Vì Sao Nói Ngôn Ngữ Là Phương Tiện Giao Tiếp Quan Trọng Nhất vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Chúng ta đang sống trong thế giới của từ ngữ. Trong tất cả các phương tiện mà con người dùng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả nhu cầu của con người. Bởi vậy, ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống.. Mỗi một giây, một phút trôi qua đều có người đang nói, đang viết, hoặc đang đọc cái gì đó. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng ngôn ngữ nhanh chóng và hiệu quả. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó hành trình cùng con người, từ lúc con người xuất hiện cho tới tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp ấy được bổ xung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Vậy ngôn ngữ là gì? vì sao nó lại trở nên quan trọng với đời sống con người đến vậy?

Dựa vào những đặc trưng quan trọng của ngôn ngữ loài người, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra định nghĩa về ngôn ngữ như sau: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và qua trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy. Truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.” 1

Con người khác với con vật ở chỗ là con người có ngôn ngữ. Ngôn ngữ của con người không phải là một hiện tượng tự nhiên, cũng không phải là sự phản xạ có tính bản năng như phản xạ có điều kiện ở một số sinh vật. Nó cũng không phải là hiện tượng có tính cá nhân, Tuy rằng ngôn ngữ có liên quan tới mỗi cá nhân con người, nhưng lại không lệ thuộc vào cá nhân con người. Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì

 

 

1 Nguyễn Thiện Giáp – Giáo trình ngôn ngữ học,Nxb ĐHQG, trang 28

là sản phẩm của tập thể nên sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào sự tồn tại phát triển của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ ấy.Bạn đang xem: Tại sao ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất

Mặt khác, nói nó là một hiện tượng xã hội vì ngôn ngữ tồn tại trong xã hội loài người với tư cách là một công cụ để con người giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau. Trong cuốn “Hệ tư tưởng Đức” Mác và Anghen cho rằng: “ngôn ngữ là ý thức thực tại, và cũng như ý thức ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác”.

Bạn đang xem: Vì sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất

Khi đề cập đến một hiện tượng xã hội người ta thường xem xét chúng trên cơ sở hai phạm trù của một cơ cấu xã hội: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Dĩ nhiên không thể xếp ngôn ngữ vào cơ sở hạ tầng vì nó không là công cụ sản xuất mà cũng không là quan hệ sản xuất. Nó chỉ là phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Cũng không thể xếp ngôn ngữ vào thiết chế kiến trúc thượng tầng vì mọi thiết chế của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp luật, thể chế chính trị, tôn giáo… đều dựa trên cơ sở hạ tầng. Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Trong khi với tư cách là công cụ giao tiếp và tư duy thì ngôn ngữ không bị biến đổi khi cơ sở hạ tầng thay đổi. Mặt khác, ngôn ngữ không mang tính giai cấp như hệ thống triết học, luật pháp, chính trị …. mang tính giai cấp, vì tư tưởng của mọi thời đại là tư tưởng thống trị. Nói cách khác, ngôn ngữ không phải là tài sản riêng của ngôn ngữ nào, nó là tài sản của toàn xã hội.

READ  Cấu trúc và cách dùng have got trong tiếng anh vuidulich.vn
*

2. Bản chất xã hội của ngôn ngữ

Các nhà ngôn ngữ học đã chứng minh rằng, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Bản chất xã hội của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ:

Trước hết, ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả nhu cầu của con người. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng vì nó hành trình cùng con người từ lúc con người xuất hiện cho tới tận ngày nay. Chúng ta biết rằng, để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. Có những hệ thống tín hiệu có thể vượt qua các biên giới quốc gia, các ranh giới của thể chế chính trị để phục vụ loài người, ví dụ như hệ thống ký hiệu Toán học, Hoá học…. Nhưng người dùng chúng lại rất chọn lọc, ít nhất phải có trình độ học vấn nhất định hoặc phải là những nhà chuyên môn có trình độ cao. Tính chọn lọc cao như vậy là xa lạ với từng dân tộc người. Bởi ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ học vấn… mà nó phục vụ cộng đồng một cách vô tư. Như vậy, khái niệm vạn năng của ngôn ngữ phải được hiểu là một phương tiện không kén người dùng và có thể chuyển tải được tất cả các nội dung thông tin khác nhau mà người nói có nhu cầu. Từ việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói đến những nhu cầu tinh tế về tình cảm, nhu cầu trao đổi các kinh nghiệm thiên nhiên hoặc truyền bá tri thức .… Trong khi đó các phương tiện khác chỉ đáp ứng một phần nào đó rất nhỏ những nhu cầu bộc lộ và giao tiếp của con người. Tóm lại, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp vạn năng vì về mặt số lượng, nó phục vụ đông đảo các thành viên trong cộng đồng. Về mặt chất lượng, nó giúp các thành viên trong cộng đồng bộc lộ hết nhu cầu giao tiếp. Do đó ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện giúp cho chúng ta hiểu biết lẫn nhau, từ đó cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người.

READ  Lời bài hát Chân Chạm Đất (Tage Dissing) - ICD

Thứ ba, ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hoá và là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá; khả năng giao tiếp của con người tuỳ thuộc vào kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và kiến thức văn hoá. Khi chúng ta học bất kỳ một ngoại ngữ nào thì chúng ta thường không chú ý ngay dến sự khác nhau giữa ngôn ngữ này và ngôn ngữ mẹ đẻ của mình mà chúng ta thường bị ấn tượng và được trợ giúp nhiều bởi đặc trưng giữa hai ngôn ngữ. Con người dù họ nói bất cứ ngôn ngữ nào và họ sống ở bất cứ nơi đâu thì họ cũng có một số điểm chung về sinh vật học và văn hoá. Có thể nói văn hoá là một dạng tồn tại có gia công, bởi nó chịu sự tác động của con người trong quá trình sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn hoá. Nói cách khác ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hoá. Với bất kỳ một quốc gia nào, một dân tộc nào, một nền văn hoá nào, thì ngôn ngữ cũng là một phần quan trọng. Thêm vào đó, nếu trong quá trình giao tiếp, nếu chúng ta có một vốn kiến thức kiến thức về ngôn ngữ phong phú, có kỹ năng giao tiếp và kiến thức về văn hoá sâu rộng thì khả năng giao tiếp của chúng ta sẽ được nâng cao. Ngược lại, nếu thiếu một trong ba yếu tố này, chúng ta sẽ không thể tự tin khi giao tiếp. Tất nhiên nhận định này cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối vì vốn kiến thức của con người thì có hạn. Có thể chúng ta hiểu biết về lĩnh vực này nhưng lại không am hiểu về lĩnh vực khác.

Xem thêm: Dân "Đỏ Mắt" Chờ, Vì Sao Thịt Lợn Rẻ ? Vì Sao Thịt Nhập Khẩu Lại Rẻ Hơn Thịt Trong Nước

Phương tiện giao tiếp ấy được bổ xung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Có thể nói, ngày nay không con ngôn ngữ nào chưa ảnh hưởng của nên văn hoá ngoại lai. Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng trải qua những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài.

READ  Red Hulk Là Ai - Tiểu Sử Và Sức Mạnh Hulk

Cuối cùng, sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội ngày càng đa dạng phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ cũng phải đa dạng phong phú hơn để phù hợp và kịp thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội. Nhìn lại quá trình phát triển của xã hội loài người chúng ta thấy, tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là thị tộc. Đó là tập hợp những người cùng dòng máu. Một số thị tộc thân thuộc kết hợp với nhau tạo thành bộ lạc. Các bộ lạc liên kết với nhau tạo thành các bộ tộc hay liên minh các bộ lạc. Các dân tộc hiện đại được hình thành từ các bộ lạc, dân tộc như thế. Thực ra sự phát triển từ các thị tộc bộ lạc nguyên thuỷ đến các dân tộc ngày nay không theo một con đường thẳng đuột mà trải qua những chặng đường quanh co khúc khuỷu, rất phức tạp. Trong đó quá trình thống nhất và phân ly chằng chéo lẫn nhau. Ngôn ngữ phát sinh và phát triển cùng với xã họi loài người cho nên nó cũng trải qua những chặng đường khúc khuỷu, quanh co, cũng phải theo quy luật thống nhất và phân ly như thế, qua mỗi chặng đường, ngôn ngữ cũng được thay đổi về chất. Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển của ngôn ngữ có thể thấy những bước sau: Ngôn ngữ bộ lạc, Ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hoá dân tộc và ngôn ngữ cộng đồng tương lai.

Tóm lại bản chất xã hội của ngôn ngữ là: ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội, chính vì thể hiện ý thức xã hội nên ngôn ngữ mới có thể làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người. Ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hoá và là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá; khả năng giao tiếp của con người tuỳ thuộc vào kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và kiến thức văn hoá. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội ngày càng đa dạng phức tạp, phong phú hơn thì ngôn ngữ cũng phải đa dạng phong phú hơn để phù hợp và kịp thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Giáo trình ngôn ngữ học” – Nguyễn Thiện Giáp - nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội“Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” – Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến - Nhà xuất bản Giáo dục“Dẫn luận ngôn ngữ học” – Bùi Mạnh Hùng - Nhà xuất bản ĐH Sư phạm“Dẫn luận ngôn ngữ học” – Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Nhà xuất bản Giáo dục

 

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply