Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè

Or you want a quick look:

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi để thấy một tài năng nghệ thuật kiệt xuất trong hồn thơ mang phong cách riêng biệt. Tiếng thơ trong Cảnh ngày hè chính là nỗi lòng của thi nhân, một người nghệ sĩ yêu thiên nhiên và cuộc sống, khát khao về một cuộc sống thái bình an nhiên cho nhân dân. Trái tim ấy luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân cho nước, mong ước cho người dân có cuộc sống no đủ, sum vầy và hạnh phúc. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi trong nội dung bài viết sau. 

Mở bài 1: Vua Lê Thánh Tông từng nhận xét về Nguyễn Trãi “tấm lòng sáng tựa sao Khuê” để thấy trái tim của Ức Trai luôn nặng lòng với đất nước. Nhà thơ kiệt xuất ấy của dân tộc không chỉ là một danh nhân văn hóa thế giới mà còn là người có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. “Cảnh ngày hè” nằm trong chùm thơ 61 bài Bảo kính cảnh giới. Tác phẩm viết về khung cảnh chốn làng quê yên bình khi ông rời bỏ nơi thị phi xô bồ để trở về với quê hương nơi mình sinh ra, cảm nhận sự thanh tịnh qua những hình ảnh dung dị, thân thuộc và mộc mạc. Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè chính là bức tranh làng quê qua lăng kính của Nguyễn Trãi thần đẹp và có hồn. 

Mở bài 2: Thiên nhiên bốn mùa luôn là bức tranh tươi đẹp. Mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng. Mùa xuân là lúc đất trời nở hoa còn mùa thu là bước chuyển giao từ sự sinh sôi rực rỡ đến sự héo tàn, mùa đông thì cảnh vật chìm vào giá băng. Tuy trong ba mùa, mùa hè ít được xuất hiện nhất trong thơ văn. Nhưng khung cảnh thiên nhiên mùa hè ấy lại được hiện lên một cách đầy sinh động trong những vần thơ của Nguyễn Trãi.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng Ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Nội dung chính bài viết

Đôi nét chính về Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè 

Để hiểu hơn về nội dung và tư tưởng của tác phẩm, trước khi phân tích và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, bạn cần nắm được sơ nét về tác giả cùng tác phẩm.

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi 

Nguyễn Trãi là một nhà thơ một nhà quân sự chính trị lỗi lạc của đất nước. Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở tỉnh Hải Dương. Ông đã từng cùng cha là Nguyễn Phi Khanh thi đỗ và ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Nhưng khi giặc Minh xâm lược, nhà Minh thất thủ, cha ông bị bắt giải sang Trung Quốc. 

Nhớ lời cha dặn ông quyết tâm đi tìm minh chủ phò tá để phục hưng nước nhà. Cuối cùng ông đã tìm gặp được người có cùng chí hướng đó là Lê Lợi. Kể từ ngày gặp Lê Lợi ông đã dốc hết tâm sức cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trở thành khai quốc công thần cho triều Hậu Lê. 

Nhưng nhắc đến Nguyễn Trãi không chỉ nhắc đến sự nghiệp chính trị vĩ đại mà còn phải nhắc đến sự nghiệp văn học đồ sộ. Từ những tác phẩm mang đậm sức chiến đấu như Quân trung từ mệnh tập đến những tác phẩm trữ tình nhẹ nhàng đậm chất thơ văn, Nguyễn Trãi đều để lại dấu ấn cho người đọc. 

Với ông, thiên nhiên là người bạn thân cố tri cùng ông san sẻ mọi nỗi buồn. Trong quan hệ với thiên nhiên, ông không phải là một vị quan với chiến công vang dội mà ông chỉ là một người bình thường, một khách thơ.

Tìm hiểu tác phẩm Cảnh ngày hè 

Cảnh ngày hè được trích từ Quốc âm thi tập. Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm được chia làm bốn phần là vô đề, môn thì lệnh, môn hoa mộc, môn cầm thú. Đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Nguyễn Trãi. 

Nhờ có ông và nhờ có tập thơ này đã tạo nền móng cho việc sử dụng chữ Nôm để sáng tác thơ văn – vốn chỉ dùng chữ Hán. Tập thơ đã đánh dấu được vai trò của chữ Nôm đối với nền văn học. Bởi đọc thơ Nôm của Nguyễn Trãi tuy giản dị mộc mạc nhưng lại uyển chuyển tinh tế nhẹ nhàng gieo lại nhiều cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc. Và bài thơ Cảnh ngày hè cũng là một bài thơ như thế. 

Bài thơ được đánh số là bài 43 trong mục Bảo kính cảnh giới – Gương báu răn mình (bao gồm tổng 61 bài). Tác phẩm đã khắc họa một khung cảnh thiên nhiên bình dị nhưng tràn đầy sức sống nơi thôn quê yên bình. 

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Khung cảnh thiên nhiên cùng tâm thế người thi nhân, bức tranh cảnh vật cũng như cuộc sống là những nét chính cần tìm hiểu khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè. 

Tâm thế ngắm cảnh thiên nhiên của người thi nhân

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi đã nói về một hoàn cảnh nhàn rỗi đặc biệt:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Nhịp thơ 1-2-3 với ngắt nhịp tự do cùng cách kể tự nhiên và thoải mái như lời nói hằng ngày đã cho thấy tâm thế ngắm cảnh của thi nhân. Khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy “rồi” ở đây thể hiện sự rảnh rỗi, nhàn hạ. “Hóng mát thuở ngày trường” thể hiện một hoạt động thư thái, nhàn tản và cũng không kém phần tao nhã. Tâm thế của người thi nhân hiện lên một cách thư thái, an nhàn, thảnh thơi. Với tâm thế ấy thì bức tranh thiên nhiên nơi làng quê cũng hiện lên hòa hợp với tâm hồn của con người.

Trạng thái nhàn rỗi không vướng bận này là một trạng thái bình thường với mọi người như với một người luôn nặng lòng với đất nước như Nguyễn Trãi, con người mà “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, thì đây là một trạng thái bất thường. Gắn với hoàn cảnh lịch sử đây là lúc Nguyễn Trãi không được triều đình trọng dụng nên cáo lão lui về ở ẩn để giữ khí tiết. Đây là một nét buồn trong sự nghiệp của ông, vì ông còn mong muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước…

Nhưng nghĩ ở một góc độ khác đây lại là một cơ hội hiếm hoi cho ông sống cho bản thân mình. Nên đây là lúc để ông gạt bỏ hết mọi bộn bề lo toan mà tận hưởng những phút thanh nhàn hiếm hoi trong suốt cuộc đời của ông. Chính vì vậy, trong hoàn cảnh đó ông không buồn mà lại tận dụng nó dùng nó để “hóng mát”, chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên. 

Cách kết hợp ngày trường khiến cho ta có cảm giác thời gian đang kéo dài ra đến bất lực chán chường. Nhưng trong khoảng thời gian ngày dài đằng đẵng ấy ông đã có thiên nhiên cùng bầu bạn, cùng chia sẻ nhau khoảng thời gian ấy. Cách ngắt nhịp 1/2/3 là một sự phá luật của Nguyễn Trãi trước cách ngắt nhịp cổ điển chẵn trước lẻ sau của thơ ca trung đại. Từ đó gợi ta cho liên tưởng về hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ từng bước từng bước đi dạo ngoài hiên làm bạn với cây cỏ thiên nhiên. 

Khi phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy đó được xem là một phong thái ung dung tự tại, thoát tục dường như không có gì có thể trói buộc hay làm vẩn đục tâm hồn thanh cao này. 

Bức tranh cảnh vật trong bài Cảnh ngày hè của tác giả

Thiên nhiên với nét phác thảo xanh đầu tiên

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”

Mỗi miền quê lại đặc trưng bởi những phong cảnh thiên nhiên riêng biệt. Đó có thể là hình ảnh của quán nước, là nét đẹp của gốc đa, sân đình, là cánh diều, là triền đê…. Nhưng khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy cây hòe hiện ra gợi cho ta ấn tượng về giấc mộng công danh như điển tích giấc mộng về cây hòe. Tuy vậy, cây hòe trong thơ của Nguyễn Trãi lại là một hình ảnh biểu trưng của mùa hè. Nguyễn Trãi đã từng sử dụng hình ảnh cây hòe để gợi tả sức sống mùa hè trong những ý thơ: 

“Mộng lành nảy nảy bởi hòe trồng

Một phát xuân qua một phát trông

Có thuở ngày hè trương tán lục

Đùn đùn bóng rợp cửa tam công”

Hiện lên trước mắt người đọc là hình ảnh hòe buông sắc lục đang bao trùm lên không gian và cảnh vật xung quanh. Đó là một màu xanh đặc trưng vốn có, và cũng chính màu xanh đó đã mở rộng không gian, tạo cảm giác thư thái giữa những ngày hè oi nồng. Nét phác họa đầu tiên của bức tranh mùa hè đó là màu xanh của cây hòe. Thiên nhiên trong thơ trung đại thường mang tính ước lệ như khi tả mùa xuân, Nguyễn Du chỉ phác họa bằng:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Hay khi tả mùa thu:

“Long lay đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”

Nhưng ở Nguyễn Trãi ông lại thiên về tả thực, tả sức sống được gợi ra từ cảnh vật. Chính vì vậy mà cây hòe của ông không mềm yếu mong manh cũng không phải là một ẩn ý biểu trưng cho đời người ngắn ngủi mông công danh. Sức sống của cây hòe dường như dồn lại ở từ láy “đùn đùn”. “Đùn đùn” là từ láy diễn tả sự dồn nén chực chờ để bung tỏa. Như Đỗ Phủ cũng từng dùng từ “đùn đùn” để gợi ra sự hùng vĩ của cảnh vật.

“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”

Và sau này, ta còn có Huy Cận với câu thơ:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè sẽ thấy “tán rợp giương” gợi tả hình ảnh về cây hòe xòe tán lá dường như bao phủ cả đất trời. Một màu xanh mát che phủ khắp cả không gian. Mùa hè thường oi bức nhưng với cái nền xanh tươi mát này ta lại không cảm thấy một chút oi bức nào.

Cây thạch lựu đang trổ dáng ngày hè

Trên khung nền xanh ấy, Nguyễn Trãi còn chấm phá thêm bởi những chấm đỏ như đang nở bung của cây thạch lựu. Đan xen giữa vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè chính là hình ảnh thạch lựu tô điểm thêm sắc đỏ trước hiên nhà.

“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy “thạch lựu hiên” nghĩa là cây thạch lựu bên hiên nhà. “Còn” chỉ trạng thái tiếp diễn. Sức sống ấy đã diễn ra vẫn đang diễn ra và sẽ còn tiếp tục diễn ra. Động từ “phun” được Nguyễn Trãi sử dụng thật đắc. Bởi phun đã diễn tả được sức mạnh mẽ tràn đầy bên trong cảnh vật, trào dâng không sao kìm nén được. Cũng nói về cây thạch lựu nhưng trong những dòng thơ của Nguyễn Du cây thạch lựu ấy không rực rỡ như của Nguyễn Trãi:

“Cuối trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Bởi ở bức tranh mùa hè của Nguyễn Du dường như đó là một mùa hè mới chớm. Và còn vì một lẽ là Nguyễn Du thiên về khắc bước đi của thời gian không chú trọng tả cảnh. Còn Nguyễn Trải thì chú trọng tả cảnh hơn và mùa hè trong sáng tác thơ của Nguyễn Trãi khi mọi vật đã rực rỡ rõ nét nhất, đặc trưng nhất của mùa hè.

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Sen hồng nở rộ và ngát thơm bên hiên nhà

Khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy không chỉ cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng đường nét và màu sắc mà Nguyễn Trãi còn cảm nhận bức tranh ấy bằng cả khứu giác.

“Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

“Hồng liên trì” chính là ao sen hồng. Điểm thêm vào bức tranh mùa hè ấy còn là màu hồng của sen. Ao sen nở rộ khiến cho mặt hồ dường chỉ có màu hồng của hoa sen mà thôi. Đây là một ấn tượng mạnh về thị giác. 

Ở đây, Nguyễn Trãi đã sử dụng tài tình phép đối. Đối với từ “còn” trong câu thơ “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” chính là từ “đã”. Đã mang ý nghĩa hoàn tất chỉn chu, quá trình ấy đã hoàn thành. “Tiễn” ở đây là từ cổ mang ý nghĩa hương sen đã ngát đã đầy. Mùi hương hoa sen thơm ngát phảng phất khắp nơi tràn ngập không gian một hương thơm nhẹ nhàng thanh khiết. 

Những gam màu nóng được kết hợp lại trên nền xanh tạo ra một hiệu ứng về thị giác đặc biệt, một bức tranh mùa hè dần hoàn chỉnh với những đường nét, màu sắc, hương thơm. Và điều đặc biệt đây chỉ là những hình ảnh dân dã quen thuộc trong cuộc sống bình thường, không mang tính ước lệ. Thế nhưng từ chính sự vật bình dị ấy đã bật lên một sức sống bất ngờ. 

Phải tinh tế lắm phải yêu thiên nhiên lắm nhà thơ mới có thể cảm nhận và phát hiện vẻ đẹp ẩn khuất đằng sau những sự vật bé nhỏ bình dị kia. Bình giảng vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy hình ảnh thiên nhiên bình dị đã tạo nên một nét rất riêng trong thơ của Nguyễn Trãi. Đó là những:

“Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ươm sen”

Hay những ý thơ: 

“Tả lòng thanh mùi núc nác

Vun đất ải lãnh mồng tơi”

Bức tranh cuộc sống với nhiều âm thanh trong Cảnh ngày hè 

Những âm thanh sinh động của cuộc sống làng quê

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy sau tâm thế ngắm phong cảnh chính là bức tranh cảnh vật và bức tranh về cuộc sống con người. Những câu thơ của Ức Trai khiến ta liên tưởng đến những miền quê nghèo với những khu chợ đông vui tấp nập. Nơi đó có những đứa trẻ líu ríu theo mẹ đi chợ, là hình ảnh những mẹ già lưng còng ngồi bên những mớ rau… 

Không chỉ cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng thị giác, khứu giác mà tác giả còn cảm nhận nó bằng thính giác.

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

“Lao xao” gợi lên âm thanh về sự hạnh phúc ấm no. Từ láy “dắng dỏi” là từ tượng thanh chỉ âm thanh rền rĩ, xôn xao của tiếng ve. Tiếng ve là một dấu hiệu quen thuộc của mùa hè. Nhưng ở tiếng ve này, ta bắt gặp điều gì đó rất giản đơn, rất mộc mạc. Dường như chính tiếng ve ấy khiến cho bầu trời cũng thay đổi. Tiếng ve cất ra để gọi buổi chiều “lầu tịch dương” – đây là một hình ảnh đẹp. 

Cảnh chiều tà tường gợi những cảm xúc bâng khuâng khó tả, đôi khi là sự tiếc nuối của con người trước cảnh ngày tàn, của những kiếp người nhỏ bé. Nhưng cảnh chiều tàn trong bài thơ của Nguyễn Trãi lại không mang màu sắc u ám bởi nó đã được tô điểm bởi âm thanh của tiếng ve. Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè sẽ thấy tiếng ve xao động ấy đã đánh thức mọi vật tạo một một nét đọng trong bức tranh tĩnh chiều tàn. Sau này, Tố Hữu cũng dùng âm thanh để diễn tả nhưng đó là âm thanh của tiếng tu hú…

Mong ước về hạnh phúc an yên cho nhân dân của tác giả 

Hình ảnh một miền quê an yên thanh bình như hiện lên đầy sinh động và có hồn qua những nét phác họa của Nguyễn Trãi. Nơi ấy không có loạn lạc chiến tranh, chỉ có những âm thanh chân thực từ cuộc sống ấm no, chỉ có những tiếng nói cười xen lẫn những tiếng ve khi chiều tà buông xuống. Vẻ đẹp ấy thật bình dị, mộc mạc mà đẹp hơn hết thảy. Chính những phút giây hòa mình với cuộc sống làng quê ấy mà tác giả có một khát khao không phải cho bản thân ông, mà cho chính nhân dân, cho đất nước và cũng là cho những con người nơi đây…

Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương”

Khi phân tích bài thơ Cảnh ngày hè cũng như cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy Nguyễn Trãi đã mong ước có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn để nhân dân mãi có những giây phút yên bình của một sống an lành hạnh phúc. Trong truyền thuyết, dưới thời vua Thuấn thái bình thịnh trị, nhân dân hưởng lạc an yên, luôn cất cao những cung đàn Nam Phong. Và cũng chính lúc này đây, Nguyễn Trãi mong cho nhân dân được hưởng hạnh phúc như thế. Đó cũng là mong muốn cả đời của ông, điều mà ông luôn nghĩ suy canh cánh trong lòng.

Đánh giá tác phẩm khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè 

Chỉ với vài nét chấm phá, Nguyễn Trãi đã hoàn thiện bức tranh mùa hè với đầy đủ thanh, sắc, hương. Đó là một mùa hè rực rỡ tràn đầy nhựa sống. Dù trong hoàn cảnh nào thi tấm lòng của ông hướng về thiên nhiên luôn là sự trân quý. Nên thiên nhiên tươi vui mà không bị nhuốm màu tâm trạng sầu bi của một kẻ sĩ sa cơ lỡ vận. 

Thành công của bài thơ không chỉ đến từ sự quan sát tinh tế của nhà thơ mà còn đến từ việc sử dụng thể thơ độc đáo thất ngôn xen lục ngôn. Chính việc sử dụng thể thơ cùng cách ngắt nhịp độc đáo như là một cách thức để ông Việt hóa thể thơ của Trung Hoa. Không sử dụng những hình ảnh khuôn sáo ước lệ mà thay vào đó những hình ảnh bình dị của cuộc sống. Thổi hồn vào từng sự vật khiến cho ta thấy tuy chỉ là những vật nhỏ bé nhưng vẫn tràn đầy nhựa sống, vẫn có thể truyền tải hết không khí của mùa hè của thiên nhiên đất trời.

Kết bài: Bài thơ đã một lần nữa chứng minh tài năng của Nguyễn Trãi. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên mùa hè bình dị. Tuy nói về khung cảnh thiên nhiên nhưng qua đó ta vẫn thấy hiện lên một con người thanh cao tự do tự tại chiêm ngưỡng bức tranh mùa hè tuyệt đẹp của tạo hóa. Qua việc cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta còn thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên, khát khao gắn bó với quê hương đất nước, một tâm hồn yêu đời, một tấm lòng luôn lo nghĩ cho nhân dân, luôn hướng về nhân dân. Đó chính là tấm lòng nhân đạo sâu sắc luôn đặt đất nước, nhân dân lên đầu dù đã ở tuổi xế chiều…

Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày hè

Để giúp bạn cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè một cách cụ thể và rõ nét, dưới đây DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn lập dàn ý của bài viết. 

Mở bài cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè 

  • Sơ nét chính về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè.
  • Tóm tắt nội dung cùng giá trị của tác phẩm.
  • Dẫn dắt vấn đề: cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

Thân bài cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè 

  • Khung cảnh thiên nhiên và tâm thế của người thi nhân.
  • Bức tranh cảnh vật và vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè.
    • Nét phác họa xanh xanh của những bông hòe.
    • Màu đỏ rực lửa của những cây thạch lựu.
    • Sắc hồng thanh mát và ngát thơm của những bông sen. 
  • Bức tranh cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè.
  • Những âm thanh chân thực đầy sinh động nơi cuộc sống làng quê yên bình.
  • Khát khao về cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc của Nguyễn Trãi với nhân dân. 
  • Khái quát về nghệ thuật của tác phẩm, nhận xét về cách sử dụng từ của nhà thơ. 

Kết bài cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè

  • Khẳng định tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi, khát khao giao hòa với thiên nhiên cảnh vật.
  • Nhấn mạnh tấm lòng của Nguyễn Trãi với quê hương đất nước => Đề cao trái tim yêu nước thương dân của ông. 
  • Bày tỏ những suy nghĩ khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè.

Có thể thấy, bằng tài năng cùng trái tim và nhiệt huyết của mình với nhân dân, với quê hương đất nước, Nguyễn Trãi đã thể hiện thành công mong ước về hạnh phúc ấm no và bình yên cho nhân dân qua những vần thơ tả cảnh ngày hè sinh động. Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè còn cho ta thấy tư tưởng của ông chính là bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu quê hương đất nước cùng với ước mong cống hiến cho tổ quốc. 

Như vậy, DINHNGHIA.COM.VN đã cùng bạn cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè. Mong rằng bạn đã có thêm những ý văn hay cho quá trình tìm hiểu cũng như cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè. Chúc bạn luôn học tốt!. Nếu thấy hay nhớ share nha!.

Xem thêm:

See more articles in the category: wiki
READ  Hương Dương Vợ Khá Bảnh Sinh Năm Bao Nhiều, Tiểu Sử Khá Bảnh: Khá Bảnh Là Ai

Leave a Reply