Bài viết được trích dẫn từ Chương 2: Vàng Là Tiền của cuốn sách “New Case For Gold (Diện Mạo Mới Của Vàng)”
Mọi người bị cuốn hút bởi vàng không chỉ vì ánh sáng lấp lánh của nó, mà còn lý do vàng là tiền. Nhận ra thực tế này là điểm khởi đầu để hiểu vàng.
Bạn đang xem: Vì sao vàng và bạc được chọn đóng vai trò tiền tệ
Tất nhiên. có nhiều loại tiền trên thế giới. Tại thời điểm này, các đồng tiền khác nhau đang cạnh tranh để dẫn đầu trong vai trò đồng tiền dự trữ toàn cầu. Ngày nay, đồng Đôla, đồng Euro, và đồng tiền bitcoin là các dạng của tiền. Vàng cũng thế.
Tiền là gì?
Định nghĩ cổ điển về tiền có ba phần: trung gian giao dịch, cất giữ giá trị, và đơn vị đo lường. Nếu cái gì đáp ứng tất cả ba tiêu chuẩn này, đó là tiền. Nếu bạn hỏi các nhà kinh tế, “Tiền là gì?” họ gần như chỉ đề cập đến tiền pháp định được in bởi các ngân hàng trung ương và tập trung vào các thảo luận kỹ thuật về các dạng cung tiền hẹp hoặc mở rộng được gọi là M3, M2, M1 hoặc M0. Chữ “M” thể hiện cho chữ tiền. M0 là cung tiền hẹp nhất, bao gồm dự trữ ngân hàng và tiền. M0 cũng được gọi là “cung tiền cơ sở” vì nó gần như là định nghĩa hẹp nhất về tiền mà các nhà kinh tế học biết đến. Tội gọi là vàng là “Cung tiền âm (M-Subzero)” vì thậm chí nếu các nhà kinh tế không nhận ra nó, thì vàng là cung tiền thực phía dưới cung tiền giấy
Tại sao vàng là tiền?
Người phản đối mỉa mai vàng như là “thứ ánh sáng kim loại” hoặc “một đống đá” , nhằm cho rằng vàng chẳng có gì hấp dẫn để trở thành tiền. Thậm chí, các nhà kinh tế học danh tiếng chẳng hạn như cựu chủ tịch FED, ông Ben Bernanke đã mô tả vàng chỉ là món hàng cất trữ trong hầm vàng Mỹ theo “một hình thức truyền thống”, mà không nói bất cứ điều gì hữu ích hơn về vàng.
Thực tế, sử dụng vàng như là tiền không chỉ có ở thời kỳ xa xưa mà là thực tế hiện nay. Gần đây, Jusstin Rowlatt của Dịch Vụ Quốc Tế BBC tiến hành cuộc phỏng vấn với Andrea Sella, giáo sư hóa học Đại Học Luân Đôn, trong đó giáo sư Sella trình bày hiểu biết sâu sắc về bảng tuần hoàng các nguyên tố hóa học nhằm giải thích tại sao vàng, một trong cấu trúc nguyên tử được biết tới, là đặc biệt và lý tưởng trở thành tiền trong thế giới thực.
Chúng ta hãy nhớ lại bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học từ thời trung học. Nó trông giống như một ma trận hình vuông, mỗi hình vuông là một yếu tố hóa học. Có khoảng 18 hình vuông theo chiều rộng và 9 hình vuông theo chiều ngang, với cái yếu tố bất thường là Hidro (H) và Heli (He) nằm ở phía trên. Mỗi hình vuông bao gồm tên của yếu tố, ký hiệu gồm 1 hoặc 2 chữ cái, khối lượng nguyên tử, và nhiệt độ sôi. Tổng cộng có 118 nguyên tố hóa học được trình bày trong bảng, từ Hidro (số nguyên tử là 1) đến unnoctium (tên gọi tạm thời cho số nguyên tố 118). Điều quan trọng là không có vật chất nào trong vũ trụ mà không được tạo bởi một trong những nguyên tố hóa học trong bảng. Nếu bạn muốn tìm tiền, nó phải nằm ở đây.
Giáo sư Sella khéo léo dẫn chúng ta đi một vòng quanh bảng tuần hoàn. Ông chi rra hầu hết các vật chất trong vũ trụ đều không phù hợp cho vai trò của tiền. Sau đó, ông khoanh tròn một yếu tố phù hợp và duy nhất trong bảng là-Vàng.
Sella nhanh chóng loại bỏ 10 yếu tố ở phía bên phải của bảng tuần hoàn, gồm Heli (He), Argon (Ar) và Neon (Ne). Lý do rất hiển nhiên- đây là các loại khí ở nhiệt độ bình thường và dễ dàng thất thoát. Chúng không phải là đối tương tốt để làm tiền.
Bên cạnh các loại khí, Sella loại bỏ các nguyên tố như Thủy Ngân (Hg), Brôm (Br) vì chúng là dạng lỏng ở nhiệt độ bình thường, và không phải là đối tượng phù hợp giống như các loại khí. Những nguyên tố khác giống như Asen (As) được loại vì chúng là loại chất độc.
Tiếp theo, ông chuyển sang phía tay trái của bảng tuần hoàn, bao gồm 12 nguyên tố thuộc họ kiềm như Magie (Mg), Canxi (Ca), Natri (Na). Những nguyên tố này cũng không tốt để sử dụng làm tiền vì chúng dễ bị hòa tan trong nước. Các nguyên tố này nếu làm tiền thì chỉ có thể cất trữ tiền vào ngày khô ráo, còn nếu gặp trời mưa thì sẽ bị hòa tan.
Những nguyên tố tiếp theo bị loại bỏ là Uranium (U), Plutonium (Pu) và Thorium (Th) cũng bị loại bỏ vì đơn giản chúng là các chất phóng xạ độc hại. Khoog ai muốn mang theo một loại tiền có thể gây ra ung thư. Có khoảng 30 nguyên tố hóa học là dạng phóng xa chỉ được tạo ra trong phòng thí nghiệm và nhanh chóng tan rã sau khi hình thành, chẳng hạn nư Einsteinium (Es).
Hầu hết các nguyên tố khác cũng không phù hợp để sử dụng làm tiền dựa trên các đặc điểm của chúng. Sắt (Fe), đồng (Cu) và Chì (Pb) không phải là công cụ tốt vì chúng dễ bị rĩ sét hoặc ăn mòn. Titanium (Ti) quá khó để nấu chảy với các thiết bị thô sơ trong xã hội cổ xưa.
Một khi quá trình loại bỏ hoàn tất, chỉ còn khoảng 8 ứng viên để sử dụng làm tiền. Đây là những kim loại quý, nằm ở trung tâm của bảng tuần hoàn, bao gồm Iridi, Osimi, Ruteni, Platium, Paladi, Rođi, bạc và vàng. Tất cả các nguyên tố này đều hiếm. Tuy nhiên, chỉ có bạc và vàng gần như là sẵn đủ số lượng để tạo nên cung tiền. Các nguyên tố còn lại là hiếm, quá hiếm để trở thành tiền, và rất khó để chiết xuất vì nhiệt độ sôi cao.
Rowlatt kết luận như sau trong bài tour d’horizon:
Quá trình loại bỏ chỉ còn lại hai yếu tố- bạc và vàng. Cả hai đều hiếm nhưng không hoàn toàn quá hiếm. Cả hai có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp và do đó dễ dàng chuyển thành đồng tiền, thỏi và trang sức. Bạc bị mờ- vì nó phản ứng với một số Sunphơ trong không khí. Điều này giải thích tại sao chúng ta chỉ nên cất giữ giá trị vào vàng.
Điều này biến vàng (Au) trở thành điểm đến hấp dẫn cuối cùng- Nó có ánh sáng màu vàng. Tất cả kim loại khác đều óng ánh màu sắc, ngoại trừ kim loại đồng chuyển thành màu xanh khi tiếp xúc với không khí. Vẻ đẹp không phải điều kiện ưu tiên để sử dụng làm tiền. Tuy nhiên, vẻ đẹp của vàng khiến nó tạo nên sức hấp dẫn.
Người cổ xưa không sử dụng vàng làm tiền chỉ vì nó tỏa ánh sáng hoặc vẻ đẹp của nó bị chỉ trích. Vàng là yếu tố hóa học duy nhất có tất cả các đặc điểm vật lý- hiếm, dễ uốn, trơ về hóa học, bền bĩ và thuần khiết- để trở nên đáng tin cậy và cất giữ giá trị. Những người thông thái trong xã hội biết rõ họ phải làm gì.
Tất nhiên, danh sách các đặc điểm ở trên không có nghĩa rằng vàng phải trở thành tiền. Tiền ngày nay tồn tại dưới dạng kỹ thuật số. Những hạt eletron cất trữ các con số mà không bị tan biến. Đáng lưu ý là chúng không hiếm.
Đừng nghĩ chỉ vì tiền là “kỹ thuật số” mà nó không phải là một phần của thế giới thực. Nó không phải nằm ngoài bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Tiền kỹ thuật số tồn tại khi được lưu trữ trong các chip làm bằng nguyên tử Silicon (Si). Nhưng dạng tiền này có thể bị hack hoặc bị xóa đi. Nguyên tử vàng (số liệu nguyên tử là 79) là ổn định và không thể bị xóa đi bởi các cuộc tấn công virut của Nga và Trung Quốc. Thậm chí trong thời đại tấn công mạng, vàng vẫn đứng vững mà không loại tiền nào có thể sánh được.
Vàng không phải là hoạt động đầu tư
Vàng không phải là hoạt động đầu tư, vì nó không có rủi ro và không có tỷ suất sinh lợi. Lời chỉ trích nổi tiếng của Warren Buffett về vàng là nó không có tỷ suất sinh lợi và do đó không tạo ra lãi kép cho tài sản của ông. Vàng không có lợi tức là do nó không hề có rủi ro. Nếu bạn mua 1 ounce vàng và giữ nó trong 10 năm, bạn cuối cùng vẫn còn 1 ounce vàng- không nhiều hơn hay ít hơn. Tất nhiên, giá vàng tính theo đồng đôla của 1 ounce vàng có thể thay đổi đáng kể ở 10 năm sau. Nhưng đây không phải là vấn đề của vàng, đó là vấn đề của đồng đôla.
Để có được tỷ suất sinh lợi từ hoạt động đầu tư, bạn phải chấp nhận rủi ro. Với vàng, rủi ro là ở đâu? Không có rủi ro đáo hạn, vì vàng vẫn là vàng. Không thể “đáo hạn” vàng thành vàng 5 năm sau từ vàng hiện nay. Hôm nay nó là vàng và mãi mãi là như thế. Vàng không có rủi ro của người phát hành, vì không ai phát hành ra vàng cả. Nếu bạn sở hữu vàng, thì bạn sẽ mãi sở hữu vàng. Vàng không có rủi ro hàng hóa. Với những loại hàng hóa khác, bạn phải xem xét các rủi ro khi mua nó. Khi bạn mua ngũ cốc, bạn sẽ lo lắng: Liệu có sâu bọ bên trong không? Loại ngũ cốc này là tốt hay xấu? Điều tương tự cũng xảy ra với dầu; có tới 75 loại dầu khác nhau trên thế giới. Nhưng vàng hoàn toàn nguyên chất, nó là nguyên tố hóa chọ số 79. Vàng vẫn luôn là vàng.
Vàng không phải là một loại hàng hóa.
Vàng gần như không có ngành công nghiệp nào sử dụng. Vàng không phải là một loại hàng hóa, vì nó không phải là nguồn đầu vào quan trọng cho bất cứ sản phẩm công nghiệp nào, chỉ có một số ít ngành mà thôi. Hãy quan sát các loại hàng hóa khác, đồng được sử dụng cho các loại dây và đường ống, bạc thì có quá nhiều ngành công nghiệp sử dụng. Các hàng hóa khai khoáng khác được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất, nhưng vàng thì không. Vàng sử dụng trong một số ngành điện tử để phủ bên ngoài, làm chất liên kết và một số công dụng, nhưng việc sử dụng vàng vẫn hạn chế.
Chúng ta biết rằng vàng đang được giao dịch trên thị trường hàng hóa và được báo cáo trong phần hàng hóa của các website. Bất kể những người báo cáo mô tả hành động giá của vàng như là những pit giao dịch thì vàng không phải là hàng hóa. Nhận thức điều này rất quan trọng đối với các nhà đầu tư vì có nhiều yếu tố tác động đến giá hàng hóa nhưng không tác động đến vàng theo cách tương tự.
Hãy xem tình huống Đại Suy Thoái. Vấn đề kinh tế đau đầu lúc này là giảm phát. Giá hàng hóa và các sản phẩm công nghiệp giảm trầm trọng. Nhưng từ 1929 đến 1933, giá vàng tính theo đồng đôla không bị giảm phát, nó vẫn duy trì cố định ở mức 20.67 USD mỗi ounce. Vàng đang hoạt động với chức năng tiền tệ, không phải là vai trò hàng hóa.
Trong vài tháng, bắt đầu từ tháng 3 năm 1933, chính phủ Mỹ buộc phải đẩy giá vàng lên cao hơn, từ mức 20.67 USD mỗi ounce lên 35 USD mỗi ounce. Chính phủ nâng giá vàng vì muốn tạo ra lạm phát; họ tuyệt vọng cố phá vỡ giảm phát, và vàng là giải pháp cuối cùng của chính phủ. Giá chứng khoán và các loại hàng hóa khác tăng sau đó. Vàng không hoạt động giống như các loại hàng hóa, nó hoạt động như tiền. Ngày nay, các chính phủ một lần nữa đang sợ hãi trước giảm phát, và tìm kiếm lạm phát nhằm giảm bớt gánh nặng thực tế của nợ. Vàng là chất xúc tác cho lạm phát mà các ngân hàng trung ương không thể tạo ra nổi.
Một ví dụ khác cho thấy hành vi phi hàng hóa của vàng là chúng ta quan sát mối tương quan giữa vàng với chỉ số Continuous Commodity Index vào năm 2014. Chỉ số này gồm 16 thành phần, bao gòm vàng, sắt, đồng, nhôm, và các loại hàng hóa nông nghiệp. Vàng thể hiện độ tương quan cao với chỉ số này từ tháng 1 đến tháng 11 của năm 2014, đúng như kỳ vọng. Nhưng từ tháng 11 năm 2014, chỉ số này giảm sâu trong khi giá vàng tính theo đồng đôla tăng lên. Sự phân kỳ này trùng khớp với cú sụp đổ trên thị trường năng lượng cũng như một số kim loại khác (gải thích tại sao chỉ số hàng hóa này sụt giảm) trong khi nhu cầu vàng của Nga và Trung Quốc tăng lên (giải thích tại sao vàng tăng). Vàng bất ngờ ngừng giao dịch như là một loại hàng hóa và bắt đầu giao dịch như một loại tiền. Những hành Ivi này định hình nên tư duy cho chúng ta về điều gì sẽ đến.
Vàng không phải là giấy tờ sổ sách
Những chuyên gia ở Phố Wall, các ngân hàng Mỹ và những thành viên của Hiệp Hội Thị Trường Kim Loại Quý Luân Đôn (LBMA-London Bullion Market Association) đã tạo ra vô số “các sản phẩm vàng” nhưng đó không phải là vàng. Đây là những hợp đồng trên giấy tờ.
Những sản phẩm này bao gòm ETF (Exchange-traded fund)- mà công cụ giao dịch nổi tiếng nhất được đặt dưới mã giao dịch (ticker symbol) GLD. Từ “mã giao dịch” cho thấy đó là một sản phẩm chứ không phải vàng. ETF là một loại cổ phiếu. Có một số vàng nằm ở đâu đó trong cấu trúc của nó, nhưng bạn không sở hữu vàng- bạn sở hữu cổ phiếu. Thậm chí cổ phiếu này không phải là dạng vật chất, nó là kĩ thuật số và dễ dàng bị hack hoặc xóa đi.
Cấu trúc pháp lý nằm sau GLD là ủy thác, người được ủy thác có một số vàng vật chất nằm ở trong hầm vàng. Thỏa thuận này nói chúng là đúng với các ETF vàng. Hầm vàng của GLD nằm ở Luân Đôn. Có một số thành viên được ủy quyền, những người sẽ tạo ra thanh khoản cho cổ phiếu tín thác vàng GLD. Đây là những thành viên lớn của hiệp hội LBMA như Goldman Sachs, JPMorgan Chase và một số ngân hàng khác.
Các hoạt động thành viên được ủy quyền này bao gồm kinh doanh chênh lệch giá giữa thị trường vàng vật chất và thị trường cổ phiếu GLD. Nếu có nhiều áp lực bán đối với giá cổ phiếu GLD, những thành viên được ủy quyền sẽ mua cổ phiếu giống như các nhà tạo lập thị trường và bán khống vàng vật chất. Sau đó những dealer này có thể đưa số cổ phần này cho người được ủy quyền của quỹ ETF, nhận lại số vàng vật chất và dùng nó để đóng các vị thế bán khống vàng vật chất, và đút túi lợi nhuận có được từ chênh lệch giữa giá cổ phiếu và giá vàng vật chất. Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá này tương tự như kinh doanh chênh lệch giá “điểm vàng” giữa thị trường New York và Luân Đôn vào những năm trước 1914, ngoại trừ việc không cần thiết phải di chuyển vàng vật chất qua biển Bắc Đại Tây Dương để hiện thực hóa lợi nhuận. Ngày này, vàng chỉ nằm trong hầm vàng LBMA hoặc hầm vàng GLD phụ thuộc vào dòng chảy của hoạt động kinh doanh chênh lệch giá.
Các nhà đầu tư cổ phiếu GLD chấp nhận rủi ro vì không sở hữu vàng vật chất và trở thành mục tiêu của các đợt tấn công mạng (hack). Ví dụ, các quan chức có thể đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán New York, không cho phép nhà đầu tư giao dịch loại cổ phiếu này. Những ai nói rằng sàn giao dịch New York không bao giờ đóng cửa thì hãy nhớ lại chuyện gì đã xảy ra với sự cố phần mềm vào ngày 8 tháng 7 năm 2015, cơn bão Sanday vào năm 2012 và sau sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001. Nổi tiếng nhất là sàn giao dịch chứng khoán New York từng bị đóng cửa hơn 4 tháng kể từ ngày bắt đầu Thế Chiến Thứ Nhất. Thiếu điện năng hoặc các vấn đề điện tử có thể khiến cho sàn giao dịch chứng khoán bị đóng cửa bất cứ lúc nào. Khi nắm giữ cổ phiếu ETF, bạn bị mắc kẹt vào hệ thống kỹ thuật số.
Hiệp Hội Thị Trường Kim Loại Quý Luân Đôn (LBMA) cũng bán vàng thông qua các hợp đồng thương mại trên giấy tờ sổ sách, vốn hoạt động giống như thị trường tương lại không có luật điều chỉnh. Vàng trong các hợp đồng này được gọi là “vàng không chỉ định-unallocated”, nghĩa là người sở hữu không nhất thiết phải yêu cầu chuyển đổi sang vàng vật chất. Về lý thuyết, người bán không cần phải có vàng vật chất, nhưng vẫn phải có đủ lượng vàng tiềm năng cho tất cả những người mua vàng không chỉ định khi họ có yêu cầu rút vàng vật chất. Tuy nhiên, thực tế là các ngân hàng có thể bán 10 USD hoặc cao hơn trong mỗi hợp đồng cho 1 USD vàng vật chất mà họ đang nắm giữ (Người dịch: tức chỉ cần một số nhất định vàng vật chất nhưng lại bán cho 10 người khác nhau). Các ngân hàng hy vọng rằng tất cả chủ sở hữu hợp đồng sẽ không đồng loạt rút vàng cùng một lúc vì nếu họ làm thế, ngân hàng sẽ không có đủ vàng để trả lại.
Người chủ sở hữu vàng theo các hợp đồng này phải đưa thông báo cho ngân hàng nếu họ muốn chuyển đổi từ vàng không chỉ định sang vàng được chỉ đỉnh (allocated gold) . Thông báo này giúp cho ngân hàng có đủ thời gian để tìm kiếm vàng vật chất nhằm đáp ứng cho chủ sở hữu hợp đồng.
