Or you want a quick look: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
Sữa chua là một loại thực phẩm dinh dưỡng được nhiều người ưa thích. Không chỉ ngon miệng mà sữa chua còn rất bổ dưỡng. Vậy vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? Lợi ích của sữa chua là gì? Mời các bạn cùng khám phá qua bài viết sau đây của GiaiNgo!
Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì môi trường trong sữa chua có độ pH thấp. Vi khuẩn thường không thể sống trong môi trường axit thấp như vậy.
Trong khi đó, các lợi khuẩn trong sữa chua có khả năng chịu được axit dịch vị nên một lượng lớn vi khuẩn vẫn sống sót khi đi qua dạ dày để đến ruột già. Tại đây, chúng sản sinh axit lactic, thường được gọi là probiotic, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hình thành khí, hoạt hóa và tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa.
Vì thế, sữa chua là loại thực phẩm thật sự an toàn và bổ dưỡng.
Vi khuẩn trong sữa chua thuộc nhóm dinh dưỡng nào?
Vi khuẩn trong sữa chua thuộc nhóm dinh dưỡng vi khuẩn hóa dị dưỡng. Loại vi khuẩn này được ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong đời sống và sản xuất. Vi khuẩn lactic hình thành một nhóm vi khuẩn làm giảm carbohydrate (ví dụ như trong quá trình lên men) nhờ sản xuất các axit lactic. Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng tức là hoại sinh và kí sinh.
Bảng thành phần dinh dưỡng của sữa chua
Không chỉ an toàn với sức khỏe, sữa chua còn bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng trong 100g sữa chua gồm có:
Ăn sữa chua hàng ngày có tốt không? Những lợi ích của sữa chua
Ăn sữa chua hằng ngày rất tốt cho sức khỏe. Sữa chua được tạo thành bởi các lợi khuẩn. Vì thế mà sữa chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, các vitamin, khoáng chất có lợi. Do đó, chúng ta nên ăn sữa chua hằng ngày.
Những lợi ích của sữa chua:
- Sữa chua tốt cho tiêu hóa
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Giảm cholesterol trong máu
- Giảm huyết áp
- Ngăn ngừa loãng xương
- Giúp kiểm soát cân nặng
- Giúp phục hồi cơ thể nhanh hơn
- Ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín
- Giúp chữa da cháy nắng
- Giúp trị thâm và trị mụn
Mặc dù ăn sữa chua hằng ngày là rất tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều sữa chua sẽ có thể gây ra béo phì, tiêu chảy hoặc dị ứng. Lượng sữa chua hợp lý nhất mà cơ thể có thể nạp là 250 – 500 gram, tương đương với 1 – 2 hộp/ngày.
Một số câu hỏi liên quan đến sữa chua
Ăn sữa chua có béo không?
Ăn sữa chua có béo không? Tùy theo từng loại sữa để làm sữa chua mà hàm lượng calo cũng như chất béo trong sữa chua sẽ khác nhau. Trên thị trường, các loại sữa chua chúng ta hay sử dụng hàng ngày thì một hộp sữa chua có khoảng:
- 100 đến 150 kcal năng lượng
- 3,5gr chất béo
- 2gr chất béo bão hòa
- 8 đến 10gr protein
- 20gr đường
- > 20% canxi cần thiết mỗi ngày
- > 20% vitamin D cần thiết mỗi ngày
Tùy theo nhu cầu cơ thể và hoạt động, công việc mà chúng ta cần lượng calo khác nhau để đảm bảo cơ thể hoạt động tốt nhất. Và với lượng calo như trên, nếu chúng ta ăn sữa chua một cách khoa học thì sẽ không bị béo, tăng cân.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng sữa chua vượt quá nhu cầu mà cơ thể đáp ứng, chất béo, đường và calo sẽ tích tụ khiến bạn tăng cân. Cho nên, hãy sử dụng sữa chua một cách hợp lý và khoa học. Bạn sẽ không bị tăng cân khi ăn sữa chua, thậm chí còn có thể giảm cân nếu có nhu cầu.
Sữa chua bao nhiêu calo?
Sữa chua bao nhiêu calo còn phụ thuộc vào loại sữa chua mà bạn sử dụng. Bởi mỗi loại sữa chua sẽ bổ sung các thành phần hương vị khác nhau nên hàm lượng calo có chứa trong chúng cũng khác nhau.
Ví dụ, trong một hộp sữa chua có đường 100g của Vinamilk cung cấp 105kcal. Hộp sữa chua Ba Vì 100g có chứa 90 – 110kcal.
Sữa chua không đường bao nhiêu calo?
Sữa chua không đường sẽ chứa ít calo hơn các loại sữa có đường. Trung bình trong một hộp (cốc) sữa chua không đường 100g sẽ chứa khoảng 80kcal.
Hộp sữa chua không đường Vinamilk 100g cung cấp mức năng lượng là 61kcal.
Sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo?
Sữa chua nếp cẩm có khoảng 100kcal. Đây là một món ăn truyền thống xuất xứ từ Miền Bắc, Việt Nam. Món ăn vặt khoái khẩu của người dân Hà Thành xuất hiện vào những ngày nắng nóng hay vào những chiều đông lành lạnh.
Sữa chua nếp cẩm khi ăn có cảm giác mát lạnh của sữa chua, bùi bùi dai dai của những hạt nếp cẩm. Hai món ăn tưởng chừng không có liên quan này khi kết hợp lại tạo thành một hương vị đặc biệt thơm ngon.
Hiện nay, ngoài những ly sữa chua nếp cẩm truyền thống, trên thị trường cũng có các hộp sữa chua nếp cẩm được làm sẵn. Đó là các sản phẩm đến từ những công ty, tập đoàn sữa Vinamilk, Ba Vì, Mộc Châu.
Vậy lượng calo trong những hộp sữa chua nếp cẩm bao nhiêu? Chúng ta có thể tham khảo ở bảng dưới đây.
Nên ăn sữa chua khi nào?
Chúng ta nên ăn sữa chua sau bữa ăn bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2. Lúc này, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt.
Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên. Đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt. Tùy thuộc vào độ tuổi và sự ưa thích, chúng ta tốt nhất nên ăn từ 1 – 2 hũ mỗi ngày.
Chúng ta cũng có thể ăn sữa chua vào buổi tối. Với mức năng lượng và calo vừa đủ, có thể ăn sữa chua vào buổi tối để không bị tăng cân. Sữa chua không đường là lựa chọn phù hợp nhất.
Không nên ăn sữa chua có đường và sữa chua trái cây buổi tối vì lượng đường cao. Việc ăn sữa chua trước đi ngủ cũng sẽ giúp nuôi dưỡng cơ bắp rất tốt.
Ngoài ra, sau khi vận động bạn cùng có thể dùng sữa chua. Trong sữa chua bổ sung protein, carbohydrate, canxi và lợi khuẩn tốt cho những người tập gym. Việc kết hợp sữa chua cùng trái cây tươi sẽ tăng hương vị khẩu phần ăn và cung cấp dưỡng chất cho sức khỏe.
Như vậy, chúng ta đã biết được lí do vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh, cùng với những lợi ích của sữa chua. GiaiNgo hi vọng bạn đã có thêm cho mình những thông tin thú vị về loại thực phẩm bổ dưỡng này. Đừng quên theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo!