Vì Sao Thằn Lằn Đứt Đuôi, Đứt Chân RồI Tự MọC LạI ĐượC! vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Thế giới sinh vật trong tự nhiên đa dạng, đã tạo nên cho mỗi loài có cách phát triển và những đặc trưng rất khác nhau.

Bạn đang xem: Vì sao thằn lằn đứt đuôi

Điển hình là chuột và thỏ, thì phải gậm nhấm liên tục. Nếu không, thì răng chúng sẽ mọc nhọn thêm hoài hoặc đâm vào miệng chúng. Còn ở loài tắc kè thì sẽ tự thay đổi màu khi mà môi trường sống của nó thay đổi. Như khi nó sống ở lá cây thì nó sẽ chuyển sang màu xanh gần giống với lá cây, khi bám vào thân cây thì nó cũng sẽ tự chuyển sang màu của thân cây, và cũng giống như vậy khi nó sống ở môi trường mặt đất, hay bám ở nơi khác ..vv. và còn rất nhiều loài sinh vật khác. Chúng sẽ thay đổi bản thân để thích nghi, tự vệ và săn bắt phù hợp với từng điều kiện sống khác nhau.


*

Còn ở Thạch sùng thì sao? Thạch sùng (ở miền nam Việt Nam thường gọi là con Thằn lằn) thì có đặc trưng là hay bị rụng đuôi, một thời gian sau đuôi của chúng lại tự mọc dài ra được? Bạn có bao giờ thắc mắc không? Tại sao Thạch sùng lại rụng đuôi? Hôm nay, Tôi muốn chia sẻ đến bạn lời giải đáp ấy. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

READ  Lớp Vỏ Tàu Bằng Sắt Có Tráng 1 Lớp Kẽm Ở Ngoài Có Tác Dụng Gì? Vì Sao vuidulich.vn

Thạch sùng là loài bò sát bản địa Đông Nam Á. Thạch sùng thường bò trên tường nhà để tìm thức ăn như nhện, ruồi, muỗi, kiến, gián. Đôi khi người ta thấy Thạch sùng “ăn vụng” thức ăn hoặc nước uống không được đậy kỹ trong nhà. Nên mặc dù là loài động vật rất có ích, nhưng chúng vẫn gây ác cảm đối với một số người. Cũng có khi phân của Thạch sùng làm nhiều người khó chịu.

Xem thêm: Dần Dần Tiếng Anh Là Gì ? Trừ Dần Trong Tiếng Anh Là Gì

*Bạn có biết tại sao thằn lằn đứt đuôi rồi tự mọc lại được không, thạch sùng, động vật, sinh vật, khoa học

Trong dân gian Việt Nam cũng có sự tích con Thạch sùng, bắt nguồn từ tiếng kêu “chách chách” của Thạch sùng nghe giống như người than thở “tiếc của”. Ở miền nam Việt Nam, Thạch sùng được gọi là con Thằn lằn. Tuy nhiên tên gọi này có thể khiến chúng ta bị nhầm lẫn với một vài loài thằn lằn khác.

Thạch sùng có một cơ chế tự vệ rất hay: Nó sẽ tự rụng đuôi khi có ai đó tấn công hoặc động vào đuôi của nó. Tuy vậy, phòng vệ không phải là lý do duy nhất để Thạch sùng rụng đuôi. Nó còn có thể rụng đuôi khi bị ốm (Bạn nên nhớ không phải loài động vật nào cũng có thể sống một cách dễ dàng sau khi bị rụng đuôi), rụng đuôi khi đánh nhau với các con Thạch sùng khác.

READ  Nghĩa Của Từ Turn Around Time Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa
*Khớp xương và mạch máu ở phần nối giữa đuôi và cơ thể của Thạch sùng rất lỏng lẻo

Cơ thể Thạch sùng được cấu tạo để hỗ trợ việc rụng đuôi một cách dễ dàng. Khớp xương và mạch máu ở phần nối giữa đuôi và cơ thể rất lỏng lẻo, nên khi bị rụng đuôi thì hầu như máu ở phần nối của nó sẽ ngừng chảy rất nhanh. Thạch sùng có một số mô thần kinh. Khi đuôi thằn lằn bị đứt, các mô thần kinh này vẫn hoạt động. Đó là lý do mà một chiếc đuôi khác có thể mọc ra sau khi chiếc đuôi trước đã bị đứt lìa. Đuôi mới của Thạch sùng sẽ mọc lại rất nhanh, nhưng nó sẽ ngắn và nhỏ hơn so với cái đuôi cũ.

Và hiện tượng Thạch sùng đứt đuôi rồi mọc lại được gọi là hiện tượng tái sinh một phần cơ thể. Tương tự như vậy, trong tự nhiên chúng ta còn bắt gặp được hiện tượng này ở con giun, do chúng có hệ thần kinh bậc thang vì thế khi chặt chúng ra thành nhiều khúc thì từng khúc riêng lẻ vẫn có thể “ngọ nguậy” và đôi khi là chúng vẫn sống sót.

*

Đọc xong bài viết trên, các bạn không những hiểu được lý do tại sao Thạch sùng lại bị rụng đuôi mà tôi chắc chắn các bạn sẽ hiểu và trả lời được nhiều hơn một câu hỏi mà bạn thắc mắc ban đầu đấy. Đó là mục đích mà Tôi muốn chia sẻ đến bạn, chia sẻ nhiều hơn những gì mà bạn muốn biết đó là cách thức mà tôi làm việc và mang đến cho bạn.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply