Vì Sao Quá Trình Giáo Dục Mang Tính Lâu Dài, Đặc Điểm Của Quá Trình Giáo Dục vuidulich.vn

Or you want a quick look:

onlyloveĐạika**

Tiêu đề: Câu 11: Một số khái niệm cơ bản: Quá trình giáo dục, quá trình tự giáo dục, quá trình giáo dục lại. Trong quá trình giáo dục có những đặc điểm nào? Câu 11: Một số khái niệm cơ bản: Quá trình giáo dục, quá trình tự giáo dục, quá trình giáo dục lại. Trong quá trình giáo dục có những đặc điểm nào?11.1.Các khái niệm cơ bản:* Quá trình giáo dục: Là quá trình mà dưới sự tổ chức, lãnh đạo có mục đích các loại hình hoạt động phong phú, các mối quan hệ nhiều mặt của người được giáo dục đối với người khác, với thế giới xung quanh, các dạng giao lưu đa dạng giữa họ với nhau và giữa họ đối với những người lớn tuổi khác, nhằm hình thành cho người được giáo dục quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị, lý tưởng, động cơ, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen ứng xử đúng đắn trong các quan hệ đạo đức, chính tị, pháp luật, thẩm mỹ, lao động, vệ sinh… thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội.* Quá trình tự giáo dục: Là một hoạt động có mục đích, có ý thức của cá nhân hướng vào việc xây dựng, hoàn thiện những phẩm chất nhân cách của mình theo đúng chuẩn mực xã hội. Vậy:- Tự giáo dục có cơ sở là tự đánh giá, như vậy trình độ phát triển của tự đánh giá là điều kiện quan trọng của tự giáo dục.- Tự giáo dục vừa tồn tại với tư cách như là bộ phận của giáo dục ( theo nghĩa hẹp), vừa là kết quả của giáo dục.* Giáo dục lại: Được hiểu là hoạt động có much đích, có chủ định của nhà giáo dục nhằm tác động đến nhận thức và hành vi chưa đúng của đối tượng giáo dục, giúp họ có những nhận thức và hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.- Giáo dục lại cũng được thực hiện trong nhà trường PT nên nó được coi là một bộ phận của quá trình giáo dục.

Bạn đang xem: Vì sao quá trình giáo dục mang tính lâu dài

11.2.Đặc điểm của quá trình giáo dục:Gồm bốn đặc điểm sau:* Quá trình giáo dục bao gồm tác động của rất nhiều nhân tố: Bao gồm cả nhân tố khách quan và chủ quan, bên nggoài và bên trong…Đó là ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế – chính trị, pháp chế – hành chính, tư tưởng – văn hoá, tâm lý – tập quán… của xã hội; các ảnh hưởng của hoạt động giáo dục của nhà trường, gia đình, các đoàn thể… từng ngày, tùng giờ tác động đến sự hình thành và phát tiển nhân cách học sinh. Ngay trong nội bộ nhà trường cũng có rất nhiều tác động ảnh hưởng đến tâm lý học sinh: Giáo viên, nhân viên, bạn bè, tập thể, quy chế, cơ sở vật chất.. Có thể nói có bao nhiêu quan hệ ở trong trường và ngoài xã hội mà học sinh tham gia, có bao nhiêu loại hình hoạt động trong quá trình sống mà học sinh thực hiện, thì có bấy nhiêu tác động đến học sinh. Với độ mạnh yếu khác nhau, với khả năng điều khiển khó dễ khác nhau, những yếu tố đó có thể thống nhất và phối hợp để tăng cường lẫn nhau, cũng có thể là mâu thuẫn với nhau dẫn đến kết quả là vô hiệu hoá hay suy yếu ảnh hưởng của nhau. Nói cách khác quá trình giáo dục chỉ có thể đạt hiệu quả khi tổ chức và phối hợp được tất cả các tác đọng giáo dục.* Quá trình giáo dục đòi hỏi thời gian lâu dài mới có được kết quả, vì đấy là niềm tin, là tình cảm, là thói quen, là động cơ, là hệ thống những hành động và hành vi. Những phẩm chất mới của nhân cách chỉ được hình thành sau khi người học đã trải qua một thời kỳ nhận thức, thể nghiệm, tập luyện và cả đấu tranh trong cuộc sống. Những nếp nghĩ xấu, những hói quen cũ thường tồn tại dai dẳng, trở đi trở lại mãi trong ý thức và hành vi của mỗi người. Không nên vội vàng cho rằng một số tác động hành vi vừa được luyện tập là những nét tính cách đã vững bền. Do kết quả công tác giáo dục khó nhận thấy ngay, nên công tác đó phải được tiến hành một cách bền bỉ, liên tục, theo một kế hoạch được xây dựng trong một thời gian dài và cũng phải tạo cho được những nỗ lực tự giáo dục một cách bền bỉ và có hệ thống của người học.

Xem thêm: Lừa Và Ngựa Đẻ Ra La, Vậy La Đẻ Con Lừa Là Con Gì ? Đố Bạn Biết Lừa Lai Với Ngựa Vằn Sẽ Ra Con Gì

* Quá trình giáo dục bao giờ cũng mang tính cụ thể, biến dạng theo từng cá nhân người được giáo dục và theo từng tình huống giáo dục riêng biệt. Mỗi học sinh đều có những kinh nghiệm và thói quen riêng đã được hình thành từ tuổi thiếu niên và họ cũng đã có những niềm tin riêng. Nếu không tính đến “cái vốn” nhân cách cụ thể của từng người học thì không thể biến yêu cầu (nguyên tắc, quan điểm) khách quan của xã hội thành yêu cầu của bản thân người học, thành “cái vốn” xã hội của cá nhân họ. Hơn nữa, công tác giáo dục bao giờ cũng được diễn ra trong tình huống cụ thể, với những mâu thuẫn và xung đột cụ thể, giữa lợi ich xã hội và lợi ích cá nhân, giữa yêu cầu khách quan và phẩm chất, năng lực chủ quan, giữa lý trí và tình cảm…của người học. Công tác giáo dục nhất định phải tính đến đặc điểm của đối tượng và hoàn cảnh, phải vận dụng những quy luật, những nguyên tắc và những phương pháp giáo dục cho phù hợp với điều kiện cụ thể đó. Không ở đâu đòi hỏi nhà giáo dục phải có những sáng tạo trong lao động như trong công tác giáo dục. Mọi ý nghĩ và cách làm dập khuôn, máy móc, hình thức đều mang lại ít hệu quả, thậm chí còn có thể dẫn đến những thất bại.* Quá trình giáo dục mạng tính biện chứng rất cao. Đó là một quá trình biến động và phát triển không ngừng về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, sao cho phù hợp với đối tượng giáo dục là những con người đang trưởng thành, đang phát triển trong những hoàn cảnh và điều kiện xã hội luôn luôn biến đổi. Đó là quá trình không ngừng giải quyết các mâu thuẫn đang nảy sinh trong sự phát triển nhân cách người học. Trong quá trình đó nhà giáo dục phải nhìn thấy trước được những bản chất tốt đẹp, cái xu hướng lạc quan dù còn ở trạng thái mầm mống và dù có đang bị che khuất bởi những hiện tượng bên ngoài có vẻ trái ngược. Đặc biệt quá trình giáo dục đòi hỏi nhà sư phạm phải luôn luôn có cảm giác đúng đắn về mức độ trong việc lựa chọn nội dung cũng như trong việc sử dụng các hình thức tổ chức và phương pháp , khéo léo kết hợp và phối hợp các mặt khác nhau trong các giải pháp.Tóm lại: Công tác giáo dục so với công tác dạy học là một loại lao động phức tạp và khó khăn, đòi hỏi nhà giáo dục phải có những phẩm chất cao về trí tuệ và ý chí, phải có những tình cảm nhân hậu, vị tha, phải có những tri thức khoa học hiện đại và những kinh nghiệm thực tiễn sinh động. Đồng thời những thành công trong công tác giáo dục sẽ để lại những dấu ấn tốt đẹp, lâu bền trong tâm hồn người học cũng như quan hệ thầy trò.Kim Hoàng - SP Lý - KTCN k37 - CĐSP Nha Trang
READ  Cross Cultural là gì và cấu trúc cụm từ Cross Cultural trong câu Tiếng Anh vuidulich.vn
See more articles in the category: wiki

Leave a Reply