Nếu có quá nhiều người cùng yêu cầu rút vàng vật chất một lúc, ngân hàng có thể chấm dứt hợp đồng và đơn giản là đưa cho chủ sở hữu một lượng tiền theo giá đóng cửa của ngày chấm dứt hợp đồng. Chủ sở hữu hợp đồng sẽ có một tấm séc theo giá đóng cửa, nhưng không bao giờ có vàng vật chất. Đó là trường hợp khả quan nhất. Trong trường hợp có cơn sốt mua vàng hoảng loạn và giá vàng tăng vọt, các chủ sở hữu hợp đồng này có thể bị phá sản vì đơn giản không có đủ vàng vật chất cho ngân hàng đáp ứng tất cả yêu cầu. Chỉ vàng vật chất ngoài ngân hàng là vàng thực.
Vàng không phải là kỹ thuật số
Vàng là tiền tệ hữu hình, không phải kỹ thuật số. Do vậy, vàng mang lại bảo hiểm chống lại các rủi ro liên quan đến tiền kỹ thuật số.
Ở nhiều góc độ, đồng đôla là một dạng tiền kỹ thuật số. Chúng ta có thể chỉ cần một vài tờ đôla trong ví, và tất nhiên nó không đủ cho nhu cầu mua sắm của bạn. Nếu tôi cần chi trả cho hóa đơn 20 đôla ở cửa hàng tạp hóa, thay vì rút ra tờ tiền 20 đôla, tôi thích sử dụng thẻ tín dụng hơn.
Khi bạn nhận lương, công ty nơi bạn làm việc có thể gửi trực tiếp vào tài khoản tiết kiệm của bạn. Khi bạn thanh toán các đơn hàng, bạn có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Khi bạn đi mua sắm, bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng (credit card) hoặc thẻ ghi nợ (debit card). Số tiền mặt mà bạn sử dụng tương đối nhỏ so với các giao dịch kinh tế của bạn.
Các thị trường chứng khoán lớn nhất trên thế giới, thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ, không phát hành các chứng chỉ thương mại bằng giấy từ đầu những năm 1980. Chỉ còn một số lượng nhỏ các chứng chỉ thương mại bằng giấy đang trôi nổi trên thế giới, và phần lớn thị trường trái phiếu ngày nay hoàn toàn số hóa, giống như hệ thống thanh toán.
Một xã hội số hóa, không tiền mặt đã hình thành. Một vài nhà quan sát đã nhận ra cái họ gọi là “cuộc chiến tiền mặt”. Không cần phải lo lắng- cuộc chiến tiền mặt đã kết thúc và chính phủ là người giành chiến thắng.
Một vấn đề thực tế là những người dân thật thà giờ đây không có quyền huy động đủ một lượng tiền mặt lớn mà không bị xem như là những kẻ buôn thuốc, những kẻ khủng bố hoặc trốn thuế. Cùng với đó là các cuộc điều tra giám sát từ phía chính phủ. Những người dân không có vàng không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận sống chung với việc số hóa tài sản của bạn.
Tài sản kỹ thuật số phụ thuộc vào vấn đề thiếu hụt điện năng, sự sụp đổ của hệ thống, những kẻ hacker và các tên trộm trên mạng. Bạn cảm thấy như thế nào khi danh mục đầu tư trị giá 1 tỷ USD của bạn có thể bị xóa sạch chỉ trong một đêm?
Bạn sẽ thế nào nếu chính phủ đóng cửa ngân hàng và các máy ATM bị khống chế mức rút tiền mặt 300 USD mỗi ngày, chỉ đủ cho bạn thanh toán tiền gas và thực phẩm mỗi ngày? Mặc dù thực tế bạn có đến 100,000 USD trong tài khoản ngân hàng. Nhưng các nhà luật pháp sẽ nói bạn chỉ cần 300 USD mỗi ngày là đủ cho nhu cầu gas và thực phẩm nên những yêu cầu tiền mặt lớn hơn sẽ bị nghi ngờ.
Đây chính là tình huống đã thực tế diễn ra ở Síp vào năm 2013 và Hy Lạp vào năm 2015. Người tiết kiệm nên sở hữu vàng vật chất nhằm bảo hiểm với tình huống hệ thống ngân hàng bị đóng băng.
Lịch sử các cuộc sụp đổ tiền tệ và sự kết thúc của hệ thống bản vị vàng
Vàng là tiền. Tuy nhiên, chức năng tiền tệ của vàng dần bị các chính phủ và nhà kinh tế làm hoen ố, đặc biệt từ khi hệ thống tiền tệ thế giới sụp đổ và nước Mỹ chấm dứt chuyển đổi đôla thành vàng vào năm 1971. Sự sụp đổ tiền tệ vào năm 1981 không phải là một kết quả bất ngờ. Hệ thống tiền tệ thế giới thực tế sụp đổ 3 lần trong thế kỷ 20- là vào năm 1914, 1939 và 1971, và suýt sụp đổ vào năm 1998 và 2008.
Vì hệ thống tiền tệ thế giới ngày nay chủ yếu dựa trên đồng đôla, một đợt sụp đổ mới sẽ được kích hoạt nếu niềm tin vào đồng đôla tan biến và không còn là nơi cất giữ giá trị an toàn. Thật thú vị. Những lần sụp đổ như vậy xảy ra theo chu kỳ 30 năm. Dựa trên lịch sử tiền tệ của thế kỷ 20, bạn có thể đang ở thời điểm kết thúc của hệ thống tiền tệ thế giới hiện tại và đang tiến nhanh đến một hệ thống tiền tệ mới.
Sụp đổ tiền tệ không có nghĩa là thế giới chấm dứt. Mọi người không phải sống trong hang động và phải ăn thực phẩm đóng hộp. Hệ thống tiền tệ chấm dứt nghĩa là những ông trùm tài chính lớn và những người có quyền lực sẽ ngồi xuống bàn đàm phán và viết lại cái họ gọi là “luật chơi mới”.
Ví dụ, sau cuộc sụp đổ năm 1914 có cuộc hội nghị tiền tệ ở Genoa, Italia vào năm 1922, trong đó những người có quyền lực viết lại quy tắc của trò chơi và cố gắng khôi phục lại hệ thống bản vị vàng. Sau đợt sụp đổ năm 1939, có một hội nghị tiền tệ thế giới lớn hơn được gọi là Bretton Woods, tại New Hampshire, diễn ra vào năm 1944 để viết lại quy tắc trò chơi cho hệ thống tiền tệ vàng-đôla. Tiếp theo, sau cuộc sụp đổ vào năm 1971, Khi Tổng Thống Nixon xóa bỏ chuyển đồi đồng đôla thafnhvangf, có một loạt hội nghị, trong đó nổi tiếng nhất là Thỏa Thuận Smithsonian diễn ra vào tháng 12 năm 1971. Nhiều thỏa thuận sau đó diễn ra cho đến Hiệp Ước Plaza vào năm 1985 và Hiệp Ước Louvre vào năm 1987, nhằm viết lại quy tắc trò chơi một lần nữa.
Xem thêm: Tại Sao Thực Dân Pháp Chọn Đà Nẵng Làm Mục Tiêu Tấn Công Đầu Tiên? ?
Giai đoạn từ năm 1971 đến 1980 là một trong những thời kỳ hỗn loạn khi nước Mỹ rối ren và hướng tới thả nổi tỷ giá. Đó là giai đoạn khủng khiếp của nền kinh tế Mỹ. Nước Mỹ đã trải qua 3 cuộc suy thoái từ năm 1973 đến 1981. Giá vàng tính theo đồng đôla tăng từ 35 USD mỗi ounce lên 800 USD mỗi ounce. Lạm phát tăng vọt. Đồng đôla mất hơn một nữa giá trị.
Đồng đôla được giải cứu bởi chủ tich Fed, ông Paul Volcker và Tổng Thống Mỹ, ông Ronald Reagan từ năm 1981. Đây là thời điểm mà thế giới tiến đến “chuẩn tiền tệ đôla” mới, hay còn được gọi là giai đoạn Ngôi Vương Đôla (King Dollar).
Thực tế, nước Mỹ đã nói với thế giới rằng, thậm chí khi không có bản vị vàng, đồng đôla sẽ nơi tin cậy để cất trữ giá trị. Điều này đã kết thúc giai đoạn lạm phát của đồng đôla và biến nước Mỹ thành điểm đến hấp dẫn của các hoạt động đầu tư bằng đông đôla. Chính sách tiền tệ của Paul Volcker và chính thuế và giảm bớt quy định của Reagan đã phối hợp với nhau nhằm đạt mục tiêu này. Các đối tác thương mại của Mỹ về cơ bản được bảo rằng họ nên neo tỷ giá vào đồng đôla. Hệ thống tiền tệ đôla mới này có vẻ hoạt động tốt từ năm 1981 đến năm 2010, được thể hiện bởi tăng trưởng mạnh cho đến năm 2007, cùng với sự mở rộng kinh tế nhanh chóng và lâu dài trong suốt những năm 1980 và 1990.
Vì thế, từ năm 1870 đến 1971, hệ thống tiền tệ quốc tế đã sử dụng các biến thể khác nhau của bản vị vàng với các lần gián đoạn của thế chiến. Trong 30 năm, từ 1980 đến năm 2010, thế giới không có một hệ thống bản vị vàng nào cả. Thay vào đó, chúng ta có hệ thống tiền tệ đồng đôla. Bây giờ, chúng ta không có chuẩn tiền tệ nào cả và cũng không có bất cứ mốc neo nào trong hệ thống tiền tệ thế giới. Do đó, không ngạc nhiên mà từ năm 2007, chúng ta sống trong sự rối ren, biến động mạnh, và những hoạt động dưới mức tối ưu trên các thị trường tài chính và nền kinh tế.
Khi cuộc sụp đổ tiếp theo xuất hiện, sẽ có những cuộc họp tương tự như đã tổ chức tại Genoa vào năm 1922 và Bretton Woods vào năm 1944. Các nhà đầu tư hôm nay có thể nhìn về tương lai và tự hỏi “Nhưng quy tắc mới của trò chơi sẽ là gì?”. Dựa trên những câu trả lợi, nhà đầu tư có thể tính toán họ nên xây dựng danh mục đầu tư vào ngày hôm nay như thế nào để bảo vệ giá trị của họ khi cuộc hoảng loạn không thể tránh khỏi này xảy ra.
Vàng không bao giờ bị lãng quên
Vàng được cho là bị lãng quên từ khi Tổng Thống Nixon chấm dứt cửa sổ vàng vào ngày 15 tháng 8 năm 1971 và nước Mỹ loại bỏ bản vị vàng từ thời điểm đó. Cũng từ đây, hai thế hệ sinh viên được dạy dỗ cẩn thận bởi các nhà hoạch định sách và các nhà kinh tế tin rằng vàng không còn đóng bất cứ vai trò gì trong hệ thống tiền tệ quốc tế.
Nhưng sự thực là, vàng không bao giờ bị lãng quên. Tầng lớp tinh hoa không ngừng nói về nó và công chúng thì lại lờ đi. Nếu vàng không có giá trị gì, tại sao nước Mỹ lại cất trữ hơn 8,000 tấn vàng? Tại sao Đức và IMF mỗi người lại giữ xấp xĩ gần 3,000 tấn vàng? Tại sao Trung Quốc đang mua hàng ngàn tấn vàng và Nga đã mua hơn 100 tấn vàng trong 1 năm? Tại sao lại đổ xô mua vàng nếu như vàng không có vai trò gì trong hệ thống tiền tệ?
Các ngân hàng trung ương nói rằng để thuận lợi cho người dân, tiền không nên được liên kết với vàng vì họ có thể in bao nhiêu tiền tùy ý. Từ Ben Bernanke, cho đến Alan Greenspan và nhiều người khác mỉa mai vàng, nói rằng vàng chẳng có vị trí nào trong hệ thống tiền tệ hiện nay. Đi kèm với quyền lực kiểm soát tiền là các quyền lực chính trị. Tuy nhiên, vàng vẫn là nền tảng cơ bản của hệ thống tiền tệ quốc tế.
Vàng và hệ thống tiền tệ quốc tế
Vàng đang dần trở lại trong hệ thống tiền tệ thế giới. Khi bạn quan sát thực tế đang diễn ra trên thế giới đối ngược với những gì bạn nghe được từ tivi, thì rõ ràng thế giới có một hệ thống bản vị vàng ngầm và nó đang dần trở lại vị thế chính thức- nghĩa là xem vàng như tiền. Chúng ta đã nhìn thấy các dấu hiệu này. Có chứng cứ cho thấy vàng đang quay trở lại hướng tới trung tâm hệ thống tiền tệ và có lẽ điều này đang xảy ra vì một số lý do.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là người nắm giữ vàng lớn thứ ba trên thế giới. (Lớn nhất là Mỹ và thứ hai là Đức và thứ ba là IMF. Chắc chắn Trung Quốc sẽ trở thành người dự trữ vàng lớn thứ hai thế giới, mặc dù con số dự trữ chính thức không được công bố và rất khó để xác nhận.)
IMF đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ toàn cầu, cùng với quyền lực và tầm ảnh hưởng lớn. IMF xây dựng một thái độ thân thiện với các quốc gia nhỏ và mới nổi. Thực tế, nó giống như một doanh nghiệp lớn, tham lam đang trao quà từ thiện và sau đó chỉ cho mọi người thấy họ rộng lượng như thế nào.
IMF được tạo ra từ Hội Nghị Bretton Wood và năm 1944. Nó mất vài năm để phát triển và hoạt động mạnh mẽ vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950. IMF bắt đầu như là người cho vay xoay vòng (swing loan) cho các quốc gia giàu có đang gặp phải thâm hụt cán cân thanh toán ngắn hạn.
Hãy xem một quốc gia bị thâm hụt cán cân thanh toán từ năm này qua năm khác. Một trong các cách để sửa chữa khoản thâm hụt này là phá giá đồng nội tệ nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn. Nhưng làm rẽ đồng tiền là hành động bị cấm theo cơ chế tỷ giá cố định Bretton Wood. Thay vào đó, IMF sẽ cung cấp một khoản vay để giúp bạn vượt qua khó khăn trong lúc thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế. Những hoạt động tái cấu trúc này nhằm làm giảm chi phí lao động, cải thiện năng suất lao động, hoặc cải thiện môi trường đầu tư- hoặc bất cứ điều gì cần thiết để tài khoản vãng lai trở lại thặng dư. Một khi tài khoản vốn thặng dư, các khoản vay xoay vòng này sẽ được trả lại cho IMF.
Trong các trường hợp cực đoan, IMF cho phép phá giá tiền tệ, nhưng chỉ khi tất cả các giải pháp tiền tệ và cấu trúc đã thất bại.
Hệ thống cho vay xoay vòng (swing lending system) bị tan vỡ vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 khi Anh Quốc từng bước phá giá đồng Bảng Anh so với đồng Đôla, và nước Mỹ bị mất vàng do yêu cầu chuyển đổi vàng. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định chết ngay sau đó. Kể từ đó, chúng ta bắt đầu có hệ thống tỷ giá thả nổi.
Sau những năm 1980, IMF chạy đi lang thang trong gần suốt 20 năm với những nhiệm vụ không rõ ràng. Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, IMF đóng vai trò như là người cho vay đối với các thị trường mới nổi, vì nhiệm vụ ban đầu của nó là bình ổn tỷ giá dưới hệ thống Bretton Wood đã không còn.
Danh tiếng của IMF bị tổng thương trầm trọng ở cuộc khủng hoảng Đông Á 1997-1998. Khi máu đổ trên đường- không phải là một cách nói ẩn dụ, nhiều người đã bị giết trong các cuôc bạo động ở Jakarta- Indonesia, và ở Seoul-Hàn Quốc. Nhiều người vào lúc này, trong đó nổi tiếng là nhà kinh tế học đạt giải Nobel, ông Joe Stiglitz chỉ trích cuộc khủng hoảng này đến từ những lời tư vấn tồi tệ của IMF.
Đến năm 2000, IMF giống như một con cá voi nằm trên bờ và không thể quay trở lại biển. Không ai biết IMF rốt cục đang làm gì và họ nên làm gì. Đến năm 2006, nhiều người công khai ý định xóa bỏ IMF.
Tiếp theo là câu chuyện buồn cười trên con đường băng hà của IMF. Chúng ta gặp phải cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, và bất ngờ, IMF trở lại cuộc chơi. IMF trở thành một gã thư ký tại câu lạc bộ G20 của các quốc gia phát triển và mới nổi trên thế giới. G20 hoạt động như là ban giám đốc và IMF là nhân viên cũng là cơ quan triển khai quyết định của ban giám đốc.
IMF bản thân nó cũng có ban giám đốc, nhưng thật thú vị, nếu bạn nhìn vào quyền thành viên theo từng quốc gia, có nhiều thành viên nằm trong nhóm G20. Các thành viên của G20 và 24 thành viên của IMF về cơ bản là giống nhau. G20 là một nhóm những người đứng đầu nhà nước mà không có nhân viên trong khi bản thân IMF đã là nhân viên. Từ năm 2009, các cuộc họp thượng đỉnh của G20 luôn hoạt động vói các giải pháp kỹ thuật, nhân viên và các nhà phân tích của IMF. Các hoạt động cho vay trở nên mang tính chính trị cao độ như chúng ta thấy ở Ukraine và Hy Lạp.
Thực tế, IMF luôn là câu lạc bộ của các quốc gia giàu có. IMF có cơ chế bỏ phiếu yêu cầu 85% số phiếu để thông qua bất cứ thay đổi quan trọng nào, chẳng hạn như thay đổi bài báo của họ (tài liệu quản trị của IMF), hoặc để chấp thuận một khoản cho vay. Nước Mỹ có 16% quyền phiếu bầu, tức là nếu tất cả các quốc gia gộp phiếu bầu lại cũng không thể vượt qua Mỹ. Tất nhiên, điều này không phải là ngẫu nhiên, vì Mỹ luôn là quốc gia có tiếng nói lớn nhất trong IMF, và trụ sở của IMF đặt tại Thủ Đô Washington D.C.
Một trong những vấn đề quản trị quan trọng của IMF hiện nay là thay đổi cơ chế phiếu bầu này. Nếu bạn muốn tỷ lệ phiếu bầu theo tỷ lệ GDP của thế giới, các quốc gia giàu sẽ chiếm áp đảo, và các quốc gia mới nổi sẽ có phần nhỏ hơn. Trung Quốc là một ví dụ. Trung Quốc chiếm khoảng 14% GDP toàn cầu, nhưng tiếng nói của quốc gia này trong IMF chỉ chưa đầy 5%. Quy định pháp luật giúp cho Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn được thông qua bởi quốc hội Mỹ vào năm 2015. Nhận thấy quyền hợp lý của Trung Quốc trong cơ cấu quyền lực của IMF là hành động có qua có lại với Mỹ để có được hành vi thân thiện từ phía Trung Quốc trong cuộc chiến chống thao túng tiền tệ so với đồng đôla.
Bây giờ, IMF trở lại với nhiệm vụ ban đầu là cho vay đối với các quốc gia giàu có, hầu hết là giải cứu Châu Âu, với số tiền còn lớn hơn số tiền mà khu vực này đóng góp vào. Tiền của IMF không dự định đi đến các quốc gia nghèo như Bostwana hoặc Mali hoặc Jamaica. Tiền của IMF sẽ đi đến Balan, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland và vì lý do chính trị là cả Ukraine.
Hoạt động cho vay mới này yêu cầu các khoản đóng góp bổ sung cho IMF. Nếu bạn dự định cho vay tiền, bạn lấy tiền ở đâu để cho vay? Các ngân hàng có thể nhận tiền gửi, cấm cố tài sản với ngân hàng trung ương hoặc tạo ra tiền từ không khí. IMF không có nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, IMF có thể vay tiền. IMF phát hành tín phiếu. Thật thú vị, những tín phiếu này không định danh bằng đồng đôla. Chúng được định danh bằng Quyền Rút Vốn Đặc Biệt (SDR), có giá trị khoảng 1.38 USD tại thời điểm tôi đang viết cuốn sách này, mặc dù giá trị của SDR biến động trên thị trường.
Vậy SDR là gì? Vâng, nó là đồng tiền của thế giới. Nhưng không hải là tiền mà bạn mang trong túi. Bạn không thể đến các cây ATM và rút ra tiền SDR. Tuy nhiên, SDR vẫn là tiền, và chúng đóng vai trò ngày càng lớn trong tài chính toàn cầu khi sức mạnh của đồng đôla giảm xuống. Có những bàn giao dịch (trading desk) trong IMF để có thể hoán đổi SDR với các tiền tệ lớn khác. Đây là ví dụ đơn giản về cách thức hoạt động của loại tiền này. Vào năm 2009, IMF phát hành 182.7 tỷ tiền SDR, tương đương khoảng 255 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại. Cách thức mà IMF phát hành tiền cho các quốc gia là tương ứng với hạn ngạch, đơn giản là thị phần của quốc gia đó. Nếu tôi có hạn ngạch 5% tại IMF và IMF đang phát hành 100 tỷ SDR, thì tôi sẽ có 5 tỷ SDR hoặc 5% của tổng số tiền phát hành. Nhiều thành viên của IMF có hạn ngạch nhưng không cần SDR, và thay vào đó là các loại tiền tệ khác.
Hungary là một ví dụ. Quay trở lại vào đầu những năm 2000. Các ngân hàng Hungary cung cấp cho khách hàng các khoản thế chấp dưới dạng 2 đồng tiền. Họ thực hiện một khoản cho vay theo đồng nội tệ, chính là đồng forint, hoặc có thể cho vay bằng đồng Franc Thụy Sĩ, được cung cấp bởi các ngân hàng Châu Âu ở Vien hoặc Zurich để tài trợ cho khoản cho vay này. Các khoản thế chấp bằng đồng Franc Thụy Sĩ chiếm khoảng 2% và khoản thế chấp bằng đồng Forint là 9%, vì thế hầu hết những người đi vay lấy các khoản cho vay bằng đồng Franc Thụy Sĩ với giải định tỷ giá sẽ vẫn giữ nguyên. Nhưng điều này đã không xảy ra. Đồng Forint sụp đổ, và các khoản nợ thế chấp bất ngờ tăng vọt so với thu nhập của người đi vay Tình trạng vỡ nợ bùng phát.
Nếu bạn là người Hungary và IMF cung cấp cho bạn SDR, bạn sẽ cần đồng Franc Thụy Sĩ để ngân hàng trung ương của bạn có thể giúp các các ngân hàng địa phương trả lại các khoản nợ vay liên ngân hàng. Bây giờ bạn sẽ gọi đến bàn giao dịch của IMF và nói, “Cung cấp cho tôi đồng đôla cho khoản SDR của tôi”. Nhân viên tại bàn giao dịch của IMF sẽ gọi cho Trung Quốc và nói: “Bạn có muốn mua SDR không?” Trung Quốc nói, “Vâng, tôi mua nó.” Trung Quốc sẽ gửi đồng đôla đến IMF và nhận về SDR trong khi Hungary nhận lấy đồng đôla, sau đó bán chúng để mua đồng Franc Thụy Sĩ, tiếp theo sử dụng Franc Thụy Sĩ nhằm giải cứu cho các ngân hàng. Đây là cách chuyển từ SDR của bạn trong IMF thành các loại tiền tệ khác khi cần.
IMF không phát hành SDR ngoại trừ khi có khủng hoảng thanh khoản. Nếu có cuộc khủng hoảng thanh khoản toàn cầu tiếp theo, IMF sẽ phát hành lượng tiền còn lớn hơn cả Cục Dự Trữ Liên Bang và các ngân hàng trung ương khác gộp lại. Fed đã sử dụng tới mức trần của bảng cân đối tài sản. Fed không thể giảm bớt bảng cân đối tài sản và có thể mất cả thập niên để giải quyết. Điều này cũng đúng với các ngân hàng trung ương khác. Họ không có khả năng in thêm tiền mà không làm phá hủy niềm tin. Các ngân hàng trung ương có quyền pháp lý để in tiền, nhưng họ gặp phải giới hạn cho điều họ có thể làm.
Trong một cuộc khủng hoảng thanh khoản mới, thế giới sẽ phải chạy đến cầu viện IMF và tìm kiếm thanh khoản từ việc phát hành SDR. Quá trình này có thể hoạt động mà không làm tổn hại niệm tin vì chỉ có một số ít người hiểu nó. Việc phát hành SDR với quy mô lớn có thể tạo nên lạm phát cao tính theo đồng đôla. Tuy nhiên, các nhà chính trị ở Washington đơn giản đổ lỗi cho IMF như là cơ quan không có trách nhiệm.
Một tác động của việc phát hành SDR quy mô lớn sẽ làm phá hủy giá trị thực của các tài sản định danh bằng đồng đôla. Chỉ có một nơi trú ẩn trong cơn bão này là các tài sản hữu hình, bao gồm vàng. Ngày nay, các nhà đầu tư thông minh đang điều chỉnh danh mục của họ theo hướng này, trong đó có cả Nga và Trung Quốc.
Điều gì xảy ra nếu mọi người mất niềm tin vào IMF và SDR? AI sẽ giải cứu IMF? Lúc này sẽ chẳng còn ai cả. Chuyển hướng đến IMF không phải là đá cái chai xuống đường; nó giống như đá cái chai lên tầng, từ nợ tư nhân thành nợ quốc gia đến nợ đa bên được phát hành bởi IMF. IMF trở thành nhà penthouse; bạn không thể đá cái chai lên cao hơn nữa. Nguồn gốc sức mạnh của IMF là 3,000 tấn vàng mà tổ chức này nắm giữ, và số vàng được nắm giữ bởi các thành viên của IMF bao gồm cả Mỹ và Châu Âu.
Điều này giải thích tại sao tôi quay trở lại chủ đề vàng, và tại sao tôi tính tỷ số vàng/tiền và tỷ số vàng/GDP, và tính được mức dự phóng 10,000 USD cho mỗi ounce vàng hoặc cao hơn nữa. Nếu niềm tin vào tiền giấy của các quốc gia biến mất và bạn cố gắng giải cứu hệ thống bằng dạng tiền pháp định khác, cụ thể là SDR, vàng sẽ diễn biến ra sao? Nếu giải pháp này hiệu quả, đó là vì hai lý do. Đầu tiên, gần như không có ai hiểu về SDR. Thứ hai, chúng ta không có SDR ở trong ví tiền. SDR sẽ được sử dụng giữa các quốc gia- không phải giữa các cá nhận. SDR là không rõ ràng Chúng sẽ tồn tại và bị lạm phát cao nếu in với số lượng lớn. Tuy nhiên, không ai thực sự nhìn thấy chúng vì SDR là tiền kỹ thuật, một dạng trừu tượng của tiền.
Nếu SDR hoạt động hiệu quả, nó sẽ là một phần của hệ thống tiền tệ vì chỉ một vài người hiểu được nó. Tuy nhiên, nếu mọi người hiểu ra, họ sẽ mất niềm tin. Trong tình huống này, chỉ còn một giải pháp là vàng.
Hệ thống bản vị vàng ngầm
Các quốc gia trên thế giới đang tích trữ vàng nhằm đa dạng hóa quỹ dự trữ của họ. Trong xu thế đó, kết hợp với dự trữ lớn được nắm giữ bởi Mỹ, Châu ÂU và IMF, hình thành nên một hệ thống bản vị vàng ngầm.
Cách tốt nhất để đánh giá hệ thống bản vị vàng ngầm giữa các quốc gia là sử dụng tỷ số vàng/GDP. Tỷ số vàng/GDP có thể dễ dàng tính toán bằng cách sử dụng các con số chính thức và so sánh giữa các quốc gia để nhận thấy sức mạnh của vàng đang ở đâu.
Người chiến thắng – là 19 quốc gia tạo nên Châu Âu và phát hành đồng Euro. Tỷ lệ vàng trên GDP của họ là trên 4%. Tỷ lệ này của Mỹ là 1.7%. Thật thú vị, tỷ lệ của Nga là khoảng 2.7%. Nga chỉ có nhiều hơn 1/8 số vàng của Mỹ, nhưng nền kinh tế của họ chỉ bằng 1/8 nền kinh tế của Mỹ, vì thế tỷ số của Nga cao hơn. Nga là một trong những quốc gia đang ngày càng tích trữ nhiều vàng, và nó có vẻ như đang cố gắng đuổi kịp Châu Âu. Nhật Bản, Canada, và Anh Quốc là các nền kinh tế lớn, nhưng tỷ số vàng/GDP của họ khá nhỏ bé, tất cả đều nhỏ hơn 1%>
Trường hợp thú vị nhất là Trung Quốc. Dự trữ vàng chính thức của Trung Quốc được báo cáo vào tháng 7 năm 2015 là 1,658 tấn. Nhưng chúng ta biết từ nhiều nguồn đáng tin cậy bao gồm công ty khai khoáng và thống kê nhập khẩu, lượng vàng thực tế của Trung Quốc là hơn 4,000 tấn. Tôi đã nói với những công ty luyện vàng và các công ty logistic chuyên vận chuyển vàng- những người thực tế có liên quan đến vàng vật chất- bên canh những nguồn tin chính thức, và đã tính đến thông tin của họ trong ước lượng của tôi. Về tổng thể, tôi có đủ nguồn thông tin đáng tin cậy để đưa ra ước tính tối thiểu này. Hoàn toàn có khả năng Trung Quốc có nhiều hơn đáng kể 4,000 tấn vàng.
Trung Quốc, cũng giống như Nga, đang tích trữ mạnh vàng nhằm có một tỷ số so sánh tốt hơn so với Mỹ và Châu Âu. Tỷ số vàng/GDP sẽ trở nên quan trọng khi hệ thống tiền tệ hiện nay sụp đổ vì vàng sẽ trở thành nền tảng của bất cứ quá trình tái thiệt lập hệ thống tiền tệ nào.
Trong quá trình cài đặt lại hệ thống tiền tệ, các quốc gia sẽ tiến gần lại với nhau, như tôi đã mô tả ở trên, và ngồi xuống bàn đàm phán. Ai đó có thể nghĩ cuộc họp này giống như trò chơi poker. Khi bạn ngồi xuống bàn poker, bạn muốn có nhiều thẻ đánh bài. Chức năng của vàng giống như thẻ đánh bài trong bối cảnh này. Điều này không có nghĩa rằng thế giới tự động đi đến bản vị vàng. Điều này có nghĩa rằng, tiếng nói của bất cứ ai trên bàn đám phán sẽ trở nên quan trọng hơn dựa trên số vàng mà họ nắm giữ.
Chỉ có khoảng 35,000 tấn vàng chính thức trên thế giới. Thuật ngữ “vàng chính thức” nghĩa rằng vàng được sở hữu bởi các ngân hàng trung ương, bộ tài chính và các quỹ đầu tư quốc gia. Điều này chưa tính đến vàng nữ trang và vàng nắm giữ bởi người dân.
Việc Trung Quốc mua hơn 3,000 tấn vàng trong năm qua là chiếm gần 10% tổng lượng vàng chính thức trên thế giới; đó là bước thay đổi lớn trong dự trữ vàng của Trung Quốc. Số lượng vàng trên giải thích tại sao Trung Quốc không minh bạch hoạt động của mình. Thị trường vàng là thanh khoản, nhưng giao dịch ít. Nếu dự định và hành động của Trung Quốc được công khai hoàn toàn, giá vàng sẽ lập tức tăng cao hơn. Điều này luôn đúng khi một người mua lớn nhảy vào thị trường có ít giao dịch. Trung Quốc muốn giữ cho giá vàng ở mức thấp nhất có thể cho đến khi hoàn tất mục tiêu.
Trung Quốc đang cố gắng có đủ số vàng để khi hệ thống tiền tệ quốc tế sụp đổ, quốc gia này sẽ có một ghế chính trên bàn đàm phán. Các quốc gia như Canada, Úc, và Anh Quốc với tỷ số vàng/GDP nhỏ sẽ phải ngồi xa bàn đàm phán, gần với các bức tường. Những quốc gia nào có ít vàng chắc chắn trở thành khán giả trong quá trình cài đặt lại hệ thống tiền tệ toàn cầu và sẽ bất lợi trong hệ thống tiền tệ mới mà Mỹ, Châu Âu, Nga và Trung Quốc phát minh. Trong tình huống này, vì Đức có tiếng nói lớn ở Châu Âu, nên hệ thống mới sẽ dựa trên trục tiền tệ Mỹ-Đức-Nga-Trung Quốc được thực thi bởi IMF. Những quốc gia có dự trữ vàng lớn đã sẵn sàng cho tình huống này. Đầy là điều mà tôi gọi là hệ thống bản vị vàng ngầm.
Kết luận
Vàng là tiền. Bất chất sự mỉa mai của các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế, vàng sẽ vẫn là nơi cất trữ giá trị tuyệt vời, và tiếp tục đóng vai trò như một phần không thể thiếu trong hệ thống tiền tệ toàn cầu. Ở đây, chúng ta có thể cám ơn nước Pháp, quốc gia có chân trong tổ chức IMF vào năm 1975, đã khẳng định vai trò của vàng trong dự trữ chính thức thậm chí khi vàng không còn là điểm tham chiếu tiền tệ vào thời điểm đó.
Các nhà kinh tế học thuật dường như không quan tâm đến vàng. Vàng gần như bị lờ đi, và không bao giờ được nghiên cứu đến trong bối cảnh tiền tệ. Tuy nhiên, vàng không bao giờ bị lãng quên. Vàng vẫn là nhân vật đứng đằng sau cuộc chơi. Vàng đang đóng vai trò dự trữ trong hệ thống tiền tệ quốc tế và thậm chí còn quan trọng hơn trong những năm sắp tới.
Hiểu rõ vai trò của vàng giúp chúng ta có nền tảng để thấu hiểu tương lai của hệ thống tiền tệ quốc tế. Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ quan sát các nhà đầu tư thông minh đang đầu tư vào vàng vật chất như thế nào nhằm bảo vệ cho chính họ trong bối cảnh kinh tế phức hợp và không ổn định mà chúng ta đối mặt trong thế kỷ 21.
Justin Rowlatt, “Tại sao chúng ta cất giữ giá trị ở vàng?, “ Tạp chí BBC World Service Magazine, ngày 8 tháng 12 năm 2013, xem liên kết www.bbc.com/web10_news/magazine-25255957.
Người dịch: Swing loan là một khoản vay ngắn hạn cho phép người sở hữu mua tài sản mới trong khi tài sản cũ của họ vẫn chưa được bán.