Vì Sao Ngày 19/10/1946 Được Công Nhận Là Ngày Truyền Thống Của Llvt Thủ Đô Hà Nội vuidulich.vn

Or you want a quick look:

*

Ngày trước “đường lên Tây Bắc vút xa mờ”, ngày nay cùng với Quốc lộ 6, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai… đã nối gần hơn miền xuôi với vùng trung du, miền “cửa Bắc” thân thương của Tổ quốc. Trong câu chuyện cởi mở, nhiều cảm xúc với Thiếu tướng Phạm Đức Duyên, Phó chính ủy Quân khu 2, những chặng đường lịch sử, cả những trăn trở, băn khoăn trong hành trình 70 năm của LLVT nơi “phên giậu” Tây Bắc đã được tái hiện với biết bao tự hào và tin tưởng…

Thiếu tướng Phạm Đức Duyên, Phó chính ủy Quân khu 2. Ảnh: Tuấn Tú

Ngày đầu gian khó và những cảm hứng chiến công

Thiếu tướng Phạm Đức Duyên: Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, hầu hết các địa phương trên cả nước đều giành được chính quyền về tay nhân dân. Nhưng ở một số địa phương trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và thị xã Vĩnh Yên, chính quyền cách mạng chưa được thiết lập hoàn toàn. Tình hình các địa phương trên địa bàn quân khu vào thời điểm này diễn ra vô cùng phức tạp, phong trào cách mạng đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Từ tháng 11-1945, hai tiểu đoàn quân Pháp đã từ Vân Nam, Trung Quốc kéo vào Lai Châu chiếm đóng với ý đồ chiếm lại toàn bộ vùng Tây Bắc. Vấn đề cấp bách được đặt ra cho quân và dân các dân tộc trên địa bàn quân khu lúc này là tiếp tục củng cố chính quyền cách mạng ở những địa phương đã giành được chính quyền, còn những nơi khác thì nhanh chóng đấu tranh để thiết lập chính quyền về tay nhân dân, đồng thời kiên quyết chống lại âm mưu của thực dân Pháp và các thế lực phản động.

Bạn đang xem: Vì sao ngày 19/10/1946 được công nhận là ngày truyền thống của llvt thủ đô hà nội

Chính vì vậy mà tháng 10-1945, Chính phủ quyết định thành lập các Chiến khu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 11 để lãnh đạo và chỉ huy chiến đấu thì phải một năm sau, Chiến khu 10 mới được thành lập. Sau một số điều chỉnh địa bàn Liên khu 10 (Khu 10) đã gần như trùng với địa bàn Quân khu 2 hiện nay.

READ  Viết lách là gì? Top 10 website viết lách hay dành cho CTV

PV: Có một điều rất đặc sắc, thú vị là trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhiều địa danh, trận đánh, chiến dịch diễn ra trên địa bàn Quân khu 2 đã đi vào thơ và nhạc, đi vào lịch sử. Trong đó có 2 tác phẩm nghệ thuật rất nổi tiếng là “Trường ca Sông Lô” của Văn Cao và “Người Châu Yên em bắn máy bay” của Nguyễn Trọng Loan. Phải chăng, chiến công oanh liệt và những đặc trưng riêng có của đất và người Tây Bắc đã tạo cảm hứng cho các sáng tác để đời của các văn nghệ sĩ, thưa đồng chí?

Thiếu tướng Phạm Đức Duyên: Câu hỏi của đồng chí cũng đã là câu trả lời khái quát rồi. Ở đây, tôi chỉ nói thêm về hoàn cảnh ra đời của “Trường ca Sông Lô” và “Người Châu Yên em bắn máy bay”.

Quân Pháp vừa rút đi thì cũng là lúc Văn Cao đi ngược dòng Lô Giang, trên đường đi ông đã tận mắt thấy các cảnh xóm làng bị đốt trụi, cảnh dân đôi bờ hân hoan chiến thắng, bắt tay vào dựng lại xóm làng, cảnh đoàn quân thời chinh chiến trên đường chiến thắng trở về chiến khu, cảnh dòng sông bao la hùng vĩ chảy về xuôi.

Xem thêm: Có Thế Mạnh Tiếng Anh Là Gì ? Thế Mạnh Của Bạn Đã Được Phát Huy?

Khi lên tới chiến khu, Văn Cao đã tìm gặp người chỉ huy pháo binh Siêu Hải, vừa tham gia chỉ huy các trận đánh trong chuỗi chiến thắng sông Lô để nghe kể lại diễn biến trận chiến. Siêu Hải đã dẫn Văn Cao đi dọc bờ sông nơi chiến trường vừa im tiếng pháo và qua lời kể của người chỉ huy pháo binh, đã tạo cảm hứng cho giai điệu bản “Trường ca Sông Lô” ra đời.

Còn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vào những năm 1965-1966, không quân địch tăng cường đánh phá miền Bắc nhằm chặt đứt nguồn chi viện cho chiến trường miền Nam của quân và dân ta. Mỗi ngày có hàng chục tốp máy bay ném bom đánh phá nhà cửa, căn cứ và một số tuyến đường vận chuyển huyết mạch của ta, trong đó có tuyến Quốc lộ 6. Ngày trực chiến, đêm sản xuất, tiểu đội nữ dân quân xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La gồm 10 người, được trang bị súng trường, thường xuyên thay phiên trực chiến để bảo vệ quê hương và đã lập kỳ tích bắn rơi máy bay F105 của Mỹ. Những kỷ niệm hào hùng về chiến thắng của các nữ dân quân tạo cảm xúc mạnh mẽ để nhạc sĩ Nguyễn Trọng Loan sáng tác ca khúc nổi tiếng: “Người Châu Yên em bắn máy bay”.

READ  Hồng Kim Hạnh là ai? Sự nghiệp của nữ diễn viên nổi tiếng

Thủ trưởng BTL và Cục Chính trị Quân khu 2 trò chuyện với các đại biểu tại Đại hội phụ nữ Quân khu, nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: VIỆT DƯƠNG

PV: Trong kháng chiến, LLVT Quân khu 2 không chỉ lập công xuất sắc trong nước mà còn phối hợp với chiến trường nước bạn Lào trong nhiều chiến dịch, trận đánh quan trọng. Chiến dịch Nậm Thà, Nậm Bạc, Cánh Đồng Chum là những ví dụ tiêu biểu. Mối quan hệ đoàn kết quốc tế ấy được phát huy trong thời bình như thế nào?Bạn Lào, Nhân dân và những hy sinh thầm lặng

Thiếu tướng Phạm Đức Duyên: Trong điều kiện kinh tế-xã hội của quân khu còn nhiều khó khăn nhưng xuất phát từ truyền thống và mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Việt – Lào, trong những năm qua, các tỉnh trên địa bàn Tây Bắc nước ta nói chung, LLVT Quân khu 2 nói riêng đã có nhiều hoạt động phối hợp, tương trợ, giúp đỡ bạn rất thiết thực, hiệu quả. Quân khu được giao cùng với bạn tham gia xây dựng 7 tỉnh Bắc Lào, đây là những tỉnh khó khăn nhất của bạn. Các tỉnh trên địa bàn quân khu cũng đã tổ chức kết nghĩa với 7 tỉnh của bạn Lào và hoạt động thường xuyên, trên nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó lấy các đơn vị quân đội làm nòng cốt, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh của hai bên làm đầu mối phối hợp theo đúng quy chế đã ký kết. Ngoài ra, quân khu còn có Công ty Hợp tác quốc tế 705 và Đội quy tập hài cốt liệt sĩ hoạt động hiệu quả, được bạn đánh giá cao…

PV: Trưởng thành từ cán bộ cơ sở và gắn bó với các hoạt động của LLVT Quân khu trong nhiều năm qua, điều gì còn làm đồng chí băn khoăn trăn trở? Và, đồng chí có thể chia sẻ một câu chuyện, kỷ niệm sâu sắc với bộ đội và nhân dân ở nơi “cửa Bắc” của Tổ quốc?

Thiếu tướng Phạm Đức Duyên: Điều làm chúng tôi còn phải trăn trở nhiều là các tỉnh trên địa bàn Quân khu còn rất khó khăn, đời sống nhân dân còn nghèo, không ít nơi còn thiếu ăn, thiếu ấm. Hằng năm và trong các tình huống đột xuất, cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu đã tổ chức các đợt quyên góp gạo, quần áo và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác để ủng hộ đồng bào nghèo. Thời tiết trên địa bàn cũng khá khắc nghiệt, nắng thì cháy rừng, mưa thì lũ ống, thiên tai luôn rình rập, đe dọa. Sát cánh cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân, nhất là những lúc khó khăn, nơi vùng sâu, vùng xa, các đơn vị trong quân khu đã thể hiện mối quan hệ máu thịt quân dân, tiếp tục làm sáng đẹp hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Khi giúp dân trong cơn lũ lịch sử ở Yên Bái sau hoàn lưu cơn bão số 3 hồi tháng 8 vừa qua, có người dân đã nói với cán bộ, chiến sĩ chúng tôi: Trong hoạn nạn càng thấy rõ, bộ đội là lực lượng gắn bó và thương dân nhất, giúp dân hết mình nhưng lại lặng thầm, như là lẽ đương nhiên đó là việc nhà của mình.

READ  Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào? Cùng giải mã nào

Đồng chí có hỏi về câu chuyện và kỷ niệm sâu sắc thì ở đây ai cũng có, nhất là cái tình, cái nghĩa với đồng đội, với nhân dân. Tôi chỉ đơn cử một việc. Đó là khi xảy ra vụ cháy rừng ở Vườn quốc gia Hoàng Liên dịp Tết năm 2010. Lúc ấy, một trung đoàn của Sư đoàn 316 được giao nhiệm vụ trực tiếp lên hiện trường giải quyết. Mặc dù Tết Nguyên đán đã cận kề nhưng anh em xác định quyết tâm rất cao với tinh thần: “Chưa chữa cháy rừng xong chưa về ăn Tết”. Tôi nhớ mãi hình ảnh đồng bào các dân tộc Lào Cai, nhà nhà góp bánh chưng để mang lên cho bộ đội đang chữa cháy rừng Hoàng Liên. Nhà nào cũng muốn tham gia để ủng hộ bộ đội ăn Tết nên số bánh lên đến… 4.000 chiếc. Sau khi chia đến từng bộ phận cũng chỉ hết một nửa số bánh, anh em đề xuất là nên đem số bánh còn lại để mang biếu đồng bào nghèo trong khu vực. Nhận bánh chưng từ tay các anh bộ đội mặt mũi còn nhọ lem, ám khói rừng, nhiều đồng bào đã khóc. Nước mắt ân tình trong ngày đầu năm ấy, chúng tôi không thể nào quên…

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply