Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (Tiếp theo)

Or you want a quick look: Lý thuyết Vùng Tây Nguyên (Tiếp theo)

Địa 9 Bài 29 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tình hình phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 111.

Soạn Địa lí 9 Bài 29 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Vùng Tây Nguyên (Tiếp theo)

1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp.

* Trồng trọt:

– Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

– Cây công nghiệp lâu năm phát triển khá nhanh, các loại cây quan trọng là cà phê, cao su, chè, điều…

=> Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

– Cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày cũng được phát triển.

– Trồng hoa quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt.

– Khó khăn: thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, sự biến động của giá cả nông sản và công nghiệp chế biến chưa phát triển.

* Chăn nuôi:

Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh (bò, trâu).

* Lâm nghiệp:

– Phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến.

b) Công nghiệp.

– Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến tích cực.

– Các ngành quan trọng nhất là chế biến nông – lâm sản và thủy điện.

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh.

+ Công nghiệp thủy điện: các nhà máy thủy điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai trên sông Xê Xan và Xrê Pôk.

c) Dịch vụ.

– Xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long.

– Du lịch: có xu hướng phát triển mạnh. Du lịch sinh thái và văn hoá, nghỉ dưỡng phát triển (Đà Lạt, Bản Buôn).

– Việc xây dựng thủy điện, khai thác bô xít, xây dựng đường Hồ Chí Minh, đồng thời với việc nâng cấp mạng lưới đường ngang nối với các thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia và làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội của Tây Nguyên.

READ  Ảnh anime cặp, Avatar đôi cute, Avatar cặp anime cho 2 người - 200 cặp avatar đôi bạn thân: Đáng yêu, hài hước, nhây lầy đủ cả| Vuidulich.vn

2. Các trung tâm kinh tế

– Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp.

– Đà Lạt: trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

– Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 29 trang 111

Câu 1

Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp?

Gợi ý đáp án

Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp như:

– Thuận lợi:

+ Đất: Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

+ Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi.

+ Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên cạnh cây công nghiệp vào mùa khô.

+ Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.

– Khó khăn:

+ Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

+ Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều,rất thiếu lao động.

+ Là vùng còn khó khăn của đất nước.

+ Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường

Câu 2

Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?

Gợi ý đáp án

Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch vì:

– Tây Nguyên có tài nguyên du lịch khá phong phú: gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: có nhiều thắng cảnh (hồ Xuân Hương, hồ Lăk, thác Yaly, thác Pren …), các vườn quốc gia (Yok Đôn, Chư Mom Rây, Chư Yang Sin), các khu vực có khí hậu tốt (Đà Lạt, Ngọc Linh..).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử (nhà tù Plây Ku, Buôn Ma Thuột), các lễ hội, văn hóa dân gian (lễ hội đâm trâu, văn hóa cồng chiêng), sản phẩm thủ công của các dân tộc

⟹ Thuận lợi phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

– Vị trí địa lí của Tây Nguyên thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.

– Cơ sở hạ tầng của các thành phố, cũng là các trung tâm du lịch của vùng (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku) ngày càng hoàn thiện.

– Hiện nay đã có nhiều tuyến quốc lộ nối các thành phố, khu du lịch Tây Nguyên tới các vùng phát triển ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 19,26, 20, đường Hồ Chí Minh); các sân bay (như Buôn Ma Thuật, Plây Ku, Đà Lạt) góp phần rất lớn thúc đẩy hoạt động du lịch của vùng.

READ  Đầu số 0129 đổi thành gì? Chuyển đổi đầu số VinaPhone có ý nghĩa gì? | Vuidulich.vn

Địa 9 Bài 29 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tình hình phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 111.

Soạn Địa lí 9 Bài 29 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Vùng Tây Nguyên (Tiếp theo)

1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp.

* Trồng trọt:

– Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

– Cây công nghiệp lâu năm phát triển khá nhanh, các loại cây quan trọng là cà phê, cao su, chè, điều…

=> Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

– Cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày cũng được phát triển.

– Trồng hoa quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt.

– Khó khăn: thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, sự biến động của giá cả nông sản và công nghiệp chế biến chưa phát triển.

* Chăn nuôi:

Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh (bò, trâu).

* Lâm nghiệp:

– Phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến.

b) Công nghiệp.

– Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến tích cực.

– Các ngành quan trọng nhất là chế biến nông – lâm sản và thủy điện.

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh.

+ Công nghiệp thủy điện: các nhà máy thủy điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai trên sông Xê Xan và Xrê Pôk.

c) Dịch vụ.

– Xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long.

– Du lịch: có xu hướng phát triển mạnh. Du lịch sinh thái và văn hoá, nghỉ dưỡng phát triển (Đà Lạt, Bản Buôn).

– Việc xây dựng thủy điện, khai thác bô xít, xây dựng đường Hồ Chí Minh, đồng thời với việc nâng cấp mạng lưới đường ngang nối với các thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia và làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội của Tây Nguyên.

2. Các trung tâm kinh tế

– Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp.

– Đà Lạt: trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

– Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.

READ  Cách tải Free Fire OB29 phiên bản thử nghiệm

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 29 trang 111

Câu 1

Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp?

Gợi ý đáp án

Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp như:

– Thuận lợi:

+ Đất: Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

+ Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi.

+ Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên cạnh cây công nghiệp vào mùa khô.

+ Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.

– Khó khăn:

+ Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

+ Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều,rất thiếu lao động.

+ Là vùng còn khó khăn của đất nước.

+ Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường

Câu 2

Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?

Gợi ý đáp án

Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch vì:

– Tây Nguyên có tài nguyên du lịch khá phong phú: gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: có nhiều thắng cảnh (hồ Xuân Hương, hồ Lăk, thác Yaly, thác Pren …), các vườn quốc gia (Yok Đôn, Chư Mom Rây, Chư Yang Sin), các khu vực có khí hậu tốt (Đà Lạt, Ngọc Linh..).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử (nhà tù Plây Ku, Buôn Ma Thuột), các lễ hội, văn hóa dân gian (lễ hội đâm trâu, văn hóa cồng chiêng), sản phẩm thủ công của các dân tộc

⟹ Thuận lợi phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

– Vị trí địa lí của Tây Nguyên thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.

– Cơ sở hạ tầng của các thành phố, cũng là các trung tâm du lịch của vùng (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku) ngày càng hoàn thiện.

– Hiện nay đã có nhiều tuyến quốc lộ nối các thành phố, khu du lịch Tây Nguyên tới các vùng phát triển ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 19,26, 20, đường Hồ Chí Minh); các sân bay (như Buôn Ma Thuật, Plây Ku, Đà Lạt) góp phần rất lớn thúc đẩy hoạt động du lịch của vùng.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply