Or you want a quick look: Cây Thủy Cúc
Gợi ý những cây thủy sinh hậu cảnh tuyệt đẹp. Cỏ Ranong, Lan Nước, cây Hẹ Thẳng… đều là các loại cây thủy sinh hậu cảnh tuyệt đẹp. Thêm vào đó, vuidulich.vn sẽ liên tục cập nhật những cây thủy sinh khác thích hợp trồng ở vị trí hậu cảnh trong bể thuỷ sinh. Anh em đừng bỏ lỡ nhé.
Cây Thủy Cúc
Với những anh em chơi thủy sinh thì cây Thủy Cúc có lẽ không còn quá xa lạ. Kể sơ những ưu điểm của loài cây thủy sinh này như sức sống khỏe, khả năng sinh trưởng tốt. Đồng thời, vẻ ngoài của chúng cũng cực kỳ đẹp mắt và được ưa chuộng trồng hậu cảnh trong bể thủy sinh.
Cây Thủy Cúc có tên khoa học là hygrophila difformis. Xuất xứ ở các vùng đầm lầy miền Nam châu Á… Cây có thân hình khá lớn nên sẽ thích hợp trồng trong các bể thủy sinh thể tích lớn. Dáng cây có phần thanh tao, phù hợp ở vị trí hậu cảnh trong bể thủy sinh.
Cây Thủy Cúc được cho rằng sẽ mang đến may mắn, niềm vui và sự thịnh vượng, an khang cho chủ nhân của chúng. Ngoài ra, nhờ đặc tính dễ trồng nên được kha khá các anh em mới chơi thủy sinh lựa chọn.
Cây Thủy Cúc thích hợp với nhiệt độ từ 17 đến 30 độ C, phát triển tốt nhất ở điều kiện ánh sáng cao. Đặc biệt, cây Thủy Cúc còn có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt. Đây là lựa chọn tuyệt vời dành cho hồ có dư chất dinh dưỡng.
Xem thêm: Cách trồng cây Thủy Cúc lạ mắt trong hồ thủy sinh
Cây Hẹ Thẳng Hẹ Nước
Cây Hẹ Thẳng, cây Hẹ Nước có tên khoa học Vallisneria americana. Xuất xứ từ các vùng ở châu Á. Chúng có hình dạng mỏng như sợi. Thân dài và thon. Chúng có thể mọc cao đụng đến mặt nước của hồ thủy sinh.
Loài cây thủy sinh này có màu xanh chuối mát mắt. Cực kỳ đẹp khi trồng ở vị trí hậu cảnh và những nơi có dòng chảy bề mặt. Chúng cũng rất thích hợp trồng trong bể nuôi các loại cá tầng trung và đáy.
Cây Hẹ Thẳng Hẹ Nước thủy sinh Phù hợp với nhiệt độ nước từ 18 đến 28 độ C. Cây Hẹ Thẳng có thể dễ dàng bắt rễ trong phần đất nền của bể thủy sinh. Hoặc được neo trong một số loại đá hay lũa…
Hẹ Nước thủy sinh đa phần phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng và hồ dư chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nếu được bổ sung thêm CO2, cây sẽ cho ra lá xanh và phát triển với tốc độ rất nhanh. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm vài cây thủy sinh dễ trồng, phát triển nhanh trong hồ dư dưỡng thì cây Hẹ Nước sẽ là ứng viên sáng giá.
Xem thêm: Cách trồng cây Hẹ Thẳng Hẹ Nước thủy sinh
Cây Hồng Liễu
Cây Hồng Liễu có tên khoa học là Ammania Gracilis. Có nguồn gốc từ các khu vực đầm lầy tại Tây Phi. Cây lớn, nhiều màu sắc và có hình dạng mọc thẳng.
Ưu điểm của cây Hồng Liễu lá đỏ là rất dễ trồng, dễ thích nghi. Ngoài ra còn có khả năng phát triển rất nhanh. Do phần lá thông thường đều có màu đỏ nên càng làm nổi bật màu sắc trong hồ thủy sinh.
Loài cây thủy sinh này rất được anh em ưa chuộng trồng hậu cảnh hoặc trung cảnh trong các hồ kích thước nhỏ hay lớn đều được. Đặc biệt trong những hồ thủy sinh có phong cách Hà Lan. Hoặc tạo sự tương phản khác biệt với những cây có sắc xanh trong hồ.
Cây Hồng Liễu phát triển tốt nhất trong môi trường có cường độ ánh sáng cao và nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nếu anh em bổ sung thêm lượng CO2, cây Hồng Liễu sẽ cho ra lá xanh bung xòe cực đẹp.
Xem thêm: Cách trồng cây Hồng Liễu thủy sinh lá đỏ cực đẹp
Cây Láng Xoắn
Cây thủy sinh Láng xoắn có tên khoa học là Crinum calamistratum. Đây là loài cây thủy sinh đến từ Trung Phi. Với cấu trúc độc đáo hình dáng dài cùng những chiếc lá thanh mảnh và uốn lượn, cây thủy sinh Láng xoắn có một sức hấp dẫn khó cưỡng với các anh em chơi thủy sinh.
Điểm độc đáo nhất ở cây thủy sinh Láng xoắn là có hoa rất đẹp. Được đánh giá là hoa đẹp nhất trong tất cả các loài cây thủy sinh. Thích hợp tạo điểm nhấn ở vị trí hậu cảnh trong bể thủy sinh.
Cây thủy sinh Láng xoắn có thể sống trong nước lợ nhẹ. Và cũng có thể tồn tại trong cả môi trường nước cứng và mềm. Trong bể thủy sinh, bạn có thể trồng một vài cây Láng xoắn đơn lẻ để tạo khác biệt, tạo điểm nhấn cho bể cá cảnh
Cây Láng xoắn đòi hỏi cao về ánh sáng và việc bổ sung CO2 sẽ cực kỳ có lợi cho cây thủy sinh này. Ban đầu thì lá sẽ mọc lên tại một góc củ, sau đó sẽ nhanh chóng nhăn và xoắn hơn.
Xem thêm: Cách trồng cây thủy sinh Láng xoắn tạo điểm nhấn trong bể
Cỏ Ranong
Cỏ Ranong hay còn gọi là cỏ Narong. Đây là một trong những cây rất phổ biến trong thị trường cây thủy sinh. Đặc biệt dùng trồng hậu cảnh rất đẹp. Tên khoa học là Cyperus helferi. Có thể tìm thấy loài cây thủy sinh này trong các vùng nước tù đọng hay vùng nước chảy chậm ở Thái Lan.
Cỏ Ranong là cây thủy sinh thường mọc lá dài và uốn lượn theo dòng nước. Lá mọc vòng, rễ khá nhỏ. Hiện nay, cây cỏ Ranong được rất nhiều các anh em chơi thủy sinh yêu thích và trồng làm hậu cảnh, tạo vẻ sinh động cho bể.
Cây thủy sinh cỏ Ranong thích hợp với điều kiện ánh sáng vừa phải, nhiệt độ nước mát. Nếu được trồng trong điều kiện tốt, bổ sung các chất như nitrate, phosphate, kali và vi chất dinh dưỡng sẽ kích thích cây phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn.
Xem thêm: Cỏ Ranong cây thủy sinh trồng hậu cảnh đẹp tuyệt
Cây Lan Nước
Cây Lan Nước thủy sinh có tên khoa học Amazon Sword Plant, Echinodorus Amazonicus. Và còn được biết đến với những tên gọi khác như cây Lưỡi Mác, cây Lan Muỗng… Cây có hình dạng thân rễ chùm. Lá thường có hình lưỡi mác, màu xanh lục đậm kết hợp với nhiều gân cá mảnh. Loại cây này có thể trồng ngập nước toàn phần trong các bể thủy sinh hoặc trồng trong các bể bán cạn.
Cây Lan Nước là cây thủy sinh lâu năm, có tuổi thọ tương đối cao. Có thể phát triển chiều cao lên đến 50cm. Lan Nước rất được các anh em yêu thích và ưa chuộng trồng trong các bể thủy sinh tại vị trí trung cảnh và hậu cảnh.
Cây thủy sinh Lan Nước thông thường sẽ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20 đến 28 độ C. Độ cứng nước từ 2 đến 12 dH và độ pH từ 6,5 đến 7,5. Tuy nhiên, trên thực tế, loại cây thủy sinh này vẫn có thể phát triển trong điều kiện thiếu oxy hay bể không có phần nền. Hoặc trong các bể thủy sinh bán cạn, bể cá ngoài trời.
Xem thêm: Cách trồng cây Lan Nước thủy sinh xanh tốt
Cây Choi lưới
Cây thủy sinh Choi lưới còn có tên khoa học là Madagascar Lace hay Aponogeton madagascariensis. Đây là loài cây thủy sinh thường được tìm thấy trong các dòng nước di chuyển trên đảo Madagascar. Điểm độc đáo nhất ở cây Choi lưới là phần lá có lỗ thũng, hình dáng kỳ lạ có một không hai. Từ những năm 1950, cây thủy sinh Choi lưới đã là một trong những loài cây thách thức cho người chơi thủy sinh.
Cây Choi lưới thường có 2 loại là henkelianus nhiều lỗ không đều trên lá và major có lỗ hình chữ nhật đều hơn. Cả 2 loại này đều có lá rộng và bông có 2 nhị màu trắng hoặc vàng. Có phần củ bên dưới.
Thông thường, thân cây hoa Choi lưới có thể lên đến 1,5 cm đường kính. Tuy nhiên, anh em cũng cần lưu ý là nếu cây choi lưới đạt đến kích thước đầy đủ. Loài cây thủy sinh này sẽ mọc lớn hơn trong các hồ nhỏ có thể tích nhỏ hơn 500 lít.
Xem thêm: Cách trồng cây thủy sinh Choi lưới khó tính bí ẩn
vuidulich.vn sẽ tiếp tục cập nhật các cây thủy sinh hậu cảnh đẹp và dễ trồng. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé.
Tác giả: Vivian
Nguồn vuidulich.vn
Kinh nghiệm chơi thủy sinh được các anh em chia sẻ trên Blog Cá Cảnh Mini:
Tổng hợp cây thủy sinh tiền cảnh đẹp dễ trồng
Điểm danh cây thủy sinh trung cảnh cho người mới chơi
Vì sao nên thêm rong thủy sinh vào bể nuôi cá cảnh
Điểm danh 10 loại cây thủy sinh đẹp và dễ trồng nhất
Hướng dẫn cách chọn đèn cho hồ thủy sinh