Or you want a quick look: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Mục đích ra đi tìm đường cứu nước
Tại sao Bác lại ra đi tìm đường cứu nước? Con đường ấy đã giúp nước Việt Nam thắng lợi và thành công như ngày hôm nay đã diễn ra như nào. Cùng GiaiNgo tìm hiểu về con đường đúng đắn này nhé.
Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Mục đích ra đi tìm đường cứu nước
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước rơi vào tay thực dân Pháp, nên Bác đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn nhỏ.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Làm cho Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
Mục đích ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là muốn giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Bác tìm ra một con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, đưa dân tộc được độc lập, tự do. Trong Bác đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu”.
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Bác
Với hình ảnh đất nước ngày càng xảy ra nhiều chiến tranh, sự bóc lột ác độc của bọn đế thực dân. Bác không thể nhìn hình ảnh này được nữa, Bác quyết định phải đi tìm đường cứu nước. Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là:
Thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
Cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa tư bản vơ vét tài nguyên, bóc lột lao động, nô dịch dân tộc. Do vậy các nước quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc, từ đó phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Sự kiện này tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, nhận thức của người Việt Nam yêu nước. Dân tộc ta quyết không làm nô lệ cho thực dân Pháp, mà phải đấu tranh giành lại nền độc lập cho dân tộc, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Thứ hai, chủ nghĩa Mác – Lênin và sự ra đời Đảng Cộng sản trên thế giới
Trên thế giới, chủ nghĩa Mác – Lênin phát triển và được hiện thực hóa bằng phong trào vô sản với sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới như: BaLan, Tiệp Khắc, Liên Xô,… Các Đảng Cộng sản có khả năng tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo, giai cấp công nhân và dân tộc làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á
Phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước thuộc khu vực châu Á nổ ra như: Indonesia, Trung Quốc nổ ra. Nhưng đều thất bại, mà nguyên nhân là thiếu tổ chức, thiếu đoàn kết, đoàn kết rời rạc; nên Bác không sang Trung Quốc hay Nhật tìm đường cứu nước, mà sang Pháp để tìm đường cứu nước.
Thứ tư, tình hình trong nước
Từ những tháng đầu năm 1858 trở về trước, Việt Nam là một nước phong kiến độc lập có chủ quyền. Ngày 1/9/1858, Pháp xâm lược Việt Nam, sau hiệp định Patơnốt(1884) Việt Nam trở thành nước thuộc địa của thực dân Pháp và Việt Nam mất chủ quyền.
Thực dân Pháp áp bức, bóc lột các tầng lớp nhân dân lao động. Và có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa cả dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa giai cấp nông dân với địa chủ, phong kiến. Dưới ách cai trị của thực dân phong kiến, nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, đã liên tục đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các phong trào yêu nước sôi nổi, mạnh mẽ, nhưng tất cả đều thất bại, do thiếu tổ chức, thiếu đường lối, chưa có Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
Nên sau này Bác không đi theo con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ vì đó là con đường cứu nước không thành. Cho dù Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ các sĩ phu yêu nước với tinh thần hy sinh xả thân vì nước.
Thứ năm, quê hương và gia đình
Nguyễn Tất Thành sinh ra tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một vị quan giáo dục có tinh thần yêu nước, thương dân; là Người cha thân ra Nguyễn Tất Thành, đã dạy dỗ Nguyễn Tất Thành chu đáo. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cũng định hướng cho Nguyễn Tất Thành muốn thắng giặc Pháp thì phải hiểu văn hóa Pháp; muốn hiểu văn hóa Pháp thì phải học ngôn ngữ của Pháp.
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên phải chứng kiến cảnh nhân dân ta khi nước mất, nhà tan. Xuất phát từ thương dân rồi trăn trở vì dân và quyết tâm ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước. Chứng kiến nhân dân ra sức đấu tranh và lòng yêu nước của dân; là nguồn động lực thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Từ Bến Nhà Rồng, sau hơn một tháng trên biển đến ngày 6/7/1911, tàu Latouche-Tréville cập cảng Marseille Pháp. Từ nǎm 1911 đến 1920, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á, để nghiên cứu, tìm đường cứu nước.
Thứ sáu, trí tuệ và quyết tâm của Nguyễn Tất Thành
Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, một mình Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và đã thành công. Tạo ra bước ngoặt chuyển hướng cho cách mạng Việt Nam, thay đổi hướng phát triển cho cả dân tộc.
Việc lựa chọn, đi theo con đường cách mạng vô sản đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và đem lại nhiều thành tựu vĩ đại cho cách mạng Việt Nam. Nhân dân ta luôn tự hào về Hồ Chí Minh, bởi vì Bác Hồ là ánh sáng, là niềm tin cho muôn dân, là tấm gương soi chung cho các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên hiện nay.
Ý nghĩa sự ra đi tìm đường cứu nước của Bác
Việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với vận mệnh đất nước, với nhân dân. Nên sự ra đi tìm đường cứu nước của Bác mang ý nghĩa là tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn, dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, dẫn dắt dân tộc ta đến thắng lợi như ngày nay. Việc tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn, Bác đã sáng lập ra Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Đó là một Đảng theo học thuyết Mác – Lênin, mang đặc điểm Việt Nam và dấu ấn Hồ Chí Minh. Đảng chân chính cách mạng, đạo đức, văn minh, ngoài lợi ích của dân tộc, của nhân dân và Tổ quốc; Đảng ta không có lợi ích gì khác. Đảng đó cùng với trí tuệ, bản lĩnh và phương pháp Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam từng bước sánh vai cùng thời đại.
Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị đi trước như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước trên. Hướng đi của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khác với Bác là :
Phan Bội Châu:
- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.
- Sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ cứ thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”.
Phan Châu Trinh:
- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết. Kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.
- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”.
Vậy nên các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. Còn hướng đi của Người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước – con đường cách mạng vô sản.
Bài viết liên quan:
Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX
Nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ một lòng một dạ yêu nước với tinh thần khuất phục, kể cả hy sinh bản thân để bào vệ đát nước. Do đó đã xảy ra nhiều cuộc phong trào yêu nước nổ ra ở đầu thế kỉ XX. Dưới đây là bàng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu:
Đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 – 1918
Đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 -1918:
- Lực lượng tham gia: gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
- Phương pháp đấu tranh: chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
- Địa bàn: diễn ra lẻ tẻ từ Bắc đến Nam.
- Chủ trương đường lối: từ phạm trù phong kiến chuyển sang phạm trù tư sản (ở mức độ khuynh hướng).
- Hình thức hoạt động: khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách
Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam ngày càng tăng dưới hoàn cảnh đô hộ như này, xung pha bản thân để được một đất nước yên bình không lệ thuộc ai. Nhưng với những đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước thì có đặc điểm là kết quả đều thất bại. Nhờ đặc điểm này Nguyễn Tất Thành thành công tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
Khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX
Điểm khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với cuối thế ki XIX:
Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX
- Mục đích: Xây dựng lại chế độ phong kiến.
- Lực lượng tham gia: Các thành phần cũ trong xã hội (nông dân, văn thân sĩ phu phong kiến,…).
- Hình thức đấu tranh: Chủ yếu là đấu tranh vũ trang.
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX:
- Mục đích: Xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hòa tư sản.
- Lực lượng tham gia: Đã có thêm sự tham gia của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tầng lớp tiểu tư sản trí thức mới.
- Hình thức đấu tranh: Kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với tuyên truyền, vận động cải cách xã hội.
Với nhiều điểm khác nhau nhưng 2 phong trào có 2 điểm giống nhau là:
- Đều là những phong trào yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.
- Đều có sự tham gia của đông đảo nông dân, bao gồm cả người dân tộc thiểu số.
Khâm phục ý chí giành độc lập tự do của các sĩ phu, với một hoài bão cứu nước cứu dân mãnh liệt. Đó là lí do vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Bài viết trên đã cung cấp thông tin về hành trình tìm con đường cứu nước của Bác. Bạn cảm thấy thú vị thì hãy chia sẻ dưới comment cùng GiaiNgo nhé!