

– Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

– Công nghiệp phân bố chủ yếu ở các thành phố, thị xã, đặc biệt là Cần Thơ.

c) Dịch vụ.

– Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.

+ Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.

2. Các trung tâm kinh tế

– Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng.

– Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

+ Đồng bằng sông Cửu Long giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực cũng như xuất khẩu lương thực thực phẩm của cả nước.

READ  Ảnh mưa đẹp - Học Điện Tử

+ Các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm vị trí ngày càng quan trọng.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 36 trang 133

Câu 1

Đồng bằng sông Cửu Long có những điểu kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước?

Gợi ý đáp án

Đồng bằng sông Cửu Long có những điểu kiện thuận lợi để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước như sau:

– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước.

+ Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu

+ Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

+ Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

– Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa.

+ Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải thuận lợi

+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn .

Câu 2

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thê nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Gợi ý đáp án

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:

– Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.

– Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

– Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

– Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Câu 3

Dựa vào bảng sô liệu 36.3 (trang 133 SGK, vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét.

Gợi ý đáp án

– Vẽ biểu đồ :

Biểu đồ sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước

– Nhận xét:

+ Giai đoạn 1995 – 2002, sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước liên tục tăng. Cụ thể, đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,5 lần, cả nước tăng 1,67 lần.

+ So với sản lượng thủy sản cả nước năm 2002, sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 51,2 %

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply