CPTPP là gì? Những cơ hội và thách thức khi tham gia CPTPP

Or you want a quick look: CPTPP là gì?

Định nghĩa CPTPP là gì? Cụm từ này chắc hẳn không quá xa lạ với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Cùng tham khảo bài viết của GiaiNgo để hiểu hơn CPTPP là gì và những cơ hội & thách thức đặt ra khi tham gia CPTPP là gì nhé!

CPTPP là gì?

Bạn có biết CPTPP là gì không? Theo bạn, CPTPP là viết tắt của từ gì? Nếu bạn chưa có câu trả lời hoặc chưa chắc chắn về đáp án của mình, hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của GiaiNgo nhé!

CPTPP là gì? CPTPP là viết tắt của từ gì?

CPTPP là hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Đây là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

CPTPP là viết tắt của Comprehensive and Progressive Agreement for Trans – Pacific Partnership Agreement. Hiệp định này ra đời là kết quả quá trình nỗ lực của tất cả thành viên TPP, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.

cptpp la gi

CPTPP gồm những nước nào?

Hiện nay, hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP gồm có 11 nước thành viên, cụ thể là Australia, Brunei, Canada, Chile, mexico, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam.

Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Đây được xem là một bước tiến quan trọng đối với Việt Nam sau một thời gian dài đàm phán.

Những thông tin trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hiệp định CPTPP là gì và những thành viên của hiệp định này rồi phải không nào!

Quá trình hình thành CPTPP

Quá trình hình thành hiệp định CPTPP diễn ra như thế nào? Cùng GiaiNgo tìm hiểu kĩ hơn nhé!

READ  Diễn biến, Tính chất, Kết quả và Ý nghĩa

Lúc mới thành lập, hiệp định TPP có chỉ có 4 quốc gia tham gia, gồm: Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Vì vậy, hiệp định này lúc đầu được gọi tắt là P4.

Ngày 22/09/2008, Hoa Kỳ tuyên bố việc tham gia nhưng chỉ đồng ý đàm phán theo hiệp định mới (không theo khuôn khổ của P4 cũ). Lúc này, hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ra đời, gọi tắt là TPP. Sau Hoa Kỳ là sự tham gia của Australia và Peru.

Năm 2009, Việt Nam tham gia với tư cách là quan sát viên đặc biệt. Ngày 13 – 14/11/2010, nhân Hội nghị Cấp cao Apec tổ chức tại thành phố Yokohama (Nhật Bản) và sau 3 lần đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia hiệp định TPP.

Sau đó, TPP tiếp nhận thêm Malaysia, Mexico và số lượng thành viên lên đến 12 quốc gia.

cptpp la gi

 

Tháng 10/2015, các nước TPP đã kết thúc toàn bộ nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Alanta (Hoa Kỳ). Ngày 04/02/2016, Bộ trưởng của 12 quốc gia đã tham dự lễ ký để xác nhận lời văn hiệp định TPP tại Auckland (New zealand).

Sau sự kiện Hoa Kỳ đột ngột rút khỏi hiệp định TPP, các nước TPP còn lại đã tích cực trao đổi để thống nhất hướng xử lý đối với hiệp định TPP trong bối cảnh mới. Tháng 11/2017, tại Đà Nẵng (Việt Nam), 11 quốc gia thành viên của TPP đã chính thức đổi hiệp định TPP thành CPTPP với những nội dung cốt lõi.

Ngày 08/03/2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia hiệp định CPTPP đã chính thức ký kết hiệp định CPTPP tại Santiago (Chile).

Nội dung chính của hiệp định CPTPP là gì?

Hiệp định CPTPP bao gồm những nội dung chính nào? Câu trả lời sẽ được GiaiNgo mách nhỏ bên dưới nhé!

Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục. Hiệp định CPTPP cơ bản vẫn giữ nguyên các cam kết chính của hiệp định TPP trước. Đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường nhưng cho phép các nước tạm hoãn thực thi khoảng 20 nghĩa vụ để đảm bảo cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Mỹ rút khỏi TPP.

READ  Phó Trưởng Phòng Tiếng Anh Là Gì ? Tìm Hiểu Thêm Về Phó Phòng Kế Toán vuidulich.vn

cptpp la gi

20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm: 11 nghĩa vụ liên quan đến chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến chương Mua sắm chính phủ, 7 nghĩa vụ còn lại liên quan đến chương Quản lí hải quan, Tạo thuận lợi thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng).

Sự khác nhau giữa TPP và CPTPP là gì?

TPP là gì?

Sau khi đã tìm hiểu CPTPP là gì, vậy bạn có tìm ra đâu là sự khác nhau giữa 2 hiệp định TPP và CPTPP không?

TPP là viết tắt của Trans-Pacific Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương). TPP là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Sự khác nhau giữa TPP và CPTPP là gì?

Dưới đây là sự khác nhau giữa TPP và CPTPP:

  • Tên gọi: TPP cũ có tên đầy đủ là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Trong khi đó, hiệp định CPTPP bổ sung 2 từ “Toàn diện” và “Tiến bộ” vào tên gọi chính thức. Sự bổ sung này thể hiện tính đồng thuận cao trong nội bộ các quốc gia đàm phán, khẳng định tầm vóc, chất lượng và ý nghĩa của CPTPP.
  • Số lượng thành viên: Số lượng thành viên trong hiệp định CPTPP là 11 quốc gia, với quy mô kinh tế chiếm khoảng 13,5% GDP và 15,2% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu. Con số này vẫn thấp hơn khá nhiều so với quy mô của TPP khi có Mỹ (32,8% GDP và 26,5% kim ngạch thương mại toàn cầu).
  • CPTPP có khoảng 20 nội dung bị tạm hoãn so với TPP cũ, chủ yếu là các cam kết cứng rắn về sở hữu trí tuệ mà Mỹ là quốc gia đề xuất trước đây.

Sự khác biệt này chỉ ra, CPTPP là một hiệp định tương đối toàn diện, tiến bộ, tính tiêu chuẩn cao nhưng lại rất mở.

Cơ hội khi tham gia CPTPP là gì?

Với một hiệp định tiến bộ và phát triển như CPTPP thì chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các quốc gia thành viên. Vậy, đối với Việt Nam, cơ hội khi tham gia CPTPP là gì?

READ  Kịch bản chương trình kết nạp đảng viên mới nhất năm 2021

CPTPP giúp Việt Nam đa dạng hóa quan hệ kinh tế – thương mại, đặc biệt là đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực cụ thể.

Hiệp định CPTPP được xem tín hiệu đáng mừng đối với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước khác sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan ở mức cao.

cptpp la gi

Đây cũng là Hiệp định tạo nền tảng để có thêm nhiều nước sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ cho Việt Nam. Với việc thiết lập quan hệ thương mại tự do với một số nước Bắc Mỹ, Việt Nam có cơ hội rất lớn để tránh được các biện pháp bảo hộ mang tính phân biệt đối xử nhắm vào các nền kinh tế phi thị trường.

Những thách thức khi tham gia CPTPP là gì?

Cùng với những cơ hội đặt ra thì việc tham gia CPTPP cũng mang lại nhiều thách thức cho Việt Nam.

Thứ nhất, sức ép cạnh tranh là vấn đề đầu tiên đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây được thử thách lớn cho các doanh nghiệp yếu kém và có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu. Tuy nhiên, việc cạnh tranh cũng mang lại động lực lớn cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới và sáng tạo.

cptpp la gi

Thứ hai, việc tham gia CPTPP đòi hỏi Việt Nam cần cải cách nhiều thể chế và một số quy định liên quan. Cụ thể, Việt Nam cần sửa đổi các quy định pháp luật về kinh doanh thương mại, đầu tư,…. Đây không phải là công việc đơn giản, đòi hỏi nỗ lực to lớn của cơ quan quản lý nhà nước.

Bài viết này cung cấp cho bạn đọc thông tin về CPTPP là gì và các nội dung chính của hiệp định CPTPP. Hi vọng các bạn độc giả sẽ tiếp tục ủng hộ những bài viết tiếp theo của GiaiNgo nhé!

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply