Vì Sao Dopa Là Ai Có Thể Ăn Được Faker Sau Phút Thứ 20″ Tại Cktg 2019

Or you want a quick look: 1. “Chơi hổ báo” và “chơi phòng ngự” chỉ là cách gọi khác của “người chơi giỏi” và “người chơi kém”

10 điều chia sẻ của Dopa về LMHT: Chỉ số KDA chỉ là thứ rác rưởi, đóng góp trong trận mới là điều đáng nói!Những nhận định về Liên Minh Huyền Thoại năm 2018 của streamer có kĩ năng cá nhân thuộc top đầu thế giới...Bạn đang xem: Dopa là ai
*

Chung Kết Thế Giới 2018 vừa kết thúc tốt đẹp và mùa giải thứ tám của Liên Minh Huyền Thoại cũng trong những ngày cuối cùng trước khi khép lại, mở ra một trang sử mới của năm 2019. Hôm nay, Dopa đã có những chia sẻ sâu sắc về Liên Minh Huyền Thoại năm vừa rồi, một vài lời khuyên cho người chơi cùng những cải tiến mà anh mong Riot sẽ thực hiện:

Nguyên bản tiếng Hàn lấy từ kênh chính thức của Dopa

Khỏi tìm, toàn video tiếng Hàn thôi chứ không có vietsub đâu. Dưới đây là bản tóm tắt các chia sẻ của anh do Mũ Trắng Việt hóa lại, cùng ngó qua xem bạn có điểm nào đồng tình với Dopa không nhé!

1. “Chơi hổ báo” và “chơi phòng ngự” chỉ là cách gọi khác của “người chơi giỏi” và “người chơi kém”

Các bình luận viên không thể chỉ thẳng vào một tuyển thủ nào đó và nói rằng: anh ta chơi kém! Đó là lí do mà họ tạo ra cụm từ “tuyển thủ có xu hướng chơi phòng ngự”. Nói thẳng ra là: bạn chẳng thể nào chơi phòng ngự nếu bạn có hiểu biết đủ tốt về trò chơi này.

Bạn đang xem: Vì Sao Dopa Là Ai Có Thể Ăn Được Faker Sau Phút Thứ 20" Tại Cktg 2019

Hãy nhìn vào cách mà Ning – người đi rừng của Invitus Gaming đã chơi trong trận chung kết Chung Kết Thế Giới 2018. Anh ta nhìn thấy mọi cơ hội có thể mang lại điểm hạ gục – và chuyển hóa từ cơ hội đó thành các điểm hạ gục thực sự một cách hoàn hảo. Và các bạn gọi Ning là một “người đi rừng hổ báo”? Không phải thế đâu, chỉ là anh ta nhìn ra được những cơ hội mà người chơi tệ hơn không thể nhìn ra mà thôi.

Ning đã vinh dự nhận cúp MVP của trận chung kết CKTG 2018

Chẳng có gã điên nào dám tổ chức những pha gank “hổ báo” một cách vô căn cứ ở Chung Kết Thế Giới đâu. Loại người như thế thậm chí còn chẳng vào nổi vòng gửi xe của Chung Kết Thế Giới.

READ  Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của binh biến Đô Lương

“Người chơi phòng ngự” nói thẳng ra là chẳng có đủ khả năng để nhìn ra những “cơ hội” kiểu này. Và không chỉ riêng ở vị trí đi rừng mà đường nào cũng thế thôi. “Người chơi hổ báo” chỉ đơn giản là có hiểu biết và tầm nhìn tốt hơn để chế ngự đối thủ cùng đường của mình. Kể cả khi chơi những vị tướng có bộ kĩ năng thiên về phòng ngự, những người chơi giỏi hơn cũng có xu hướng chơi “hổ báo” hơn so với người kém.

*

Trình độ Dopa thậm chí tốt tới mức dùng Twisted Fate đè đường được… tất cả mọi kèo

“Bạn sẽ tự có lối chơi hổ báo khi bạn giỏi hơn đối thủ của mình”

-Dopa-

2. Ngừng đổ thừa cho meta khi giải thích về chiến thắng hay thất bại

Mọi người nói rằng “Meta năm nay ưa chuộng các pha đánh nhau khô máu hơn, và đó là lí cho khiến cho một đội như Invitus Gaming có thể vô địch thể giới”. Tôi thấy những lời này thật là nhảm nhí! Họ chiến thắng vì họ giỏi hơn đối thủ của mình, thế thôi.

*

Nếu bạn nhìn vào giai đoạn đi đường của họ, bạn chẳng có cơ sở gì để đổ thừa cho meta cả. Họ đè bẹp tất cả các đường của đối thủ. Và đó cũng là lí do khiến Ning “làm trùm” ở giải đấu này. Thử nghĩ kĩ mà xem. Tất cả các đường của đối thủ đều ở trong trạng thái thấp máu. Làm cách quái nào mà người đi rừng có thể “chơi phòng ngự” trong một bối cảnh như vậy chứ?

3. Kĩ năng đi đường là điều quan trọng nhất với một người chơi chuyên nghiệp

Giả sử có hai đội tuyển chuyên nghiệp với toàn những người chơi bậc Thách Đấu. Đội A luôn nghiền nát đối thủ ở giai đoạn đi đường nhưng lại quăng game vô tội vạ ở giai đoạn giữa trận. Kết cục, đội A chỉ xếp thứ 6. Đội B thì khi thắng – khi thua ở đường, nhưng luôn có cách kết thúc trận đấu với một chiến thuật hoàn hảo. Cuối giải, đội B xếp hạng nhất. Vậy theo bạn, đội nào có “ngưỡng tối đa” cao hơn?

*

Bạn có thể học được các dạng chiến thuật trong trò chơi này một cách dễ dàng. Tất cả những gì bạn phải làm là nghe theo những gì huấn luyện viên chỉ bảo về chiến thuật, làm theo, và chiến thắng. Nhưng liệu huấn luyện viên có thể dạy bạn cách thắng đường không?

Nếu bạn hỏi tôi, tôi luôn cho rằng kĩ năng đi đường là điều quan trọng nhất với một người chơi chuyên nghiệp. Chẳng ai có thể dạy bạn cách đi đường thế nào là đúng chuẩn và luôn thắng cả.

*

Dopa nổi tiếng là người luôn thượng tôn kĩ năng người chơi hơn tất cả những điều còn lại

Chú thích của Mũ Trắng: đại ý là Dopa đánh giá cao hơn về tương lai của đội A trong ví dụ nêu trên. Đội A có những người chơi có kĩ năng hoàn hảo luôn thắng đường, và sau này họ học được một chiến thuật hoàn hảo nữa, họ sẽ trở thành đội bất khả chiến bại.

Còn đội B chỉ có chiến thuật hoàn hảo mà thôi – và họ sẽ luôn như vậy. Muốn trở thành đội hoàn hảo, đội B lại phải thay toàn bộ thành viên bằng những người có kĩ năng thượng thừa. Các thành viên hiện tại của đội B không thể nâng lên mức cao hơn nữa, vì kĩ năng đi đường là thứ không-thể-dạy-được.

4. Tôi đã biết trước là TheShy sẽ thành công

Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có năm người chơi từng mang lại “dự cảm đặc biệt” trong mắt tôi: Faker, Rookie, Ming, MLXG và TheShy. Và nhìn vào thành tích hiện giờ của họ đi. Tôi đã có dự cảm về việc họ sẽ tiến xa trong tương lai từ trước khi họ bước chân vào thi đấu chuyên nghiệp. Còn từ mùa 2014 đến giờ, chẳng ai khiến tôi thấy lại cái dự cảm đó nữa.

READ  Natuan Là Ai ? Tìm Hiểu Tiểu Sử Chi Tiết Về Ca Sĩ Nathan Lee

Xem thêm: Game Thủ Tiến Xinh Trai Là Ai ? Trường Quân Tq97 Gaming Là Ai

TheShy từng có khá nhiều duyên nợ với Dopa trước khi cậu đủ tuổi thi đấu chuyên nghiệp

5. Moojin? Không

Tôi thấy mọi người đi rừng đều phải thay đổi lối chơi của họ để hòa nhập với đội khi họ gia nhập vào một đội tuyển chuyên nghiệp. Tôi chưa từng thấy một đội tuyển nào mà các người đi đường phải thay đổi vì người đi rừng cả. Bất kể người đi rừng có tài năng xuất chúng cỡ nào đi chăng nữa. Người đi rừng sẽ luôn phải thay đổi vì đội của anh ta mà thôi.

6. TheShy là một con quái vật

Người chơi tài năng nhất mà tôi từng gặp chính là TheShy ở mùa 4. Tôi dám chắc đó là giai đoạn đỉnh cao của cậu ta. Trở lại mùa giải thứ tư, tôi thậm chí từng nghĩ TheShy có thể vượt qua cả Faker nếu cậu ta đi đường giữa. Thực sự thì TheShy ở mùa 4 còn đánh ghê hơn bây giờ nhiều…

Có ai hóng kèo này không nhỉ…

7. Các chỉ số KDA, KP và DD chỉ là rác rưởi

Thể hiện trong trận đấu và đóng góp cho toàn đội của bạn còn quan trọng hơn mấy con số vô nghĩa kể trên gấp tỉ lần. Nếu buộc phải sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng, theo tôi sẽ là thế này:

Chỉ số Hạ gục/Bị hạ gục/Hỗ trợ (Kill/Death/Assist – K/D/A): 3%Sát thương gây ra (Damage Dealt – DD): 2%Tỉ lệ tham gia hạ gục (Kill Participant – KP): 1%

Đừng bận tâm đến mấy con số này khi chơi Liên Minh Huyền Thoại! Chúng chẳng có ích đâu.

8. Xếp hạng Đôi nên bị xóa bỏ

Việc cho phép đánh xếp hạng đôi chỉ thực sự có lợi cho các cặp đôi đường dưới mà thôi. Còn lại thì nó chẳng có ý nghĩa gì cả – thậm chí đôi khi là bất công với một số người. Sao Riot vẫn còn để việc đánh xếp hạng đôi tồn tại đến giờ phút này chứ?

READ  Mood là gì? Vì sao giới trẻ ngày nay hay dùng từ mood?

Sau khi xem cặp đôi Thầy Giáo Ba và Tú Cô Hồn đánh đôi thì tui thấy Dopa nói… đúng thật

9. Hệ thống tìm và chấp nhận trận đấu nên được làm lại

Từ hồi mùa 2, thậm chí chúng tôi còn chẳng cần ấn nút nào để vào một trận đấu cả. Mọi thứ được sắp xếp một cách tự động. Điều này khiến mấy ông chờ trận 1-2 tiếng đồng hồ đôi khi.. AFK luôn, và chẳng ai nhận ra được điều đó cho tới khi vào trận và nhận một trận thua oan vì thiếu người cả.

Giờ Riot đã cho thêm một nút Chấp Thuận trận đấu để vào phòng chờ, song vẫn còn để cơ chế cũ là tự động kich những người chơi AFK và không chọn tướng khi kết thúc khâu cấm chọn. Thậm chí ông nào chấp nhận trận, chọn tướng xong mà AFK cũng sẽ bị xử thua nhờ cơ chế Remake nữa.

Ý Dopa là cái nút Chơi Luôn! này nè. Cơ mà phải đọc và ngẫm nghĩ kĩ mới hiểu hết được nha.

Tôi thấy các cơ chế này đang chồng chéo lên nhau và nên bị loại bỏ một nửa, hoặc làm lại hoàn toàn. Nếu đã AFK, bạn sẽ chẳng thể ấn nút Chấp Nhận. Nếu sắp sửa AFK, bạn cũng chẳng có lí do gì để ấn nút Chấp Nhận rồi lại AFK ngay sau đó cả. Còn nếu những kẻ nào cố tình Chấp Nhận trận để rồi vào khâu cấm-chọn hoặc vào trận và AFK, cứ xử phạt bằng một trận thua là xong.

10. “Thoát ở khâu Cấm – Chọn” không còn nhiều ý nghĩa

Chức năng Thoát trận đấu ở khâu cấm chọn để tránh một trận “thua miễn phí” với cái giá bị phạt trừ Điểm Nhóm Giải hiện nay chẳng còn tí giá trị nào cả. Thay vì sử dụng ý nghĩa “tránh trận thua” của nó, phần lớn người chơi đều vin vào cái “phạt trừ Điểm Nhóm Giải” để quấy phá người khác.

Đánh hạng mà gặp anh hỗ trợ thì muốn out để tự trừ điểm hay thua xong rồi trừ?…

Tôi nghĩ nếu giữ thì nên thay đổi cơ chế thành: bên nào có người thoát cấm-chọn, bên đó bị xử thua một trận luôn, đại loại vậy. Làm thế thì sẽ dẹp hẳn được bọn chọn tướng troll kia luôn, vì ép người khác thoát thì chúng cũng sẽ bị xử thua một trận.

Bạn có đồng tình với những quan điểm mà Dopa chia sẻ về Liên Minh Huyền Thoại trên đây không? Hãy chia sẻ ý kiến của mình bằng cách để lại một bình luận ở phía dưới bài viết nhé!

Hóng con Twisted Fate của Dopa ở đấu trường chuyên nghiệp thôi mà có vẻ xa vời quá…

Ngoài ra, đừng quên ghé qua Liên Minh 360 mỗi ngày để luôn được cập nhật nhưng tin tức mới nhất về Liên Minh Huyền Thoại nhé!

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply