Văn mẫu lớp 9: Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Or you want a quick look: Dàn ý phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều

Văn mẫu lớp 9: Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều gồm dàn ý chi tiết, cùng 14 bài văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, tích lũy thêm vốn từ để viết văn ngày càng hay hơn.

Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa thành công bức chân dung của giai nhân tuyệt thế, không chỉ đẹp về dáng hình mà còn có biết bao phẩm chất tốt đẹp. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Mobitool để hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Dàn ý phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều

I. Mở bài

  • Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du trong thi đàn văn chương Việt Nam
  • Tác giả đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật của mình đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều

II. Thân bài

* Vẻ đẹp của Thúy Kiều

  • Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn
  • Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến thiên nhiên cũng phải ganh tị: “mây thua nước tóc” “ liễu hờn kém xanh”
  • Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa. Nhan sắc và sự tài hoa của Thúy Kiều báo hiệu cho một dự cảm không lành, một số phận éo le, bất hạnh.

=> Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu.

* Đánh giá nghệ thuật

  • Nghệ thuật miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển khắc họa sinh động chân dung nhân vật Kiều qua đó toát lên tính cách nhân vật.
  • Sử dụng miêu tả khái quát cùng biến hóa, uyển chuyển tạo hứng thú với chân dung nhân vật
  • Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều:

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 1

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” được xem là một trong những đoạn thơ đẹp và hay nhất trong tác phẩm lớn “Truyện Kiều”. Trong đoạn trích này, Thúy Kiều là nhân vật trung tâm, hiện lên là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn mà qua ngôn từ của Nguyễn Du, vẻ đẹp ấy trở nên thần tình và mĩ lễ hơn bao giờ hết.

Đoạn thơ này có 24 câu. 4 câu thơ đầu giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, 4 câu tiếp theo nói về sắc đẹp của Thúy Vân, 12 câu tiếp viết về tài sắc của Kiều và đoạn cuối gồm 4 câu Nguyễn Du dành ca ngợi đức hạnh của hai chị em Kiều.

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều sẽ thấy được cái tài của Nguyễn Du trong việc miêu tả sắc đẹp của Vân để làm nổi bật tài sắc của nàng Kiều.

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai cô con gái nhà Vương viên ngoại. Cả hai đều mang vẻ đẹp thanh tao, trong sáng, hài hòa mà sáng rỡ như “mai” như “tuyết”. Và mỗi người đồng thời cũng mang một vẻ đẹp riêng, mà toàn mỹ.

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Nguyễn Du tả sắc đẹp của Thúy Vân sắc đẹp của người con gái “đoan trang”, quý phái “trang trọng khác vời” với khuôn mặt “đầy đặn” và tươi sáng như vầng trăng. Thúy Vân có mắt phượng mày ngài, giọng nói trong thanh như ngọc và miệng cười như hoa nở. Và cũng không có gì sánh được vẻ đẹp của mái tóc, màu da của nàng nếu không ví với mây với tuyết.

Với vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng nhằm tạo ra những hình ảnh ẩn dụ tô thêm vẻ đẹp của Thúy Vân.

Khi phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều hẳn rằng nhiều người băn khoăn, tại sao Kiều là nhân vật trung tâm, nhưng tác giả lại tả Thúy Vân trước. Nhưng đây chính là sự tài tình của Nguyễn Du, khi đại thi hào tả Thúy Vân trước như một dụng ý nghệ thuật nhằm khẳng định rằng, Thúy Vân đã đẹp đến vậy, nhưng Kiều mới là một tuyệt thế giai nhân.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Nguyễn Du miêu tả Vân đẹp như vậy, đẹp như trăng như tuyết, nhưng “Kiều càng sắc sảo mặn mà”, mà “So bề tài sắc lại là phần hơn”. Vậy Kiều đẹp ra sao? Nguyễn Du miêu tả rằng:

Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

Và vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Nàng có đôi mặt đẹp mà trong mà dịu dàng như sắc nước của mùa thu, long mày của màng thanh tú, xinh xắn như dáng núi mùa xuân. Đó là vẻ đẹp đằm thắm, vẻ đẹp xanh tươi mơn mởn đến khiến “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh“.

Trong phần miêu tả vẻ đẹp của Kiều, bút pháp tả người của Nguyễn Du lại tài tình thêm một bậc khi kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa rồi thậm xứng và các thi liệu cổ – nghiêng nước nghiêng thành. Chính vì vậy, những vần thơ cũng đẹp như vẻ đẹp của Kiều. Và dù không miêu tả quá nhiều mà chỉ qua đôi ba nét chấm phá ước lệ, Kiều đã hiện ra là hình bóng giai nhân để lại trong lòng người đọc cảm xúc mãnh liệt.

Kiều dường như được ban cho tất cả những điều mà một thiếu nữ nào cũng ước ao. Bởi “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.

Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Kiều thông minh là bẩm sinh tính trời. Nàng lại tài hoa lỗi lạc khi đàn hay, họa giỏi, thơ cũng tài. Và ở môn nghệ thuật nào, nàng cũng thành “nghề”, cũng “ăn đứt” thiên hạ. Cái tài hoa, sắc sảo ấy đã khiến Nguyễn Du không tiếc lời ngợi ca khẳng định bằng những từ ngữ mang ý nghĩa tuyệt đối như “vốn sẵn tính trời”, “pha nghề”, “nghề riêng ăn đứt”…

Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Thúy Kiều bằng một số từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: vốn sẵn tính trời, pha nghề, đủ mùi… lầu bậc… nghề riêng ăn đứt…

Nhưng với Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ tả tài sắc của nàng mà còn hàm ý về số phận nàng. Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân hài hòa với mây, với tuyết, với trăng; thì vẻ đẹp kiều diễm bội phần của Thúy Kiều lại khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”. Bản đàn “Bạc mệnh” chính nàng sáng tác như một điềm báo định mệnh cho sự “hồng nhan bạc phận” của nàng. Đó cũng chính là cái tài trong nghệ thuật của Nguyễn Du, khi qua vài câu thơ có thể khiến người đọc đồng cảm và dự cảm, lo âu về số phận của nàng Kiều.

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều nhưng điều mà người đọc nhận thấy không chỉ là ngoại hình nghiêng thành nghiêng nước hay câu chuyện vận mệnh đằng sau vẻ đẹp ấy; mà vẻ đẹp đức hạnh của Kiều cũng là điều mà Nguyễn Du muốn nói đến.

Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Hai chị em Thúy Kiều sinh ra và lớn lên trong nền giáo dục gia đình và xã hội của khuôn khổ lễ giáo, gia phong. Đức hạnh luôn là giá trị gốc mà con người phải có. Bởi vậy dù sống trong bối cảnh “Phong lưu rất mực hồng quần” và nàng cũng đã tới “tuần cập kê”, nhưng nàng là một thiếu nữ có gia giáo, mọi điều đều có chuẩn mực và đề cao đức hạnh.

Như vậy có thể thể thấy, Kiều không chỉ là người thiếu nữ sở hữu vẻ đẹp mà nhiều cô gái ao ước, vẻ đẹp khiến tự nhiên ghen hờn mà còn có tài năng hơn người lại đức hạnh vẹn toàn. Nhưng như Nguyễn Du đã từng nói trong chính Truyện Kiều, rằng: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Bởi vậy, những lời thơ miêu tả sắc đẹp lại như những lời tiên đoán về số phận nàng Kiều, vốn xưa nay, người tài sắc lại hay gặp cảnh đa đoan.

Một lần nữa cần khẳng định rằng, Thúy Kiều là giai nhân tuyệt mỹ trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn Du. Kiều được miêu tả với cảm hứng nhân đạo, yêu cái đẹp và trân quý giá trị truyền thống. Bằng thể thơ dân tộc lục bát đẹp nhất, ông đã dành cho Thúy Kiều sự yêu mến, trân trọng và ngợi ca.

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều còn thấy được tài nghệ của Nguyễn Du. Đại thi hào không chỉ làm thơ, không chỉ tả đơn thuần mà kết hợp thần tình bút pháp ước lệ tượng trưng với các biện pháp tu từ ẩn dụ so sánh, nhân hóa cùng với đó là ngôn ngữ thơ đầy tình hình tượng, gợi cảm, hàm súc. Nguyễn Du tả mà cũng như đang vẽ lên bức chân dung của giai nhân tuyệt thế, không chỉ đẹp về dáng hình mà còn có biết bao phẩm chất tốt đẹp, đậm đà tính truyền thống, bản sắc dân tộc.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 2

Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của truyện thơ, một thiếu nữ tài, sắc vẹn toàn đã được thi hào khắc họa một cách thần tình, mỹ lệ.

Trong bài thơ Kính gửi Cụ Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu viết:

Tiếng thơ ai động đất trời,
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu.
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày…

Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc ta. Truyện Kiều là kiệt tác của nền thi ca cổ dân tộc sáng ngời tinh thần nhân đạo, về phương diện nghệ thuật, áng thơ này là mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, tả tình, tự sự v.v… đem lại cho nhân dân ta nhiều thú vị văn chương.

Đoạn thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong Truyện Kiều. Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của truyện thơ, một thiếu nữ tài, sắc vẹn toàn đã được thi hào khắc họa một cách thần tình, mĩ lệ.

Đoạn thơ gồm 24 câu: 4 câu đầu giới thiệu chung hai chị em Kiều là hai ả tố nga của ông bà Vương Viên ngoại, 4 câu tiếp theo nói về sắc đẹp Thúy Vân, 12 câu tiếp theo nói về tài sắc Thúy Kiều, 4 câu cuối đoạn ca ngợi đức hạnh của hai chị em Kiều.

Hai chị em Kiều mang vẻ đẹp thanh tao, trinh trắng như “mai”, như tuyết”, mỗi người một vẻ đẹp riêng, toàn thiện, toàn mỹ:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp của một thiếu nữ “đoan trang”, “trang trọng khác vời”- rất quý phái: khuôn mặt “đầy đặn” tươi sáng như vầng trăng, mắt phượng mày ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc.. Còn gì đẹp hơn về mái tóc, màu da của nàng? – “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả sắc đẹp Thúy Vân, tạo nên những hình ảnh ẩn dụ đầy gợi cảm. Tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du để khẳng định Kiều là một giai nhân tuyệt thế:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Dung nhan Thúy Kiều đẹp lắm “nghiêng nước nghiêng thành”. Mắt đẹp trong như sắc nước mùa thu, lông mày thanh tú xinh xắn như dáng núi mùa xuân; một vẻ đẹp đằm thắm, xanh tươi mơn mởn khiến cho “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Ngòi bút tả người của thi hào biến hóa, đa dạng: kết hợp thần tình các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, thậm xứng với sự vận dụng tinh tế thi liệu cổ (nghiêng nước nghiêng thành) tạo nên những vần thơ đẹp gợi cảm. Hình bóng giai nhân được phác họa đôi ba nét chấm phá ước lệ nhưng hết sức thần tình, để lại cho người đọc bao cảm xúc, trân trọng:

Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

Hóa công như đã ưu đãi dành cho Kiều tất cả “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Thông minh bẩm sinh “tính trời”, tài hoa lỗi lạc xuất chúng: thơ tài, tài họa giỏi, đàn hay; môn nghệ thuật nào nàng cũng tuyệt giỏi, cũng thành “nghề”, “ăn đứt” thiên hạ:

Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Thúy Kiều bằng một số từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: vốn sẵn tính trời, pha nghề, đủ mùi… lầu bậc… nghề riêng ăn đứt…

Khi tả tài sắc Thúy Kiều, thi hào không chỉ nói lên cái tuyệt vời của hiện tại mà còn hàm ý dự báo về tương lai của nàng, sắc đẹp kiều diễm “hoa ghen… liễu hờn…” với bản đàn “Bạc mệnh” mà nàng sáng tác ra “lại càng não nhân” như gợi ra trong tâm hồn chúng ta một ám ảnh “định mệnh” mà nhà thơ đã khẳng định: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”,… “Chữ tài liền với chữ tai một vần”,… Gần hai thế kỷ nay, bức chân dung giai nhân này qua đoạn thơ Chị em Thúy Kiều đã để lại trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam một sự cảm mến nồng hậu, một sự phấp phỏng lo âu đối với người con gái đầu lòng của Vương ông. Đó là tài năng đích thực của Nguyễn Du về nghệ thuật tả người.

Đức hạnh là cái gốc của con người. Thúy Kiều không chỉ có tài sắc mà còn có đức hạnh. Nàng được hưởng một nền giáo dục theo khuôn khổ của lễ giáo, của gia phong. Tuy sống trong cảnh “phong lưu rất mực hồng quần”, đã tới “tuần cập kê” nhưng nàng là một thiếu nữ có gia giáo, đức hạnh:

Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Tóm lại, Thúy Kiều là một nhân vật tuyệt đẹp trong Đoạn trường tân thanh. Thi hào Nguyễn Du với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ ca trác việt miêu tả Thúy Kiều bằng những vần thơ lục bát đẹp nhất. Ông đã dành cho nhân vật bao tình cảm yêu mến, trân trọng sâu sắc. Sự kết hợp tài tình bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ, nhất là ẩn dụ so sánh, một ngôn ngữ thơ tinh luyện, hàm súc, hình tượng và gợi cảm để vẽ nên bức chân dung mỹ nhân bằng thơ sáng giá nhất trong nền văn học cổ nước nhà. Thúy Kiều mang một “lí lịch” ngoại tộc nhưng dưới ngòi bút thiên tài của thi hào Nguyễn Du, nàng xuất hiện với bao phẩm chất tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc. Vẻ đẹp nhân văn toát lên từ hình ảnh Thúy Kiều là vẻ đẹp văn chương của đoạn thơ này.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 3

Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Nhưng xét cho cùng thì tài hoa của Kiều cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm về tài năng của văn nhân, tài tử thời phong kiến.

Chân dung Thúy Kiều: Sau những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em và vẻ đẹp riêng của Thúy Vân thì Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều xuất hiện:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Cũng giống như khi tả Thúy Vân, nhà thơ vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Tác giả vẫn sử dụng cách gợi tả và những chuẩn mực thiên nhiên để làm đối tượng so sánh. Nét vẽ của thi nhân đã tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ làn thu thủy (làn nước mùa thu) gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; còn hình ảnh ước lệ nét xuân sơn (nét núi mùa xuân) lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.

Vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Kiều. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ, làm nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp của Kiều không có thang bậc nào cao hơn để đánh giá, cho nên xếp hàng đầu, xếp thứ nhất. Câu thơ sắc đành đòi một tài đành họa hai đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị, không ai có thể sánh nổi.

Nhưng không chỉ có nhan sắc mà Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa:

Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

Trí tuệ, tài năng của Thúy Kiều cũng được Nguyễn Du đẩy lên tới cực đoan, tuyệt đỉnh: vừa do trời phú, thiên bẩm vừa đa dạng, cái gì cũng giỏi, cũng hơn người. Không cần học hành gian khổ, lớn lên Kiều đã trở thành một giai nhân tuyệt sắc, một tài nữ hiếm thấy. Các từ ngữ tuyệt đối, cực đoan được sử dụng kế tiếp: vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, dầu, ăn đứt,…

Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (làm thơ), họa (vẽ tranh). Đặc biệt, tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn Bạc mệnh mà Kiều sáng tác chính là sự ghi tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Nhưng xét cho cùng thì tài hoa của Kiều cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm về tài năng của văn nhân, tài tử thời phong kiến.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 4

Hình ảnh người phụ nữ từ lâu đã đi vào thi ca nhạc họa nuôi một nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận. Mặc dù trong xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ ít có cơ hội xuất hiện trong các tác phẩm văn học nhưng đến thế kỉ XVI trở đi, người phụ nữ đã bước chân vào nền văn học trung đại Việt Nam một cách rất tự nhiên, rất chân thực. Chúng ta có thể kể đến một số tác phẩm như: “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, “Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm, “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn… Tất cả các nhà văn, nhà thơ đều tập trung làm nổi bật lên phẩm chất tốt đẹp, số phận bi kịch, cuộc đời bất hạnh của người phụ nữ nhưng lại ít quan tâm tới việc khắc họa vẻ đẹp nhan sắc, tài năng độc đáo của nhân vật nữ giới. Tuy nhiên, đến với những trang thơ của Nguyễn Du qua tác phẩm “Truyện Kiều”, mặc dù cũng khai thác đề tài bất hạnh của người phụ nữ đương thời nhưng Nguyễn Du vẫn đặc biệt chú trọng miêu tả khắc họa vẻ đẹp chân dung, nhan sắc, tài năng con người nhân vật. Và chính bút pháp tả người ấy đã góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của tác phẩm. Điều này được thể hiện qua hình tượng nhân vật Thúy kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

Trước hết, bốn câu thơ đầu tiên, nhà thơ giới thiệu khái quát về vị trí, xuất thân và vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Đó là Thúy Kiều sinh ra trong một gia đình họ Vương, nàng là chị cả trong gia đình. Để giới thiệu về vẻ đẹp của nàng, nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ và ẩn dụ rất giàu sức gợi: cốt cách thì duyên dáng, yêu kiều, thanh tao như cây mai; phong thái tinh thần thì trong trắng, tinh khôi như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn mỹ, toàn diện từ trong ra ngoài, từ dáng vẻ tới tâm hồn “mười phân vẹn mười”. Như vậy, chỉ bằng bốn câu thơ đầu ngắn gọn, tác giả đã khái quát được những thông tin cần thiết của nhân vật, đồng thời làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều. Từ đó, mở ra cảm xúc cho toàn bài, người đọc thấy được cảm hứng ngợi ca con người trong đoạn thơ.

Sau khi dựng lên chân dung và vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân, nhà thơ tập trung bút lực vào miêu tả vẻ đẹp của Kiều trong sự đối sánh với vẻ đẹp của Vân:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn

Vẻ đẹp của Kiều khác và hơn hẳn Vân cả về tài lẫn sắc. Đó là sự “sắc sảo” về trí tuệ; “mặn mà” về tầm hồn.

Trước hết là vẻ đẹp nhan sắc – ngoại hình của Kiều. Vẫn tiếp tục sử dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người qua một loạt các hình ảnh: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu, Nguyễn Du đã làm hiện vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt mĩ. Nhưng khi miêu tả Kiều, tác giả không miêu tả cụ thể chi tiết như ở Vân mà ngược lại, tác giả tập trung vào một điểm nhìn là đôi mắt “Làn thu thủy nét xuân sơn”: Đôi mắt sáng trong và sâu thẳm như làn nước mùa thu; đôi lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Đây chính là lối vẽ “điểm nhãn” cho nhân vật. Bởi đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn con người. Và qua đôi mắt đó của Kiều, ta thấy được tâm hồn trong sáng, sâu thẳm và cuốn hút lạ thường của nhân vật. Vẻ đẹp nhan sắc của Kiều là vẻ đẹp vượt ra khỏi chuẩn mực của tự nhiên và khuôn khổ của người phụ nữ phong kiến nên: “Hoa ghen – liễu hờn” và thậm chí là nghiêng ngả cả thành quách, đất nước:

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Nghệ thuật nhân hóa (hoa ghen – liễu hờn) kết hợp với nghệ thuật nói quá (thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành) vừa có tác dụng gợi tả vẻ đẹp của Kiều ; lại vừa có tác dụng dự đoán về số phận, cuộc đời của nàng. Bởi vẻ đẹp đó gợi lên mâu thuẫn, không hài hòa (khác với Vân: thua – nhường: hài hòa, bình yên) nên chắc chắn cuộc đời nàng sẽ truân chuyên, trắc trở: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

Tiếp đến là vẻ đẹp tài năng của Kiều. Nếu như khi tả Vân, nhà thơ chỉ chú trọng vào khắc họa vẻ đẹp nhan sắc mà không chú trọng tới miêu tả tài năng và tâm hồn thì khi tả Kiều, nhà thơ chỉ tả sắc một phần, còn lại dành phần nhiều vào tài năng:

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

Chỉ một câu thơ mà nhà thơ đã nêu được cả sắc lẫn tài. Nếu như về sắc thì Kiều là số một thì về tài không ai dám đứng hàng thứ hai trước nàng. Tài năng của Kiều có thể nói là có một chứ không có hai trên đời. Vì được trời phú cho tính thông minh nên ở lĩnh vực nghệ thuật nào Kiều cũng toàn tài: cầm – kì – thi – họa. Tất cả đều đạt đến mức lí tưởng hóa theo quan niệm thẩm mĩ của lễ giáo phong kiến: “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Đặc biệt tài năng của Kiều được nhấn mạnh ở tài đàn: “Cung thương lầu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”: nàng thuộc lòng các cung bậc và đánh đàn Hồ cầm (đàn cổ) thành thạo. Hơn thế, nàng còn giỏi sáng tác nhạc nữa: “Khúc nhà tay lựa nên chương/Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Mỗi nàng lần đánh đàn, nàng lại cất lên bài hát “Bạc mệnh” làm cho người nghe phải đau khổ, sầu não. Bài hát chính là tâm hồn, là bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều, biểu hiện một trái tim đa sầu đa cảm và cuộc đời éo le, bất hạnh.

Như vậy, qua việc phân tích ở trên, người đọc thấy được chân dung của nhân vật Thúy Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khác người nên làm cho thiên nhiên phải ghen tị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; tài năng của Kiều vượt trội hơn người nên chắc chắn theo một quy luật thông thường của định mệnh “Chữ tài đi với chữ tai một vần” hay “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” nên cuộc đời Kiều là cuộc đời của một kiếp hồng nhan bạc mệnh, éo le và nghiệt ngã.

Đến đây chúng ta thấy được tài năng độc đáo của Nguyễn Du trong việc khắc họa chân dung nhân vật. Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật. Và mặc dù, ở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu Thúy kiều là chị, em là Thúy Vân nhưng sau đó, nhà thơ lại miêu tả chân dung nhân vật Vân trước, Kiều sau. Đó là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong việc tạo ra thủ pháp “đòn bẩy”. Điều đó có tác dụng nhấn mạnh và làm nổi bật được vẻ đẹp độc đáo, vượt trội về cả sắc lẫn tài và tình của nhân vật Thúy Kiều. Vì thế, tuy cùng sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng khi miêu tả hai nhân vật nhưng chúng ta thấy được mức độ đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Nhà thơ chỉ dùng bốn câu để tả Vân, còn lại dành tận mười hai câu để tả Kiều; tác giả khi tả Vân chỉ tập trung tả nhan sắc nhưng khi tả Kiều thì “sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Mặc dù vậy nhưng ở nhân vật nào cũng hiện lên rất sống động, cụ thể, chân thực, mang vẻ đẹp, tính cách, số phận khác nhau.

Khép lại đoạn thơ, Nguyễn Du dùng những lời lẽ đẹp để gợi ca cuộc sống của nàng:

Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Thúy Kiều sống trong một gia đình phong lưu, rất gia giáo và nàng đang đến cái tuổi búi tóc cài trâm, được phép thành gia, lập thất “tới tuần cập kê”. Thành ngữ “Trướng rủ màn che” gợi tả một lối sống kín đáo, rất khuôn phép của con nhà gia giáo đàng hoàng . Vì thế, đối với những người đàn ông “ong bướm” (chỉ những người đàn ông tán tỉnh phụ nữ không có mục đích tốt đẹp) thì Thúy Kiều không bao giờ để tâm tới. Hai câu kết trong sáng, đằm thắm như che chở, bao bọc cho nàng. Nàng hiện lên như một bông hoa vẫn còn phong nhụy trong cảnh “êm đềm”, chưa một lần tỏa hương vì ai đó.

Qua chân dung vẻ đẹp nhan sắc, tài năng của Thúy Kiều, chúng ta thấy được Nguyễn Du thực sự rất trân trọng, đề cao những giá trị vẻ đẹp của người phụ nữ. Những dự cảm về kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh là sự xuất phát từ tấm lòng cảm thông, xót thương con người của nhà thơ. Đó là vẻ đẹp nhân văn sáng ngời trong ngòi bút tài hoa của Đại thi hào dân tộc – Nguyễn Du.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 5

Về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du, Lã Nhâm Thìn nhận xét: “Tả người đẹp mà độc giả cảm thấy đẹp thật, đẹp tuyệt. Đó là thành công mĩ mãn”. Điều đó quả vô cùng chính xác. Không chỉ đối với miêu tả thiên nhiên, mà nghệ thuật tả người của Nguyễn Du cũng vô cùng tài hoa, độc đáo. Dưới đôi bàn tay tài hoa, tấm lòng trân trọng, nâng niu người phụ nữ Nguyễn Du đã phác họa lên chân dung tuyệt đẹp, vượt ra ngoài mọi chuẩn mực của nàng Thúy Kiều.

Trong văn học trung đại, miêu tả chân dung con người thường ít xuất hiện. Ví như Vũ Nương, chỉ được Nguyễn Dữ phác họa bằng một câu văn ngắn ngủi: “Tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Còn riêng đối với Nguyễn Du ông miêu tả chi tiết, kĩ lưỡng.

Thúy Kiều là chị cả, con gái của Vương viên ngoại. Kiều và Vân mang vẻ đẹp toàn vẹn, tuyệt mĩ, những mỗi nàng lại mang những nét đẹp riêng, không thể hòa lẫn. Để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước. Và thủ pháp này đã tỏ ra vô cùng đắc dụng, sau bốn câu thơ miêu tả chân dung Vân ông tập trung miêu tả vẻ đẹp của Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Trong tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Thúy Kiều được miêu tả qua nhận xét của Kim Trọng: “Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào”, chỉ miêu tả được vẻ bề ngoài, mà không tả được thần thái, phẩm chất bên trong của nhân vật. Còn trong câu thơ của Nguyễn Du miêu tả được cả thần thái nhân vật, Thúy Kiều mang vẻ mặn mà sắc sảo ở cả tài và sắc. Cái “mặn mà” ở Thúy Kiều khiến người ta nhìn thấy là say đắm, giống như uống một thứ rượu lâu năm, dù nhẹ, nhưng ấn tượng lại sâu sắc, dài lâu. Đặc biệt từ “càng” kết hợp với nghệ thuật so sánh nhấn mạnh, khẳng định vẻ đẹp nổi trội của Thúy Kiều. Dù chỉ dùng hai câu giới thiệu nhưng cũng đã cho ta hình dung ban đầu về một tuyệt sắc giai nhân, mang vẻ đẹp hiếm có xưa nay.

Nguyễn Du không đi miêu tả chi tiết như khi tái hiện chân dung Thúy Vân, bức tranh vẽ chân dung Thúy Kiều chủ yếu thông qua bút pháp gợi tả cùng hình ảnh ẩn dụ qua đôi mắt:

Làn thu thu thủy, nét xuân sơn

Đôi mắt của Kiều trong vắt, sáng long lanh như làn nước mùa thu, thể hiện một con người thông minh nhanh nhạy. Đôi mắt ấy sâu thẳm, đầy sống động, linh hoạt, cho thấy một tâm hồn đa sầu, đa cảm. Đôi mắt ấy như biết nói, biết thì thầm, đó là chiều sâu nội tâm của nàng. Hình ảnh ước lệ, ẩn dụ “nét xuân sơn” gợi lên dáng vẻ đôi lông mày thanh mảnh, sắc nét như dáng núi mùa xuân. Đôi lông mày ấy càng tôn lên vẻ đẹp đôi mắt Thúy Kiều, khiến cho cả gương mặt bừng sáng, trẻ trung, tươi tắn. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp vượt ngưỡng, vượt qua khỏi chuẩn mực thiên nhiên mà văn học Trung đại vốn lấy để làm quy chuẩn. Bởi vậy mà:

Nghệ thuật nhân hóa qua hai từ “hờn, ghen” đã cho người đọc thấy thiên nhiên sinh sự đố kị, ghen ghét trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Đây là điềm báo chẳng lành cho số phận nàng sau này. Đặc biệt trong hai câu kết khi nói về nhan sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dành những lợi ca ngợi về vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ: Một hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi một tài đành họa hai. Thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” đã nhấn mạnh vẻ đẹp toàn mĩ của nàng, vẻ đẹp ấy không có bút nào có thể lột tả hết, một vẻ đẹp mặn mà, nồng nàn, làm say đắm lòng người. Nhưng sau câu thơ đó là lời dự báo đầy lo sợ về những bất trắc, sóng gió mà đang đợi chờ Kiều ở phía trước.

