Vương Quốc Judah Là Ai

You are viewing the article: Vương Quốc Judah Là Ai at Vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Phụng vụ Lời Chúa cho 3 ngày trước Tam Nhật Thánh dường như có một liên hệ với nhau một cách liên tục bất khả phân ly. Thật vậy,ởbàiđọc một,đượctrích từSách Tiên Tri Isaia, cả 3 ngày,đềunói về Người Tôi Tớ Chúa, vàbài PhúcÂm, cả 3 ngày,luôn nhắcđến người mônđệ phản nộp Thày là GiuđaÍchca. Xin xem lại PVLC ở cái link:

Tuần ThánhỞ đây, chúng ta chỉ nhắmđến con ngườiđược chọn vào hàng ngũtôngđồ nàyqua bài suy diễn:

Số phận của người môn đệ phản bội

Tại sao người mônđệ này lạiđembán Thày?

LTXCđã tỏ ra như thế nào với người mônđệ này?

Tại sao người mônđệ này "hối hận" sauđóđi tự tử?

Người mônđệ này cóđược LTXC cứuđộhay chăng?

*

Chúa Giêsu thật sự "đã yêu thương những kẻ thuộc về Người thì Người muốn chứng tỏ là Người yêu thương họ cho đến cùng" (Gioan 13:1), đến cùng ở chỗ "hiến mạng sống vì người mình yêu" (Gioan 15:13), trong đó có người môn đệ Giuđa Íchca, và đến cùng còn ở con chiên lạc duy nhất trong đàn chiên 100 con (xem Luca 15:1-7) là Giuđa Íchca, chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của việc Người cúi mình xuống rửa chân cho chung tông đồ đoàn, đặc biệt nhắm đến người môn đệ Giuđa Íchca, người môn đệ được bộ ba Phúc Âm Nhất Lãm liệt kê cuối cùng (như chân là phần thể cuối cùng của toàn thân) trong tông đồ đoàn, nhất là so với tông đồ Phêrô bao giờ cũng được liệt kê trước hết (như đầu của toàn thân tông đồ đoàn), và vì cả thân mình (bao gồm cả đầu) ám chỉ 11 tông đồ đã được sạch "nhờ lời Thày" (Gioan 15:3), chỉ còn mỗi một mình tông đồ Giuđa Íchca cuối cùng như phần chân trong tông đồ đoàn là chưa sạch, nơi duy nhất cần phải rửa.

Bạn đang xem: Số Phận Của Người Môn Đệ Phản Bội

Nếu hiểu được lòng yêu thương vô biên của Chúa Kitô đối với chung các môn đệ và từng môn đệ, nhất là sứ vụ Người "đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì đạ hư hoại" (Luca 19:10), như người môn đệ Giuđa Íchca, thì mới cảm thấy được cái quằn quại đớn đau của Người như thế nào trước một người môn đệ thuộc về Người như vậy. Có thể lúc Vị Thiên Chúa Làm Người này không cầm nổi cảm xúc nên đã "khóc" trước mộ người bạn thân Lazarô của Người, cho dù Người có thể làm cho người bạn thân này hồi sinh và ngay trước khi hồi sinh anh ta, ở vào thời điểm sắp tới Lễ Vượt Qua ít lâu, là lúc Người đã nghĩ đến người môn đệ Giuđa Íchca này, người môn đệ đã không còn có thể nghe thấy tiếng của Người nữa để có thể bước ra khỏi mồ như Lazarô (xem Gioan 11:35,43-44).

3- Môn đệ Giuđa Íchca dẫn đường chỉ mặt Thày cho đám bộ hạ Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đến bắt Người ở trong Vườn Cây Dầu

"Rồi Chúa Giêsu cùng đi với các ông đến một chỗ gọi là Ghếtsêmani, và Người bảo các môn đệ: "Các con hãy ngồi đây để Thầy đến đàng kia cầu nguyện". Đoạn Chúa đưa Phêrô và hai người con ông Giêbêđê cùng đi, Người bắt đầu cảm thấy buồn bực và sầu não. Lúc ấy, Người bảo các ông: "Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết được; các con hãy ở lại đây và thức với Thầy". Tiến xa hơn một chút, Người sấp mặt xuống, cầu nguyện và nói: "Lạy Cha, nếu được, xin cho Con khỏi chén này! Nhưng đừng như ý Con muốn, một theo ý Cha muốn".... Đoạn Người trở lại và thấy các ông còn ngủ, vì mắt các ông nặng trĩu. Người để mặc các ông và đi cầu nguyện lần thứ ba, vẫn lại những lời như trước. Sau đó Người trở lại với các môn đệ và bảo: "ây giờ các con hãy ngủ và nghỉ ngơi đi! Này sắp đến giờ Con Người sẽ bị nộp trong tay những kẻ tội lỗi. Các con hãy chỗi dậy. Chúng ta hãy đi: này kẻ nộp Thầy đã tới gần". Người còn đang nói, thì đây, Giuđa, một trong nhóm mười hai, và cùng với y có lũ đông mang gươm giáo gậy gộc, do các thượng tế và kỳ lão trong dân sai đến. Vậy tên nội công đã dặn họ ám hiệu này: "ễ tôi hôn người nào, thì đó chính là Người, các ông hãy bắt lấy". Tức khắc Giuđa tới gần Chúa Giêsu và nói: "Chào Thầy". Và nó hôn Người. Nhưng Chúa Giêsu bảo: "Hỡi bạn, bạn đến đây làm chi?" Lúc đó chúng xông tới, tra tay bắt Chúa Giêsu".(Mathêu 26:36-39,45-50).

Thiên Chúa quả thật đã ấn định thời điểm cho Chúa Giêsu Kitô Con của Ngài phải hoàn tất công cuộc cứu độ của Người vào lễ Vượt Qua năm ấy, mà người môn đệ Giuđa Íchca đã vô tình "tìm dịp thuận tiện để nộp Người"vào ngay đêm Thứ Năm Tuần Thánh ở trong Vườn Cây Dầu, một thời điểm tối tăm nhất trong ngày, thời điểm hoạt động của "quyền lực tăm tối" (Colose 1:13), nhưng cũng là thời điểm áp Thứ Sáu Tuần Thánh để công cuộc cứu chuộc xẩy ra vào chính ngày con người tạo vật đã được Thiên Chúa dựng nên, tức vào "Ngày Thứ Sáu" (Khởi Nguyên 1:31) trong 6 ngày tạo dựng của Thiên Chúa ngay từ ban đầu.

Phải chăng câu Chúa Giêsu than lên vô cùng não nuột sau khi dẫn các môn đệ vào Vườn Cây Dầu và trước khi Người đi cầu nguyện một mình rằng:"Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết được", là câu Người ám chỉ đến người môn đệ Giuđa Íchca, một người môn đệ Người vẫn tha thiết yêu thương và muốn cứu độ nhưng hắn vẫn tự mình cứ lao đầu xuống hố hư vong, hầu như Người tự mình vốn là Đấng toàn năng mà đã trở thành bất lực không thể cứu được con người đáng thương ấy, đến độ khiến "Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết được",và đó cũng chính là chén mà Người xin Cha của Người đến 3 lần cất đi cho Người:"Lạy Cha, nếu được, xin cho Con khỏi chén này! Nhưng đừng như ý Con muốn, một theo ý Cha muốn"?!

Có thể là như thế, có thể nỗi buồn đến chết được của Người gây ra bởi lòng Người yêu thương cho đến cùng đối với những kẻ thuộc về Người là người môn đệ Giuđa Íchca này, mà Người đã xin các môn đệ khác trong tông đồ đoàn hãy chia sẻ cái buồn vô cùng thảm thương này của Người:"các con hãy ở lại đây và thức với Thầy".Thế nhưng, tiếc thay, các môn đệ không hiểu ý của Người nói, và vì chưa được hiệp nhất nên một với Người nên vẫn theo "bản chất thì yếu nhược" (Mathêu 26:41) của mình thiếp ngủ một cách ngon lành, cho đến khi được đích thân Thày đánh thức dậy vào chính giây phút nguy hiểm nhất cho cả Thày lẫn trò, liên quan đến chính người môn đệ phản nộp Người:

"Đoạn Người trở lại và thấy các ông còn ngủ, vì mắt các ông nặng trĩu. Người để mặc các ông và đi cầu nguyện lần thứ ba, vẫn lại những lời như trước. Sau đó Người trở lại với các môn đệ và bảo: "Bây giờ các con hãy ngủ và nghỉ ngơi đi! Này sắp đến giờ Con Người sẽ bị nộp trong tay những kẻ tội lỗi. Các con hãy chỗi dậy. Chúng ta hãy đi: này kẻ nộp Thầy đã tới gần"".

Đúng vậy, sự kiện vừa được Người báo cho các môn đệ biết đã xẩy ra như thể chộp bắt cả đám Thày trò của Người, khiến Thày trò hoàn toàn không kịp trở tay, thậm chí các tông đồ có sợ sệt khiếp run cũng không thể nào thoát chạy ngay lập tức theo phản ứng tự nhiên, như trình thuật của Thánh ký Mathêu như sau:"Người còn đang nói ("Chúng ta hãy đi: này kẻ nộp Thầy đã tới gần"), thì đây (ngay chính lúc bấy giờ, như thể ứng nghiệm lời Người nói và chứng tỏ Người biết họ tới mà vẫn không né tránh), Giuđa, một trong nhóm mười hai, và cùng với y có lũ đông mang gươm giáo gậy gộc, do các thượng tế và kỳ lão trong dân sai đến".

*

Sở dĩ Người không báo cho các môn đệ sớm hơn và cố ý để cả nhóm Thày trò bị chộp bắt như vậy, trong khi Người đã biết trước và vẫn có thể tránh né như những lần trước, là vì, trước hết và trên hết, đã đến giờ của Người, sau nữa, Người muốn các tông đồ tham phần khổ nạn với Người, và nhất là hình như Người muốn đích thân gặp mặt người môn đệ Giuđa Íchca của mình lần cuối, một con người thật là đáng thương, cần phải được cứu độ hơn ai hết và hơn bao giờ hết. Đó là lý do, lợi dụng ngôn hành phản bội của đương sự môn đệ ấy tỏ ra với Người bấy giờ:"Vậy tên nội công đã dặn họ ám hiệu này: "Hễ tôi hôn người nào, thì đó chính là Người, các ông hãy bắt lấy". Tức khắc Giuđa tới gần Chúa Giêsu và nói: "Chào Thầy". Và nó hôn Người",Người liền dịu dàng nhỏ nhẹ thì thào vào tai của hắn, chỉ để một mình hắn nghe thấy thôi, rằng:"Hỡi bạn, bạn đến đây làm chi?"

4- Môn đệ Giuđa Íchca đã trở lại với Hội Đồng Đầu Mục Do Thái trao trả số tiền bán thày rồi đi thắt cổ tự tử

READ  Định Nghĩa, Ví Dụ trong Tiếng Anh vuidulich.vn

"Trời vừa sáng, các thượng tế và kỳ lão trong dân hội họp bày mưu giết Chúa Giêsu. Họ trói Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô Philatô. Bấy giờ Giuđa, kẻ nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ lão mà nói rằng: "Tôi đã phạm tội vì nộp máu người công chính". Nhưng họ trả lời: "Can chi đến chúng tôi! Mặc kệ anh!" Anh ta ném những đồng bạc đó vào trong đền thờ và ra đi thắt cổ".(Mathêu 27:1-5).

Không biết câu nói thì thào cuối cùng của Vị Thày "đã yêu thương những ai thuộc về Người thì Người muốn chứng tỏ Người yêu thương họ đến cùng" (Gioan 13:1) như thế có gây tác dụng thần linh nào nơi người môn đệ vô cùng đáng thương này hay chăng. Thực tế cho thấy, có thể phần nào đúng như vậy, bởi không nhiều thì ít, hắn hình như đã tỉnh ngộ. Bởi thế, ngay lúc bấy giờ, tuy không thể nào kịp can ngăn đám thuộc hạ của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đừng xông vào bắt Vị Thày đáng kính của mình nữa, nhưng có thể hắn đã cảm thấy một điều gì đó biến đổi trong tận thẳm cung của mình. Đó là lý do cuối cùng mới xẩy ra những gì hoàn toàn bất ngờ về người môn đệ phản bội này, như Thánh ký Mathêu thuật lại như sau:

"Trời vừa sáng, các thượng tế và kỳ lão trong dân hội họp bày mưu giết Chúa Giêsu. Họ trói Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô Philatô. Bấy giờ Giuđa, kẻ nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ lão mà nói rằng: "Tôi đã phạm tội vì nộp máu người công chính". Nhưng họ trả lời: "Can chi đến chúng tôi! Mặc kệ anh!" Anh ta ném những đồng bạc đó vào trong đền thờ và ra đi thắt cổ".

*

Sự kiện người môn đệ phản bội Giuđa Íchca tỏ ra hối hận, theo Thánh ký Mathêu thuật lại, đã xẩy ra ngay sau sự kiện tông đồ Phêrô chối Thày ba lần, và ba lần chối Thày của vị trưởng tông đồ đoàn này đều xẩy ra vào thời khoảng còn mờ tối của sáng Thứ Sáu Tuần Thánh (xem Gioan 18:15-18,25-27), nghĩa là người môn đệ phản nộp Thày cảm thấy "hối hận" vào sáng hôm sau, Thứ Sáu Tuần Thánh, sau một đêm Chúa Kitô bị Hội Đồng Mục Vụ Do Thái, qua vị thượng tế Caipha, nhân danh Thiên Chúa buộc Người phải xưng thật Người là ai:

""Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, ta truyền cho ông hãy nói cho chúng ta biết: Ông có phải là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa không?" Chúa Giêsu trả lời: "Ông đã nói đúng. Nhưng Ta nói thật với các ông: rồi đây các ông sẽ xem thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng, và sẽ đến trên đám mây". Bấy giờ thầy thượng tế xé áo mình ra và nói: "Nó đã nói lộng ngôn! Chúng ta còn cần gì đến nhân chứng nữa? Đây các ngài vừa nghe lời lộng ngôn. Các ngài nghĩ sao?" Họ đáp lại: "Nó đáng chết!"": - "Kẻ nộp Người thấy Người bị kết án thì hối hận"là như thế.

Như thế thì lời Chúa Giêsu êm ái thủ thỉ trong tai người môn đệ phản nộp này có lẽ đã thật sự tác động lòng của chàng, nhất là vì môi miệng đã từng trả giá bán Thày của chàng lần đầu tiên trong đời đã nhờ cái hôn gian ác, và đôi tay nhơ nhớp đã từng trân trọng cầm nắm lấy số tiền bán Thày, cả hai phần thể đã trở thành dụng cụ phản bội Thày ấy lại không ngờ được chạm đến Thánh Thể của Đấng "đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14), Đấng vốn có quyền lực chữa lành và trừ quỉ của Người, trong khi tất cả mọi môn đệ khác đều tẩu tán vì sợ:"Bấy giờ các môn đệ bỏ Người và chạy trốn hết",thì một mình người môn đệ đã thuộc về phe địch này đã có thể dễ dàng âm thầm tiếp tục theo dõi Đấng đã bị chàng lỡ bán đi, xem thành phần mà chàng đã bán Thày cho đối xử với Người ra sao, bởi có lẽ chàng cứ tưởng rằng, cho dù chàng có bán Người đi nữa thì Người cũng vẫn thoát thân được như các lần trước (xem Gioan 8:59,10:39), nhờ đó hai tay của chàng bắt được hai con cá ngon lành như chơi: vừa Thiên Chúa lẫn tiền bạc (xem Mathêu 6:24).

Có nghĩa là, tự mình, người môn đệ phản bội này vẫn "lầm không biết việc mình làm" (Luca 23:34), vẫn có thể được thứ tha, vì đương sự môn đệ ấy chỉ phạm đến "Con Người" hơn là đến "Thánh Linh" (xem Mathêu 12:32):

Phạm đến Con Người - vì lầm nên được thứ tha, ở chỗ chỉ phạm đến nhân tính của Người, nghĩa là chỉ tưởng Con Người ấy chỉ là một con người như mình, như một vị tiên tri hay đại tiên tri vậy thôi (xem Mathêu 16:14), chứ không phải là Thiên Chúa làm người - theo họ thì Thiên Chúa không thể nào làm người như họ...;

Phạm đến Thánh LInh - là chối bỏ sẽ không được tha, vì Thánh Linh "là Thần Chân Lý ... Đấng dẫn các con vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13), nghĩa là Đấng làm cho các môn đệ nhận biết "chân lý / sự thật" là Chúa Kitô (xem Gioan 14:6), Đấng được ban cho con người để nhờ đó họ nhận biết Chúa Kitô mà con người không chấp nhận Thánh Linh thì có nghĩa không muốn nhận biết Chúa Kitô, chối bỏ "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), Đấng Thiên Sai Cứu Thế duy nhất của con người (xem Tông Vụ 4:12).

READ  Eternity Marvel Là Ai ? Tiểu Sử Nhân Vật: Mistress Death Là Ai

Đúng thế, Thánh Linh, trước hết và trên hết, được thông ban cho con người nói chung và Giáo Hội nói riêng (qua các tông đồ là thành phần chứng nhân tiên khởi) từ Chúa Kitô, Đấng tràn đầy Thánh Linh và được Cha xức dầu Thánh Linh để sai váo thế gian (xem Luca 4:17-19; Gioan 10:36), và Chúa Kitô thông ban Thánh Linh của Người cho con người bấy giờ là dân của Người, bao gồm cả dân chúng cũng như thành phần giáo quyền và nhất là thành phần môn đệ của Người, bằng lời Người nói và việc Người làm. Bởi thế, ai không chấp nhận những gì Người nói và làm tức là không chấp nhận Thánh Linh từ Người thông ban cho họ, nói cách khác, tức là không tin vào Người nên không được sống, thế thôi.

Tuy nhiên, cho dù tội phạm đến Thánh Linh"không thể tha cả ở đời này lẫn đời sau" (Mathêu 12:32), nghĩa là tội chối bỏ Chúa Kitô thì không thể nào được cứu độ, nhưng đó là nói theo nguyên tắc, giống như theo nguyên tắc ai phạm tội trọng thì mất linh hồn vậy, nhưng nếu ai mắc tội trọng hay tội phạm đến Thánh Linh mà biết ăn năn thống hối thì vẫn được tha thứ và cứu độ bởi Lòng Thương Xót Chúa vô biên.

Điển hình về trường hợp phạm đến Con Người hoàn toàn vì lầm nên còn được tha thứ là trường hợp của dân Do Thái, ở chỗ, cho dù họ, căn cứ vào diễn tiến của vụ án Giêsu, (nhất là theo Phúc Âm Thánh ký Gioan), thực sự là cố tình sát hại Người bằng quyền lực dân ngoại Roma, nhưng họ vẫn cứ tưởng Người chỉ là một con người thuần túy như họ mà lại lộng ngôn dám coi mình ngang hàng với Thiên Chúa (xem Gioan 10:33), thế mà tội giết Con Thiên Chúa của họ vẫn là những gì nhấm lẫn, lại còn giúp cho Thiên Chúa một cơ hội lợi dụng chính cái toan tính một cách "vô thức (ignorant)" của họ để hoàn tất dự án cứu độ của Ngài nơi Con của Ngài đúng như lời Thánh Kinh nữa (xem Tông Vụ 3:17-18).

Xem thêm: Tiểu Sử Diễn Viên Hồng Diễm Tiết Lộ Về Người Đàn Ông Đời Mình

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao người môn đệ phản bội đáng thương này đã tỏ ra hối hận mà không ăn năn khóc lóc như tông đồ Phêrô mà lại đi tự tử, một dấu hiệu chết dữ, ám chỉ số phận hư vong. Thật ra, hai hành động phản bội Thày và chối bỏ Thày, một của người môn đệ cuối cùng trong 12 tông đồ, đóng vai như cái chân là phần thể cuối cùng trong toàn thân, và một của người môn đệ đầu tiên đóng vai làm đầu tông đồ đoàn, xét cho cùng, cũng đều gây ra bởi một nguyên nhân duy nhất, đó là cả hai đều tin rằng: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16). Oái oăm thay và ngược đời thay, nhưng cũng hợp tình hợp lý thay theo lý lẽ lập luận trần gian, chính vì tin như thế, tin "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" mà tông đồ Phêrô đã không thể nào chấp nhận được "Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa" lại có thể chịu khổ nhục và chết đi, nên đã chân thành khuyên can Người, không ngờ lại bị chính Người thậm tệ khiển trách là"Đồ Satan..." (Mathêu 16:23).Tông đồ Phêrô đã chối Thày ngay từ lúc đó.

Môn đệ Giuđa Íchca cũng thế, một khi Thày là "Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa" thì không ai có thể làm gì được Người, không ngờ vào chính lần Người bị đương sự bán đi lại vào chính lúc tới giờ của Người, nên Người "tự hiến tế để họ được thánh hóa trong chân lý"(Gioan 17:19). Có lẽ môn đệ Giuđa Íchca này, ở một nghĩa nào đó, đã được hiến tế của Người, ngay khi Người vừa mới bị Hội Đồng Đầu Mục Do Thái lên án tử, "thánh hóa trong chân lý" rồi vậy, ở chỗ người môn đệ phản nộp này đã tỏ ra "hối hận", qua hành động đem trả lại số tiến đã bán Thày mình. Trường hợp người trộm lành cũng thế, trước đó cũng đồng thanh với tên trộm dữ nguyền rủa Chúa Kitô (xem Mathêu 27:44), nhưng sau khi nghe thấy Người xin Cha tha cho kẻ làm khốn mình (xem Luca 23:34) thì đã chẳng những hối hận mà còn mạnh mẽ bênh vực Người, cùng xin Người nhớ đến mình, nên anh ta đã cướp được cả Nước Trời, đã trở thành sản phẩm cứu chuộc đầu tiên của Người ngay khi còn trên thập tự giá (xem Luca 23:39-43).

Còn về việc tử tự của người môn đệ phản bội này thì có thể hiểu rằng, bởi quá hối hận, và biết rằng tội lỗi của mình là một tội tầy trời, không đáng được Thày tha thứ, trái lại, còn đáng bị trừng phạt muôn ngàn lần vẫn chưa cân xứng, nên đương sự, có thể, trong lúc vô cùng hối hận bấy giờ ấy, chỉ còn nghĩ được rằng:

"Thày ơi, con đã phạm đến "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống", phạm đến Đấng vô cùng, nên con đáng bị trừng phạt, và cho dù có băm con ra muôn ngàn mảnh, vẫn chưa tương đáng với tội lỗi của con trong việc con dám cả gan phản nộp Con Thiên Chúa. Giờ đây, con biết Thày đã sẵn sàng "tự hiến" để cứu lấy cả loài người, trong đó có con là một đệ nhất tội nhân cần được cứu nhất, xin Thày thương đến con. Giờ đây, con chỉ còn biết lấy chính cái chết của con, hợp với cái chết vô giá của Thày, để có thể đền tội lỗi vô cùng của con, cũng như để phần nào tạ tội với Thày là Đấng vô cùng đáng kính đáng mến của con, Đấng đã thật sự yêu thương con đến cùng".

Các câu Thánh Kinh nói về người môn đệ bất hạnh này, những câu thiên về chiều hướng hư vong, ở một nghĩa nào đó, có thể hiểu là theo nguyên tắc thì thế, như ở vào trường hợp của đương sự phản bội, tuy nhiên, thực tế có thể lại khác, vì đối với Lòng Thương Xót Chúa thì một khi còn tin vào Người thì vẫn được cứu độ.

*

Phải chăng đó là lý do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng được Đức Thánh Cha Phanxicô coi như vị mở màn cho Thời Điểm của Lòng Thương Xót Chúa, trong tác phẩm "Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng" của mình, ấn bản Anh ngữ (Alfred A. Knopf, New York 1994, trang 186), đã nhận định về trường hợp điển hình đặc biệt của người môn để phản nộp Thày mình như thế này: "Ngay cả khi Chúa Giêsu nói về Giuđa, con người phản bội, rằng "Thà hắn đừng sinh ra thì hơn" (Mathêu 26:24), thì lời của Người không ám chỉ một cách chắc chắn về số phận muôn đời bị luận phạt"?!

Đúng thế, không một ai biết được số phận đời đời của người khác, kể cả của một đại tội nhân như người môn đệ Giuđa Íchca này. Thế nhưng, không một tội nào của loài người có thể qua mặt được và vượt tầm Lòng Thương Xót Chúa vô cùng bất tận, miễn là họ nhận biết Lòng Thương Xót của Người, chấp nhận Lòng Thương Xót của Người, tin vào Lòng Thương Xót của Người.

Chỉ có kẻ nào không chấp nhận Lòng Thương Xót của Người, nghĩa là hoàn toàn chối bỏ (deny) Lòng Thương Xót là bản tính vô cùng toàn hảo của Người mới đời đời bị hư đi mà thôi, ngoài ra, cho dù họ có bất trung (unfaithful) với Người đến thế nào chăng nữa, Người vẫn trung thành với họ, vẫn tha thứ cho họ, vẫn cứu độ họ, như chính Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đã xác tin và khẳng định: "Nếu chúng ta chối bỏ Người thì Người cũng chối bỏ chúng ta. Nếu chúng ta bất trung (unfaithful) thì Người vẫn trung thành, bởi Người không thể chối bỏ chính mình Người" (2Timôthêu 2:12-13).

READ  What Is The Meaning Of " Reach Out To Là Gì ? Reach Out (To Sb)

Căn cứ vào nguyên tắc cứu độ này, nếu khách quan so sánh với trường hợp chối bỏ Thày (deny) của tông đồ Phêrô là đầu tông đồ đoàn thì hành động phản nộp chỉ mang tính cách bất trung với Thày (unfaithful) của tông đồ Giuđa Íchca, hơn là chối bỏ Thày, còn nhẹ hơn, còn có thể tha thứ. Vả lại, chính vị tông đồ bất trung này đã tỏ dấu "hối hận" rõ ràng, chỉ khác với việc hối hận của tông đồ Phêrô, ở chỗ một đàng thì tông đồ Phêrô "ra ngoài khóc lóc thảm thiết" (Luca 22:62), một đàng thì tông đồ Giuđa Íchca "đi thắt cổ tự tử", thế thôi.

Thế nhưng, chính hành động tự tử của tông đồ Giuđa Íchca lại chứng tỏ vị tông đồ này cảm thấy tội lỗi của mình quá ư là lớn lao trầm trọng, không thể nào đền bù cho đủ, dù có khóc đến mù mắt chăng nữa, ngoài chính cái chết, vì đương sự đã gây ra cái chết cho chính Con Thiên Chúa Làm Người hoàn toàn vô tội, một cái chết mà về phần Thày là cái chết "tự nguyện" (xem Gioan 10:18), chẳng những để cứu chuộc chung nhân loại (xem mathêu 20:28) mà còn để "thánh hóa" riêng thành phần môn đệ của Người (xem Gioan 17:19) là làm cho họ nhận biết Người để sau này làm chứng nhân cho Người nữa.

Cho dù vào lúc người môn đệ phản bội tự tử vẫn chưa chính thức ở vào giây phút Chúa Giêsu Kitô "tự hiến để họ(các Tông Đồ)được thánh hóa trong chân lý" (Gioan 17:19), nhưng riêng tông đồ Giuđa phản bội đã nhận biết Người ngay vừa khi biết Người bị Hội Đồng Đầu Mục lên án tử. Hành động người môn đệ phản bội này quyết chọn cách chết tự tử, lủng lẳng treo ở một cành cây nào đó cao hẳn trên mặt đất, thay vì lao đầu xuống biển như một kẻ gây ra gương mù gương xấu (xem Mathêu 18:6) trong tông đồ đoàn, phải chăng đương sự đã có một ngậm ý muốn được Thày của mình "kéo lên" như Thày đã có lần công khai hứa rằng: "Khi Tôi được treo lên, Tôi sẽ kéo mọi sự lên cùng Tôi" (Gioan 12:32).

Nếu hình ảnh muốn chết treo trên cao của tông đồ Giuđa Íchca, khách quan hay chủ quan, cho thấy hai cái chết giống nhau (cả hai đều chết treo trên cao bên trên mặt đất) giữa hai Thày trò thế nào, thì tác động gục đầu xuống mà chết của người môn đệ phản bội này cũng được giống như tác động sau cùng của cuộc đời Chúa Giêsu Kitô, tác động "gục đầu xuống mà sinh thì" (Gioan 19:30).

*

Tác động gục đầu chết đầy ý nghĩa này, về phía người môn đệ phản bội, như thể đã hoàn toàn chấp nhận sự thật"Tôi đã phạm tội vì nộp máu người công chính",nên đã"hối hận" như tỏ lòng ăn năn, và về phía Đấng "đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì hư vong" (Luca 19:10), như thể gật đầu chấp nhận tất cả những ai ăn năn thống hối vì tin vào Người, tin vào Lòng Thương Xót của Người, Đấng "đã yêu thương những ai thuộc về mình thì Người muốn chứng tỏ Người yêu họ cho đến cùng" (Gioan 13:1), đặc biệt là người môn đệ phản bội Giuđa Íchca, bởi ngay sau câu trên đây, Thánh ký Gioan đã đề cập liền đến vị tông đồ này:"Trong bữa ăn tối, ma quỷ đã gieo vào lòng Giuđa, con ông Simon Ítcariốt, ý định nộp Đức Giêsu" (Gioan 13:2).

Nếu ma quỉ đã bắt cóc được người môn đệ Giuđa Íchca nhẹ dạ này để làm tay sai cho hắn, làm nội công bán Thày, thì hắn đâu ngờ rằng chính hắn đã bị gậy ông đập lưng ông, khi tên tay sai của hắn ấy bị nằm gọn trong tay hắn như một thứ con tin, lại được Đấng đã chiến thắng các chước cám dỗ của hắn trong hoang địa (xem Mathêu 4:1-11), nộp mạng chuộc về, chẳng những chuộc được cả cá nhân của người môn đệ phản bội này mà còn chuộc được tất cả loài người nữa, và vì thế, đã làm cho vương quốc được hắn thiết lập trên trần gian từ nguyên tội hoàn toàn bị sụp đổ bởi "Vua Dân Do Thái" (Mathêu 27:37), một nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét là "Con Thiên Chúa đã tỏ mình ra để hủy diệt các công việc của ma quỉ" (1Gioan 3:8).

*

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Vấnđề về Chị Thánh MaiĐệ Liên,như bài chia sẻ của tôi hôm qua, Thứ Hai Tuần Thánh,là một vấnđề vẫn cònđangđượcbàn giải và tranh luận, như vấnđề phần rỗi của tôngđồ GiuđaÍchcaở bài chia sẻ riêng tư hôm nay,Thứ Ba Tuần Thánh,chưa hoàn toàn dứt khoát. Có những tác giả cho rằng chỉ có một nữ nhân vật Maria cũng chính là Maria chị em của Matta và Lazarô, đồng thời cũng là Maria MaiĐệ Liên là người được Chúa Giêsu trừ cho 7 quỉ.

Trong sốnhững tác giả chủ trương 1 nhân vật nữ duy nhất này có Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả. Ngay Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Kinh Năm Thánh Thương Xót 2016 của ngài, cũng công khai nêu đích danh Mai Đệ Liên của chị, cùng với người đàn bà ngoại tình, là đối tượng của Lòng Thương Xót Chúa, như trường hợp của viên trưởng ban thu thuế Giakêu và Mathêu, nhất là như tông đồ Phêrô.Ngược lại, có những tác giả lại chủ trương 2 hay 3 nữ nhân vật khác nhau. Tùy mỗi người suy diễn, dù cũngcăn cứ vào các câu PhúcÂm chính yếu, nhưng lại suy diễn theo khuynh hướng chủ quan của mình, khuynh hướng cho nhân vật nữ Maria Mai Đệ Liên chỉ là thành nhân, không thể đã là tội nhân.

Ba nhân vật nữ gây tranh cãi, trước hết là nhân vật nữ được Thánh ký Luca ở cuối đoạn 7 cho biết là "người nữ có tiếng là tội lỗi trong thành" (câu 37), sau nữa là nhân vật nữ mang tên Maria, chị em với Matta và Lazarô, và sau hết là nhân vật nữ có tên là Maria Mai Đệ Liên. Tuy nhiên, theo tôi, Thánh ký Gioan đã có cung cấp 2 chi tiết cho thấy 3 nhân vật nữ này chỉ là một, như sau:

Nhân vật nữ tội lỗi trong thành và Maria chị em với Matta và Lazarô là một, khi ngài xác định Maria là người ĐÃ xức dầu thơm cho Chúa Giêsu. Ngài không nói là SẼ, như Maria sẽ làm khi có cả Matta và Lazarô (xem Gioan 12:1-8). Nên nhớ, Thánh ký Gioan viết phúc âm sau cùng, nên khi ngài nói đến nhân vật nữ ĐÃ xức dầu thơm cho Chúa Giêsu tức là ngài có thế ám chỉ người nữ tội lỗi trong thành. Bởi chỉ có Phúc Âm Thánh Luca mới thuật lại việc ĐÃ xức dầu này mà thôi, trong khi Thánh ký Mathêu và Marco, (không phải Thánh ký Luca), chỉ thuật lại việc Maria xức dầu lần sau "ở Betania" như Thánh ký Gioan (xem Mathêu 26:6-13; Marco 14:3-9; Gioan 12:1-8).

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply