Chùa Non Nước Đà Nẵng – Địa điểm du lịch linh thiêng không thể bỏ qua

Or you want a quick look: 1. Chùa non nước Đà Nẵng ở đâu?

1. Chùa non nước Đà Nẵng ở đâu?

Chùa non nước đà nẵng thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Nơi đây nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển. Chùa non nước Đà Nẵng còn được gọi là chùa non nước Ngũ Hành Sơn.

Chùa non nước Đà Nẵng
Chùa non nước Đà Nẵng nằm trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển. Ảnh Internet

Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi: Thủy Sơn, Mộc Sơn ở phía đông và Thổ Sơn, Hỏa Sơn, Kim Sơn ở phía Tây nằm trải dài đến 2km, rộng 800m. Từ trên đỉnh núi, du khách có thể bao quát được toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Những cánh đồng lúa trải dài mênh mông được ôm lượn bởi dòng sông Trường Giang và Cẩm Lệ.

Ngày 22 tháng 3 năm 1990, khu danh thắng này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

2. Thời gian mở cửa và giá vé vào cổng

  • Giờ mở cửa: 6h30 - 17h30
  • Giá vé tham quan: 15.000 đồng/vé
  • Giá vé học sinh, sinh viên: 5.000 đồng/vé
  • Giá vé hướng dẫn viên: 25.000 đồng/lượt
Chùa non nước Đà Nẵng mở cửa
Giá vé mở cửa vào quần thể chùa non nước Đà Nẵng rất rẻ. Ảnh Internet

3. Phương thức di chuyển

3.1. Đi bộ vãn cảnh

Để đến với chùa non nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, các bạn có thể đi xe buýt tuyến Đà Nẵng - Hội An. Hoặc có thể đi bằng, ô tô, xe máy với thời gian di chuyển trong khoảng 15 phút.

Chùa non nước Đà Nẵng vãn cảnh
Cảnh sắc chùa non nước Đà Nẵng. Ảnh Internet

Khi vào khu vực Ngũ Hành Sơn, du khách có thể đi bộ vừa thư giãn vừa ngắm cảnh. Thiên nhiên hai bên đường vô cùng hữu tình, các bạn có thể thả hồn mình vào vạn vật và quên hết mọi muộn phiền. Đặc biệt, cảnh sắc sơn thủy đặt cạnh nhau tạo thành một bức tranh hùng vỹ.

3.2. Sử dụng thang máy ngắm chùa non nước Đà Nẵng

Ngoài ra, thời gian gần đây, ban quản lý di tích Ngũ Hành Sơn đã khai trương hệ thống thang máy với chiều cao 43 m. Thang máy có bề rộng đủ cho 2 cabin hoạt động lên xuống với sức tải 1,35 tấn, với tốc độ 1,75 m/s. Với thiết kế lồng thang hình bán nguyệt và được bao bọc bằng kính trong suốt, du khách có thể vừa di chuyển lên núi vừa ngắm được khung cảnh hai bên đường đi.

READ  Hướng Dẫn Cách Chế Đồ Chơi Cho Hamster, Tự Làm Đồ Chơi Cho Hamster Cực Đơn Giản - vuidulich.vn
thang máy
Thiết kế lồng thang hình bán nguyệt và được bao bọc bằng kính trong suốt. Ảnh Internet

Thang máy này hoạt động vô cùng an toàn và hiệu quả, rất phù hợp với gia đình có người già và trẻ nhỏ. Mỗi lượt thang máy ở Ngũ Hành Sơn có thể đưa được 20 khách. Bên cạnh có một cầu thang bộ thoát hiểm.

  • Giá vé đi thang máy tham quan du lịch tại ngọn Thủy Sơn là 30.000 đồng vé hai chiều

4. Lịch sử chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Chùa chùa non nước Đà Nẵng được xây dựng năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Đây là một ngôi cổ tự nằm trên ngọn Thủy Sơn, ngọn núi lớn nhất của Ngũ Hành Sơn. Qua nhiều lần trùng tu, chùa trải qua thời gian từ cái tên am Dưỡng Chân được dựng vào khoảng năm 1740-1786 (vào thời Vua Lê Hiển Tông) đến Dưỡng Chân đường. Sau đó, chùa Ứng Chân từ tranh tre thành gạch ngói đến sau này khi đổi tên là Linh Ứng. Ngày nay, ngôi chùa này đã trở thành một địa chỉ tâm linh quen thuộc và quan trọng của người dân địa phương và các khu vực lân cận.

tổng thể
Ngôi chùa này đã trở thành một địa chỉ tâm linh quen thuộc. Ảnh Internet

4.1. Buổi sơ khai của chùa non nước Đà Nẵng

Lịch sử ghi lại, chùa Linh Ứng Non Nước Đà Nẵng được xây dựng bởi một vị tiền hiền hiệu là Quang Chánh, thế danh Bửu Đài. Ông là người thuộc làng Khái Đông, thuộc phường Hòa Hài, quận Ngũ Hành Sơn ngày nay. Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII, vị này đến động Tàng Chơn ở ẩn và tu hành và lập ra một thảo am trước động gọi là Dưỡng Chơn Am.

chùa linh ứng
chùa Linh Ứng Non Nước Đà Nẵng được xây dựng bởi một vị tiền hiền. Ảnh Internet

Thời gian sau, ông tiến hành tu sửa thành chùa và đổi tên thành Dưỡng Chơn Đường. Vua Gia Long trong ột lần ngự du đến Ngũ Hành Sơn đã ghé thăm Dưỡng Chơn Đường. Nhà vua cho xây lại quy mô hơn và đổi tên thành Ngự chế Ứng Chơn Tự.

4.2. Dưới thời Minh Mạng

Đến thời vua Minh Mạng, vào năm 1825, chùa được xây dựng lại bằng gạch ngói khang trang hơn, được sắc phong Quốc Tự và đổi tên thành Ứng Chơn Tự. Nhà vua còn cho xây dựng thêm hai con đường bậc cấp dẫn lên núi. Trong đó, đường ở cổng phía Tây dẫn lên chùa Tam Thai với 156 bậc cấp. Cùng với đó là 108 bậc cấp dẫn lên chùa Ứng Chơn ở cổng phía Đông. Hai con đường này vẫn còn được giữ gìn cho đến ngày nay. Ngày nay, du khách lên núi Thủy Sơn đều leo lên theo cổng phía Tây và đi xuống ở cổng phía Đông.

READ  Thuyết minh về làng lụa Vạn Phúc bằng tiếng Anh - Sự Nghiệp Học
minh mạng
Chùa được xây dựng lại bằng gạch ngói khang trang hơn dưới thời Minh Mạng. Ảnh Internet

4.3. Dưới đời vua Thành Thái

Đến đời vua Thành Thái, ngài đã đổi từ “Chơn” thành Linh Ứng Tự vào năm 1891 trong một lần ngự giá đến Ngũ Hành Sơn viếng chùa và tổ chức trai đàn cầu Quốc thái dân an. Nguyên nhân vua đổi tên là từ “Chơn” phạm húy đến một vị vua triều Nguyễn (là vua Dục Đức cha của mình). Và tên Linh Ứng đã được lưu lại cho đến ngày nay.

thành thái
Tên Linh Ứng có từ thời vua Thành Thái. Ảnh Internet

4.4. Ngày nay

Chùa đã trải qua hơn 3 thế kỷ tồn tại và cũng bị hư hỏng do chiến tranh và thiên tai. Các nhà sư tại chùa bảo quản vô cùng cẩn thận. Do đó, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo ban đầu. Hai bảng vàng do vua Minh Mạng và vua Thành Thái sắc phong là Ngự chế Ứng Chơn Tự Minh Mạng lục niên (phong Quốc Tự năm Minh Mạng thứ 6- năm 1825) và Cải chế Linh Ứng Tự Thành Thái tam niên (đổi tên thành Chùa Linh Ứng năm Thành Thái thứ 3 - 1891) vẫn còn nguyên vẹn.

Chùa non nước Đà Nẵng ngày nay
Chùa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo ban đầu. Ảnh Internet

5. Kiến trúc chùa Linh Ứng Non Nước Đà Nẵng

5.1. Kiến trúc bên ngoài

Chùa Linh Ứng non nước Đà Nẵng mang giá trị lịch sử rất lớn. Chùa nổi bật với kiểu kiến trúc hình chữ Nhất. Đặc biệt, trong khuôn viên có một bức tượng Phật trắng muốt đặt trong khuôn viên. Tượng phật có chiều cao 10m trong tư thế ngồi tựa lưng vào núi và hướng mặt về phía chùa. Điểm này tương tự với Cũng như hai ngôi chùa cùng mang tên Linh Ứng trên địa bàn thành phố là chùa Linh Ứng Bãi Bụt Đà Nẵng và chùa Linh Ứng Bà Nà Đà Nẵng.

Chùa non nước Đà Nẵng phật trắng
Bức tượng Phật trắng muốt đặt trong khuôn viên. Ảnh Internet

5.2. Khu chánh điện chùa non nước Đà Nẵng

Không gian chánh điện vô cùng ấn tượng với bức tượng Phật Thích Ca uy nghiêm ở giữa. Du khách còn có thể chiêm bái tượng Phật Di Lặc ở bên phải và bên trái là Phật A Di Đà, trong đạo Phật được gọi là Tam Thế Phật. Gian giữa còn có tượng Bồ Tát là Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn thù. Hai gian bên của chánh điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Chùa non nước Đà Nẵng chánh điện
Không gian chánh điện vô cùng ấn tượng với bức tượng Phật Thích Ca uy nghiêm. Ảnh Internet

Chính điện của nhà chùa được trùng tu, xây dựng bề thế, uy nghi hơn vào năm 1993. Công trình sửa chữa bao gồmnhà tổ, giảng đường, nhà thiền, nhà trù và nhà khách.

5.3. Tháp Xá Lợi

Năm 1997, chùa bắt đầu khởi công xây dựng một tháp Xá Lợi cao 28m, gồm 7 tầng. Bên trong tháp có thờ gần 200 tượng Phật, Bồ Tát, La Hán. Tầng 7 của Tháp Xá Lợi thờ Xá lợi Phật và 7 vị Phật truyền đăng.Tính đến thời điểm hiện tại, đây là tháp xá lợi thờ nhiều pho tượng bằng đá nhất Việt Nam.

READ  Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu bài tả cảnh đẹp ở Sa Pa nhà văn Nguyễn Phan Hách - Tả cảnh đẹp Sapa (dàn ý - 3 mẫu)
Chùa non nước Đà Nẵng xá lợi
Tháp xá lợi thờ nhiều pho tượng bằng đá nhất Việt Nam. Ảnh Internet

6. Chùa Tam Thai trong quần thể Chùa non nước Đà Nẵng

6.1. Lịch sử hình thành Chùa Tam Thai

Chùa Tam Thai được xem là ngôi chùa cổ nhất ở Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1630 lấy tên là Tam Thai Tự. Sau đó chùa bị hư hại hoàn toàn dưới thời Tây Sơn. Đến năm 1825 dưới thời vua Minh Mạng, chùa đã được xây dựng lại và trùng tu. Sang thời nhà Nguyễn, Tam Thai Tự được sắc chỉ là Quốc Tự. Đến nay, diện mạo của chùa đã thay đổi khá nhiều so với buổi sơ khai do quá trình trùng tu, sửa chữa từ năm 1907 đến 1995. Năm 1927, chùa đã được đúc 3 quả chuông và 9 pho tượng lớn.

chùa tam thai
Chùa Tam Thai được xem là ngôi chùa cổ nhất ở Đà Nẵng. Ảnh Internet

Hiện, tại chùa vẫn còn lưu giữ được tấm biển Tam Thai Tự và tấm kim bài hình trái tim lửa khắc theo ngự bút của vua Minh Mạng với nội dung ca ngợi Phật pháp vô lượng từ bi phổ độ chúng sinh…

6.2. Kiến trúc của chùa cổ nhất quần thể Chùa non nước Đà Nẵng

Chùa Tam Thai được xây dựng theo hình chữ Vương. Các đường nét được chạm khắc vô cùng tinh xảo và có nhiều giá trị nghệ thuật. Theo đánh giá của các nhà lịch sử, chùa Tam Thai mang đậm nét lối kiến trúc của Triều Nguyễn. Chùa có 3 tầng gồm Thượng Thai, Trung Thai và Hạ Thai. Thượng Thai là tầng thứ nhất. Trung Thai là tầng thứ 2 về phía Nam. Hạ Thai nằm ở phía Đông thuộc tầng thứ ba. Kiến trúc chùa Tam Thai gồm có Cổng Tam Quan, chùa chính, khu vực hành cung nhà thờ tổ và các công trình nghệ thuật khác..

Chùa non nước Đà Nẵng kiến trúc
Chùa Tam Thai được xây dựng theo hình chữ Vương. Ảnh Internet

Chùa được xây bằng gạch, quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa Tam Thai có một khoảng sân rộng. Ngoài ra còn có cây cao tỏa bóng mát khắp mặt sân. Lối kiến trúc cổ thời Nguyễn vô cùng rõ rệt với các cột đều trang trí rồng - phụng, mái ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Hai bên vách Tiền đường tạc phù điêu Tả Phù và Hữu Bật - là hai vị thần canh giữ chùa. Chính điện chùa thờ Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí.

chùa tam thai đặc biệt
Cổng Tam quan mang vẻ đẹp cổ kính với kiểu lầu chuông lợp mái. Ảnh Internet

Trên đây là tổng hợp những nét độc đáo của địa điểm du lịch tâm linh chùa non nước Đà Nẵng. Với lối kiến trúc cổ kính độc đáo, nơi đây vẫn là điểm đến du khách không thể bỏ qua khi khám phá thành phố đáng sống của Việt Nam. Nếu có dịp du lịch Đà Nẵng bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này nhé!

Mai Nguyễn tổng hợp

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply