Or you want a quick look: VPCS là gì?
VPCS là một từ khóa khá thông dụng trong quảng cáo. Thế nhưng, nhiều người vẫn không biết VPCS là gì? Cách chạy hàng VPCS? Nếu bạn đang thắc mắc VPCS là gì?
Vậy thì mời bạn cùng theo dõi bài viết của BachkhoaWiki để khám phá VPCS là gì và tất tần tật về nó nhé.
VPCS là gì?
VPCS là gì?
VPCS là từ viết tắt của cụm từ “vi phạm chính sách”. VPCS dùng để chỉ những sản phẩm hoặc nội dung quảng cáo vi phạm theo điều luật quy định của Luật Doanh Nghiệp nói chung và các luật của các công ty nói riêng.
VPCS là gì trên Facebook?
VPCS trên Facebook là một thuật ngữ dùng để chỉ những vi phạm chính sách về quảng cáo trên Facebook. Trên facebook có rất nhiều chính sách quảng cáo. Vì vậy bạn cần phải tìm hiểu kĩ các chính sách của Facebook để tránh bị vi phạm.
Facebook là một ứng dụng mạng xã hội được nhiều người sử dụng rộng rãi. Chính vì vậy, Facebook cũng được xem là một nơi tập trung nhiều người bán hàng. Vậy nên VPCS trên Facebook vô cùng nghiêm ngặt.
Hàng VPCS là gì?
Hàng VPCS là chỉ những mặt hàng vi phạm chính sách. Trên Facebook, những mặt hàng vi phạm chính sách có thể nói đến như những mặt hàng fake về brand quần áo, giày dép; thuốc giảm cân; thuốc đông y;…
Cách chạy hàng VPCS?
Hiểu được VPCS là gì, chắc hẳn nhiều đọc giả đang thắc mắc VPCS là những mặt hàng vi phạm chính sách quảng cáo. Vậy có cách nào để chạy hàng VPCS nhất là trên Facebook hay không?
Câu trả lời là “có”. Tiếp theo, BachkhoaWiki xin được gửi đến đọc giả cách chạy hàng VPCS. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp đọc giả có thể chạy được hàng VPCS.
Cách 1: Sử dụng những từ đồng nghĩa, có liên quan
Trong luật quảng cáo của Facebook, có một bảng từ được cho là những từ VPCS của Facebook. Chính vì vậy, nếu bạn muốn bán một mặt hàng VPCS thì bạn cần phải né những từ VPCS mà thay vào đó là những đồng nghĩa, có liên quan.
Ví dụ như từ “giảm cân” bạn hãy viết thành “giảm bớt trọng lượng cơ thể” như vậy thì có thể né được VPCS trên Facebook rồi.
Cách 2: Sử dụng video, website trung gian để quảng cáo
Để tránh VPCS bạn nên sử dụng video, website trung gian để quảng cáo. Bởi vì các VPCS trên Facebook đều được kiểm tra bởi những ứng dụng tự động.
Các ứng dụng tự động ấy chưa đủ khả năng để nhận biết các website trung gian hoặc video có VPCS. Thế nên, để an toàn bạn hãy sử dụng video hoặc website và trang trí cho chúng thật đẹp để thu hút khách hàng nhé.
Cách 3: Tuyển dụng đại lý, thuê cộng tác viên kiếm khách hàng
Nếu bạn sợ rằng việc chạy quảng cáo trực tiếp sẽ bị VPCS của Facebook vậy thì bạn có thể nhờ qua các đại lý, cộng tác viên. Việc sử dụng đại lý, cộng tác viên cũng giúp bạn dễ dàng đưa sản phẩm đến nhiều hơn.
Các đại lý, cộng tác viên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong khâu quảng cáo sản phẩm. Đối với các CTV bạn có thể kêu họ đi cmt ở các trang page, như vậy sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm của bạn và cũng tránh VPCS Facebook.
Kinh nghiệm chạy hàng VPCS
Sau khi hiểu được VPCS là gì, cách chạy hàng VPCS. Tiếp đến, BachkhoaWiki sẽ giúp bạn biết thêm kinh nghiệm chạy hàng VPCS. Mong rằng những kinh nghiệm mà BachkhoaWiki gửi đến sẽ giúp đọc giả chạy hàng VPCS dễ dàng hơn.
Hạn chế sử dụng chữ trong hình ảnh quảng cáo
Facebook ra quy định không được sử dụng hơn 20% chữ trong hình ảnh quảng cáo. Không những vậy, việc ghi chữ lên hình ảnh quảng cáo ở Facebook sẽ khiến bạn bị tăng chi phí quảng cáo.
Thế nên bạn không quá nên lạm dụng viết chữ trên hình ảnh quảng cáo để tiết kiệm chi phí và không VPCS.
Không được sử dụng hình ảnh thương hiệu, bản quyền
Facebook không cho phép người sử dụng quảng cáo hàng fake các thương hiệu lớn hoặc nhắc đến các thương hiệu lớn. Các thương hiệu lớn có thể kể đến như Gucci, Nike, Channel,…
Thế nên, nếu bạn không có những giấy chứng nhận đầy đủ từ các thương hiệu thì nên cẩn thận khi quảng cáo loại mặt hàng này trên Facebook.
Nên xem kĩ từ ngữ không được sử dụng khi quảng cáo Facebook:
Khi bạn làm quảng cáo nên tránh một số từ ngữ dưới đây để tránh tăng chi phí quảng cáo cũng như vi phạm bản quyền:
- Từ ngữ lôi kéo tương tác: like, share, comment,…
- Từ ngữ tục tĩu, khiêu dâm, mang tính bạo lực
- Từ ngữ vi phạm chủng tộc
Không nên nói quá khi quảng cáo
Facebook khá nhạy cảm về vấn nói quá khi quảng cáo. Thế nên để tránh bị gắn cờ hoặc gỡ bài, bạn hãy cẩn thận với nội dung bài viết, nên viết trung thức tí xíu nhé!
Một số thuật ngữ quảng cáo Facebook cần biết
Quảng cáo trên Facebook có rất nhiều thuật ngữ. Vậy nên BachkhoaWiki xin gửi đến đọc giả một số thuật ngữ quảng cáo Facebook cần thiết.
Múi giờ
Nếu bạn quảng cáo ở Việt Nam theo múi giờ là “GMT +7:00 ASIA/HA NOI” thì quảng cáo của bạn sẽ bắt đầu ngày mới vào lúc 00h00.
Tiếp cận (Reach)
Reach là lượt tiếp cận cho biết số lượng khách hàng đã xem bài viết này. Cứ một lần khách hàng nhìn thấy bài viết của bạn sẽ tính là một lượt reach.
Ngân sách (Budget)
Ngân sách là số tiền mà bạn phải trả cho Facebook về bài quảng cáo của mình. Hiện nay trên Facebook có 2 cách tính ngân sách:
Ngân sách mỗi ngày (daily budget): Khi bạn chọn ngân sách mỗi ngày với mức chi phí 500.000đ thì Facebook sẽ tự tính toán và tiêu hết quảng cáo với số tiền 500.000 trong vòng 24h.
Ngân sách trọn đời (Lifetime budget): Khi bạn chọn ngân sách trọn đời và khoảng thời gian mong muốn (tuần, tháng) thì Facebook sẽ tự tính toán và chi tiêu trong đúng khoảng thời gian đó.
Trừ tiền (spent)
Cắn tiền là cách nói khi Facebook tiêu tiền của bạn. Quảng cáo sau khi được phê duyệt sẽ bị bắt đầu cắn tiền. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ gặp hiện tượng Facebook đã duyệt nhưng không cắn tiền.
Chi phí (cost)
Đây là chi phí cho mỗi kết quả Facebook mang lại khi có lượt tương tác với bài viết. Khi quảng cáo của bạn có được nhiều kết quả, ví dụ như nhiều người tương tác với bài viết của bạn, Facebook sẽ giảm chi phí quảng cáo cho bạn.
CPM
CPM là chi phí cho 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Muốn lượt hiển thị càng cao, bạn cần phải tốn nhiều tiền hơn để quảng cáo của bạn có cơ hội hiển thị đến khách hàng.
CPC
CPC là chi phí cho mỗi lượt nhấp vào liên kết. Hiểu đơn giản là bạn phải trả tiền cho Facebook nếu như khách hàng nhấp vào liên kết dẫn đến web hoặc ứng dụng của bạn.
Chạy bùng
Chạy bùng được hiểu theo dân quảng cáo nghĩa là không trả tiền quảng cáo cho Facebook. Để chạy bùng thì bạn cần phải có tài khoản doanh nghiệp và sử dụng quảng cáo trả sau.
Target
Target là nhắm chọn đối tượng mục tiêu khách hàng. Tùy vào từng loại sản phẩm mà có mục tiêu khách hàng khác nhau.
Tài khoản bị gắn cờ
Tài khoản bị gắn cờ, bị khóa là chuyện rất bình thường khi bạn chạy quảng cáo Facebook. Khi tài khoản bị lỗi, bạn có thể khiếu nại với đội ngũ nhân viên Facebook và chờ đợi họ xử lý. Tuy nhiên, hầu như một tài khoản đã bị gắn cờ sẽ rất khó khôi phục.
CTR
CTR là tỉ lệ nhấp chuột vào liên kết khi quảng cáo trên Facebook. CTR cao chứng tỏ quảng cáo của bạn đang rất thu hút người sử dụng Facebook
Chiến dịch
Chiến dịch là một thao tác khi bạn bắt đầu chạy quảng cáo trên Facebook để tiếp cận khách hàng. Nhiều người trong giới quảng cáo thường nói “lên camp” thực chất là lên mẫu chiến dịch quảng cáo.
Tần suất
Tần suất là số lần quảng cáo của bạn đến với người sử dụng Facebook. Ví dụ nếu bạn có tần suất là 2 tức lần quảng cáo đã hiển thị cho một người 2 lần.
PPE
PPE là viết tắt của cụm từ Page Post Engagement, còn gọi là chạy quảng cáo tăng tương tác. Chạy quảng cáo tăng tương tác là hình thức chạy sẽ tối ưu Like, Share, Comment cho bài viết mà bạn quảng cáo.
Tệp khách hàng
Tệp khách hàng là nói đến một nhóm khách hàng có hành vi cụ thể, sở thích cụ thể nào đó mà các nhà cung cấp sản phẩm quảng cáo muốn hướng đến.
Test (kiểm tra)
Trước khi quảng cáo đăng lên thì bạn cần phải test quảng cáo. Đối với quảng cáo Facebook thì test là yếu tố không thể thiếu để biết quảng cáo của bạn có hiệu quả không và từ ấy rút ra kinh nghiệm chỉnh sửa quảng cáo.
Xem thêm:
Bài viết trên đây đã giải đáp VPCS là gì và tất tần tật về nó. Mong rằng bài viết của BachkhoaWiki gửi đến sẽ giải đáp được tất cả thắc mắc của bạn đọc. Đặc biệt, đừng quên ủng hộ những bài viết tiếp theo của BachkhoaWiki bạn nhé.