Viết bài nghị luận mối quan hệ giữa Văn học và Tình thương

Or you want a quick look:

Lời đề: Văn học và tình thương luôn có mối quan hệ mật thiết và khăng khít. Văn học giúp bồi đắp tình thương và chính tình thương lại trở thành động lực, nguồn gốc, điểm tựa cho văn học. Vậy văn học là gì? tình thương là gì? Mối liên hệ giữa giữa văn học với tình thương như nào? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về chủ đề văn học với tình thương nhé!. 

Mở bài:Văn học là nhân học” (Maksim Gorky). Từ xưa, văn học chính là nơi quy tụ biết bao nhiêu tâm tư và tình cảm của con người. Trong khi đó thì tình thương lại chính là cội nguồn cho văn học phát triển. Con người chính là đối tượng mà văn học hướng đến. Bởi mục tiêu của văn học chính là khích lệ, tán thưởng và nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Nội dung chính bài viết

Mối quan hệ giữa văn học và tình thương

Từ xưa, những tâm tình của con người đã được gửi gắm qua văn học truyền miệng. Bởi xưa nay, văn học cũng như tình thương luôn đã luôn có mối quan hệ chặt chẽ: tình thương là nguồn gốc, là cảm hứng cho văn học và văn học có nhiệm vụ quan trọng là truyền tải tình thương.

Văn học và tình thương luôn đi cùng nhau và đã trở thành nguồn đề tài sáng tác vô tận cho biết bao thi nhân. Văn học luôn gắn bó với tình thương là bởi văn học là tâm hồn dân tộc. Vậy văn học, tình thương đã gắn kết với nhau như nào? Văn học đã nói lên những nỗi thống khổ của kiếp người. Văn học nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ, gợi lên tình yêu thương trong tâm hồn họ. Và hơn cả, văn học giúp bồi dưỡng và làm đẹp tâm hồn trái tim của con người.

Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người” Chân lý này mãi trường tồn theo thời gian. Như một quy luật tất yếu, văn học không thể bước ra khỏi tình thương và lòng yêu quý của con người. Có ai đó đã từng ví văn học với tình thương như làn gió và cánh diều. Văn chương là con diều bay bổng bởi làn gió mát văn học.

Sự gắn kết giữa văn học với tình thương còn được thể hiện ở việc văn học được xác lập bởi chính những rung cảm và xúc động thầm kín giữa những con người. Sống trong dòng chảy ngọt ngào của Văn học, bạn đọc được tắm mình trong cảm xúc của nhân vật và cũng là của chính mình.

Văn học với tình thương không thể tách rời, bởi văn học mà xa rời thực tế thì không còn là văn học. Người nghệ sĩ phải thâm nhập thực tế, dấn thân vào cuộc sống đời thường để cảm nhận, thẩm định hay khám phá nó. Từ đó mới có những đồng cảm chân thực để sáng tạo nên những tác phẩm giàu giá trị trong nền văn học. Vì thế, văn học ra đời từ cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì văn học không khác gì một quyển biên niên sử. Chỉ khi từ cuộc sống ấy mà bật lên những nốt “cảm” từ rung động của trái tim người nghệ sĩ – ấy mới là văn học, là văn học với tình thương đích thực. Văn học có vai trò quan trọng đối với cuộc sống tinh thần của con người. Văn học chính là phương tiện biểu đạt những ý niệm, tâm tư tình cảm của con người. Bởi vậy mà các tác phẩm văn học được làm nên từ những chất liệu có trong cuộc sống.

Văn học ca ngợi lòng nhân ái

Văn học chính là nhân học, văn học mang tính nhân văn. Và cũng chính vì thế mà văn học với tình thương có mối quan hệ không thể tách rời. Văn học cùng tình thương được thể hiện thực tế qua những tình cảm ruột thịt trong gia đình, ở tình làng nghĩa xóm, tình đồng nghiệp bạn bè thầy trò.

Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” đã cho ta thấy tình mẫu tử cao quý và thiêng liêng. Câu chuyện ấy đã mang đến cho người đọc biết bao nhiêu tình cảm, biết bao sự rưng rưng. Văn học và tình thương trong tình cảm gia đình còn thể hiện ở hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Chị là người hết mực yêu chồng thương con dù có trong hoàn cảnh khắc nghiệt như nào. Mặc dù là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng chị sẵn sàng đứng lên chống lại tên lý trưởng để bảo vệ chồng mình.

Hay tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê” đã cho chúng ta thấy một khía cạnh khác của tình yêu thương – đó chính là tình cảm anh em. Văn học cùng tình thương đi liền với nhau còn được thể hiện qua hình ảnh lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao…

Văn học phê phán sự tàn ác, lên án thói đời tàn nhẫn

Văn học và tình thương có mối liên hệ khăng khít không chỉ được thể hiện ở việc văn học ca ngợi lòng nhân ái mà còn thể hiện ở việc phê phán sự tàn ác hay lên án thói đời tàn nhẫn bất công.

Từ câu chuyện cổ “Tấm Cám” ta thấy sự căm ghét mẹ con Cám trong tác phẩm. Sự tàn nhẫn ác độc của mẹ con Cám cuối cùng cũng phải trả giá đúng như ý nguyện ông cha ta – cái ác sẽ gặp quả báo. Bên cạnh đó, rất nhiều tác phẩm điển hình như “Những ngày thơ ấu” “Tắt đèn” “Sống chết mặc bay” đã cho thấy hiện thực ác độc cũng như sự trừng phạt thích đáng dành cho những con người tàn nhẫn ác độc.

Văn học khơi gợi lòng trắc ẩn và sự cảm thông

Văn học cũng như tình thương gắn kết ngoài việc ca ngợi lòng nhân ái, phê phán sự tiêu cực trong xã hội thì cũng khơi gợi lòng trắc ẩn và sự cảm thông từ người đọc qua những sự kiện hay những tình tiết bất hạnh và đáng thương.

Trong tác phẩm “Cô bé bán diêm” với hình ảnh đứa bé tội nghiệp, hay đến Truyện Kiều của Nguyễn Du là số phận tủi nhục, truân chuyên của nàng Kiều khiến người đọc không khỏi xúc động và thương cảm ngậm ngùi. Văn học với tình thương có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Việc khơi dậy lên sự cảm thông của người đọc trong tác phẩm chính là điều mà mỗi thi nhân hướng đến và đây cũng chính là mục đích của văn học.

Có thể thấy, văn học cùng tình thương luôn có sự đồng điệu và thống nhất với nhau. Tình thương là cội nguồn cho văn học phát triển. Còn văn học lại kêu gọi tình thương…Đồng thời, cả văn học cùng tình thương đều hướng con người tới cái chân thiện mỹ và giúp con người sống tốt. Hy vọng bài viết về chủ đề văn học và tình thương sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích cho bạn. Chúc bạn luôn học tốt!

Xem thêm:

See more articles in the category: wiki
READ  Diễn Giả Nguyễn Hữu Trí Là Ai, Đừng Nhầm Lẫn Tranh Cãi Là Phản Biện!!!

Leave a Reply