Vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Hình thức, Tính chất của vốn ODA

Or you want a quick look:

Vốn ODA là gì ưu nhược điểm của vốn ODA như nào? Tính chất vốn ODA là gì? Các hình thức của đầu tư ODA ra sao? Sự khác nhau giữa đầu tư FDI với vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Các nguồn vốn ODA tại Việt Nam đến từ đâu? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính bài viết

Vốn ODA là gì?

Hỗ trợ phát triển chính thức (hay còn gọi là ODA, viết của Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là hỗ trợ (việc trợ) vì các khoản đầu tư này thường là các khoản vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp trong thời gian dài.

Mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư ODA là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư, vì vậy được gọi là “Phát triển”. Khoản vốn này thường cho nhà nước vay nên được gọi là “chính thức”.

Nói cách khác, vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức của các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang phát triển, kém phát triển vay để phát triển kinh tế – xã hội. Việt Nam là nước nhận nhiều nguồn viện trợ ODA từ các quốc gia đang phát triển, nhiều nhất là Nhật Bản.

Vốn ODA là gì ưu nhược điểm?

Vốn ODA là gì ưu nhược điểm của vốn ODA? ODA là một khoản đầu tư quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển. Nó đem đến nguồn vốn dồi dào để phát triển kinh tế xã hội, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với nước tiếp nhận.

Ưu điểm của vốn ODA là gì?

Vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Sau đây là một số ưu điểm của vốn ODA.

  • Đây là nguồn vốn vay có lãi suất thấp, thường dưới 2%/ năm (trung bình khoảng 0.25%/năm). Vì thế đây là một nguồn vốn quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển để phát triển kinh tế – xã hội.
  • Thời gian cho vay dài, từ 25 năm – 40 năm; thời gian ân hạn cũng kéo dài từ 8 năm – 10 năm.
  • Có ít nhất 25% nguồn vốn không cần hoàn lại trong tổng nguồn vốn ODA.

Nhược điểm của vốn ODA là gì?

Vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Sau đây là một số nhược điểm của vốn ODA:

Các nước khi viện trợ ODA đều gắn với lợi ích và các chiến lược mở rộng thị trường, hợp tác có lợi cho họ, hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị, mục tiêu về an ninh – quốc phòng. Vì vậy, họ đều có những chính sách hướng vào các lĩnh vực họ quan tâm hoặc họ lợi thế như:

  • Về kinh tế, nước tiếp nhận viện trợ ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan đối với hàng hóa của nước cho vay. Nước tiếp nhận vốn ODA cũng phải từng bước mở cửa thị trường bảo hộ những danh mục hàng hóa mới của nước viện trợ, có những chính sách ưu đãi đầu tư như cho phép họ tham gia đầu tư vào các lĩnh vực hạn chế, khả năng sinh lời cao.
  • Đi kèm với việc nhận vốn ODA thì các nước nhận viện trợ phải mua các sản phẩm từ nước viện trợ, sử dụng nhân lực của họ, thuê dịch vụ,… Những sản phẩm này có thể là không cần thiết đối với nước tiếp nhận ODA và chi phí dịch vụ và nhân lực thì không hề rẻ.
  • Nguồn vốn viện trợ ODA thường đi kèm với những điều khoản mậu dịch, đặc biệt là nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước viện ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản viện trợ ODA là hàng hoá, dịch vụ của nước họ.
  • Trên danh nghĩa, nước tiếp nhận ODA có toàn quyền quản lý sử dụng ODA; tuy nhiên, thông thường, các danh mục dự án ODA phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ,  họ không trực tiếp điều hành dự án nhưng lại có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Như vậy, sẽ đem lại nguồn lợi rất lớn cho nước viện trợ.
  • Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên rất cao.
  • Trong quá trình sử dụng vốn, sẽ xảy ra tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí; việc xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút đầu tư và sử dụng nguồn vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong việc tiếp nhận, xử lý, điều hành dự án khiến cho chất lượng công trình, hiệu quả của công trình của dự án đầu tư này còn thấp, có nguy cơ đẩy càng nước đang và kém phát triển lâm vào tình trạng nợ nần.

vốn oda là gì ưu nhược điểm và tính chất của vốn oda Vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Hình thức, Tính chất của vốn ODA

Sự khác nhau giữa đầu tư FDI và vốn ODA là gì ưu nhược điểm

Hiện nay Việt Nam đang tiếp nhận đầu tư FDI rất nhiều. Đây là cơ hội để nước ta phát triển kinh tế, tạo ra việc làm cho nguồn nhân lực. So với ODA thì đây là nguồn đầu tư khá hiệu quả nhưng cũng tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là ô nhiễm môi trường.

Vốn FDI là gì?

FDI là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment). Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân và công ty nước này vào nước khác thông qua thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty đầu tư sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Giống nhau giữa FDI và vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Điểm giống nhau giữa hai nguồn vốn này là đều xuất phát từ ngoài biên giới quốc gia, chủ yếu là từ các nước phát triển. Các nước nhận đầu tư là nước đang và kém phát triển. Đây là hai nguồn vốn phải đối mặt với rủi ro thông thường và rủi ro về tỷ giá hối đoái.

vốn oda là gì ưu nhược điểm và so sánh với vốn fdi Vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Hình thức, Tính chất của vốn ODA

Sự khác nhau giữa đầu tư FDI và vốn ODA là gì ưu nhược điểm

Bảng so sánh sự khác nhau giữa FDI và vốn ODA

Tiêu chíVốn ODAVốn FDI
Nguồn vốnChính phủ và tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức thuộc hệ thống liên hiệp quốcCá nhân hoặc công ty nước ngoài
Đối tượng tiếp nhậnChính phủ của các nước chậm phát triểnCá nhân, công ty nước ngoài nắm quyền quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh từ nguồn vốn đầu tư
Bản chấtLà một khoản vay có thời gian cho vay dài, thời gian ân hạn dài, lãi suất thấpLà một khoản đầu tư để kiếm lời
Quyền sở hữu và sử dụng vốnQuyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn tách rời.Chủ sở hữu vốn là người trực tiếp sử dụng vốn
Hình thứcNước viện trợ không trực tiếp điều hành dự án nhưng lại có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên giaTrực tiếp tham gia điều hành dự án
Mục đíchMục đích hỗ trợ các nước đang và kém phát triển trong việc phát triển kinh tế – xã hộiĐầu tư, kiếm lời
Tính chấtODA có tính chất ràng buộc (nước tiếp nhận vốn phải tuân thủ những điều kiện mà nước viện trợ đưa ra). Đây là công cụ để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và chính trị của các nướcFDI không có tính chất ràng buộc, tạo sức ép phải thay đổi chính sách của nước tiếp nhận đầu tư. Quyền điều hành, quản lý phụ thuộc vào số vốn góp
Điều kiện thu hútGDP thấp, kém phát triểnMôi trường đầu tư tốt
Cơ cấu vốnNước tiếp nhận vốn phải có một nguồn vốn đối ứng khi nhận viện trợ100% là vốn đầu tư nước ngoài

Sự khác nhau giữa FDI  và Vốn ODA là gì ưu nhược điểm? FDI là nguồn vốn đầu tư có sự khác biệt lớn đối với ODA. Để sử dụng tốt hai nguồn đầu tư này, nước tiếp nhận cần đặt ra kế hoạch, định hướng rõ ràng để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả tốt nhất

Trên đây là bài viết tổng quan về vốn ODA là gì ưu nhược điểm của nguồn vốn này, hy vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho quá trình học tập nghiên cứu của bạn. Nếu có thắc mắc về chủ đề bài viết vốn ODA là gì ưu nhược điểm, hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận của bài viết này, DINHNGHIA.COM.VN sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn.

See more articles in the category: wiki
READ  Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu

Leave a Reply