Xét nghiệm Triple test ở đâu tại Hà Nội?

Or you want a quick look: Xét nghiệm Triple test ở đâu tại Hà Nội?

Xét nghiệm Triple test ở đâu tại Hà Nội?

Xét nghiệm Triple test ở đâu là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, đây là một trong những phương pháp sàng lọc thường quy hiện nay được thực hiện tại nhiều cơ sở y tế trong cả nước, thế nhưng thực hiện xét nghiệm Triple test ở đâu tại Hà Nội để có được kết quả chính xác và nhanh chóng nhất?

  • Xét nghiệm Triple test là gì?
  • Khi nào làm Triple test cho kết quả chính xác nhất?
  • Xét nghiệm Triple test giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Triple test là gì?

Triple test là một trong những xét nghiệm quan trọng mà các mẹ bầu cần phải thực hiện trong giai đoạn thai kỳ. Đây là xét nghiệm sinh hóa sử dụng máu mẹ bầu để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi.

xét nghiệm triple test ở đâu Hà Nội

Triple test thường được thực hiện sau khi mẹ bầu có kết quả sàng lọc Double test nguy cơ cao. Xét nghiệm Double test được thực hiện trong khoảng tuần thai 11 - 13, Triple test được thực hiện trong khoảng tuần 14 - 18 để khẳng định lại kết quả sàng lọc mà Double test đưa ra.

Xem thêm: Xét nghiệm Triple test là gì?

Ai nên thực hiện Triple test?

Triple test là phương pháp sàng lọc mà tất cả phụ nữ mang thai nên phải thực hiện, nhưng vẫn có những người được chỉ định làm xét nghiệm tuy nhiên họ không biết xét nghiệm Triple test để làm gì. Hiểu về Triple test sẽ giúp mẹ bầu có thể đọc kết quả chính xác và biết được tình trạng sức khỏe cả con rõ ràng hơn. Những mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao như:

READ  REVIEW 8 LOẠI MẶT NẠ ĐÀI LOAN ĐÁNG MUA NHẤT TRONG HÈ 2020
  • Gia đình có người mắc dị tật bẩm sinh
  • Mang thai từ trên 35 tuổi
  • Có sử dụng thuốc hoặc các chất có thể gây hại cho thai
  • Người mẹ mắc bệnh tiểu đường và có sử dụng điều trị bằng insulin
  • Bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai

Xét nghiệm Triple test có ý nghĩa gì?

Triple test là xét nghiệm nhằm cho ra kết quả của bộ 3 chỉ số AFP (alpha fetoprotein), β-hCG (beta-human chorionic gonadotropin) và estriol không liên hợp uE3 (unconjugated estriol) trong máu thai phụ, những chỉ số sinh hóa này được sản xuất tự nhiên trong máu mẹ bầu, dựa vào đó cùng kết hợp với các chỉ số khác như: Cân nặng, chiều cao của mẹ, tuổi thai… để đánh giá nguy cơ các hội chứng Down, Edward hoặc dị tật ống thần kinh của thai ở quý 2 của thai kỳ.

Nếu thai nhi có sự lệch bội nhiễm sắc thể thì nồng độ của các thông số này sẽ thay đổi trong máu mẹ. Việc định lượng chúng trong máu mẹ cùng với kết quả siêu âm có thể giúp đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi. Khẳng định lại kết quả nguy cơ cao đối với những mẹ bầu đã thực hiện Double test hoặc kiểm tra nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi nếu như mẹ bầu chưa thực hiện sàng lọc Double test.

Ba chỉ số trong Triple test

Giá trị bình thường của các thông số AFP, β-hCG và uE3 máu thai phụ sau khi hiệu chỉnh đều bằng 1 MoM. Giá trị ngưỡng (cut-off) thấp và cao của các thông số để đánh giá nguy cơ như sau:

READ  TOP 5 ứng dụng tăng tốc ANDROID hiệu quả nhất bạn cần quan tâm - Thủ Thuật Việt
  • AFP < 0,4 hoặc > 2,5 MoM
  • b-hCG < 0,4 hoặc > 2,5 MoM
  • uE3 < 0,5 MoM

Mức độ cao của β-hCG > 2,5 Mom và mức độ thấp của AFP < 0,4 MoM và uE3 < 0,5 MoM trong máu người mẹ có thể phát hiện hội chứng Down với độ nhạy 70% và dương tính giả là 5%. Mức nguy cơ đối với hội chứng Down thường được đánh giá là > 1: 250. Trong trường hợp các mức độ thấp của cả 3 dấu ấn β-hCG < 0,4 MoM, AFP < 0,4 MoM và uE3 < 0,5 MoM chỉ ra một nguy cơ cao đối với trisomy 18 - một bất thường nhiễm sắc thể, gây nên hội chứng Edward với độ nhạy là 60% và dương tính giả là 0,2%. Mức nguy cơ đối với hội chứng Edward thường được đánh giá là > 1: 100.

Còn nếu chỉ có sự tăng riêng mức độ AFP > 2,5 MoM, trẻ có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Triple test có khả năng phát hiện 88% tật không não (anencephaly) và 79% tật hở cột sống (open spina bifida) với dương tính giả 3%.

Thời gian trả kết quả của Triple test

Khi tiến hành thực hiện xét nghiệm Triple test, nhiều mẹ bầu lo lắng không biết bao nhiêu lâu có kết quả, đặc biệt là những mẹ bầu có kết quả Double test nguy cơ cam. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai. Quy trình xét nghiệm bao gồm thu thập thông tin về thai phụ và thai nhi, lấy máu thai phụ và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm. Tùy vào mỗi cơ sở xét nghiệm mà kết quả Triple test thường có sau 3 - 5 ngày.

Chi phí thực hiện xét nghiệm Triple test phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: Cơ sở y tế mà bạn lựa chọn, kỹ thuật thực hiện xét nghiệm, bác sĩ tiến hành xét nghiệm, xét nghiệm này được thực hiện riêng hay nằm trong gói khám sức khỏe thai kỳ… mà có giá tiền dao động khác nhau trong khoảng từ 400.000 VNĐ đến hơn 600.000 VNĐ.

READ  [Review] Top 8 phấn phủ loại nào tốt nhất nên mua hiện nay

t nghiệm Triple test ở đâu tại Hà Nội

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở thực hiện xét nghiệm Triple test tại Hà Nội, tuy nhiên trước khi thực hiện xét nghiệm mẹ bầu nên tham khảo những cơ sở uy tín, các bệnh viện công thực hiện xét nghiệm cho kết quả chính xác. Một vài bệnh viện uy tín có thể thực hiện xét nghiệm Triple test cho kết quả chính xác như:

  • Bệnh viện phụ sản Trung Ương
  • Bệnh viện phụ sản Hà Nội
  • Bệnh viện Đa khoa Medlatec

Triple test là một xét nghiệm sàng lọc nguy cơ mắc các bệnh di truyền của em bé. Nếu tỷ lệ này là thấp thì cũng không có nghĩa em bé của mình 100% an toàn các mẹ nhé. Ngược lại tỷ lệ này cao cũng không có gì đảm bảo là em bé sẽ chắc chắn bị các bệnh di truyền này cả, bởi vậy chẳng may khi mẹ bầu nhận kết quả sàng lọc Triple test có nguy cơ cao không nên quá lo lắng hay vội vàng chọc ối mà hãy tìm hiểu phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn để đảm bảo chính xác, an toàn nhất cho thai nhi.

Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT - illumina là phương pháp sàng lọc được nhiều mẹ bầu tại các nước tiên tiến lựa chọn, với độ chính xác lên đến 99,9%, không xâm lấn vào môi trường sống của thai nhi giúp cho mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện sàng lọc cho con.

See more articles in the category: MUA SẮM

Leave a Reply