Vì Sao Lâm Xung Chết vuidulich.vn

You are viewing the article: Vì Sao Lâm Xung Chết vuidulich.vn at Vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Lâm Giáo đầu có muốn giết Cao Cầu bằng được hay không? Võ nghệ của Lâm Xung trùm đời vì sao cay đắng chịu nhục? Liệu chí hướng của Lâm Xung có phải ở chỗ làm nghề lạc thảo? Và phải chăng mọi sự đã có an bài?

“Trong một căn phòng lúc chiều buông nhập nhoạng, có hai người đàn ông vẻ căm giận đang bàn chuyện cơ mật. Một người to lớn, đầu trọc lóc, mình khoác tăng bào, trông giống một tăng nhân hung tợn đang đi đi lại lại. Người kia cao lớn vừa có dáng dấp thư sinh, vừa có phong thái của bậc mãnh tướng đang nhíu mắt gằn giọng: “Không giết Cao Cầu, ta thề không làm người”. Tăng nhân lại gần: “Đại ca, không thể để hắn đi được. Ta đợi Tống Công Minh đi rồi giết hắn trên đường về kinh”. Bỗng một người trẻ tuổi chạy xộc vào hổn hển nói: “Nguy rồi! Tống đại ca đưa Cao Cầu xuống núi rồi”. Hai người đàn ông nhảy phắt lên mình ngựa, ra roi giục ngựa truy đuổi. Nhưng họ đã muộn. Khi đến nơi, kẻ thù của họ đã lên thuyền ra xa tít, trên bờ chỉ có mấy người dáng vẻ đầu lĩnh đang trông theo con thuyền đi xa dần bến nước và thở phào nhẹ nhõm. Người dũng tướng hai mắt trợn trừng nhìn theo đại thù nhân đã để vuột mất, khuôn mặt rung lên bần bật rồi đột nhiên thổ huyết, ngã nhào xuống khỏi mình ngựa. Tăng nhân phẫn uất gầm lên một tiếng lớn, tay trái vung một quyền, con ngựa bên cạnh anh ta hí vang đau đớn rồi đổ gục xuống”.

Bạn đang xem: Vì sao lâm xung chết

Đó là một trường đoạn nổi tiếng diễn cảnh Lâm Xung giết hụt Cao Cầu trong bộ phim truyền hình Thủy Hử. Cảnh phim mang lại bao cảm xúc cho khán giả về Lâm Xung, nhân vật mà chúng ta sẽ bàn đến trong bài viết này.

Thủy Hửtuyệt đại kỳ thư, anh hùng như mây, hảo hán như mưa, lựaLâm Xungđể ra mắt loạt bài này hỏi có gì đặc sắc? Xét ra sự đời lắm nỗi oan khuất, anh hùng ai không chìm nổi? nhưng Lâm Xung lại có chỗ khác biệt.

Chỗ éo le của cuộc đời Lâm Xung, chẳng phải chỉ một mình Thi Nại Am khổ công sáng tác, mà còn vì không ít những tình tiết thêm thắt của người đời sau trong những sản phẩm điện ảnh võ hiệp – như những diễn biến chúng ta vừa theo dõi.

Chi bằng hãy lần theo các tình tiết trong mạch truyệnThủy HửvàHậu Thủy Hử, ta sẽ thấy mộtLâm Xungcó thể khác với những gì ta biết.

1. Lâm Xung: chỉ là kẻ tiểu nhân cơ hội?

Lâm Xung xuất hiện đầu tiên ở hồi 6 Thủy Hử, nhân chuyện Thi Nại Am tả Lỗ Trí Thâm tay không nhổ bật gốc cây dương liễu ở chùa Tướng Quốc rồi múa thuyền trượng (dài 5 thước nặng 62 cân) như “gió bay mây cuốn… xuống lên rất là khoái hoạt”.

Anh hùng gì mà nhu nhược hèn nhát đến vậy?

Hình ảnh của Lâm Xung rất được Thi Nại Am chăm chút: “Thấy một người, đầu đội khăn xéo xanh, đằng sau gáy cài vòng bạch ngọc, mình mặc áo chiến bào đơn, mầu lục, lưng thắt đai bạc chạm một dải lưng rùa, chân đi đôi hài mõm vuốt, tay cầm cái quạt Tứ Xuyên, đầu báo mặt tròn, râu hùm, hàm én thân cao tám thước, tuổi ngoại ba mươi… Người ấy là Giáo Đầu Lâm Xung dạy 80 vạn cấm binh ở Đông Kinh đó”.

Nhưng tính cách của Lâm Xung lại không thực sự đẹp đẽ và anh hùng như vẻ ngoài vạn người mê của chàng. Chúng ta hãy từng bước điểm qua các đoạn viết về chàng ta mà Thi Nại Am, với ngòi bút của mình đã rất khéo léo trong việc khắc họa tính cách của “Báo tử đầu”.

Đầu tiên là chi tiết Lâm Xung đang uống rượu kết giao cùng Lỗ Trí Thâm, nghe con ở báo vợ mình “ở trên lầu Ngũ Nhạc Miếu đi xuống, thì gặp người nào giữ lại, rồi cãi nhau ở đấy luôn”. Lúc đầu phản ứng của Lâm Xung, một người chồng khi thấy vợ bị trai lạ dở trò thì như này: “Lâm Xung thấy vậy, tức giận chạy lên thang lầu nắm lấy vai anh chàng thiếu niên mà giật một cái rồi bảo rằng: – Anh dám đùa bỡn vợ con nhà tử tế, thì có đáng tội hay không?”.

Ấy nhưng sau khi biết “chàng thiếu niên” là nhân vật không tầm thường thì Lâm Xung lại “co vòi” mà không dám dạy cho gã ta một bài học: “Chàng nói xong giơ tay toan đánh, bất đồ trông đến mặt, thì té ra chính là cậu ấm Cao, con nuôi Cao Thái Úy nhà mình, liền chùn tay lại mà không đánh nữa. Nguyên Cao Cầu mới phát tích được làm Thái Úy, mà con cái chưa có, bèn nuôi con người em là Cao Tam làm con. Nhân thế Cao Cầu rất là yêu quý, cho nên cậu ấm cứ ỷ quyền cậy thế, mà phóng túng, chơi bời gặp vợ con ai cũng là đùa bỡn, người ta đã thường gọi là Hoa Hoa Thái Tuế xưa nay”.

Đoạn sau đó, Thi Nại Am viết tiếp: “Những người ở gần đấy thấy vậy, thì xúm nhau đến khuyên giải Lâm Xung rằng: – Thôi Giáo Đầu đừng nói nữa, cậu ấm không biết cho nên mới lỡ ra như thế. Cậu ấm nghe tới đó mới biết là vợ Lâm Xung, lại bị người ta khuyên giải cản ngăn, mới bất đắc dĩ, phải ra miếu lên ngựa mà về. Lâm Xung tuy vậy trong lòng vẫn còn tức giận, trừng mắt nhìn theo cậu ấm một lúc rồi mới đưa vợ ra về”.

Vậy là đã rõ, ngay khi biết kẻ quấy rối vợ mình là con nuôi Cao Cầu, Lâm Xung chẳng những không đánh, không dạy cho gã “Hoa Thái Tuế” một bài học mà chàng ta lại chọn cách im lặng, để người ngoài nói vào khuyên giải. Rồi sau đó, khi Lâm Xung kể lại chuyện với Lỗ Thí Thâm thì cái tính cách nhu nhược, hèn nhát của chàng ta càng lộ rõ: “Có phải ai đâu, đấy là cậu ấm con quan Thái Úy, vì không biết là vợ con tôi, cho nên mới vô lễ như thế, tôi đã toan đánh cho một trận, nhưng lại sợ đối với Cao Thái Úy, có điều không tiện, cho nên phải thôi”.

Tới đây, Thi Nại Am đã dùng câu nói của Lỗ Trí Thâm – người vốn được xem là chính nhân quân tử bậc nhất Thủy Hử để làm nổi bật cái sự tầm thường của Lâm Xung khi đặt bên cạnh hảo hán họ Lỗ: “Bác sợ Thái Úy nhà bác, chứ tôi sợ gì, giá tôi mà gặp nó thì đãi vài trăm cái thuyền trượng này cho biết tay đã”.

Anh hùng gì mà toàn kết giao với bạn xấu?

Không tính Lỗ trí Thâm và các huynh đệ đầu lĩnh gặp gỡ, kết giao sau này khi lên Lương Sơn, Lâm Xung khi còn đương chức về cơ bản chỉ kết giao thân thiết với vài ba người. Có điều vòng tròn bạn bè của Lâm Xung, đa phần toàn là phường tiểu nhân, thấp kém.

Người thân nhân với Lâm Xung, là Ngu Hầu – Lục Khiêm. Thủy Hử viết: “Lục Ngu Hầu Lục Khiêm là người tâm phúc ở trong phủ (Cao Cầu) mà nhà ở liền đây, xưa nay chơi với Lâm Xung thân lắm… Ngu Hầu tuy chơi với Lâm Xung cũng có phần thân mật, song đến điều sở thích của Nha Nội, thì cũng phải bỏ tình bè bạn chiều chuộng cho xong, liền vâng lời về sắp sửa, để sáng hôm sau thi kế”.

READ  Cặp đôi Sinh Ra để Dành Cho Nhau

Đến khi biết mình bị Lục Khiêm lừa, nhằm tạo điều kiện cho Cao Nha Nội giở trò xằng bậy với vợ mình thì phản ứng của Lâm Xung thế nào? “Lâm Xung lên đến gác, tìm Cao Nha Nội, thì đã mất rồi, sau hỏi đến vợ cặn kẽ, mới biết là trúng kế gian… trong lòng căm tức Ngu Hầu vô hạn, liền đập phá nhà Ngu Hầu tan nát cả, rồi đưa vợ cùng con trẻ ra về. Khi đưa về đến nhà rồi, Lâm Xung lại vác đao, đi thốc đến Phàn Lâu, tìm Ngu Hầu, nhưng Ngu Hầu đã trốn đi đâu mất, chàng lại đến tận cổng để đón đánh, mà suốt ngày hôm ấy cũng không thấy đâu cả”.

Như vậy có thể thấy rằng, Lâm Xung chỉ quyết đi tìm để xử gã bạn đểu Lục Khiêm, chứ tuyệt nhiên không đả động gì đế chuyện hỏi tội kẻ chủ mưu và nhân vật chính số 1 Cao Nha Nội. Anh hùng gì mà vẫn tính đường lui an toàn cho mình thế. Rồi sau đến chuyện Lâm Xung mắc mưu Cao Cầu, bị khép tội, thích chữ lên mặt, giải đi Thương Châu, thêm 1 lần nữa gã bạn đểu Lục Khiêm lại xuất hiện. Lần này, Lục Khiêm gặp hai tên công sai Đổng Siêu Tiết Bá, theo lệnh cha con Cao Cầu đút tiền cho bọn này để “Cứ đến chỗ nào vắng vẻ, thì các ông giết phăng tên Lâm Xung ấy đi”.

Người mà Lâm Xung từng kết giao khá thân trước đó còn có một tay tên Lý Tiểu Nhị, sau chàng gặp lại khi ở Thương Châu “Nguyên tên Tiểu Nhị khi trước còn làm công cho một tửu điếm ở Đông Kinh, thỉnh thoảng lại được Lâm Xung giúp đỡ cho ít nhiều, sau tên ấy ăn cắp tiền của chủ, bị người ta bắt được đem đến nộp quan, Lâm Xung lại che chở cho, rồi cho tiền để đến hồi thoát nạn. Đến khi tên ấy không muốn ở Đông Kinh nữa, thì Lâm Xung lại cho tiền nong làm vốn, để đi kiếm chỗ khác mà làm ăn”.

Họ Lý quả thực một lòng đối tốt với Lâm Xung nhờ ơn nghĩa xưa cũ, thậm chí còn là người báo tin cho Lâm Xung chuyện Lục Khiêm bàn mưu tính kế với bọn Sát Bát nhằm phóng hỏa đốt chết “Báo tử đầu”. Nhưng đừng quên, họ Lý trước đó từng là tay ăn cắp vặt, bất kể xuất phát hay hoàn cảnh thế nào cũng không thể nói là chính nhân quân tử được. Cách đánh giá tốt nhất nhân cách một người đàn ông, hãy nhìn vào bạn bè của anh ta. Lâm Xung tiếng là anh hùng, tại sao bạn bè toàn hạng hạ lưu?

Anh hùng gì mà như kẻ “cơ hội”?

Sau khi được Lỗ Trí Thâm cứu mạng ở rừng Dã Trư, Lâm Xung cùng bọn công sai tiếp tục lên đường tới Thương Châu, đi qua trang viện của Tiểu Toàn Phong Sài Tiến. Khi nghe được tay chủ quan rượu kể về cái sự hào phóng của Sử Tiến: “Có một ông đại tài chủ, tên gọi là Sài Tiến, ở đây thường gọi là Sài Đại Quan Nhân, mà đám giang hồ thì vẫn gọi là Tiểu Đoàn Phong Sài Tiến… Ông ta thích chiêu hào những hảo hán trên đời, cho nên trong nhà lúc nào cũng nuôi đến năm bảy mươi người ở đó! Lại thường dặn ở nhà tôi, nếu thấy những người nào mắc tội đày ải qua đây, thì đưa vào để ông ta giúp đỡ” thì Lâm Xung ngay lập tức nói với 2 tay Đổng Siêu Tiết Bá thế này: “Vẫn thường nghe tiếng Sài Đại Quan Nhân, nhưng ngày nay mới biết là ở đây, vậy bất nhược ta thử vào đấy xem sao?”.

Mục đích của Lâm Xung chẳng cần nói nhiều, cũng quá rõ rồi, tới gặp Sài Tiến trước là kiếm chút bạc lẻ, sau là tạo quan hệ cho bản thân. Khi Lâm Xung tới trang viện Sài Tiến và được bọn gia nhân chỗ này nói “Các ông hôm nay thực là đen lắm, giá có gặp Quan Nhân ở nhà, thì ít ra cũng phải có rượu thịt tiền nong để đãi, nhưng tiếc vì ngài lại mới đi săn sáng hôm nay rồi” không biết khi nào mới về, thì phản ứng của chàng ta như này: “Lâm Xung thở dài mà than rằng: – Nếu vậy, thì chúng tôi kém phúc đức quá!” rồi “Bấy giờ trong bụng Lâm Xung có phần buồn bã, trách thương cho số phận long đong, đi đến đâu cũng lỡ làng không gặp”. Anh hùng gì mà cứ gặp chút chuyện không như ý là than thở vậy?

Sau khi chia tay Sài Tiến, Lâm Xung cũng thu hoạch được một khoản kha khá: 25 lạng bạc nhờ đánh thắng Hồng Giáo Đầu, thêm 25 lạng nữa Sài Tiến tặng lúc giã từ, lại có thêm 2 phong thư “Tiểu Toàn phong” viết gửi cho Quan Đại doãn và bọn Quản Doanh – Sái Bát ở Thương Châu để nhờ đó mà được “đối đãi biệt nhãn”.

Sau đấy, Thi Nại Am lại tả đến chuyện Lâm Xung dùng tiền “kiếm chác” được từ chỗ Sài Tiến để đút lót bọn quan lại Thương Châu nhằm được yên thân. Nào là “5 lạng bạc cho Sái Bát”, “10 lạng bạc cho Quản Doanh”, rồi sau đưa nốt thư tay của Sài Tiến. Cũng bởi chuyện tài lợi mà Lâm Xung bị người bạn thân từ thuở thiếu thời Lục Khiêm hại vào tù ra tội suýt mất cả mạng nhưng rốt cuộc chàng ta cũng đâu đẹp đẽ gì hơn, khi dùng tiền để mua lấy sự an toàn cho bản thân.

Lâm Xung hiểu hơn ai hết cái chân lý ấy nhưng “Báo từ đầu” ngoài việc than thở: “Lâm Xung thấy thế thì thở dài, than một mình rằng: – “Tha hồ nghĩa nặng tình sâu, Anh em máu mủ chẳng đâu bằng tiền” thế gian nói không sai câu gì cả”, chứ tuyện nhiên vẫn cư xử như phường tiểu nhân, chẳng đáng mặt anh hùng chút nào.

Rồi những chuyện như Lâm Xung sau khi một tay giết sạch bọn Lục Khiêm, Phú An, Sái Bát, đến sưởi nhờ ở gian nhà hẻo lánh, thèm rượu mà bọn ở đấy nhất mực không cho cũng không bán, chàng ta cáu quá vung gậy đánh người mà cướp rượu uống, hay tới đoạn giết chủ trại Lương Sơn Bạc – Vương Luân, người dù không chí hướng nhưng ít nhiều cũng cho Lâm Xung một chốn dung thân khi cùng đường tuyệt lộ, tuyệt nhiên cũng cho thấy cái nhân cách tầm thường của “Báo tử đầu”.

Lâm Xung, trước sau, chưa bao giờ xứng được coi là anh hùng cả!??

2. Lâm Xung : anh hùng võ nghệ trùm đời trong sự an bài của Thiên Thượng

Lâm Giáo đầu có muốn giết Cao Cầu bằng được hay không? Võ nghệ của Lâm Xung trùm đời vì sao cay đắng chịu nhục? Liệu chí hướng của Lâm Xung có phải ở chỗ làm nghề lạc thảo? Và phải chăng mọi sự đã có an bài?

“Trong một căn phòng lúc chiều buông nhập nhoạng, có hai người đàn ông vẻ căm giận đang bàn chuyện cơ mật. Một người to lớn, đầu trọc lóc, mình khoác tăng bào, trông giống một tăng nhân hung tợn đang đi đi lại lại. Người kia cao lớn vừa có dáng dấp thư sinh, vừa có phong thái của bậc mãnh tướng đang nhíu mắt gằn giọng:“Không giết Cao Cầu, ta thề không làm người”. Tăng nhân lại gần:“Đại ca, không thể để hắn đi được. Ta đợi Tống Công Minh đi rồi giết hắn trên đường về kinh”. Bỗng một người trẻ tuổi chạy xộc vào hổn hển nói:“Nguy rồi! Tống đại ca đưa Cao Cầu xuống núi rồi”. Hai người đàn ông nhảy phắt lên mình ngựa, ra roi giục ngựa truy đuổi. Nhưng họ đã muộn. Khi đến nơi, kẻ thù của họ đã lên thuyền ra xa tít, trên bờ chỉ có mấy người dáng vẻ đầu lĩnh đang trông theo con thuyền đi xa dần bến nước và thở phào nhẹ nhõm. Người dũng tướng hai mắt trợn trừng nhìn theo đại thù nhân đã để vuột mất, khuôn mặt rung lên bần bật rồi đột nhiên thổ huyết, ngã nhào xuống khỏi mình ngựa. Tăng nhân phẫn uất gầm lên một tiếng lớn, tay trái vung một quyền, con ngựa bên cạnh anh ta hí vang đau đớn rồi đổ gục xuống”.

READ  Diễn Viên Lê Khánh Sinh Năm Bao Nhiêu, Diễn Viên Tuấn Khải

Xem thêm: Từ Điển Giày Slip On Là Gì ? Cách Phối Đồ Với Giày Slip On Thời Trang Và

Đó là một trường đoạn nổi tiếng diễn cảnhLâm Xunggiết hụt Cao Cầu trong bộ phim truyền hìnhThủy Hửphiên bản năm 1998 do diễn viên Chu Dã Mang thủ vai Lâm Xung, Tang Kim Sinh trong vai Lỗ Trí Thâm. Cảnh phim mang lại bao cảm xúc cho khán giả về Lâm Xung, nhân vật mà chúng ta sẽ bàn đến trong bài viết này.

Thủy Hửtuyệt đại kỳ thư, anh hùng như mây, hảo hán như mưa, lựaLâm Xungđể ra mắt loạt bài này hỏi có gì đặc sắc? Xét ra sự đời lắm nỗi oan khuất, anh hùng ai không chìm nổi? nhưng Lâm Xung lại có chỗ khác biệt.

Chỗ éo le của cuộc đời Lâm Xung, chẳng phải chỉ một mình Thi Nại Am khổ công sáng tác, mà còn vì không ít những tình tiết thêm thắt của người đời sau trong những sản phẩm điện ảnh võ hiệp – như những diễn biến chúng ta vừa theo dõi.

Chi bằng hãy lần theo các tình tiết trong mạch truyệnThủy HửvàHậu Thủy Hử, ta sẽ thấy mộtLâm Xungcó thể khác với những gì ta biết.

Lâm Giáo đầu – Râu hùm, hàm én, võ nghệ trùm đời

Có một người lần đầu xuất hiện với dáng vẻ:“đầu đội khăn xéo xanh, sau gáy cài vòng bạch ngọc, mình mặc áo chiến bào đơn, màu lục, lưng thắt đai bạc chạm một dải lưng rùa, chân đi đôi hài mõm vuốt, tay cầm cái quạt Tứ Xuyên, đầu báo mặt tròn, râu hùm hàm én, thân cao tám thước, tuổi ngoại ba mươi”… thực là oai phong lẫm liệt, anh khí lầm lẫm.

*Báo Tử Đầu Lâm Xung oai phong lẫm liệt, anh khí lầm lẫm. (Ảnh: Thủy Hử liên hoàn họa)

Đó chính là Giáo đầuLâm Xungvõ nghệ siêu quần, hào hiệp trượng nghĩa của thành Đông Kinh, người huấn luyện và chỉ huy 80 vạn cấm quân thiện chiến; người lập uy với thương pháp cực kỳ điêu luyện khiến võ lâm giương danh, giang hồ nức tiếng. Dáng vẻ của ông cùng phép đánh bát xà mâu xuất quỷ nhập thần khiến người ta liên tưởng đến đại tướng Thục Hán là Trương Phi. Nhưng ngược hẳn lại với Trương Dực Đức, dưới dáng vẻ thô hào ấy của Lâm Xung không phải một khí chất nóng nảy cương trực mà lại là một tâm hồn nhẫn nhịn và nhiều ủy khuất.

Trung thần, hiếu tử, hiền phu, hảo huynh đệ

Lâm Xungsinh ra trong một gia đình quan lại cấp thấp, là con của một Đề Hạt – người đứng đầu lực lượng an ninh quân sự tại địa phương cấp châu, quận của nhà Tống. Cha vợ của Lâm Xung là Trương Giáo đầu, cũng là một vị thầy dạy võ cho quân đội. Vậy nên, Lâm Xung được định sẵn cho con đường binh nghiệp, phục vụ trong quân đội triều đình với lý tưởng “trung quân ái quốc”. Một hiếu tử ắt sẽ theo con đường đó để nối nghiệp cha và thăng tiến trong bộ máy nhà nước như một trung thần.

Trong gia đình nhỏ,Lâm Xunglà một người chồng yêu thương vợ hết mực, đến mức khi nạn lớn ập đến, không muốn vợ đau khổ phí hoài tuổi trẻ chờ đợi mình trong cảnh lưu đày mà biết đâu chẳng có ngày về, Lâm Xung ký giấy từ hôn rồi giao cho nhạc phụ. Hình như chưa bao giờ người ta thấy Lâm Xung nặng lời với vợ dù nạn lớn của đời ông bắt đầu từ tấm nhan sắc của ý trung nhân. Trong những tháng ngày “khổ tận” lênh đênh nơi góc bể chân trời, hy vọng lớn nhất của Lâm Xung là đến ngày “cam lai”, đôi uyên ương trùng phùng.

Có thể nói, cái thế giới củaLâm Xungtrước khi xảy ra biến cố lớn của cuộc đời chỉ bao gồm giáo trường của quân đội, tư gia ấm êm với vợ hiền xinh đẹp và chốn lui tới với một vài huynh đệ tâm đầu ý hợp. Lâm Xung không phải là tay hào sảng nơi thôn dã như Thác Tháp Thiên Vương Tiều Cái, hay dòng dõi công hầu cao sang, tiền bạc như nước giống Sài Tiến, nơi bạn hữu giang hồ năng lui tới để rồi mưu toan những việc chọc trời khuấy nước; Lâm Xung chỉ là một viên chức mẫn cán, khiêm cung và lặng lẽ làm tròn chức phận của mình. Song, một kẻ văn võ song toàn, cốt cách nho nhã, xử thế nhẫn nhịn, có công phu hàm dưỡng, lại tận tụy trách nhiệm… như Lâm Xung, nếu tiếp tục đi con đường ấy ắt hẳn sẽ có ngày trở thành rường cột của quốc gia – chắc rằng có không ít người nghĩ vậy.

Ai mà chẳng nghĩ vậy trong lần đầu tiên hán tử hiên ngang ấy xuất hiện.“Giáo đầu đã khen thì ắt không phải tầm thường”– lời đám lâu la ở vườn rau Giải Vũ chùa Tướng Quốc; tên tuổi Lâm Giáo Đầu vang dội thành Đông Kinh, từ bậc cao sang đến hạng bách tính tầm thường đều biết.

*Lâm Xung – Lỗ Trí Thâm: anh hùng tương ngộ

Nhưng ngay sau cảnh anh hùng tương hội hào sảng giữaLâm Xung– Lỗ Trí Thâm ấy là pha chịu nhục đầu tiên của người hùng.

Cắn răng chịu nhục, mong “khổ tận” đến ngày “cam lai”

Nắm đấm giơ lên trước mặt kẻ làm nhục vợ mình đành phải hạ xuống, chỉ bởi vì đó là cậu ấm Cao Nha Nội – con nuôi của thái úy Cao Cầu, quan trên củaLâm Xung. Biết làm sao bây giờ? Lâm Xung đành ngậm đắng bỏ qua, vờ như nghe theo lời khuyên can của bà con hàng phố, nhưng con mắt trợn trừng, cái miệng mím chặt kia thì sao giấu được cơn phẫn nộ trong lòng? Ấy vậy mà phải ngay lập tức tỏ vẻ hòa hoãn như không có chuyện gì xảy ra để trấn an ông bạn nóng tính bất cần Lỗ Trí Thâm, kẻo ông lại “tặng” cho “cậu ấm Cao” mấy quyền nằm thẳng cẳng như Trấn Quan Tây Trịnh Đồ thì nguy; nguy cho bạn, mà cũng nguy cho tiền đồ của mình. Cay đắng làm sao!

Nhưng rồi sự việc ấy cũng nguôi ngoai dần.Lâm Xungđã chịu lùi một bước, thì lại đến sự việc của Lục Khiêm – một vố lừa từ bằng hữu thân thiết. Lục Khiêm lừa Lâm Xung ra khỏi nhà, rồi lại lừa vợ Lâm Xung đến nhà mình cho Cao Nha Nội có thêm cơ hội sàm sỡ. Quan trên bắt nạt thì đành chịu, nhưng bằng hữu phản bội thì phải trừng trị. Lâm Xung phá tan nhà Lục Khiêm rồi cầm dao đi xử tên bạn xấu. Nhưng hắn đã trốn biệt trong phủ Cao thái úy. Lâm Xung có biết không? Hẳn là biết. Cũng như Lâm Xung biết rằng người trung hậu, tài năng sống trong thế giới của kẻ tiểu nhân thượng đội hạ đạp, một tay che trời làm oai làm phước ắt phải chịu nhục, như lời anh ta tâm sự:

“Tôi nghĩ làm thằng con trai ở đời, tài sức chẳng kém gì ai, thế mà chẳng gặp được người minh chủ, lại phải khuất dưới kẻ tiểu nhân rồi lại bị người ta trêu tức thì có khó chịu hay không?” (Thủy Hử– Thi Nại Am)

Lâm Xungchịu nhục lần thứ hai. Biết làm sao đây? khi sự việc có liên quan đến Thái úy Cao Cầu thì đành phải“việc to hóa nhỏ, việc nhỏ xem như không có gì”. Lâm Xung đành mượn chén rượu và mối giao tình với Lỗ Trí Thâm để quên đi mối nhục này, một mặt vẫn phải giấu chuyện bất bình với ông bạn nóng tính. Nếu bảo Lâm Xung không nhớ oán thù cũng phải, bảo Lâm Xung đành ủy khuất cũng xong. Cuộc sống này, sự nghiệp này, hoạn lộ này… muốn được bảo toàn thì đành phải cắn răng chịu nhục. Thế là qua mấy hôm, sự việc lại dường như chìm vào quên lãng.

READ  Xemesis là ai? Xem tiểu sử và đời tư của nam streamer giàu nhất Việt Nam

Nhưng Tử Lộ có câu:“Mộc dục tịnh nhi phong bất đình – Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”.Lâm Xungchịu nhục cũng chẳng yên. Anh ta tiếp tục bị lừa mua đao quý rồi mang đao vào Bạch Hổ Đường theo lệnh của Cao Cầu thái úy, nhân đó mà bị khép tội mưu hại quan trên với hình phạt đi đày ở Thương Châu. Cái nạn này, Lâm Xung vẫn giải thích với bố vợ Trương Giáo Đầu là do “năm xung tháng hạn” – Nói với cha vợ hay tự trấn an mình cho cam lòng chấp nhận bước lưu ly?

*Lâm Xung bị lừa mang đao vào Bạch Hổ Đường và bị kết tội. (Ảnh: Thủy Hử liên hoàn họa)

Đó là lần nhục thứ ba.Lâm Xungtiếp tục nhẫn nhục chịu tội để mong có ngày được quay về sống cuộc sống của “Lâm Giáo Đầu”, biết đâu hết “năm xung tháng hạn” sẽ có ngày mở mày mở mặt. Lâm Xung nào có bao giờ nghĩ mình sẽ đi theo con đường lục lâm thảo khấu.

Áp giảiLâm Xungđi đày là hai tên công sai Đổng Siêu, Tiết Bá. Trên đường đi, Lâm Xung bị chúng hành hạ trăm chiều khốn khổ, chân bị chúng nhúng nước sôi rồi bắt đi đôi giày cứng đến toạc cả máu. Đến rừng Dã Trư, Lâm Xung còn bị chúng lừa trói rồi hạ sát. May còn có ông bạn quý Lỗ Trí Thâm kịp thời ứng cứu. Thật đúng là:“Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”. Đó là lần nhục thứ tư.

Giá như hai tên công sai kia rơi vào tay Lỗ Đạt hay Võ Tòng, dẫu có đến 10 mạng chúng cũng chẳng thể quay về. NhưngLâm Xunglại hết sức xin Lỗ Đạt tha mạng cho chúng vì bản tính Lâm Xung khiêm tốn, nhân hậu. Vả lại, Lâm Xung dường như cũng muốn chừa lại cho mình một đường lui.

Xã hội đầy bất công đấy, nhưng chẳng lương dân nào muốn trở thành kẻ phản nghịch. Chỉ mong có ngày mây tan mưa tạnh, ngửa cổ mà đoái trông lượng cả bao dung của đấng thiên tử để được trở về làm kẻ trung thần hiếu tử mà thôi.

Kể sao cho xiết những thảm cảnh nhục nhằn cay đắng kể từ đó về sau củaLâm Xung.Từ một anh hùng hảo hán nức tiếng ở kinh thành trở thành tên tù mặt thích chữ, thân chịu đòn roi; Từ một nho tướng chính trực chưa từng biết làm những việc khuất tất, Lâm Xung cũng phải hạ mình hối lộ những tên công sai của nhà nước như Đổng Siêu, Tiết Bá, Sai Bát, Quản Doanh… để rồi cay đắng thốt lên:“Tha hồ nghĩa nặng tình sâu, anh em máu mủ chẳng đâu bằng tiền”. Từ những cuộc rượu khoái hoạt với những bằng hữu chốn kinh đô hoa lệ, đến cảnh uống rượu thui thủi một mình nơi kho cỏ tuềnh toàng chốn thâm sơn cùng cốc trong gió tuyết mưa sa; Từ chức chỉ huy 80 vạn cấm quân đến thân phận kẻ quét tước Thiên Vương Đường, bảo vệ Bách Thảo Đường – một kho cỏ… Lâm Xung vẫn nhẫn nhục để nuôi hy vọng trở về. Thế nên khi ở Thiên Vương Đường, biết Lục Khiêm mò đến tận nơi để ám hại mình, Lâm Xung cũng hậm hực tìm giết, nhưng chẳng đuổi cùng giết tận, cuối cùng cũng bỏ cuộc.

Trong khi anh em Tiều Cái, Ngô Dụng, Lưu Đường, Tam Hùng Nguyễn Thị… cảm thấy khoái hoạt như cá gặp nước nơi Thủy Bạc Lương Sơn,Lâm Xungvẫn coi đó chỉ như một nơi cư trú tạm bợ. Cho đến lúc ngồi ở ngôi thứ tư Lương Sơn Bạc, Lâm Xung cũng chẳng khi nào có chí hướng làm kẻ phản thần, mà là:“chỉ mong có một ngày kia trừ bỏ những tên tâm địa độc ác ở cạnh nhà vua đi, thế là thỏa chí”. Người ta vẫn nhầm tưởng rằng Lâm Xung ôm một nỗi căm hờn với Cao Cầu đến mức sau khi nghe tin vợ chết, gia đình tan nát, mục đích duy nhất cho sự tồn tại của Lâm Xung đó là có một ngày kia tóm được Cao Cầu để báo thù rửa hận. Xưa nay, các nhà làm phim đều khai thác và sáng tạo tình tiết theo hướng ấy.

Việc đó có thể khiến cho cuộc đời Lâm Xung thêm một chút kịch tính hay ăn khách, nhưng lại dùi sâu vào những chi tiết nhỏ nhặt của ân oán cá nhân, quả thực đã xa rời nguyên ý hay nội hàm sâu xa mà Thi Nại Am gửi gắm trong Thủy Hử.

Thực ra, không hề có chi tiếtLâm Xungđuổi giết Cao Cầu như đã kể trên, cũng chẳng có chuyện Lâm Xung vì bị Tống Giang ngăn cản nên uất ức thổ huyết rồi ôm hận mà chết. Lâm Xung dưới ngòi bút của Thi Nại Am vẫn là một chiến tướng lừng lẫy tung hoành nơi sa trường khiến anh hùng hảo hán bốn phương khiếp vía, với thương pháp khiến người ta nhớ tới Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản và những tuyệt kỹ đánh bát xà mâu có thể so với Trương Dực Đức… Lâm Xung vẫn nuôi hy vọng được chiêu an, trở về làm một trung thần. Như thế thì ủng hộ Tống Giang không hết, lẽ nào có chuyện ôm hận mà chết đây?

Lâm Xung – một trong những vai diễn đã được an bài của Thiên thượng

Một Thiên Hùng tinh – nằm trong vài sát tinh đứng đầu của 108 Ma Vương năm nào được Hồng Thái úy thả ra từ dưới hầm tối… đâu phải sinh ra với bản chất hắc ám, “hung thần ác sát” như người ta vẫn tưởng. Ngược lại, đó là một kẻ anh hùng nho nhã khuôn phép, thậm chí nhẫn nhục… bị đẩy vào nơi cùng đường mạt lộ, buộc phải tìm cái sống trong chỗ chết.Lâm Xungchính là trường hợp điển hình của 108 hảo hán Lương Sơn Bạc.

Mọi việc dường như được an bài cẩn mật nhưng lại diễn ra hết sức tự nhiên đến mức người trong cuộc cũng chẳng bao giờ nghĩ mình chỉ là một vai diễn đã được sắp xếp.

Vì sao những trung thần hiếu tử nhưLâm Xungphải làm nghề lạc thảo?Bởi phường lưu manh hạ đẳng như Cao Cầu có thể leo lên ngôi cao chót vót. Vì sao một kẻ văn dốt võ dát, chỉ nhờ những ngón nghề hèn mọn như đá cầu, chọi gà… như Cao Cầu mà có thể giữ trọng trách xã hội? Vì có những ông vua ham chơi, lười nhác chính sự, lại cẩu thả vô trách nhiệm như Tống Huy Tông. Vì sao những kẻ như Tống Huy Tông có thể làm vua? Vì việc đời có thịnh ắt có suy, phúc ấm của vương triều đã dùng hết, hàng con cháu đời sau đức mỏng tài hèn lại kế nghiệp ông cha mà không tạo thêm phúc mới cho muôn dân, cho xã tắc thì chắc chắn triều đại ấy sẽ lụn bại và bị thay thế. Trận ôn dịch thời Tống Nhân Tông chẳng phải chính là lời cảnh báo đó sao? Cái việc 108 Ma Vương thoát ngục đã được an bài sẵn để cho ứng hợp với cái lẽ“thượng bất chính hạ tắc loạn”của xã hội nhà Tống lúc mạt vận như vài lời bàn luận trongphi lộmà thôi…

Chung quy, mọi sự như đã có an bài, nếu con người không thay đổi tâm thái, cải tà quy chính, tích đức hành thiện… thì vở kịch cuộc đời ấy cứ thế mà diễn đến lúc hạ màn theo sự sắp đặt của Thiên thượng.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply