Chùa Ở Phú Quốc – 9 Ngôi Chùa Thiêng Và Nổi Tiếng Phú Quốc

Or you want a quick look: 1. Sùng Hưng Cổ Tự (Chùa Sùng Hưng)

Nhờ những ưu thế về vẻ đẹp tự nhiên, thiên nhiên đa dạng, ẩm thực đặc trưng và khí hậu thuận lợi quanh năm, Phú Quốc đã được kênh truyền hình quốc tế CNN bình chọn là Điểm đến du lịch tốt nhất Châu Á.

Bên cạnh những hoạt động vui chơi, tắm biển, lặn ngắm san hô thì bạn có thể dành thời gian đến thăm những địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Phú Quốc để tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống của cư dân vùng biển đảo.

Thông tin về 9 Ngôi Chùa Ở Phú Quốc Thiêng Liêng Nhất

1. Sùng Hưng Cổ Tự (Chùa Sùng Hưng)

Sùng Hưng Cổ Tự (Chùa Sùng Hưng)
Ảnh chùa ở phú quốc - Chùa Sùng Hưng

Địa chỉ: số 7 Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông, gần với Chợ Đêm Phú Quốc.

Chùa Sùng Hưng là ngôi chùa lâu đời nhất trên đảo Phú Quốc, được thành lập vào cuối thế kỷ XIX được xây dựng theo lối kiến trúc thường thấy trong dân gian, đó là “trước miếu, sau chùa”. Ngay chính diện là khoảng sân rộng và vườn tỳ ni.

Trong sân có tượng Quan Âm Nam Hải, kế sau là cột cờ. Bên trái có miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương, bên phải thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Hai bên chánh điện có thờ Thập Điện Diêm Vương và Ngũ Điện Diêm Vương. Chỉ đường

>>> Viếng thăm ngôi chùa lớn nhất ở Phú Quốc

2. Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc (Chùa Hộ Quốc)

Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc (Chùa Hộ Quốc)
Ảnh Chùa Hộ Quốc - Chùa ở phú quốc

Địa chỉ: ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ. Trên đường đến chùa, bạn sẽ đi qua cung đường rất đẹp uốn quanh theo các triền núi với những bãi biển thoai thoải trải dài hàng cây số.

Đây là ngôi chùa lớn nhất trên đảo Phú Quốc, được khởi công từ năm 2011 và chính thức khánh thành vào tháng 12/2012 sau 14 tháng thi công.

Chùa được xây dựng theo thế “Lưng tựa núi, mặt hướng biển” với kiến trúc mang đậm phong cách chùa chiền thời Lý - Trần, chạm trổ tinh xảo và đặc biệt, chùa được dựng hoàn toàn từ các cột “gỗ lim”, một loại gỗ quý và có giá trị cao.

Bước qua dãy tam cấp, bạn sẽ thấy Đại Hùng Bảo Điện uy nghi, hai bên Đại Hùng Bảo Điện là tháp chuông ở bên trái và tháp trống ở bên phải. Các công trình kiến trúc được thiết kế và sắp xếp hài hòa với nhau tạo thành một không gian tâm linh vô cùng uy nghi nhưng không kém phần trang nhã. Hướng dẫn đường đi

READ  Địa chỉ bán Giấy Decal Dán Kính tại Cầu Giấy giá rẻ nhất!

3. Hùng Long Tự (Chùa Sư Muôn)

Hùng Long Tự (Chùa Sư Muôn)

Địa chỉ: Ấp Suối Đá, xã Dương Tơ. Tọa lạc trên triền núi Điện Tiên, nằm trong địa phận của Rừng nguyên sinh Phú Quốc nên khung cảnh nơi đây vẫn giữ được nét hoang sơ, trầm tịch và trong lành.

Chùa Hùng Long được xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XX, theo lối kiến trúc dân gian truyền thống do Thiền sư Giai Minh, tên thật là Nguyễn Kim Môn (1892 - 1946), được người đời gọi là sư Muôn thành lập.

Sau này, người dân địa phương quen gọi là Chùa Sư Muôn để tưởng nhớ đến ông.

Cổng tam quan của chùa nằm ở chân núi, cách 800m. Để lên chùa, bạn phải leo lên 60 bậc đá tượng trưng cho một đời người ngấp nghé 60 năm.

Trước chùa có tượng Quan Âm tọa trên tòa sen, bên cạnh là một tảng đá to được điêu khắc thành hình ông Hổ nằm dưới gốc tre, phía sau chùa là tượng Phật Thích Ca, kế bên là cây kơ-nia đại thụ khoảng 200 tuổi.

4. Hưng Quốc Tự (Chùa Phước Thiện)

Hưng Quốc Tự (Chùa Phước Thiện)

Địa chỉ: 81 Nguyễn Trung Trực, thị trấn Dương Đông. Chùa năm trên mặt tiền trục đường chính, nên rất dễ tìm, được nhiều tín đồ phật tử thường xuyên lui tới.

Hưng Quốc Tự còn được gọi là Chùa Phước Thiện, theo trường phái Tịnh Độ Cư Sĩ do ông Út Búp và các sư huynh đệ đồng môn lập nên vào năm 1952, dưới sự cho phép của Đức tông sư Nguyễn Minh Trí.

5. Đình Nguyễn Trung Trực

Đình Nguyễn Trung Trực
Anh chua o phu quoc

Địa chỉ: Mũi Gành Dầu, xã Gành Dầu, cách Bãi Dài 1km.

Tháng 8/1868, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân rút ra đảo Phú Quốc, lập căn cứ tại vùng rừng ở xã Cửa Cạn tính kế sách chống giặc lâu dài. Đến tháng 9/1868, ông bị quân Pháp bắt được và giải về Sài Gòn hành quyết.

Trước khi chết, Nguyễn Trung Trực đã để lại câu bất hủ:“Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Để tỏ lòng tôn kính vị thủ lĩnh kiên cường của phong trào khởi nghĩa chống Pháp, người dân Phú Quốc đã dựng đền thờ để tưởng nhớ ông.

Đền có kiến trúc theo lối chữ “tam” gồm một chính điện rộng rãi cùng hai dãy Tây lang và Đông lang.

READ  Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng, Phú Thọ (Cập nhật 08/2021)

Trước ngôi thờ chính là tượng của vị Anh hùng dân tộc trong tư thế tay tuốt gươm, mắt nhìn về phía trước. Phía trên là chính điện, ngai thờ của ông được đặt ở giữa, hai bên là bàn thờ nghĩa quân và các tướng lĩnh.

6. Thánh thất Cao Đài

Thánh thất Cao Đài

Địa chỉ: 40 đường Nguyễn Trãi, Thị trấn Dương Đông. Chùa nằm trên đường dẫn vào chợ đêm, có màu sắc sặc sỡ rất thu hút.

Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Hiên nay trên đảo có hai Thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông:

Một là Thánh thất Dương Đông thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh: nằm ở số 40 Nguyễn Trãi, được xây dựng từ năm 2008.

Hai là Thánh thất Cao Đài Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi: nằm ở rìa TT. Dương Đông nên ít người biết đến. Chùa được xây dựng vào năm 1961, trên nền cũ của chùa Quan Âm ngày xưa từng bị chiến tranh tàn phá.

Nằm trên ngọn núi cao, hướng về biển, muốn đến được chùa bạn phải đi lên nhiều nấc thang trên con dốc cao dựng đứng. Vì vậy người dân địa phương quen gọi là Chùa Cao.

7. Dinh Cậu

Video Dinh Cậu - View ngắm hoàng hôn tại chùa ở Phú Quốc

Địa chỉ: gần công viên Bạch Đằng, Thị trấn Dương Đông.

Dinh Cậu nằm trên trên một ghềnh đá có hình thù kỳ lạ, hướng mặt ra biển, được bao bọc bởi một cây cổ thụ hơn trăm năm.

Để lên đến Dinh Cậu, bạn phải đi qua 29 bậc đá. Trong chánh điện có khánh thờ Chúa ngọc nương nương và khánh thờ tượng hai Cậu (cậu Tài và cậu Quý), là những thần nhân bảo vệ ngư dân vùng biển đảo.

Kiến trúc Dinh Cậu có hình chữ “đinh”, hướng biển, mái cong hình thuyền và cửa chính được làm bằng gỗ, trên vòm cửa có khắc ba chữ “Thạch Sơn Điện”. Tường được xây dựng bằng xi măng, mái được lợp ngói âm - dương.

Từ xưa đến nay, cư dân trên đảo chủ yếu làm nghề đánh bắt thủy sản nên thường gặp nguy hiểm, bất trắc.

Vì vậy, người dân thường đặt niềm tin vào các vị thần linh che chở, bảo vệ họ được bình an thông qua các hình thức hình thức thờ tự, cúng bái, kiêng kỵ… Hàng năm, vào ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch, nhân dân mở hội lớn tại dinh, có rất đông người đến tham dự.

8. Dinh Bà (Thủy Long Thánh Mẫu)

Dinh Bà (Thủy Long Thánh Mẫu)
Ảnh Dinh Bà - Ngôi chùa ở Phú Quốc

Địa chỉ:trên đường Võ Thị Sáu (gần Dinh Cậu), TT. Dương Đông.

READ  Lịch sử của lòng tham, 1 trong 7 tội lỗi lớn nhất của nhân loại

Thủy Long Thánh Mẫu hay thần nữ Kim Giao (không rõ năm sinh, năm mất), được xem là người có công khai phá huyện đảo Phú Quốc, được người dân Phú Quốc hết lòng tôn kính. Hằng năm, cư dân trên đảo sẽ tổ chức lễ cúng tế bà vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch.

Ngoài ra, cách Dương Đông khoảng 7km còn có Dinh Bà Ông Lang. Theo người địa phương kể thì đây là nơi thờ bà Lê Kim Định - vợ của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực với niềm tin Bà sẽ phù độ mang lại sức khỏe, an lành, hạnh phúc và ấm no cho nhân dân trên đảo.

9. Dinh Bà Ông Lang (Bà Lê Kim Định)

Ngoài ra, cách Dương Đông khoảng 7km còn có Dinh Bà Ông Lang. Theo người địa phương kể thì đây là nơi thờ bà Lê Kim Định - vợ của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực với niềm tin Bà sẽ phù độ mang lại sức khỏe, an lành, hạnh phúc và ấm no cho nhân dân trên đảo.

Địa chỉ: Địa chỉ: bãi Ông Lang, bên tả ngạn sông Cửa Cạn, thuộc xã Cửa Cạn, cách thị trấn Dương Đông khoảng 7km về phía Bắc.

Theo người địa phương kể thì đây là nơi thờ bà Lê Kim Định - vợ của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Có nhiều giai thoại được kể về bà:

Theo một số tài liệu, vào đêm 16/6/1868, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ thành Rạch Giá (Kiên Giang), làm nên chiến công hiển hách “kiếm bác Kiên Giang khốc quỷ thần”.

Sau khi bị nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm, quân Pháp gồm các sĩ quan cấp cao cùng một số tên Việt gian đã kéo quân phản công. Trong tình thế địch mạnh, ta yếu, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực tạm thời lui về đảo Hòn Chông, rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Hàm Ninh nhằm tổ chức kháng chiến lâu dài.

Tại đây, Nguyễn Trung Trực bị ngườ đồng đội là Huỳnh Công Tấn phản bội, viết một lá thư nói quân Pháp đã bắt được mẹ của Nguyễn Trung Trực, ông phải nộp mạng để cứu mẹ mình.

Nghe tin mẹ già bị bắt làm con tin, vì đạo hiếu nên ông đã hiên ngang bước ra đầu hàng và để lại câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, nước Nam mới hết người đánh Tây”.

Nếu bài viết 9 ngôi chùa ở Phú Quốc hữu ích, hãy share ngay!

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply