Cảm nhận và Phân tích ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Or you want a quick look:

Hiện thực đời sống qua lăng kính của người nghệ sĩ đã trở thành ngọn nguồn sáng tác của nghệ thuật. Cảm nhận hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã giúp chúng ta khắc họa thiên chức cao cả của văn chương chính là tấm gương phản ánh trung thực và khách quan về cuộc sống. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu và phân tích hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ, hình ảnh con phố nghèo, cảm nhận về nhân vật An, về ánh sáng và bóng tối cũng như giá trị nhân đạo của truyện ngắn hai đứa trẻ qua bài viết sau.

Nội dung chính bài viết

Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ

Thạch Lam là cây bút giàu xúc cảm với những trang văn mang đậm giá trị nhân đạo. Tác giả đã ghi lại những xúc cảm chân thành của mình trước những số phận hẩm hiu trong hoàn cảnh nghèo khổ.

Nhận xét về phong cách của Thạch Lam, nhà văn Nguyễn Tuân từng phát biểu “Xúc cảm của Thạch Lam thường nảy nở từ những chân thành với những con người thuộc tầng lớp nghèo khổ. Thạch Lam là cây bút quý mến cuộc sống và trân trọng sự sống của mọi người xung quanh…” Để hiểu rõ hơn về hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ, nội dung và nghệ thuật cũng như giá trị của tác phẩm, chúng ta cần nắm được các thông tin chính về tác giả và tác phẩm.

Đôi nét về nhà văn Thạch Lam

Hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ nói riêng, bức tranh phố huyện nghèo hay tâm trạng của các nhân vật nói chung đều là những xúc cảm trong quan điểm nghệ thuật hiện thực của nhà văn. Để hiểu rõ hơn chúng ta cần ghi nhớ một số thông tin về tác giả như sau:

  • Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi lại Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 và mất năm 1942.
  • Thạch Lam xuất thân trong gia đình có truyền thống văn chương. Sinh ra tại Hà Nội nhưng chủ yếu lớn lên ở quê ngoại thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
  • Ông được nhận xét là con người có cuộc sống bình dị và khiêm nhường, luôn trăn trở với hiện thực cuộc sống, để rồi những trang viết của ông là những cuộc đời lặng lẽ âm thầm, là giá trị nhân đạo sâu sắc bật lên bởi hiện thực đời thường.
  • Là một nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, những trang viết của Thạch Lam vô cùng giàu chất thơ. Truyện ngắn của ông thường không có cốt truyện, nhưng rất nhẹ nhàng giàu tâm trạng và tâm tình. Ông là cây bút xuất sắc của Tự lực văn đoàn.
  • Sáng tác của Thạch Lam chủ yếu thuộc thể loại truyện ngắn, tùy bút và tiểu thuyết, với những đề tài về cuộc sống lầm than, vất vả cơ cực đầy bế tắc.
  • Quan điểm nghệ thuật của ông là hiện thực dù lãng mạn vẫn phải gắn với hiện thực đời sống “Văn chương không phải là sự thoát ly hay sự quên, mà trái lại, nó là thứ khí giới thanh cao và đắc lực phục vụ hiện thực đời sống…”.
  • Một số tác phẩm điển hình cho phong cách sáng tác của Thạch Lam như truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943).

Truyện ngắn Hai đứa trẻ

Hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ là một chi tiết đặc sắc giúp làm nổi bật giá trị của tác phẩm. Để cảm nhận rõ hơn chi tiết này, một số thông tin dưới đây về Hai đứa trẻ người đọc cần quan tâm:

  • Tác phẩm được in trong tập Nắng trong vườn (1938), tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.
  • Tác phẩm Hai đứa trẻ như một bài thơ nhẹ nhàng đầy kí ức quê hương, đồng thời cũng là một lời thức tỉnh đối với kiếp người sống quẩn quoanh, mòn mỏi và đơn điệu…
  • Thạch Lam bày tỏ sự trân trọng với những ước mơ và mong mỏi nhỏ nhoi của những con người âm thầm nơi ga xép của những chuyến tàu.
  • “Hai đứa trẻ” được mệnh danh là truyện mà như không có truyện. Thiên truyện là toàn bộ những gì diễn ra nơi phố huyện nghèo xung quanh cuộc sống của chị em Liên vào một buổi chiều cuối hè.
  • Tác phẩm không có tình huống truyện, không có những cao trào thắt nút hay mở nút, nhưng khi tiếp xúc với truyện ngắn này, bất kì ai cũng bị ám ảnh day dứt.

Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ

Có thể nói, hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ là chi tiết nghệ thuật đắc sắc và đắt giá của tác phẩm. Chính bởi qua ngòi bút của Thạch Lam, hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ hiện lên mang đầy ánh sáng và bóng tối. Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về chi tiết này.

Lí do đợi tàu của người dân phố huyện

Hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ như một phần cuộc sống của người dân phố huyện. Có đường sắt, có sân ga và con tàu chạy theo lịch trình hằng đêm đón và trả khách. Chính vì thế đêm đêm, những người dân phố huyện vẫn đợi tàu về.

Với những người dân phố huyện

Trong sự khó khăn lầm than của cuộc sống, hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ mang đến nhiều ý nghĩa cho cuộc sống của những người dân nơi đây.

  • Họ chờ đợi tàu để bán hàng (gia đình bát hát sẩm, quán phở bác Siêu, hai mẹ con chị Tí…)
  • Để mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Đối với chị em Liên

Là nhân vật chính của tác phẩm, hình tượng chị em Liên hiện lên lẫn trong hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ. Những lí do chủ yếu mà hai chị em Liên đợi tàu có thể nhắc đến như:

  • Hai chị em Liên đợi tàu do lời mẹ dặn
  • Cũng vì lí do hoài niệm về những khoảng thời gian ở Hà Nội của cả nhà
  • Sự khát vọng về với cuộc sống tốt đẹp hơn, một cuộc sống không khổ cực
  • Khát vọng về một cuộc sống tươi sáng

Hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện

  • Tiếng kêu rít rất to, con người trên tàu ồn ào, rộn rã
  • Khi gần tới đèn đầu sẽ sáng rọi khắp nơi
  • Khi tàu đi qua thì chỉ còn lại bóng đêm mà thôi
  • Đoàn tàu hiện cuộc sống tươi đẹp và sáng sủa hơn.

Đây là một hình ảnh được dựng xây để thấy được một số khía cạnh khác nhau của đời sống hiện thực. Hình ảnh con tàu trong Hai đứa trẻ mang mơ ước của chị em Liên về một phố thị đầy phồn hoa, nơi không còn những tù túng, quẩn quanh như Cẩm Giàng.

Hình ảnh sự tàn lụi cuối ngày được mở ra đầu câu chuyện, khi tiếng trống thu không cất lên. Phố huyện nghèo như đón nhận những huyên náo vui nhộn cuối cùng của một ngày khi con tàu xuất hiện. Hình ảnh hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ hiện lên bừng lên trong chốc lát.

Thạch Lam đã sử dụng ngòi bút tài hoa của mình để khắc họa hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ với những chi tiết như anh đèn xanh lét của đèn ghi, tiếng còi xa lắm của xe lửa, tiếng dồn dập, tiếng xe rít, làn khói trắng với tiếng khách ồn ào huyên náo. Những âm thanh ấy mang lại hi vọng của nhiều người trong cuộc sống mưu sinh.

Từ hình tượng hai chị em Liên, đến gia đình bác Sẩm, quán phổ bác Siêu cho đến hai mẹ con chị Tí đợi tàu … tất cả họ đều mong ngóng sự xuất hiện của đoàn tàu. Với chị em Liên, hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ còn là những kí ức tuổi thơ. Có thể nói, chính sự xuất hiện của con tàu đã mang đến kí ức và niềm mơ ước.

Khi tàu đã về ga, An hỏi Liên “Tàu hôm nay không đông chị nhỉ?”Một câu hỏi tưởng như rất đỗi bình thường nhưng lại là khiến người đọc suy ngẫm rất nhiều. Hành khách ít đồng nghĩa với việc nhu cầu ít đi, cung cũng sẽ giảm, là nỗi trăn trở của những người bán hàng như bác Siêu, như gia đình hát Sẩm…

Vài ba quán cơm trước đây tấp nập sáng trưng ánh điện đến nửa đêm, nhưng giờ đây đều im lìm và đóng cửa. Vợ chồng bác Sẩm đã ngủ gục trên manh chiếu và mẹ con chị Tí thì đã về từ khi nào, chị em Liên cũng không bán thêm được xu nào. Ấy vậy nhưng ai cũng mong những chuyến tàu này, nó mang đến hy vọng, đem đến ánh sáng xua đi bóng tối của sự tù túng quẩn quanh.

Phân tích hình ảnh con phố huyện nghèo

Hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ cùng với hình ảnh con phố huyện nghèo trở thành những chi tiết đắt giá của thiên truyện. Một con phố huyện nghèo, đơn điệu đầy buổn tẻ. Con phố huyện khi con tàu đã đi qua thì chỉ còn lại “đêm khuya, tiếng trống cầm canh cùng tiếng chó cánh”.

Hình ảnh phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ còn hiện lên với sự héo úa, tiêu điều và cả sự tàn phai. Mọi thức ở con phố huyện nghèo này như chông chênh, không có sự sống. Phải chăng đây chính là hiện thực bấy giờ ở miền Bắc nước ta đã được Thạch Lam miêu tả thành công trong thiên truyện của mình.

hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ của nhà văn thạch lam Cảm nhận và Phân tích ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Cảm nhận về nhân vật An trong Hai đứa trẻ

Trong khi cảm nhận về hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ, người đọc cũng bắt gặp về nhân vật An hiện lên với những nét tính cách nổi bật. Cũng có những nét tương đồng với chị Liên, An là một cậu bé có tâm hồn nhạy cảm với trái tim trẻ thơ đầy yêu thương, nhiều khát khao mơ ước. Một số những nét đẹp trong tính cách và tâm hồn An như:

Tâm hồn trẻ thơ đầy tinh tế nhạy cảm

  • An nhận thức được những biến động rất khẽ của thời gian và không gian.
  • Cảm nhận tinh tế về sự thay đổi của phố huyện trước và trong khi đoàn tàu đến.
  • Nhận ra những ánh sáng cuối ngày, sự có mặt của ánh sáng làm nổi bật lên bóng tối.

Trái tim đầy yêu thương, cảm thông cho những kiếp người tù túng

  • Dù tuổi còn nhở, nhưng trái tim của An biết thương cảm cho những số phận bất hạnh. Biết thương chị Tí, thương gia đình bác Sẩm….
  • An cũng thương những người nghèo lom khom nhặt nhạnh sau buổi chợ.
  • Thông cảm và xót xa cho hình ảnh bà cụ Thị hơi điên.

Luôn mơ ước và hi vọng về tương lai tốt đẹp, tươi sáng

  • Gia cảnh đi xuống phải cùng chị Liên về vùng hẻo lánh, trông coi cửa hàng của mẹ và tối ngủ tại đó.
  • Tuy sớm giã từ những êm đềm của tuổi thơ, nhưng trong An luôn mong mỏi được chờ đợi và ngắm nhìn đoàn tàu

Phân tích tinh thần nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Bên cạnh hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ, tâm trạng của hai chị em Liên trong cảnh đợi tàu, thì việc phân tích tinh thần nhân đạo trong tác phẩm cũng được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Đây cũng là điểm sáng trong thiên truyện Hai đứa trẻ mà chúng ta cần lưu tâm qua một số ý như sau:

  • Thể hiện qua sự xót thương và tình cảm trìu mến của tác giả đối với những người dân phố nghèo. Thạch Lam bày tỏ sự cảm thông với hai chị em Liên, với gia đình bác Sẩm, với bác Siêu bán phở, với mẹ con chị Tí, với bà cụ Thi điên….
  • Sự phát hiện của nhà văn về những phẩm chất cao đẹp đáng trân trọng của những người lao động nghèo khổ. Họ chính là những con người cần cù với tâm hồn giàu yêu thương.
  • Sự trân trọng của Thạch Lam với những mong ước khát khao của người dân nghèo nơi phố huyện.

Trong truyện ngắn đầy xúc cảm này, nếu như hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ là điểm sáng về nghệ thuật thì tinh thần nhân đạo lại là điểm nhấn về nội dung giúp làm nổi bật lên một câu chuyện đượm buồm có giá trị thanh lọc tâm hồn mỗi người.

Những phân tích trên đây về hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ, về ánh sáng và bóng tối, về vẻ đẹp của nhân vật liên trong hai đứa trẻ đã giúp bạn có được những cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Dàn ý tâm trạng chờ tàu của chị em Liên, ánh sáng và bóng tối, hay dàn ý hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ sẽ là những chủ đề tiếp theo chúng ta cần phân tích.

Có thể thấy, Hai đứa trẻ là truyện ngắn đặc sắc và tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Thạch Lam – nhà văn tiêu biểu cho phong trào Tự lực văn đoàn. Tác phẩm không lôi cuốn bằng những tình tiến li kì cuốn hút với mở nút thắt nút, không có tình huống truyện, nhưng lại hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp hiện thực cuộc sống qua ngòi bút nhân đạo, bởi tâm hồn cao đẹp của những nhân vật trong truyện…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ, phục vụ hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân. Nếu có bất kì câu hỏi nào liên quan hay có thêm những đóng góp gì cho bài viết phân tích hình ảnh đoàn tàu trong hai đứa trẻ, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> Hình ảnh ánh sáng và bóng tối Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Ngữ Văn 11

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân 

Xem thêm >>> Phân tích hình ảnh bát cháo hành Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao

Xem thêm >>> Vũ trung tùy bút và Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ

See more articles in the category: wiki
READ  Lời Bài Hát Chẳng Còn Những Ngày Ấy Lyrics & MP3 Ca Sĩ Vinz Và Huy Hiếu

Leave a Reply