Đổ đèo bằng xe tay ga – Những kỹ năng sống còn cần phải biết – MOTOGO

Or you want a quick look: Xe ga không phải kẻ thù của đèo dốc

Theo các bạn đổ đèo bằng xe tay ga có khó không? Thời gian gần đây trên mạng xã hội liên tiếp chia sẻ các vụ tai nạn khi đi phượt tại những nơi đèo dốc, địa hình hiểm trở như Tam Đảo, Ba Vì…đã có những nạn nhân không may bị tử vong khi lao xe xuống vực. Một điểm chung trong các vụ tai nạn này là đều có liên quan đến xe tay ga.

Xe tay ga đổ đèo Tam Đảo bị tai nạn
Xe tay ga đổ đèo Tam Đảo bị tai nạn

Xe ga không phải kẻ thù của đèo dốc

Tôi là kẻ thích lang thang khắp Tây Bắc, tôi đã chạy đủ loại xe, PKL có PKN cũng nhỏ và cả AirBlade thần thánh cũng đã từng mang đi đổ đèo. Bạn bảo xe ga đổ đèo không an toàn, tôi thì khẳng định là do bạn chưa biết kỹ thuật thôi! Chắc các bạn chưa quên vụ tai nạn đổ đèo Airblade tại Tam Đảo. Hiện trường phanh đĩa bánh trước của xe máy bốc khói nghi ngút đã dấy lên nghi ngờ xe bị mất phanh trong quá trình đổ đèo khiến tai nạn xảy ra.

Đổ đèo bằng xe tay ga - Nguyên nhân khiến xe tay ga kém an toàn

Địa hình dốc khiến xe ga thường không phải là lựa chọn ưu tiên để đi đường núi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây là phương tiện duy nhất, không còn lựa chọn nào khác. Nếu xe số cho người lái cảm giác an toàn khi có thể sử dụng các số 1, 2, 3, 4… để ghìm tốc độ theo kiểu phanh động cơ, thì xe ga lại không có những lựa chọn đó. Vậy tôi sẽ chỉ cho bạn cách đổ đèo bằng xe ga an toàn!

READ  XẢ XẢ!!!!XẢ HẾT LUÔN! 280K GIÁ THẤP NHẤT THỊ TRƯỜNG!!Đệm Hơi Tự Động, Đệm hơi tự bơm, đệm hơi du lịch phượt, đệm hơi văn phòng
Tai nạn kinh hoàng khi đổ đèo bằng xe tay ga tại Tam Đảo
Tai nạn kinh hoàng khi đổ đèo bằng xe tay ga tại Tam Đảo

Nguyên nhân khiến xe tay ga kém an toàn

Do đặc thù của xe tay ga khi xuống dốc loại xe này không thể về số thấp để hãm động cơ như xe số mà chỉ có thể dùng đến phanh. Điều nguy hiểm nhất lại chính là nằm ở đó khi xe lao xuống dốc, người lái bóp phanh liên tục sẽ khiến phanh xe bị nóng, má phanh bị bào mòn, thậm chí phanh hoàn toàn mất tác dụng. Nhiều người còn tắt máy xuống dốc vì nghĩ rằng việc này sẽ giúp…tiết kiệm xăng, what? Tai nạn liên quan đến xe tay ga khi đổ đèo Chính họ không biết rằng tiết kiệm xăng bằng cách đó là đang phung phí sự an toàn và cả tính mạng của bản thân, bởi khi đó xe sẽ lao nhanh theo quán tính người lái sẽ dễ bị mất kiểm soát, nhất là tại những khúc cua gấp rất dễ bị lao xuống vực hoặc lật xe nếu bóp phanh gấp.

Đổ đèo bằng xe ga phải biết kỹ thuật!

Theo những người có kỹ năng và kinh nghiệm chạy xe tay ga nhiều ở đường đèo núi, xe ga hoàn toàn có thể phanh bằng động cơ như xe số. Thực chất, ở xe ga phanh động cơ là lợi dụng độ bám của côn để giữ xe ở một tốc độ nhất định, đủ an toàn.

Tôi xin chia sẻ chút kinh nghiệm đổ đèo bằng xe tay ga tôi đã áp dụng thành công như sau:

Loại xe tôi sử dụng: Honda AirBlade 125 phân khối đời 2018 hộp số vô cấp CVT. Đường đèo đã chạy thử: Ba Vì, Tam Đảo, Mộc Châu, Sơn La…

READ  Top 5 Nhà Nghỉ Đà Lạt Giá Dưới 200k/Người Tiện Nghi Đầy Đủ

Đổ đèo bằng xe ga phải biết kỹ thuật!

Có 2 điểm lưu ý sống còn

  1. Tuyệt đối không tắt máy
  2. Cố gắng không để vận tốc nhỏ hơn 15km/h, nhưng không lớn hơn 40 km/h.

Khi xe đang dừng ở đỉnh dốc, ta dùng phanh, máy nổ, ly hợp (côn) tự động nhả hoàn toàn. Thả phanh, xe bắt đầu trôi xuống dốc rất nhanh do côn không bám chút nào, và khi đó cần phải làm cách nào đó để côn bám từ đó lợi dụng động cơ hãm xe. Vậy phải làm sao?

Kỹ thuật đổ đèo an toàn

Đầu tiên hãy dùng phanh để xe giảm tốc nhưng nhớ giữ tốc độ nhanh hơn 15 km/h, sau đó hãy mớm nhẹ chút ga!! Vâng tôi không nói đùa đâu, vừa mớm nhẹ ga vừa rà phanh để giữ vận tốc ổn định khoảng 15-20 km/h để li hợp (côn) bám, và ngay khi bạn cảm nhận côn đã bám, hãy nhả ga hoàn toàn, bạn sẽ thấy điều thần kỳ xảy ra, đó là côn vẫn bám và xe bị động cơ kéo giật lại, xe có tiếng gằn do trở lực lớn từ động cơ, chúc mừng bạn đã phanh bằng số.

Đổ đèo bằng xe tay ga - Kỹ Thuật cần biết

Tôi đã đổ đèo bằng xe Air Blade này và có một xe Innova đi đằng sau tròn mắt vì không thấy đuôi xe tôi đỏ (không thấy dùng phanh) cả một đoạn dài mấy cây số! Nhiều người cho rằng xe tay ga đổ dốc chắc mòn hết má phanh, nhưng nếu bạn thao tác đúng thì chẳng phanh mấy. Đến tận cuối đèo sờ má phanh còn không nóng chút nào vì không dùng.

READ  Thuê xe Cần Thơ giá rẻ - Cho thuê xe 4, 7, 16, 29, 34, 45 chỗ (2021)

Kỹ thuật cần biết khi đổ đèo

Nếu bạn nhìn lại 2 cái lưu ý của tôi ở trên (không tắt máy, không đi chậm hơn 15 km/h) thì lý do đơn giản là nếu tắt máy bạn không mớm được ga để bám côn, nếu chạy chậm hơn 15 km/h thì xe tự động ngắt côn (đó là đặc tính của xe côn văng). Nếu muốn duy trì được côn bám thì bạn không được đi quá chậm (dưới 15 km/h).

Tuy nhiên thỉnh thoảng có khúc cua tay áo quá gấp thì bạn cần phanh để giảm xuống còn 10 km/h hoặc thậm chí 5 km/h, khi hết cua vào đường thẳng hãy để xe trôi nhanh lên trên 15 km/h cùng lúc rà phanh và hơi mớm chút ga, bạn sẽ thấy côn bám trở lại và nhả ga ta lại có thể “phanh bằng số”.

Nếu đi đường đèo mà chưa biết cách dùng động cơ để phanh thì khuyến cáo các bạn chớ có đi phượt, hoặc chớ ngồi sau xe của “xế” thiếu kinh nghiệm, hãy tự trang bị kỹ năng lái xe an toàn trước rồi hãy thỏa mãn niềm đam mê phượt của mình.

Xem luôn video đổ đèo bằng xe ga của bạn Hai Nguyen:

Nếu thấy phượt Tam Đảo với đường đèo là một trở ngại thì bạn có thể tham khảo các địa điểm du lịch gần Hà Nội giá rẻ khác đẹp không kém.

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply