Vì Sao Mặt Trăng Lúc Thì Tròn, Lúc Thì Khuyết? ? Vì Sao Mặt Trăng Lúc Tròn, Lúc Khuyết vuidulich.vn

Or you want a quick look:

*

Mặt trăng (nguyệt cầu) là thiên thể gần chúng ta nhất. Từ xưa đến nay, mọi người đều yêu thích nồng nàn nó. Nhưng sự hiểu biết của người xưa đối với mặt trăng còn rất không đủ. Ở nhiều nước vẫn lưu truyền hàng loạt chuyện thần thoại về thế giới trên mặt trăng thời cổ đại của Trung Quốc có các câu chuyện thần thoại như “Hằng Nga lên trăng” “Ngô Cương chặt quế” “Thỏ Ngọc giã thuốc” v.v… Đó là bởi vì người xưa chỉ quan sát bằng mắt thường, khó phân biệt được hình dáng thật của mặt trăng, vì thế, tưởng tượng các phần sáng tối khác nhau trên mặt trăng là những hình tượng Hằng Nga, Ngô Cương, Thỏ Ngọc…

Với sự phát triển của khoa học, loài người đã bước vào thời đại mới, nhận thức được về mặt trăng, đồng thời có thể giải thích một cách khoa học sự thay đổi lúc đầy lúc khuyết của nó. Từ mặt đất nhìn lên, hình dáng của mặt trăng luôn thay đổi: tròn rồi khuyết, khuyết rồi tròn; khi thì trăng cong treo nghiêng, khi thì mâm tròn treo cao.

Bạn đang xem: Vì sao mặt trăng lúc thì tròn, lúc thì khuyết?

Thế thì, tại sao trăng khi tròn khi khuyết? Quả đất và mặt trăng vốn cùng một hệ thống thiên thể, gọi là hệ thống quả đất- mặt trăng. Thông thường khi nói đến sự vận động của hệ thống là nói đến sự chuyển động của mặt trăng xoay xung quanh quả đất.

READ  Huỳnh Uy Dũng là ai? Tiểu sử, đời tư và độ giàu có của Dũng Lò Vôi

Khi mặt trăng quay xung quanh quả đất, thì vị trí tương đối giữa mặt trăng, mặt trời, quả đất không ngừng thay đổi. Lúc mặt trăng quay đến vị trí giữa quả đất và mặt trời, lúc đó, phần hướng về quả đất của mặt trăng không nhận được ánh sáng mặt trời; người ta suốt đêm không thể nhìn thấy nó, gọi là không trăng hoặc “ngày Sóc”.

Sau đó trăng quay đến một vị trí khác. Phần được chiếu sáng dần dần hướng về quả đất, mép của nó nhìn cong cong như mày ngài hoặc lưởi liềm, gọi là trăng lưỡi liềm. Qua vài ngày, trăng dần “mập” ra, biến thành gần nửa vòng tròn, như cái cung đó là trăng thượng huyền. Sau đó thì thành trăng lồi.

Xem thêm: Entity Relationship Diagram Là Gì ? Cách Vẽ Erd Cách Vẽ Mô Hình Thực Thể Erd Siêu Đơn Giản

Từ đó về sau, trăng dần dần chuyển đến phía khác đối diện với mặt trời, nửa hướng về quả đất, diện tích nhận được ánh sáng càng ngày càng lớn. Khi quả đất nằm giữa mặt trăng với mặt trời thì phần nhận được ánh sáng của mặt trăng hoàn toàn hướng về quả đất, người ta nhìn thấy trăng tròn. Đó là trăng đầy, còn gọi trăng rằm, ngày “vọng”.

Tại sao trăng dần dần trở thành móc câu? Thời gian trăng tròn sáng trưng chỉ được một hai ngày, vị trí của mặt trăng tiếp tục di chuyển. Phần nhận được ánh sáng hướng về Trái đất của trăng dần dần nhỏ lại. Trước tiên biến thành trăng lồi, rồi biến thành trăng nửa hình tròn. Đó là trăng hạ huyền. Từ đó về sau, trăng dần dần “gầy” đi, biến thành trăng mày ngài cong cong. Rồi một hai ngày sau, không còn nhìn thấy trăng nữa.

READ  Cấu Trúc và Cách Dùng HARDLY...WHEN trong Tiếng Anh vuidulich.vn

Khi trăng mới hoặc trăng cuối tháng theo đường nét trăng thường có thể nhìn thấy hình dáng, một vòng tròn. Hiện tượng thiên nhiên thú vị này gọi là “trăng mới ôm trăng cũ”.

Điều này cũng dễ hiểu. Trăng mày ngài là phần trăng được mặt trời chiếu sáng mà người ta nhìn thấy phần mờ kia là phần ẩn của trăng là phần đêm của trăng. Trăng có thể chiếu sáng quả đất, ánh sáng phản chiếu của quả đất cũng có thể chiếu sáng mặt trăng, khiến cho phần ẩn của trăng hiện ra mờ mờ. Điều kỳ diệu là ánh sáng mờ mờ đó rất biến ảo, lúc là màu xanh nhạt, lúc màu vàng nhạt. Đó là do phần lục địa hay phần biển cả ở quả đất hướng về mặt trăng.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply