Địa Lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Lý thuyết Địa 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Địa 9 Bài 20 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về vị trí địa lí, đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và dân cư vùng đồng bằng sông Hồng. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 75.

Soạn Địa lí 9 Bài 20 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Địa 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng

1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ

– Diện tích: 14.806 km2, là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của đất nước.

– Dân số: 17,5 triệu người (năm 2002).

– Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ

– Phía Tây giáp Tây Bắc

– Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ

– Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

=> Ý nghĩa: thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Đặc điểm: châu thổ sông Hồng bồi đắp, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, chủ yếu là đất phù sa, có Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

* Thuận lợi:

– Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

– Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.

– Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên).

– Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

* Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Đặc điểm: Dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước (1179 người/km2) nhiều lao động có kĩ thuật.

* Thuận lợi:

– Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

– Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

– Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

READ  Mẫu trang trí báo tường trên giấy A4 đẹp, đơn giản nhưng sáng tạo - Trang trí viền giấy A4

– Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời:

+ Hà Nội là thủ đô của cả nước.

+ Hải Phòng là cửa ngõ biển quan trọng của đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh Bắc Bộ.

* Khó khăn:

– Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế – xã hội.

– Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

+ Đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu kinh tế – xã hội với các vùng trong nước.

+ Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, thích hợp với thâm canh lúa nước. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.

+ Đây là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện. Một số đô thị được hình thành từ lâu đời.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 20 trang 75

Câu 1

Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng Sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội?

Gợi ý đáp án

– Thuận lợi:

+ Đất phù sa sông Hồng màu mỡ.

+ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

+ Tài nguyên nước dồi dào, thuận lợi cung cấp nước cho tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt

+ Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể là các mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

+ Tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng và đáng bắt thủy sản, du lịch,…

– Khó khăn:

+ Diện tích đất lầy thụt, đất mặn đất phèn cần được cải tạo.

+ Rìa đồng bằng một số nơi đất đã bạc màu.

+ Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,..

Câu 2

Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?

Gợi ý đáp án

– Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.

– Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng.

– Địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.

– Nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.

Câu 3

Dựa vào hảng số liệu trang 75 SGK, vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước (ha/người). Nhận xét.

Gợi ý đáp án

– Xử lí số liệu:

Bình quân đất nông nghiệp đầu người ở đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002.

Ha/người
Cả nước0,12
Đồng bằng sông Hồng0,05

– Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002 (ha/người).

– Nhận xét: bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng rất nhỏ so với cả nước (chỉ bằng 1/2 mức của cả nước).

Địa 9 Bài 20 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về vị trí địa lí, đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và dân cư vùng đồng bằng sông Hồng. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 75.

Soạn Địa lí 9 Bài 20 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Địa 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng

1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ

– Diện tích: 14.806 km2, là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của đất nước.

– Dân số: 17,5 triệu người (năm 2002).

– Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ

– Phía Tây giáp Tây Bắc

– Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ

– Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

=> Ý nghĩa: thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Đặc điểm: châu thổ sông Hồng bồi đắp, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, chủ yếu là đất phù sa, có Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

* Thuận lợi:

– Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

– Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.

– Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên).

– Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

* Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Đặc điểm: Dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước (1179 người/km2) nhiều lao động có kĩ thuật.

* Thuận lợi:

– Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

– Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

– Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

– Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời:

+ Hà Nội là thủ đô của cả nước.

+ Hải Phòng là cửa ngõ biển quan trọng của đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh Bắc Bộ.

* Khó khăn:

– Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế – xã hội.

– Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

+ Đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu kinh tế – xã hội với các vùng trong nước.

+ Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, thích hợp với thâm canh lúa nước. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.

+ Đây là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện. Một số đô thị được hình thành từ lâu đời.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 20 trang 75

Câu 1

Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng Sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội?

Gợi ý đáp án

– Thuận lợi:

+ Đất phù sa sông Hồng màu mỡ.

+ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

+ Tài nguyên nước dồi dào, thuận lợi cung cấp nước cho tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt

+ Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể là các mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

+ Tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng và đáng bắt thủy sản, du lịch,…

– Khó khăn:

+ Diện tích đất lầy thụt, đất mặn đất phèn cần được cải tạo.

+ Rìa đồng bằng một số nơi đất đã bạc màu.

+ Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,..

Câu 2

Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?

Gợi ý đáp án

– Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.

– Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng.

– Địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.

– Nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.

Câu 3

Dựa vào hảng số liệu trang 75 SGK, vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước (ha/người). Nhận xét.

Gợi ý đáp án

– Xử lí số liệu:

Bình quân đất nông nghiệp đầu người ở đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002.

Ha/người
Cả nước0,12
Đồng bằng sông Hồng0,05

– Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002 (ha/người).

– Nhận xét: bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng rất nhỏ so với cả nước (chỉ bằng 1/2 mức của cả nước).

See more articles in the category: TIN TỨC
READ  Giáo án văn 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (đầy đủ cả năm)

Leave a Reply