Để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng tài tình bút pháp ước lệ tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp toàn mĩ, vượt qua khỏi quy chuẩn thiên nhiên. Đồng thời là biện pháp đòn bẩy, miêu tả Vân trước sau đó miêu tả Kiều cũng góp phần không nhỏ làm nổi bật nhan sắc Thúy Kiều.

Với những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng tinh tế chính xác Nguyễn Du không chỉ dựng lên bức tranh chân dung của nàng Kiều mà còn là bức tranh tinh thần của nàng. Một người con gái nhan sắc tuyệt đẹp, tâm hồn sâu sắc, nhạy cảm. Bức tranh ấy còn mang tính chất dự báo về cuộc đời nàng, vẻ đẹp vượt chuẩn mực tự nhiên, khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo tương lai sóng gió, vất vả của Kiều sau này.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 6

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” được trích trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đây là một đoạn trích mà tác giả đã đặc tả chân dung của hai chị em Thúy Kiều, nổi bật nhất chính là chân dung nàng Kiều. Vẻ đẹp của nàng là một vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ, trọn vẹn cả sắc – tài – tình. Nhưng xét cho cùng tài hoa của Kiều cũng không sao vượt qua khỏi khuôn khổ của quan niệm phong kiến thời xưa “Hồng nhan bạc mệnh”.

Sau những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em cùng bức chân dung vẻ đẹp riêng của Thúy Vân, Nguyễn Du đã lấy vẻ đẹp của Thúy Vân để làm nền, tô đậm cho vẻ đẹp của Thúy Kiều:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà…
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”

Tương tự như cách miêu tả chân dung nàng Vân, tác giả vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Sử dụng cách gợi tả và đưa ra những chuẩn mực của thiên nhiên để làm đối tượng so sánh với vẻ đẹp của Kiều. Có vẻ như đối với Kiều, tác giả đã tập trung vào gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là biểu hiện của sự tinh anh, trí tuệ. Cả cái sắc sảo của trí tuệ và mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” đã gợi lên một cách đầy sống động về một đôi mắt long lanh, trong sáng là linh hoạt. Còn “nét xuân sơn” lại miêu tả đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. Quả là vẻ đẹp của Kiều phi thường và lộng lẫy, đến mức làm cho thiên nhiên tạo hóa phải đố kị, ghen ghét. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ của quy luật tự nhiên, ngoài trí tưởng tượng. Vẻ đẹp ấy có sức lôi cuốn mạnh mẽ làm cho “nghiêng nước nghiêng thành”, chẳng có bậc thang nào có thể đánh giá. “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều là độc nhất vô nhị. Nhưng không chỉ có nhan sắc, Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh trí tuệ, rất mực tài hoa:

“Thông minh vốn sẵn tính trời…
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”

Tác giả đưa tài năng và trí tuệ của Kiều lên tới tuyệt đỉnh, do trời ban phú, cái gì cũng tài giỏi hơn người. Các từ ngữ tuyệt đối được sử dụng như: vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu, ăn đứt,…Theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến nàng đầy đủ các tài cầm – kì – thi – họa. Tác giả cực tả cái tài của nàng cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng, cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều sáng tác chính là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.

Như vậy, qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ta đã được thấy bức chân dung có một không hai về nàng Kiều của Nguyễn Du. Vẻ đẹp cả tài và sắc của Kiều đã đạt tới độ tuyệt mĩ nhưng chính tài sắc ấy đã dự cảm về một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời Kiều. Tuy miêu tả chân dung, nhan sắc và tài hoa nhưng lại hé mở về tâm hồn và dự cảm số phận là tài năng hiếm có của Nguyễn Du.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 7

Đoạn thơ trích trong phần mở đầu của “Truyện Kiều” có thể nói đây là bức chân dung xinh xắn đẹp đẽ của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

Bốn câu mở đầu là lời giới thiệu chung của hai nhân vật có nhan sắc lộng lẫy này, hai cô con gái đầu lòng của nhà Viên họ ngoại Vương. Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ là những biện pháp tu từ trong thơ văn cổ cho a thấy sắc đẹp hai chị em Thúy Kiều thật là thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên. Những người con gái vừa mới lớn dậy này đã được Nguyễn Du giới thiệu thật súc tích nhưng đầy trân trọng mến thương:

” Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.

Họ đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong.

Sau lời giới thiệu chung là bức chân dung của nàng Vân. Vẫn bút pháp ước lệ kết hợp với một hệ thống từ ngữ chọn lọc, bốn câu thơ tiếp theo như vẽ ra trước mắt ta hình ảnh người thiếu nữ trong sáng, ngây thơ, rất đỗi đoan trang, phúc hậu dễ hòa lẫn với chung quanh. Đây là cái đẹp toàn bích của người con gái hiền dịu, trong sáng, vô tư, không gợn một nét nhỏ bụi trần từ “khuôn trăng”, “nét ngài’ cho đến nụ cười, giọng nói. Nhưng nhà họa sĩ hình như không phải dụng công nhiều trong miêu tả nhân vật này. Bút lực của ông còn dành cho nhân vật Thúy Kiều. Nhà thơ tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa để rồi sau đó Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân chỉ là cái nền tôn thêm vẻ đẹp của Thúy Kiều. Chỉ hai câu:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Như một phép đòn bẩy, nhà thơ đã nâng nhân vật chính lên một bậc cao hẳn cả tài lẫn sắc trước mắt người đọc. Đến đây, tác giả không dừng lại ở hình thức bên ngoài mà đi sâu vào tài năng, tính cách bên trong, vào sự “sắc sảo mặn mà”, “một hai nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều.

Nếu ở nàng Vân, cái đẹp phúc hậu, đoan trang dễ chinh phục chung quanh: “Mây thua nước tóc, tuyết nhường làn da” thì ở nàng Kiều, cái đẹp “sắc sảo mặn mà” dễ gây tạo vật ghen tuông, hờn dỗi: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh“.

Các cụ xưa đã nhận xét về sắc đẹp của hai chị em Thúy Kiều, một người là “sắc trung chi hiền”, một người là “sắc trung chi thánh”, kể ra cũng đã lí chí lắm vậy.

Thực ra vẻ đẹp bên ngoài là điều đáng chú ý, song đang quan tâm hơn vẫn là tài hoa và tính cách của nhân vật. Tác giả đã dùng nhiều câu kiến trúc theo lối tiểu đối để cho tài và sắc của Thúy Kiều được giới thiệu đến mức độ giới hạn của nó:

READ  Cách để biết ai vào Facebook của mình bằng điện thoại iPhone, Android

Mai ct cách/ tuyết tinh thần
Mây thua nước tóc/ tuyết nhường màu da
Làn thu thy/nét xuân sơn
Hoa ghen thua thm/ liu hn kém xanh.

Sc đành đòi mt/ tài đành ha hai

Chưa hết, Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi nàng bằng một loạt từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: “Thông minh vốn sẵn tính trời!” , “Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm“, “Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương“. Không một chữ đưa đẩy, các chữ, các hình ảnh đối chọi nhau và các từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối, đã thực sự tạo nên nhịp thơ trang trọng, đĩnh đạc càng tôn thêm tài sắc của Thúy Kiều.

Hai vẻ đẹp khác nhau nhưng bút pháp xây dựng lại giống nhau. Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật thuần đường cong: làn nước mùa thu, ngọn núi mùa xuân, khuôn trăng, nét ngài, tóc mây, da tuyết … . Nói là chị em Thúy Kiều, nhưng đoạn thơ chỉ nhằm giới thiệu nàng Thúy Kiều với vẻ đẹp sắc sảo, tài hoa đến mức “hoa ghen” “liễu hờn”, trong đó tài hoa mới thực là điều đáng trọng.

Tóm lại, đoạn thơ ngắn gọn, bố cục hoàn chỉnh, chặt chẽ, nghệ thuật tả người bậc thầy, bới bút pháp điêu luyện đã chỉ đúng thần thái, cốt cách của nhân vật, từ ngoại hình đã bộc lộ nội tâm, lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đồng thời dự báo những gì sẽ đến với từng nhân vật: cuộc đời Thúy Vân chẳng biết đến “sóng gió” là gì, còn cuộc đời Thúy Kiều sẽ không tránh khỏi “mệnh bạc”, kiếp “đoạn trường”.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 8

Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du, ta không chỉ thấy một nàng Kiều có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, mang vẻ đẹp tuyệt mĩ. Mà qua những câu thơ tài tình của tác giả ta còn thấy nàng là con người tài hoa, vẻ đẹp nội tâm phong phú, sâu sắc.

Nguyễn Du đã dùng những câu thơ tuyệt bút nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Dung mạo của nàng không được phác họa chi tiết, đầy đủ như Thúy Vân, nhưng chỉ qua đôi mắt tuyệt đẹp người đọc cũng đã có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của nàng. Ấy cũng chính là cái tài của Nguyễn Du. Tác giả tiếp tục sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả về vẻ đẹp của Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”, đôi mắt nàng mới đẹp làm sao, đó là một đôi mắt sáng, trong trẻo như làn nước mùa thu. Đôi lông mày mảnh, dài như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt ấy còn gợi nên một thế giới nội tâm vô cùng đa dạng, phong phú, đó là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Nàng đẹp hơn cả thiên nhiên, hơn cả tạo hóa, vẻ sắc sảo mặn mà ấy là “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Những từ ghen, hờn cho thấy thái độ tức tối, nổi giận của thiên nhiên. Từ đó cũng ngầm báo hiệu cuộc đời đầy sóng gió, truân chuyên của nàng sau này.

Kiều không chỉ có nhan sắc tuyệt mĩ mà tài năng của nàng của vào bậc hiếm có xưa nay:

Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Tài năng của nàng đã đạt đến độ lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến “cầm, kì, thi, họa” đều đạt ở mức đỉnh cao. Trong những tài năng đó, xuất sắc nhất là tài đàn, nó đã trở thành sở trường đặc biệt của nàng, không ai có thể sánh kịp “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Tài năng của nàng này không được thể hiện ngay trong đoạn trích, nhưng ở phần khác đã được Nguyễn Du khẳng định: “Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa”. Những khúc nhạc mà nàng sáng tác luôn mang một nỗi buồn khắc khoải, thê lương, gây nỗi thương cảm và xúc động lòng người. Dường như ngay từ những khúc nhạc của một cô gái chưa vướng bụi trần, luôn được bao bọc, che chở nhưng lại gợi về nỗi sầu thê lương của những người phụ nữ bạc mệnh. Những khúc nhạc ấy cũng như là dự báo về chính cuộc đời của nàng. Ngẫm lại đời mình, trải qua nhiều chông gai, Kiều cũng tự nhận:

Thưa rằng bạc mệnh khúc này
Phổ vào đàn ấy những ngày con thơ
Cung cầm lựa những ngày xưa
Và gương bạc mệnh bây giờ là đây

Nguyễn Du đã thật ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng hiện lên qua những câu thơ của ông không chỉ đẹp đẽ ở nhan sắc mà còn toàn diện ở trí tuệ, tinh thần. Nàng là tiêu biểu cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, có nhan sắc, có trí tuệ nhưng lại chịu cảnh vùi dập của cuộc đời, của xã hội phong kiến. Thật cảm thương cho số phận của nàng, bởi vậy trong suốt cả bài thơ, hơn một lần Nguyễn Du đã phải thốt lên: “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”. Tố Hữu cũng xót thương cho đời nàng mà viết:

Chạnh lòng thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.

Bức tranh chân dung Thúy Kiều được dựng lên chủ yếu thông qua bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người. Nhưng vẻ đẹp của nàng còn vượt xa cả những chuẩn mực đó. Cho thấy vẻ đẹp tuyệt mĩ của tạo hóa. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, giàu giá trị biểu cảm: ghen, hờn, sắc sảo, mặn mà,… góp phần làm nổi bật vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều.

Đoạn trích đã thể hiện ngòi bút tinh tế, tài hoa của Nguyễn Du, khẳng định tài năng nghệ thuật tả người số một của ông quả là “kì tài diệu bút”. Tả Kiều không cốt tả hình dáng mà cốt để làm nổi bật vẻ đẹp và trí tuệ của nàng. Những câu thơ về Kiều còn mang tính chất dự báo về số phận éo le, một cuộc đời đầy trắc trở. Qua đó cũng thể hiện sự nâng niu trân trọng của Nguyễn Du trước vẻ đẹp của người phụ nữ.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 9

Người Việt ta không ai là không biết Truyện Kiều, sáng tác vĩ đại của Đại thi hào Nguyễn Du, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Có lẽ, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều ” còn để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng.

Tác giả đã khéo léo đưa những hình ảnh tượng trưng thường được dùng trong thi ca cổ để miêu tả vẻ đẹp của chị em nhà họ Vương, họ vừa đẹp người vừa đẹp nết:

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Cốt cách của thanh tao của mai, tinh thần trong trắng của tuyết, vẻ đẹp mười phân vẹn mười. Tiếp sau đó là những lời thơ miêu tả Thúy Vân. Đó là vẻ đẹp sang trọng, quý phái, được so sánh với các chuẩn mực thiên nhiên trăng, hoa, mây, tuyết. Thúy Vân khiến thiên nhiên phải thua phải nhường. Nhưng dường như đó chỉ là bút pháp vẽ mây nẩy trăng, bởi:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Vẻ đẹp ấy hơn Thúy Vân cả về tài và tình. Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, so sánh vẻ đẹp con người với tự nhiên “Làn thu thủy nét xuân sơn”, Thúy Kiều có đôi mắt trong như làn nước mùa thu và lông mày mềm mại như dáng núi mùa xuân. Nghệ thuật ẩn dụ vô cùng đặc sắc, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện nội tâm sâu sắc. Bút pháp chấm phá ước lệ thật tài tình cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả.

“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Vừa là cách nói quá, vừa nhân hóa đã lột tả được nét đẹp của nàng Kiều, nếu như nét đẹp của Thúy Vân được thiên nhiên nhận thua, nhường nhịn thì vẻ đẹp Thúy Kiều lại khiến thiên nhiên phải ghen phải ghen vì thua thắm, phải hờn vì kém. Đây cũng là bức chân dung số phận.

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”

Nàng Kiều sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo tuyệt bích nhất, thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” đã giúp tác giả làm rõ vẻ đẹp của nàng Kiều, có lẽ ngoài Kiều không có đến người thứ hai. Tài năng trời phú lại cả cầm kỳ thi họa “đủ mùi ca ngâm”. Kiều là một cô gái thông minh có tài. Chi tiết nhỏ nhưng có thể cho ta thấy tinh thần nhân đạo của tác giả, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ. Tài đánh đàn của Thúy Kiều điêu luyện đến mức tuyệt đỉnh. Các từ “làu”, “ăn đứt” được đại thi hào sử dụng đã nhấn mạnh tài năng ấy. Nhưng đó cũng chính là bản đàn bạc mệnh mà Kiều dành tặng cho chính mình, những bàn đàn như dự báo số phận, cành đàn lại “càng não nhân”. Kiều vừa là một người mang vẻ đẹp tài sắc, cũng là người có tâm hồn đa sầu đa cảm, một người con gái nên được yêu thương nhưng lại dự báo một tương lai “tài hoa bạc mệnh”.

Bằng bút pháp tài hoa, “con mắt nhìn thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”, đại thi hào Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Kiều mang vẻ đẹp toàn bích, tài hoa vẹn toàn. Qua đó, ta thêm trân trọng tài năng và tấm lòng nhân đạo của tác giả.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 10

Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” là đoạn nằm ngay trong phần đầu của tác phẩm “Truyện Kiều” thuộc phần I – Gặp gỡ và đính ước. Hơn hết, Thuý Kiều vẫn là người con gái hoàn hảo cả về nhan sắc, tài năng. Những nét đẹp này vẫn rực rỡ, tỏa sáng dù có thế nào. Nàng vẫn giữ trọn một lòng tâm đức vẹn toàn. Về nhan sắc, Nguyễn Du đã miêu tả nàng qua những nét vẽ:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Hai câu thơ càng như thêm khẳng định vẻ đẹp của Kiều. Ông vốn muốn lấy vẻ đẹp của Thuý Vân để làm nền cho vẻ đẹp của Thuý Kiều nổi trội hơn, rực rỡ hơn. Với thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy như trên, kết hợp với các từ ngữ mang ý nghĩa so sánh như là “càng, phần hơn” và các tính từ “sắc sảo, mặn mà”, tác giả đã khẳng định Kiều có vẻ đẹp rực rỡ về dung nhan, đằm thắm về tâm hồn, tình cảm. Vẻ đẹp ấy là sự hội tụ của cả tài lẫn sắc “so bề tài sắc” điều mà Thuý Vân không có. Sau lời thơ miêu tả khái quát, tác giả lại đi vào miêu tả chi tiết Kiều:

“Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”

Khi tả Vân, tác giả lại đi vào miêu tả từng chi tiết, đường nét, từ gương mặt đến nụ cười, màu da, nước tóc. Còn khi tả Kiều, tác giả chỉ lựa chọn một chi tiết nhưng đấy lại là một chi tiết mang tính thần thái nhất, góp phần làm nên nhãn tự cho câu thơ, đó chính là đôi mắt nàng Kiều. Đôi mắt nàng trong sáng và thăm thẳm như mặt nước hồ thu ẩn dưới cặp lông mày thanh thản như dáng núi mùa xuân. Tác giả đã mượn hình ảnh ước lệ tượng trưng kết hợp với các vế tiểu đối gợi nhiều hơn tả, tác giả đã khắc hoạ được vẻ đẹp sắc sảo, kiều diễm, lộng lẫy của một trang giai nhân tuyệt thế với tâm hồn đa sầu, đa cảm. Và hơn thế nữa, vẻ đẹp ấy khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn. Trong tự nhiên, hoa vốn tượng trưng cho cái đẹp thắm tươi, rực rỡ, còn liễu lại là tượng trưng cho sự mềm mại, tha thiết. Vậy mà cả hai đều phải “ghen, thua” nhường bước, lùi bước trước vẻ đẹp nổi trội, vượt ngưỡng của nàng Kiều với thái độ ganh ghét, đố kị.

Kiều không chỉ có vẻ đẹp khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn mà còn có tài năng xuất chúng, cầm kì thi hoạ, với “đủ món nghề”:

“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.

Ở Kiều, tài năng vốn là thiên bẩm, trời phú cho nàng sự thông minh và nét tài hoa hơn người, nàng có thể làm thơ, vẽ tranh, ca hát và đánh đàn. Trong đó, tài đánh đàn là nổi trội hơn cả. Không chỉ thế, nàng còn có thể sáng tác nên những bản nhạc “Bạc mệnh”. Bằng nghệ thuật liên kê kết hợp với những từ ngữ miêu tả cụ thể, tác giả đã khắc hoạ tài năng của Kiều là tài năng xuất chúng, nó hội tụ đầy đủ những yếu tố theo quan niệm truyền thống của xã hội phong kiến xưa kia đó là “cầm-kì-thi-hoạ”. Viết về tài năng của Kiều, một lần nữa, nhà thơ lại cho chúng ta hiểu thêm về tâm hồn của Kiều, của người con gái ấy. Nguyễn Du đằng sau những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” nói chung và “Chị em Thuý Kiều” nói riêng đã thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng tài năng của người phụ nữ trong xã hội xưa, đây là nét mới mẻ và độc đáo của Nguyễn Du so với đương thời.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 11

Đến với văn học Việt Nam đặc biệt ở thời kì đầu thế kỉ 19, bạn đọc không thể không nhắc tới tên tác phẩm “Truyện Kiều” – một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Với bút pháp miêu tả ước lệ quen thuộc trong văn học trung đại, Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung của Thúy Kiều, hết lời ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của nàng – một trang tuyệt thế giai nhân trong mười hai câu thơ lục bát ở đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

Sau khi miêu tả vẻ đẹp hoàn hảo của Thúy Vân, tác giả Nguyễn Du đã dựng lên bức chân dung xinh đẹp của Thúy Kiều. Nếu trong tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở phương Bắc miêu tả Thúy Kiều trước, Thúy Vân sau theo thứ tự gia đình, thì đại thi hào của chúng ta sáng tác “Truyện Kiều” lại rất sáng tạo và có dụng ý khi miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau.

Tác giả giới thiệu khái quát bức chân dung Thúy Kiều:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Với cách sử dụng thủ pháp đòn bẩy kết hợp với những từ ngữ mang tính chất so sánh như “càng, so, hơn”, Nguyễn Du đã so sánh nhan sắc của Thúy Kiều với Thúy Vân. Hay nói cách khác, vẻ đẹp của Thúy Vân đã làm nền cho vẻ đẹp của cô chị nổi trội hơn, sắc nét hơn. Kiều hiện lên với vẻ đẹp “sắc sảo, mặn mà”. Đó là sự sắc sảo của trí tuệ, và sự mặn mà đằm thắm về tâm hồn. So với em, Kiều hơn hẳn về cả tài và sắc.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả cụ thể hơn trong những câu thơ lục bát:

“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành”

Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, mượn những hình ảnh mĩ lệ của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, gợi ra đôi mắt Kiều long lanh, trong sáng như làn nước mùa thu ẩn dưới đôi lông mày đẹp, thanh thoát, như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn vì “thua thắm, kém xanh”. Qua đó, Nguyễn Du đã dựng nên bức chân dung Thúy Kiều với vẻ đẹp không chỉ sắc sảo mà còn kiêu sa, lộng lẫy của nàng. Vẻ đẹp ấy đúng là “sắc đành đòi một”, thiên hạ kia, chỉ có Kiều là đẹp nhất. Không chỉ vậy, qua lời thơ Nguyễn Du đã ngầm dự báo tương lai số phận cuộc đời bất hạnh của nàng Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, tai ương, bởi thói thường “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.

Nàng Kiều không chỉ là một giai nhân, mà còn là một tài nhân với “sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, tài năng của Kiều may ra trong thiên hạ mới có người thứ hai sánh bằng:

“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.

Tính từ “thông minh” được Nguyễn Du đảo lên đầu câu đã nhấn mạnh tài năng của Kiều là do trời ban cho, và trí tuệ là nét nổi bật nhất trong tài hoa của nàng. Kiều có đủ tài làm thơ, vẽ tranh, ca hát, đánh đàn, sáng tác – hội tụ đầy đủ các tài hoa đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ thời phong kiến. Trong lĩnh vực âm nhạc, Kiều thuộc trôi chảy đến mức “làu” bậc ngũ âm trong âm giai nhạc cổ. Nhưng nổi trội nhất là tài đàn của nàng vì đó là sở trường, là nghề riêng, ăn đứt cả thiên hạ. Nhà thơ sử dụng biện pháp liệt kê đã giúp người đọc thấy rõ thái độ hết lời ca ngợi tôn vinh tài năng vượt trội của Kiều. Bản đàn “bạc mệnh” mà Kiều sáng tác đã thể hiện một tâm hồn đa sầu đa cảm. Có chăng tài năng và tâm hồn của Kiều gửi vào bản đàn bạc mệnh đã ngầm dự báo với chúng ta tương lai cuộc đời nàng cũng đau khổ, bất hạnh, bạc mệnh.?

Với bút pháp ước lệ, nghệ thuật miêu tả tài hoa, tinh tế, Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung xinh đẹp và tài năng của Thúy Kiều, một bức họa hội tự cả sắc – tài – tình – mệnh. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ vẻ đẹp tài hoa của nàng Kiều, đồng thời cũng xót xa dự báo số phận cuộc đời đau thương của nàng. Dựa trên cốt truyện có sẵn, thì đây là một sự sáng tạo rất lớn của Nguyễn Du góp phần làm nên thành công của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nói riêng, và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 12

Đoạn thơ trích trong phần mở đầu của Truyện Kiều có thể nói là bức chân dung xinh xắn, đẹp đẽ của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

Bốn câu mở đầu là lời giới thiệu chung về hai nhân vật có nhan sắc lộng lẫy, hai cô con gái đầu lòng của nhà viên ngoại họ Vương. Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ là những biện pháp tu từ trong thơ văn cổ cho ta thấy sắc đẹp hai chị em Thúy Kiều thật là thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên. Những người con gái vừa mới lớn dậy này đã được Nguyễn Du giới thiệu thật súc tích nhưng đầy trân trọng, mến thương:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Họ đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong.

Sau lời giới thiệu chung là bức chân dung của nàng Vân. Tác giả vẫn bút pháp ước lệ kết hợp với một hệ thống từ ngữ chọn lọc, bốn câu thơ tiếp theo như vẽ ra trước mắt ta hình ảnh người thiếu nữ trong sáng, ngây thơ, rất đỗi đoan trang, phúc hậu dễ hòa lẫn với chung quanh.

Đây là cái đẹp toàn bích của một người hiền dịu, trong sáng, vô tư, không gợn một nét nhỏ bụi trần từ “khuôn trăng’, “nét ngài” cho đến nụ cười, giọng nói. Nhưng nhà họa sĩ hình như không phải dụng công nhiều trong miêu tả nhân vật này. Bút lực của ông còn dành cho nhân vật Thúy Kiều. Nhà thơ tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa để rồi sau đó Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân chỉ là cái nền làm tôn thêm vẻ đẹp của Kiều. Chỉ hai câu:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Như là một phép đòn bẩy, nhà thơ đã nâng nhân vật chính lên một bậc cao hẳn cả tài lẫn sắc trước mắt người đọc. Đến đây, tác giả không dừng lại ở hình thức bên ngoài mà đi sâu vào tài năng, tính cách bên trong, vào sự “sắc sảo mặn mà”, “một hai nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều.

Nếu ở nàng Vân, cái đẹp phúc hậu, đoan trang dễ chinh phục chung quanh:

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

thì ở nàng Kiều, cái đẹp “sắc sảo mặn mà dễ gây tạo vật ghen tuông, hờn dỗi:

“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.

Các cụ ta xưa đã nhận xét về cái đẹp của hai chị em Kiều, một người là “sắc trung chi hiền”, một người là “sắc trung chi thánh kể cũng đã chí lí lắm vậy.

Thực ra vẻ đẹp bên ngoài là điều đáng chú ý, song đáng quan tâm hơn vẫn là tài hoa và tính cách của nhân vật. Tác giả đã dùng nhiêu câu kiến trúc theo lối tiểu đối để cho tài và sắc của Thúy Kiều được giới thiệu đến mức độ tới hạn của nó:

Mai cốt cách/ tuyết tinh thần
Mây thua nước tóc/ tuyết nhường màu da
Làn thu thủy /nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm/ liễu hờn kém xanh
Sắc đành đòi một/tài đành họa hai.

Chưa hết, Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi nàng bằng một loạt từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: “ Thông minh vốn sẵn tính trời”“Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm”. “Cung thương lầu bậc ngũ âm, nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”’. Không một chữ đưa đẩy, các chữ, các hình ảnh được đối chọi với nhau và các từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối, đã thực sự tạo nên nhịp thơ trang trọng, đĩnh đạc càng tôn thêm tài sắc của Thúy Kiều.

Hai vẻ đẹp khác nhau nhưng bút pháp xây dựng lại giống nhau. Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật thuần đường cong: làn nước mùa thu, ngọn núi mùa xuân, khuôn trăng, nét ngài, tóc mây, da tuyết. Nói là chị em Thúy Kiều, nhưng đoạn thơ chỉ nhằm giới thiệu nàng Kiều với vẻ đẹp sắc sảo, tài hoa mà sắc sảo tài hoa đến mức “hoa ghen” “liễu hờn”, trong đó tài hoa mới thực là điều đáng trọng.

Tóm lại, đoạn thơ ngắn gọn, bố cục hoàn chỉnh, chặt chẽ, nghệ thuật tả người bậc thầy, với bút pháp điêu luyện đã chỉ đúng thần thái, cốt cách của nhân vật, từ ngoại hình đã bộc lộ nội tâm, lưu ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đồng thời dự báo những gì sẽ đến với từng nhân vật: cuộc đời Thuý Vân sẽ chẳng biết đến “sóng gió” là gì, còn cuộc đời Thúy Kiều sẽ không tránh khỏi “mệnh bạc”, kiếp “đoạn trường’.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 13

Kiệt tác Truyện Kiều cho đến ngày nay vẫn còn là niềm say mê của biết bao người. Chính tài nghệ miêu tả và tấm lòng thương người bao la của đại thi hào Nguyễn Du là sợi dây truyền cảm, gắn kết con người qua nhiều thế hệ, là nguồn sức mạnh để Truyện Kiều còn mãi lưu truyền trong nhân gian. Tài năng nổi bật của Nguyễn Du được khẳng định trước hết là ở việc miêu tả bức chân dung có một không hai và tài năng vượt trội của nhân vật Thúy Kiều.

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng những hình ảnh tượng trưng ước lệ thường thấy trong thơ ca cổ điển để từ đó khắc họa một cách thành công bức chân dung tố nữ vô cùng xinh đẹp của hai người con gái tài sắc nhà họ Vương đó là Thúy Vân và Thúy Kiều. Đặc biệt, ở nhân vật Thúy Kiều, không những tác giả đã vẽ nên bức chân dung tuyệt sắc mà còn bộc lộ tài năng xuất sắc của nàng. Ẩn trong những hình ảnh tượng trưng ước lệ ấy là một tình yêu thương con người bao la rộng lớn, một thái độ trân trọng, ngợi ca của nhà thơ trước tài năng và sắc đẹp của con người.

Ở bốn câu thơ đầu, vẻ đẹp của Thúy Kiều được giới thiệu khái quát cùng với Thúy Vân:

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Thúy Kiều được miêu tả là người có cốt cách thanh cao, đẹp đẽ như dáng mai. Tâm hồn hai thiếu nữ trắng trong hơn băng tuyết, chưa hề bị vẩn đục bởi bụi trần. Thủ pháp ước lệ gợi cho người đọc hai hình dung tuyệt đẹp cả về hình dáng lẫn tâm hồn. Vẻ đẹp ấy đạt đến chuẩn mực mà xã hội phong kiến xưa cần có. Một vẻ đẹp hài hòa và toàn vẹn “mười phân vẹn mười”, chẳng ai bì kịp.

Chỉ bằng hai dòng thơ mở đầu, với hai hình ảnh tượng trưng ước lệ “mai cốt cách, tuyết tinh thần”, Nguyễn Du đã khắc họa được vẻ đẹp từ hình dáng cho đên tâm hồn của hai chị em Kiều. Đó là một vẻ đẹp thanh tao, đài các, cao sang, lịch lãm của những người con gái vốn xuất thân trong những gia đình trung lưu khá giả, nề nếp, gia phong. Dù là xinh đẹp hay kiều diễm đến mức nào thì cũng phải có giới hạn bởi dù sao Thúy Kiều Và Thúy Vân là con người chứ không phải là tiên nữ giáng trần. Thế nhưng, ở đây, Nguyễn Du muốn phá vỡ giới hạn đó. Ông muốn tạo ra một ngoại lệ, đưa vẻ đẹp của hai nàng đến độ hoàn hảo, hiếm có.

Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân là cái đẹp hiền từ, phúc hậu, trang nhã, đài các, khiến cho cỏ cây, hoa lá yêu mến mà phải “thua” phải “nhường”, phải thẹn thì vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên muôn phần sắc sảo, mặn mà vượt trội:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

“Sắc sảo” là cái đẹp toàn vẹn, không chút khiếm khuyết, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với cái nhìn của người khác. “Mặn mà” là cái đẹp của tâm hồn vừa nồng thắm của cung cách vừa sâu sắc của trí tuệ và tài năng. Nguyễn Du đã rất tài tình khi tạo được một “lực đẩy”, tiếp tục cho người đọc chiêm ngưỡng hai tuyệt phẩm của đất trời.

Không giống như Thúy Vân, Thúy Kiều có mang vẻ đẹp sắc sảo mặn mà hơn nhiều lần. Sắc sảo là cái đẹp của tư dung thể hiện qua khuôn mặt, ánh mắt, giọng nói,…

“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.

Ánh mắt nàng trong trẻo như mặt nước hồ thu (làn thu thủy) trong ngày gió lặng. Chân mày của nàng cong vút như dáng núi mùa xuân (nét xuân sơn) tràn đầy sức sống. Toàn thân nàng toát lên sức cuốn hút đến mê mị lòng người. Vẻ đẹp ấy đã khiến cho hoa ghen tức vì “thua thắm”, liễu hờn giận vì “kém xanh”.

Cũng là những hình ảnh thiên nhiên tượng trưng, ước lệ “làn thu thủy, nét xuân sơn”, cùng cỏ cây hoa lá xanh thắm mà tại sao gợi lên hình ảnh một người con gái đẹp đến vô cùng “mặn mà”, “sắc sảo” khiến cho người ta phải say đắm, nghiêng ngả. Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du dùng một hệ thống ngôn ngữ trừu tượng hơn khiến cho vẻ đẹp của Thúy Kiều đạt đến độ siêu phàm, như có mà như không có, như hiện mà lại ẩn sâu:

“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

Đôi mắt nàng trong sáng, long lanh hơn cả mặt nước hồ thu êm đềm, phẳng lặng. Nếu đem so sánh với nhau thì mặt nước hồ thu như lờ đục đi. Đôi lông mày nàng tươi đẹp, thanh tân, tràn đầy sức sống. Nếu đem so sánh với ngọn cỏ xanh rờn trên đỉnh núi mùa xuân thì cỏ xuân có phần phải nhạt đi. Nàng đẹp đến nỗi cỏ cây, hoa lá vốn là vật vô tri vô giác cũng phải sinh lòng ghen ghét đố kị vì không tươi thắm và đẹp đẽ bằng nàng. Sắc đẹp của nàng là sắc đẹp tột bậc của những trang giai nhân thuở trước. Liếc mắt nhìn một cái là làm cho nghiêng ngả thành người, liếc mắt nhìn cái nữa là làm cho mất cả nước người. Sắc đẹp ấy dẫu là bậc anh hùng, hào kiệt thì cũng phải xiêu lòng gục ngã.

Qua sự miêu tả của Nguyễn Du, hoàn toàn có thể khẳng định đó là một vẻ đẹp toàn bích, trác việt, ngoại hạng; một vẻ đẹp có sức quyến rũ và chinh phục lòng người. Và còn hơn thế nữa, đó là một vẻ đẹp chưa từng có ở trên đời: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Điều này có nghĩa là nếu trên đời này, về sắc đẹp có thể tìm thấy người đẹp như Thúy Kiều thì về tài năng thực là không thể có ai hơn nàng. Nguyễn Du đã dành những từ ngữ đẹp nhất của mình dành tặng ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của nhân vật Thúy Kiều. Sự biểu đạt ấy, tuy có phần ca ngợi quá mức nhưng không có nghĩa là không có lí.

Nghệ thuật nhân hóa (hoa ghen – liễu hờn) kết hợp với nghệ thuật nói quá (thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành) vừa có tác dụng gợi tả vẻ đẹp của Kiều ; lại vừa có tác dụng dự đoán về số phận, cuộc đời của nàng. Bốn câu thơ thì hết ba câu Nguyễn Du dùng biện pháp liệt kê tiểu đối để đặc tả vẻ đẹp của nàng Kiều, khiến cho vạn vật trời đất sinh lòng ghen ghét đố kị. Vẻ đẹp ấy phải chăng như dự báo cuộc đời nàng sau này sẽ gặp biết bao đắng cay, ê chề, tủi nhục, bị người ta hãm hại, lừa gạt, vu oan, không giờ phút nào yên ổn:

“Hết nạn nọ đến nạn kia
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

Thúy Kiều sở hữu một vẻ đẹp vượt qua mọi giới hạn mà có lẽ phải có duyên cơ ta mới được chiêm ngưỡng. Thế nên, vẻ đẹp độc nhất vô nhị ấy khiến cho đất trời nảy sinh đố kị, lòng người ganh đua. Điều đó dự báo một cuộc đời trắc trở, đầy sóng gió mà Kiều sẽ trải qua. Cuộc đời vốn đa đoan, tài năng và xinh đẹp không phải là tội lỗi nhưng lòng người khó đoán, mệnh số trắc trở. Quân tử đa nạn, hồng nhan bạc mệnh cũng là lẽ thường tình. Đó cũng là điều mà tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật này.

Nếu như khi tả Vân, nhà thơ chỉ chú trọng vào khắc họa vẻ đẹp nhan sắc mà không chú trọng tới miêu tả tài năng và tâm hồn thì khi tả Kiều, nhà thơ chỉ tả sắc một phần, còn lại dành phần nhiều vào tài năng: “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”. Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn là người con gái tài hoa, thông minh xuất chúng. Về sắc chỉ mình nàng là nhất, còn về tài họa may mới có một người bằng nàng nữa là hai:

“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.”

Nàng đã đẹp mà còn được trời phú cho bản chất thông minh, thiên tư mẫn tiệp. Những thú tiêu dao cao quý của người xưa (cầm, kì, thi, họa) nàng đều thành thạo hơn người. Âm luật xưa nay nàng đều thấu rõ. Năm cung bậc trong âm luật (cung, thương, giốc trủy, vũ) xếp theo giọng đục trong, cao thấp nàng đều rất am tường. Lại thêm có tài trích âm tạo nên bản “Bạc mệnh” vô cùng tha thiết đến sầu não nhân gian. Khúc đàn ấy trăm vần thê lương, âm điệu ảo não khiến người nghe phải buồn bã, ủ ê, động lòng thương xót:

“Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày”.

Có thể nói, nàng có tất cả các kĩ năng về nghệ thuật và ở lĩnh vực nào nàng cũng đạt đến tuyệt đỉnh. Thúy Kiều không chỉ là người con gái tài hoa, thông minh mà còn đa tình đa cảm, dễ dàng rung động trước những khổ đau, oan trái. Phải chăng, Nguyễn Du vì quá yêu mến nhân vật của mình mà đã dành cho nàng sự tôn vinh tột bậc đến thế?

Hãy để ý những từ ngữ Nguyễn Du dùng để miêu tả tài năng của Thúy Kiều. Khi thì ông rất mực đề cao “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi”, “làu”, “ăn đứt”, không ai sánh kịp. Khi thì ông lại nhún nhường khiêm tốn “pha nghề thi họa” nhưng thật ra lồng trong đó là cả một sự thán phục, nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước tài năng hiếm có, vô song của một con người. Ở nàng Kiều đúng là một con người đa tài đa nghệ, mà tài nào cũng đạt đến mức phi thường, điệu nghệ khiến người ta phải nể, phải kính trọng, đúng như sau này Hoạn Thư mặc dù trong lòng ghen ghét, đố kị nhưng vẫn phải thừa nhận:

“Khen rằng gái lợp Thịnh Đường
Tài này, sắc ấy nghìn vàng chưa cân
Thật là tài tử giai nhân
Châu trần còn có Châu Trần cao hơn”

Nàng là con người tài sắc lại có phẩm hạnh sạch trong:

“Phong lưu rất mặc hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Nàng quả là người con gái tài mạo phong nhã rất mực quần hồng, xuân xanh đến tuổi quấn tóc, cài trâm nhưng hàng ngày vẫn vui sống êm đềm lặng lẽ nơi trướng rủ màn che, mặc cho bao kẻ bướm ong đi về dòm ngó nàng vẫn không bận tâm để ý. Người con gái đứng đắn, nề nếp gia phong, giữ gìn khuôn phép không phải là hạng gái lẳng lơ, liễu ngõ tường hoa, tầm thường dung tục.

Miêu tả bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng tài nghệ độc đáo. Ông không tả Thúy Kiều trước mà lại tả Thúy Vân là để muốn mượn nàng Vân làm cái phông nền để nổi bật nhan sắc mặn mà và tài năng hiếm có của Thúy Kiều. Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân dường như đã đạt đến mức cao nhất mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ thì Kiều mới là thật sự là tuyệt đỉnh của tài sắc, phá vỡ mọi khuôn khổ thường thấy từ trước đến nay. Bút pháp đòn bẩy được ảnh thơ vận dụng một cách nhuần nhuyễn, hết sức khéo léo. Thúy Kiều tuy xuất hiện sau mà muôn phần nổi bật, đẹp đẽ vô song.

Miêu tả hai người con gái đẹp mà mỗi người mỗi vẻ khác nhau. Nét bút chấm phá cũng rất linh hoạt lúc đậm, lúc nhạt. Tả Thúy Vân thì chỉ nghiêng về nhan sắc, tuyệt nhiên không nói tới tài năng. Tả Kiều thì chú trọng cả tài lẫn sắc nhưng có phần tả tài nhiều hơn sắc. Điều đó cho thấy quan niệm thẩm mỹ tiến bộ của Nguyễn Du về cai đẹp của con người không chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài, mà còn phải bao gồm cả cái đẹp trong tâm hồn, cái đẹp của tài năng đức hạnh. Phải là người đa tình đa cảm, tâm hồn dễ dàng rung động trước những khổ đau, bất hạnh, trước cái đẹp trong trời đất, cõi người thì Nguyễn Du mới trân trọng, thấu hiểu con người và lẽ đời đến vậy.

Tả sắc đẹp và tài năng của nhân vật để chuẩn bị, ngầm dự báo về cuộc đời, tương lai, số phận của nhân vật sau này, người ta gọi là lối viết phục bút. Qua đó nói lên thái độ trân trọng yêu thương của Nguyễn Du trước vẻ đẹp tài năng, phẩm hạnh của con người đồng thời thể hiện niềm thương cảm xót xa của ông dành cho những kiếp hồng nhan bạc mệnh chìm nổi truân chuyên, mà trong suốt cuộc đời ông không thể nào lí giải được. Thôi thì đành ngậm ngùi chua xót mà cho rằng đó là quy luật bù trừ khắc nghiệt của tạo hóa:

Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại, cho tàn, cho cân.
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.

Trong sử sách xưa nay cũng có lắm người đẹp nhưng xinh đẹp. Nhưng xinh đẹp, tài năng và tâm hồn cao quý như Thúy Kiều thì chưa từng thấy bao giờ. Nhân vật Thúy Kiều kiểu nhân vật lý tưởng mà Nguyễn Du đã cố công xây dựng. Quan nhân vật, Nguyễn Du đề cao giá trị con người thường dân trong xã hội phong kiến. Đặc biệt là người phụ nữ. Đó là những con người có nhân phẩm cao đẹp, tài năng xuất chúng, khát vọng cao vời, ý thức cao độ về thân phận cá nhân,…nhưng lại không được nhận lấy cuộc sống xứng đáng mà đáng lẽ ra phải có.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 14

Làm nên sự thành công rực rỡ của kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ ở nội dung phản ánh sâu sắc, nhân văn; nghệ thuật ” ngụ cảnh tả tình” bậc thầy của nhà văn mà còn nằm trong cách xây dựng chân dung nhân vật chân thực, bức phá. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong đoạn trích ” Chị em Thúy Kiều” mà xuất sắc nhất là trong xây dựng chân dung nhân vật Thúy Kiều.

Trong đoạn trích này, Nguyễn Du không miêu tả ngay Thúy Kiều mà nhận xét, đánh giá trong sự so sánh, đối chiếu với Thúy Vân:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

“Sắc sảo” ở đây là vẻ đẹp trí tuệ.”Mặn mà” lại là vẻ đẹp ngoại hình đằm thắm. Nhan sắc của Thúy Kiều so với Thúy Vân rõ ràng có thêm chiều sâu, quyến rũ. Đã vậy, nhà thơ còn khẳng định sự vượt trội hơn hẳn của Kiều bằng những từ ngữ chỉ mức độ như: “càng”, “hơn”.

Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước, lấy Thúy Vân làm nền để trên đó vẻ đẹp Thúy Kiều được tỏa sáng!

Nhan sắc của Thúy Kiều được Nguyễn Du tái hiện:

“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoag hen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng như ” thu thủy”- nước mùa thu, “xuân sơn”- núi mùa xuân.

Vẫn lấy thiên nhiên như “hoa”, “liễu” làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người. Nhưng không tả chi tiết như Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả nàng Kiều theo lối điểm nhãn. Ngòi bút thiên tài chỉ tập trung vào đôi mắt và vẻ thanh tân,tươi thắm.

Đôi mắt nàng Kiều được ví như làn nước mùa thu long lanh, trong sáng. Ẩn dụ “làn thu thủy” vừa gợi tả vẻ đẹp nhan sắc vừa toát lên sự tinh anh, trí tuệ. Hơn thế nữa, Nguyễn Du miêu tả ngoại hình mà biểu đạt cả vẻ đẹp nội tâm. Vì, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, soi vào đôi mắt như nước hồ thu ấy, ta có thể thấy tâm hồn nàng trong trẻo, thanh sạch biết bao!

Đôi mắt đẹp lại ẩn dưới nét mày thanh nhẹ, tươi non như sắc núi mùa xuân thì càng thêm quyến rũ. Thúy Kiều đã vượt lên trên vẻ đẹp hoàn hoàn của Thúy Vân, để trở thành cái đẹp tuyệt đích, có một không hai! Dùng ý ở câu thơ chữ Hán: ” Nghiêng nước nghiêng thành”, Nguyễn Du nhấn mạnh hơn nữa sắc đẹp có sức mê hoặc làm thành nghiêng, nước đổ của nàng Kiều.

Tuy nhiên, với Thúy Vân, thiên nhiên “thua”, “nhường”. Còn trước nàng Kiều, thiên nhiên ” hờn”, “ghen”, đố kị:

“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Vẻ đẹp của nàng hoa phải ghen, nét thanh xuân của nàng liễu phải hờn.Chữ “hờn”, “ghen” trong phép tu từ nhân hóa mà Nguyễn Du sử dụng nhấn tả dung nhan của nàng Kiều, mặt khác thể hiện rõ sự đối kháng, không tương hợp với con người và thiên nhiên.” Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen nên nhan sắc của Thúy Kiều cũng dường như là một dự báo về cuộc đời nổi chìm, bất hạnh, giông bão.

Tả Thúy Vân, Nguyễn Du chủ yếu miêu tả về nhan sắc. Với Thúy Kiều “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”, Nguyễn Du dành một phần tả sắc, hai phần tả tài:

“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”

Trí tuệ của nàng Kiều là trời cho, thiên bẩm. “Thi họa đủ mùi ca ngâm” là làm thơ, vẽ tranh, đàn hát Thúy Kiều đều rất mực tài hoa. Trong đó, “ăn đứt” hơn hẳn người khác là tài đàn:

“Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

“Làu bậc ngũ âm” là sự điêu luyện trong kĩ thuật chơi đàn. Tiếng đàn của nàng Kiều không chỉ ngân lên những âm thanh huyền diệu mà còn nức nở nhiều cung bậc cảm xúc. Mỗi nốt nhạc rung lên là mỗi tiếng ai oán, não nùng, khổ đau, sầu thảm. Cung đàn ” bạc mệnh” Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim giàu trắc ẩn, đa cảm, đa sầu.

READ  Top game luyện phản xạ cực hay

Như vậy, qua việc khắc họa chân dung nhân vật Thúy Kiều ta có thể thấy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp sắc- tài- tình. Cả sắc và tài của Kiều đều đạt đến độ tuyệt mĩ nhưng chính tài, sắc ấy đã ngầm dự báo một tương lai không yên ổn.Miêu tả ngoại hình, tài năng mà dự báo số phận, hé mở tâm hồn là đặc sắc của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người.

Văn mẫu lớp 9: Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều gồm dàn ý chi tiết, cùng 14 bài văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, tích lũy thêm vốn từ để viết văn ngày càng hay hơn.

Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa thành công bức chân dung của giai nhân tuyệt thế, không chỉ đẹp về dáng hình mà còn có biết bao phẩm chất tốt đẹp. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Mobitool để hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Dàn ý phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều

I. Mở bài

  • Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du trong thi đàn văn chương Việt Nam
  • Tác giả đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật của mình đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều

II. Thân bài

* Vẻ đẹp của Thúy Kiều

  • Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn
  • Thúy Kiều người con gái có vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân khiến thiên nhiên cũng phải ganh tị: “mây thua nước tóc” “ liễu hờn kém xanh”
  • Thúy Kiều vừa có sắc vừa có tài năng cầm, kì, thi, họa. Nhan sắc và sự tài hoa của Thúy Kiều báo hiệu cho một dự cảm không lành, một số phận éo le, bất hạnh.

=> Số phận chung của người phụ nữ xưa phải chịu những tủi cực, khó khăn, sự bất công của xã hội. Cuộc đời của họ như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, như thân bèo trôi nổi vô định không biết trôi dạt về đâu.

* Đánh giá nghệ thuật

  • Nghệ thuật miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển khắc họa sinh động chân dung nhân vật Kiều qua đó toát lên tính cách nhân vật.
  • Sử dụng miêu tả khái quát cùng biến hóa, uyển chuyển tạo hứng thú với chân dung nhân vật
  • Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Thúy Kiều:

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 1

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” được xem là một trong những đoạn thơ đẹp và hay nhất trong tác phẩm lớn “Truyện Kiều”. Trong đoạn trích này, Thúy Kiều là nhân vật trung tâm, hiện lên là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn mà qua ngôn từ của Nguyễn Du, vẻ đẹp ấy trở nên thần tình và mĩ lễ hơn bao giờ hết.

Đoạn thơ này có 24 câu. 4 câu thơ đầu giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, 4 câu tiếp theo nói về sắc đẹp của Thúy Vân, 12 câu tiếp viết về tài sắc của Kiều và đoạn cuối gồm 4 câu Nguyễn Du dành ca ngợi đức hạnh của hai chị em Kiều.

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều sẽ thấy được cái tài của Nguyễn Du trong việc miêu tả sắc đẹp của Vân để làm nổi bật tài sắc của nàng Kiều.

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai cô con gái nhà Vương viên ngoại. Cả hai đều mang vẻ đẹp thanh tao, trong sáng, hài hòa mà sáng rỡ như “mai” như “tuyết”. Và mỗi người đồng thời cũng mang một vẻ đẹp riêng, mà toàn mỹ.

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Nguyễn Du tả sắc đẹp của Thúy Vân sắc đẹp của người con gái “đoan trang”, quý phái “trang trọng khác vời” với khuôn mặt “đầy đặn” và tươi sáng như vầng trăng. Thúy Vân có mắt phượng mày ngài, giọng nói trong thanh như ngọc và miệng cười như hoa nở. Và cũng không có gì sánh được vẻ đẹp của mái tóc, màu da của nàng nếu không ví với mây với tuyết.

Với vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng nhằm tạo ra những hình ảnh ẩn dụ tô thêm vẻ đẹp của Thúy Vân.

Khi phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều hẳn rằng nhiều người băn khoăn, tại sao Kiều là nhân vật trung tâm, nhưng tác giả lại tả Thúy Vân trước. Nhưng đây chính là sự tài tình của Nguyễn Du, khi đại thi hào tả Thúy Vân trước như một dụng ý nghệ thuật nhằm khẳng định rằng, Thúy Vân đã đẹp đến vậy, nhưng Kiều mới là một tuyệt thế giai nhân.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Nguyễn Du miêu tả Vân đẹp như vậy, đẹp như trăng như tuyết, nhưng “Kiều càng sắc sảo mặn mà”, mà “So bề tài sắc lại là phần hơn”. Vậy Kiều đẹp ra sao? Nguyễn Du miêu tả rằng:

Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

Và vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Nàng có đôi mặt đẹp mà trong mà dịu dàng như sắc nước của mùa thu, long mày của màng thanh tú, xinh xắn như dáng núi mùa xuân. Đó là vẻ đẹp đằm thắm, vẻ đẹp xanh tươi mơn mởn đến khiến “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh“.

Trong phần miêu tả vẻ đẹp của Kiều, bút pháp tả người của Nguyễn Du lại tài tình thêm một bậc khi kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa rồi thậm xứng và các thi liệu cổ – nghiêng nước nghiêng thành. Chính vì vậy, những vần thơ cũng đẹp như vẻ đẹp của Kiều. Và dù không miêu tả quá nhiều mà chỉ qua đôi ba nét chấm phá ước lệ, Kiều đã hiện ra là hình bóng giai nhân để lại trong lòng người đọc cảm xúc mãnh liệt.

Kiều dường như được ban cho tất cả những điều mà một thiếu nữ nào cũng ước ao. Bởi “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.

Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Kiều thông minh là bẩm sinh tính trời. Nàng lại tài hoa lỗi lạc khi đàn hay, họa giỏi, thơ cũng tài. Và ở môn nghệ thuật nào, nàng cũng thành “nghề”, cũng “ăn đứt” thiên hạ. Cái tài hoa, sắc sảo ấy đã khiến Nguyễn Du không tiếc lời ngợi ca khẳng định bằng những từ ngữ mang ý nghĩa tuyệt đối như “vốn sẵn tính trời”, “pha nghề”, “nghề riêng ăn đứt”…

Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Thúy Kiều bằng một số từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: vốn sẵn tính trời, pha nghề, đủ mùi… lầu bậc… nghề riêng ăn đứt…

Nhưng với Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ tả tài sắc của nàng mà còn hàm ý về số phận nàng. Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân hài hòa với mây, với tuyết, với trăng; thì vẻ đẹp kiều diễm bội phần của Thúy Kiều lại khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”. Bản đàn “Bạc mệnh” chính nàng sáng tác như một điềm báo định mệnh cho sự “hồng nhan bạc phận” của nàng. Đó cũng chính là cái tài trong nghệ thuật của Nguyễn Du, khi qua vài câu thơ có thể khiến người đọc đồng cảm và dự cảm, lo âu về số phận của nàng Kiều.

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều nhưng điều mà người đọc nhận thấy không chỉ là ngoại hình nghiêng thành nghiêng nước hay câu chuyện vận mệnh đằng sau vẻ đẹp ấy; mà vẻ đẹp đức hạnh của Kiều cũng là điều mà Nguyễn Du muốn nói đến.

Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Hai chị em Thúy Kiều sinh ra và lớn lên trong nền giáo dục gia đình và xã hội của khuôn khổ lễ giáo, gia phong. Đức hạnh luôn là giá trị gốc mà con người phải có. Bởi vậy dù sống trong bối cảnh “Phong lưu rất mực hồng quần” và nàng cũng đã tới “tuần cập kê”, nhưng nàng là một thiếu nữ có gia giáo, mọi điều đều có chuẩn mực và đề cao đức hạnh.

Như vậy có thể thể thấy, Kiều không chỉ là người thiếu nữ sở hữu vẻ đẹp mà nhiều cô gái ao ước, vẻ đẹp khiến tự nhiên ghen hờn mà còn có tài năng hơn người lại đức hạnh vẹn toàn. Nhưng như Nguyễn Du đã từng nói trong chính Truyện Kiều, rằng: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Bởi vậy, những lời thơ miêu tả sắc đẹp lại như những lời tiên đoán về số phận nàng Kiều, vốn xưa nay, người tài sắc lại hay gặp cảnh đa đoan.

Một lần nữa cần khẳng định rằng, Thúy Kiều là giai nhân tuyệt mỹ trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn Du. Kiều được miêu tả với cảm hứng nhân đạo, yêu cái đẹp và trân quý giá trị truyền thống. Bằng thể thơ dân tộc lục bát đẹp nhất, ông đã dành cho Thúy Kiều sự yêu mến, trân trọng và ngợi ca.

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều còn thấy được tài nghệ của Nguyễn Du. Đại thi hào không chỉ làm thơ, không chỉ tả đơn thuần mà kết hợp thần tình bút pháp ước lệ tượng trưng với các biện pháp tu từ ẩn dụ so sánh, nhân hóa cùng với đó là ngôn ngữ thơ đầy tình hình tượng, gợi cảm, hàm súc. Nguyễn Du tả mà cũng như đang vẽ lên bức chân dung của giai nhân tuyệt thế, không chỉ đẹp về dáng hình mà còn có biết bao phẩm chất tốt đẹp, đậm đà tính truyền thống, bản sắc dân tộc.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 2

Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của truyện thơ, một thiếu nữ tài, sắc vẹn toàn đã được thi hào khắc họa một cách thần tình, mỹ lệ.

Trong bài thơ Kính gửi Cụ Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu viết:

Tiếng thơ ai động đất trời,
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu.
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày…

Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc ta. Truyện Kiều là kiệt tác của nền thi ca cổ dân tộc sáng ngời tinh thần nhân đạo, về phương diện nghệ thuật, áng thơ này là mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, tả tình, tự sự v.v… đem lại cho nhân dân ta nhiều thú vị văn chương.

Đoạn thơ giới thiệu chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong Truyện Kiều. Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của truyện thơ, một thiếu nữ tài, sắc vẹn toàn đã được thi hào khắc họa một cách thần tình, mĩ lệ.

Đoạn thơ gồm 24 câu: 4 câu đầu giới thiệu chung hai chị em Kiều là hai ả tố nga của ông bà Vương Viên ngoại, 4 câu tiếp theo nói về sắc đẹp Thúy Vân, 12 câu tiếp theo nói về tài sắc Thúy Kiều, 4 câu cuối đoạn ca ngợi đức hạnh của hai chị em Kiều.

Hai chị em Kiều mang vẻ đẹp thanh tao, trinh trắng như “mai”, như tuyết”, mỗi người một vẻ đẹp riêng, toàn thiện, toàn mỹ:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp của một thiếu nữ “đoan trang”, “trang trọng khác vời”- rất quý phái: khuôn mặt “đầy đặn” tươi sáng như vầng trăng, mắt phượng mày ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc.. Còn gì đẹp hơn về mái tóc, màu da của nàng? – “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả sắc đẹp Thúy Vân, tạo nên những hình ảnh ẩn dụ đầy gợi cảm. Tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du để khẳng định Kiều là một giai nhân tuyệt thế:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Dung nhan Thúy Kiều đẹp lắm “nghiêng nước nghiêng thành”. Mắt đẹp trong như sắc nước mùa thu, lông mày thanh tú xinh xắn như dáng núi mùa xuân; một vẻ đẹp đằm thắm, xanh tươi mơn mởn khiến cho “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Ngòi bút tả người của thi hào biến hóa, đa dạng: kết hợp thần tình các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, thậm xứng với sự vận dụng tinh tế thi liệu cổ (nghiêng nước nghiêng thành) tạo nên những vần thơ đẹp gợi cảm. Hình bóng giai nhân được phác họa đôi ba nét chấm phá ước lệ nhưng hết sức thần tình, để lại cho người đọc bao cảm xúc, trân trọng:

Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

Hóa công như đã ưu đãi dành cho Kiều tất cả “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Thông minh bẩm sinh “tính trời”, tài hoa lỗi lạc xuất chúng: thơ tài, tài họa giỏi, đàn hay; môn nghệ thuật nào nàng cũng tuyệt giỏi, cũng thành “nghề”, “ăn đứt” thiên hạ:

Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Thúy Kiều bằng một số từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: vốn sẵn tính trời, pha nghề, đủ mùi… lầu bậc… nghề riêng ăn đứt…

Khi tả tài sắc Thúy Kiều, thi hào không chỉ nói lên cái tuyệt vời của hiện tại mà còn hàm ý dự báo về tương lai của nàng, sắc đẹp kiều diễm “hoa ghen… liễu hờn…” với bản đàn “Bạc mệnh” mà nàng sáng tác ra “lại càng não nhân” như gợi ra trong tâm hồn chúng ta một ám ảnh “định mệnh” mà nhà thơ đã khẳng định: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”,… “Chữ tài liền với chữ tai một vần”,… Gần hai thế kỷ nay, bức chân dung giai nhân này qua đoạn thơ Chị em Thúy Kiều đã để lại trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam một sự cảm mến nồng hậu, một sự phấp phỏng lo âu đối với người con gái đầu lòng của Vương ông. Đó là tài năng đích thực của Nguyễn Du về nghệ thuật tả người.

Đức hạnh là cái gốc của con người. Thúy Kiều không chỉ có tài sắc mà còn có đức hạnh. Nàng được hưởng một nền giáo dục theo khuôn khổ của lễ giáo, của gia phong. Tuy sống trong cảnh “phong lưu rất mực hồng quần”, đã tới “tuần cập kê” nhưng nàng là một thiếu nữ có gia giáo, đức hạnh:

Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Tóm lại, Thúy Kiều là một nhân vật tuyệt đẹp trong Đoạn trường tân thanh. Thi hào Nguyễn Du với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ ca trác việt miêu tả Thúy Kiều bằng những vần thơ lục bát đẹp nhất. Ông đã dành cho nhân vật bao tình cảm yêu mến, trân trọng sâu sắc. Sự kết hợp tài tình bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng sáng tạo các biện pháp tu từ, nhất là ẩn dụ so sánh, một ngôn ngữ thơ tinh luyện, hàm súc, hình tượng và gợi cảm để vẽ nên bức chân dung mỹ nhân bằng thơ sáng giá nhất trong nền văn học cổ nước nhà. Thúy Kiều mang một “lí lịch” ngoại tộc nhưng dưới ngòi bút thiên tài của thi hào Nguyễn Du, nàng xuất hiện với bao phẩm chất tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc. Vẻ đẹp nhân văn toát lên từ hình ảnh Thúy Kiều là vẻ đẹp văn chương của đoạn thơ này.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 3

Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Nhưng xét cho cùng thì tài hoa của Kiều cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm về tài năng của văn nhân, tài tử thời phong kiến.

Chân dung Thúy Kiều: Sau những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em và vẻ đẹp riêng của Thúy Vân thì Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều xuất hiện:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Cũng giống như khi tả Thúy Vân, nhà thơ vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Tác giả vẫn sử dụng cách gợi tả và những chuẩn mực thiên nhiên để làm đối tượng so sánh. Nét vẽ của thi nhân đã tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ làn thu thủy (làn nước mùa thu) gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; còn hình ảnh ước lệ nét xuân sơn (nét núi mùa xuân) lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.

Vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Kiều. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ, làm nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp của Kiều không có thang bậc nào cao hơn để đánh giá, cho nên xếp hàng đầu, xếp thứ nhất. Câu thơ sắc đành đòi một tài đành họa hai đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị, không ai có thể sánh nổi.

Nhưng không chỉ có nhan sắc mà Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa:

Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

Trí tuệ, tài năng của Thúy Kiều cũng được Nguyễn Du đẩy lên tới cực đoan, tuyệt đỉnh: vừa do trời phú, thiên bẩm vừa đa dạng, cái gì cũng giỏi, cũng hơn người. Không cần học hành gian khổ, lớn lên Kiều đã trở thành một giai nhân tuyệt sắc, một tài nữ hiếm thấy. Các từ ngữ tuyệt đối, cực đoan được sử dụng kế tiếp: vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, dầu, ăn đứt,…

Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (làm thơ), họa (vẽ tranh). Đặc biệt, tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn Bạc mệnh mà Kiều sáng tác chính là sự ghi tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Nhưng xét cho cùng thì tài hoa của Kiều cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm về tài năng của văn nhân, tài tử thời phong kiến.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 4

Hình ảnh người phụ nữ từ lâu đã đi vào thi ca nhạc họa nuôi một nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận. Mặc dù trong xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ ít có cơ hội xuất hiện trong các tác phẩm văn học nhưng đến thế kỉ XVI trở đi, người phụ nữ đã bước chân vào nền văn học trung đại Việt Nam một cách rất tự nhiên, rất chân thực. Chúng ta có thể kể đến một số tác phẩm như: “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, “Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm, “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn… Tất cả các nhà văn, nhà thơ đều tập trung làm nổi bật lên phẩm chất tốt đẹp, số phận bi kịch, cuộc đời bất hạnh của người phụ nữ nhưng lại ít quan tâm tới việc khắc họa vẻ đẹp nhan sắc, tài năng độc đáo của nhân vật nữ giới. Tuy nhiên, đến với những trang thơ của Nguyễn Du qua tác phẩm “Truyện Kiều”, mặc dù cũng khai thác đề tài bất hạnh của người phụ nữ đương thời nhưng Nguyễn Du vẫn đặc biệt chú trọng miêu tả khắc họa vẻ đẹp chân dung, nhan sắc, tài năng con người nhân vật. Và chính bút pháp tả người ấy đã góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của tác phẩm. Điều này được thể hiện qua hình tượng nhân vật Thúy kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

Trước hết, bốn câu thơ đầu tiên, nhà thơ giới thiệu khái quát về vị trí, xuất thân và vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Đó là Thúy Kiều sinh ra trong một gia đình họ Vương, nàng là chị cả trong gia đình. Để giới thiệu về vẻ đẹp của nàng, nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ và ẩn dụ rất giàu sức gợi: cốt cách thì duyên dáng, yêu kiều, thanh tao như cây mai; phong thái tinh thần thì trong trắng, tinh khôi như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn mỹ, toàn diện từ trong ra ngoài, từ dáng vẻ tới tâm hồn “mười phân vẹn mười”. Như vậy, chỉ bằng bốn câu thơ đầu ngắn gọn, tác giả đã khái quát được những thông tin cần thiết của nhân vật, đồng thời làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều. Từ đó, mở ra cảm xúc cho toàn bài, người đọc thấy được cảm hứng ngợi ca con người trong đoạn thơ.

Sau khi dựng lên chân dung và vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân, nhà thơ tập trung bút lực vào miêu tả vẻ đẹp của Kiều trong sự đối sánh với vẻ đẹp của Vân:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn

Vẻ đẹp của Kiều khác và hơn hẳn Vân cả về tài lẫn sắc. Đó là sự “sắc sảo” về trí tuệ; “mặn mà” về tầm hồn.

Trước hết là vẻ đẹp nhan sắc – ngoại hình của Kiều. Vẫn tiếp tục sử dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người qua một loạt các hình ảnh: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu, Nguyễn Du đã làm hiện vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt mĩ. Nhưng khi miêu tả Kiều, tác giả không miêu tả cụ thể chi tiết như ở Vân mà ngược lại, tác giả tập trung vào một điểm nhìn là đôi mắt “Làn thu thủy nét xuân sơn”: Đôi mắt sáng trong và sâu thẳm như làn nước mùa thu; đôi lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Đây chính là lối vẽ “điểm nhãn” cho nhân vật. Bởi đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn con người. Và qua đôi mắt đó của Kiều, ta thấy được tâm hồn trong sáng, sâu thẳm và cuốn hút lạ thường của nhân vật. Vẻ đẹp nhan sắc của Kiều là vẻ đẹp vượt ra khỏi chuẩn mực của tự nhiên và khuôn khổ của người phụ nữ phong kiến nên: “Hoa ghen – liễu hờn” và thậm chí là nghiêng ngả cả thành quách, đất nước:

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Nghệ thuật nhân hóa (hoa ghen – liễu hờn) kết hợp với nghệ thuật nói quá (thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành) vừa có tác dụng gợi tả vẻ đẹp của Kiều ; lại vừa có tác dụng dự đoán về số phận, cuộc đời của nàng. Bởi vẻ đẹp đó gợi lên mâu thuẫn, không hài hòa (khác với Vân: thua – nhường: hài hòa, bình yên) nên chắc chắn cuộc đời nàng sẽ truân chuyên, trắc trở: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

Tiếp đến là vẻ đẹp tài năng của Kiều. Nếu như khi tả Vân, nhà thơ chỉ chú trọng vào khắc họa vẻ đẹp nhan sắc mà không chú trọng tới miêu tả tài năng và tâm hồn thì khi tả Kiều, nhà thơ chỉ tả sắc một phần, còn lại dành phần nhiều vào tài năng:

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

Chỉ một câu thơ mà nhà thơ đã nêu được cả sắc lẫn tài. Nếu như về sắc thì Kiều là số một thì về tài không ai dám đứng hàng thứ hai trước nàng. Tài năng của Kiều có thể nói là có một chứ không có hai trên đời. Vì được trời phú cho tính thông minh nên ở lĩnh vực nghệ thuật nào Kiều cũng toàn tài: cầm – kì – thi – họa. Tất cả đều đạt đến mức lí tưởng hóa theo quan niệm thẩm mĩ của lễ giáo phong kiến: “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Đặc biệt tài năng của Kiều được nhấn mạnh ở tài đàn: “Cung thương lầu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”: nàng thuộc lòng các cung bậc và đánh đàn Hồ cầm (đàn cổ) thành thạo. Hơn thế, nàng còn giỏi sáng tác nhạc nữa: “Khúc nhà tay lựa nên chương/Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Mỗi nàng lần đánh đàn, nàng lại cất lên bài hát “Bạc mệnh” làm cho người nghe phải đau khổ, sầu não. Bài hát chính là tâm hồn, là bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều, biểu hiện một trái tim đa sầu đa cảm và cuộc đời éo le, bất hạnh.

Như vậy, qua việc phân tích ở trên, người đọc thấy được chân dung của nhân vật Thúy Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khác người nên làm cho thiên nhiên phải ghen tị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; tài năng của Kiều vượt trội hơn người nên chắc chắn theo một quy luật thông thường của định mệnh “Chữ tài đi với chữ tai một vần” hay “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” nên cuộc đời Kiều là cuộc đời của một kiếp hồng nhan bạc mệnh, éo le và nghiệt ngã.

Đến đây chúng ta thấy được tài năng độc đáo của Nguyễn Du trong việc khắc họa chân dung nhân vật. Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật. Và mặc dù, ở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu Thúy kiều là chị, em là Thúy Vân nhưng sau đó, nhà thơ lại miêu tả chân dung nhân vật Vân trước, Kiều sau. Đó là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong việc tạo ra thủ pháp “đòn bẩy”. Điều đó có tác dụng nhấn mạnh và làm nổi bật được vẻ đẹp độc đáo, vượt trội về cả sắc lẫn tài và tình của nhân vật Thúy Kiều. Vì thế, tuy cùng sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng khi miêu tả hai nhân vật nhưng chúng ta thấy được mức độ đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Nhà thơ chỉ dùng bốn câu để tả Vân, còn lại dành tận mười hai câu để tả Kiều; tác giả khi tả Vân chỉ tập trung tả nhan sắc nhưng khi tả Kiều thì “sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Mặc dù vậy nhưng ở nhân vật nào cũng hiện lên rất sống động, cụ thể, chân thực, mang vẻ đẹp, tính cách, số phận khác nhau.

Khép lại đoạn thơ, Nguyễn Du dùng những lời lẽ đẹp để gợi ca cuộc sống của nàng:

Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Thúy Kiều sống trong một gia đình phong lưu, rất gia giáo và nàng đang đến cái tuổi búi tóc cài trâm, được phép thành gia, lập thất “tới tuần cập kê”. Thành ngữ “Trướng rủ màn che” gợi tả một lối sống kín đáo, rất khuôn phép của con nhà gia giáo đàng hoàng . Vì thế, đối với những người đàn ông “ong bướm” (chỉ những người đàn ông tán tỉnh phụ nữ không có mục đích tốt đẹp) thì Thúy Kiều không bao giờ để tâm tới. Hai câu kết trong sáng, đằm thắm như che chở, bao bọc cho nàng. Nàng hiện lên như một bông hoa vẫn còn phong nhụy trong cảnh “êm đềm”, chưa một lần tỏa hương vì ai đó.

Qua chân dung vẻ đẹp nhan sắc, tài năng của Thúy Kiều, chúng ta thấy được Nguyễn Du thực sự rất trân trọng, đề cao những giá trị vẻ đẹp của người phụ nữ. Những dự cảm về kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh là sự xuất phát từ tấm lòng cảm thông, xót thương con người của nhà thơ. Đó là vẻ đẹp nhân văn sáng ngời trong ngòi bút tài hoa của Đại thi hào dân tộc – Nguyễn Du.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 5

Về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du, Lã Nhâm Thìn nhận xét: “Tả người đẹp mà độc giả cảm thấy đẹp thật, đẹp tuyệt. Đó là thành công mĩ mãn”. Điều đó quả vô cùng chính xác. Không chỉ đối với miêu tả thiên nhiên, mà nghệ thuật tả người của Nguyễn Du cũng vô cùng tài hoa, độc đáo. Dưới đôi bàn tay tài hoa, tấm lòng trân trọng, nâng niu người phụ nữ Nguyễn Du đã phác họa lên chân dung tuyệt đẹp, vượt ra ngoài mọi chuẩn mực của nàng Thúy Kiều.

Trong văn học trung đại, miêu tả chân dung con người thường ít xuất hiện. Ví như Vũ Nương, chỉ được Nguyễn Dữ phác họa bằng một câu văn ngắn ngủi: “Tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Còn riêng đối với Nguyễn Du ông miêu tả chi tiết, kĩ lưỡng.

Thúy Kiều là chị cả, con gái của Vương viên ngoại. Kiều và Vân mang vẻ đẹp toàn vẹn, tuyệt mĩ, những mỗi nàng lại mang những nét đẹp riêng, không thể hòa lẫn. Để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước. Và thủ pháp này đã tỏ ra vô cùng đắc dụng, sau bốn câu thơ miêu tả chân dung Vân ông tập trung miêu tả vẻ đẹp của Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Trong tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Thúy Kiều được miêu tả qua nhận xét của Kim Trọng: “Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào”, chỉ miêu tả được vẻ bề ngoài, mà không tả được thần thái, phẩm chất bên trong của nhân vật. Còn trong câu thơ của Nguyễn Du miêu tả được cả thần thái nhân vật, Thúy Kiều mang vẻ mặn mà sắc sảo ở cả tài và sắc. Cái “mặn mà” ở Thúy Kiều khiến người ta nhìn thấy là say đắm, giống như uống một thứ rượu lâu năm, dù nhẹ, nhưng ấn tượng lại sâu sắc, dài lâu. Đặc biệt từ “càng” kết hợp với nghệ thuật so sánh nhấn mạnh, khẳng định vẻ đẹp nổi trội của Thúy Kiều. Dù chỉ dùng hai câu giới thiệu nhưng cũng đã cho ta hình dung ban đầu về một tuyệt sắc giai nhân, mang vẻ đẹp hiếm có xưa nay.

Nguyễn Du không đi miêu tả chi tiết như khi tái hiện chân dung Thúy Vân, bức tranh vẽ chân dung Thúy Kiều chủ yếu thông qua bút pháp gợi tả cùng hình ảnh ẩn dụ qua đôi mắt:

Làn thu thu thủy, nét xuân sơn

Đôi mắt của Kiều trong vắt, sáng long lanh như làn nước mùa thu, thể hiện một con người thông minh nhanh nhạy. Đôi mắt ấy sâu thẳm, đầy sống động, linh hoạt, cho thấy một tâm hồn đa sầu, đa cảm. Đôi mắt ấy như biết nói, biết thì thầm, đó là chiều sâu nội tâm của nàng. Hình ảnh ước lệ, ẩn dụ “nét xuân sơn” gợi lên dáng vẻ đôi lông mày thanh mảnh, sắc nét như dáng núi mùa xuân. Đôi lông mày ấy càng tôn lên vẻ đẹp đôi mắt Thúy Kiều, khiến cho cả gương mặt bừng sáng, trẻ trung, tươi tắn. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp vượt ngưỡng, vượt qua khỏi chuẩn mực thiên nhiên mà văn học Trung đại vốn lấy để làm quy chuẩn. Bởi vậy mà:

Nghệ thuật nhân hóa qua hai từ “hờn, ghen” đã cho người đọc thấy thiên nhiên sinh sự đố kị, ghen ghét trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Đây là điềm báo chẳng lành cho số phận nàng sau này. Đặc biệt trong hai câu kết khi nói về nhan sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dành những lợi ca ngợi về vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ: Một hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi một tài đành họa hai. Thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” đã nhấn mạnh vẻ đẹp toàn mĩ của nàng, vẻ đẹp ấy không có bút nào có thể lột tả hết, một vẻ đẹp mặn mà, nồng nàn, làm say đắm lòng người. Nhưng sau câu thơ đó là lời dự báo đầy lo sợ về những bất trắc, sóng gió mà đang đợi chờ Kiều ở phía trước.

Để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng tài tình bút pháp ước lệ tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp toàn mĩ, vượt qua khỏi quy chuẩn thiên nhiên. Đồng thời là biện pháp đòn bẩy, miêu tả Vân trước sau đó miêu tả Kiều cũng góp phần không nhỏ làm nổi bật nhan sắc Thúy Kiều.

Với những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng tinh tế chính xác Nguyễn Du không chỉ dựng lên bức tranh chân dung của nàng Kiều mà còn là bức tranh tinh thần của nàng. Một người con gái nhan sắc tuyệt đẹp, tâm hồn sâu sắc, nhạy cảm. Bức tranh ấy còn mang tính chất dự báo về cuộc đời nàng, vẻ đẹp vượt chuẩn mực tự nhiên, khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo tương lai sóng gió, vất vả của Kiều sau này.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 6

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” được trích trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đây là một đoạn trích mà tác giả đã đặc tả chân dung của hai chị em Thúy Kiều, nổi bật nhất chính là chân dung nàng Kiều. Vẻ đẹp của nàng là một vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ, trọn vẹn cả sắc – tài – tình. Nhưng xét cho cùng tài hoa của Kiều cũng không sao vượt qua khỏi khuôn khổ của quan niệm phong kiến thời xưa “Hồng nhan bạc mệnh”.

Sau những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em cùng bức chân dung vẻ đẹp riêng của Thúy Vân, Nguyễn Du đã lấy vẻ đẹp của Thúy Vân để làm nền, tô đậm cho vẻ đẹp của Thúy Kiều:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà…
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”

Tương tự như cách miêu tả chân dung nàng Vân, tác giả vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Sử dụng cách gợi tả và đưa ra những chuẩn mực của thiên nhiên để làm đối tượng so sánh với vẻ đẹp của Kiều. Có vẻ như đối với Kiều, tác giả đã tập trung vào gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là biểu hiện của sự tinh anh, trí tuệ. Cả cái sắc sảo của trí tuệ và mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” đã gợi lên một cách đầy sống động về một đôi mắt long lanh, trong sáng là linh hoạt. Còn “nét xuân sơn” lại miêu tả đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. Quả là vẻ đẹp của Kiều phi thường và lộng lẫy, đến mức làm cho thiên nhiên tạo hóa phải đố kị, ghen ghét. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ của quy luật tự nhiên, ngoài trí tưởng tượng. Vẻ đẹp ấy có sức lôi cuốn mạnh mẽ làm cho “nghiêng nước nghiêng thành”, chẳng có bậc thang nào có thể đánh giá. “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều là độc nhất vô nhị. Nhưng không chỉ có nhan sắc, Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh trí tuệ, rất mực tài hoa:

“Thông minh vốn sẵn tính trời…
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”

Tác giả đưa tài năng và trí tuệ của Kiều lên tới tuyệt đỉnh, do trời ban phú, cái gì cũng tài giỏi hơn người. Các từ ngữ tuyệt đối được sử dụng như: vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu, ăn đứt,…Theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến nàng đầy đủ các tài cầm – kì – thi – họa. Tác giả cực tả cái tài của nàng cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng, cung đàn “Bạc mệnh” mà Kiều sáng tác chính là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.

Như vậy, qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ta đã được thấy bức chân dung có một không hai về nàng Kiều của Nguyễn Du. Vẻ đẹp cả tài và sắc của Kiều đã đạt tới độ tuyệt mĩ nhưng chính tài sắc ấy đã dự cảm về một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời Kiều. Tuy miêu tả chân dung, nhan sắc và tài hoa nhưng lại hé mở về tâm hồn và dự cảm số phận là tài năng hiếm có của Nguyễn Du.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 7

Đoạn thơ trích trong phần mở đầu của “Truyện Kiều” có thể nói đây là bức chân dung xinh xắn đẹp đẽ của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

Bốn câu mở đầu là lời giới thiệu chung của hai nhân vật có nhan sắc lộng lẫy này, hai cô con gái đầu lòng của nhà Viên họ ngoại Vương. Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ là những biện pháp tu từ trong thơ văn cổ cho a thấy sắc đẹp hai chị em Thúy Kiều thật là thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên. Những người con gái vừa mới lớn dậy này đã được Nguyễn Du giới thiệu thật súc tích nhưng đầy trân trọng mến thương:

” Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.

Họ đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong.

Sau lời giới thiệu chung là bức chân dung của nàng Vân. Vẫn bút pháp ước lệ kết hợp với một hệ thống từ ngữ chọn lọc, bốn câu thơ tiếp theo như vẽ ra trước mắt ta hình ảnh người thiếu nữ trong sáng, ngây thơ, rất đỗi đoan trang, phúc hậu dễ hòa lẫn với chung quanh. Đây là cái đẹp toàn bích của người con gái hiền dịu, trong sáng, vô tư, không gợn một nét nhỏ bụi trần từ “khuôn trăng”, “nét ngài’ cho đến nụ cười, giọng nói. Nhưng nhà họa sĩ hình như không phải dụng công nhiều trong miêu tả nhân vật này. Bút lực của ông còn dành cho nhân vật Thúy Kiều. Nhà thơ tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa để rồi sau đó Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân chỉ là cái nền tôn thêm vẻ đẹp của Thúy Kiều. Chỉ hai câu:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Như một phép đòn bẩy, nhà thơ đã nâng nhân vật chính lên một bậc cao hẳn cả tài lẫn sắc trước mắt người đọc. Đến đây, tác giả không dừng lại ở hình thức bên ngoài mà đi sâu vào tài năng, tính cách bên trong, vào sự “sắc sảo mặn mà”, “một hai nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều.

Nếu ở nàng Vân, cái đẹp phúc hậu, đoan trang dễ chinh phục chung quanh: “Mây thua nước tóc, tuyết nhường làn da” thì ở nàng Kiều, cái đẹp “sắc sảo mặn mà” dễ gây tạo vật ghen tuông, hờn dỗi: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh“.

Các cụ xưa đã nhận xét về sắc đẹp của hai chị em Thúy Kiều, một người là “sắc trung chi hiền”, một người là “sắc trung chi thánh”, kể ra cũng đã lí chí lắm vậy.

Thực ra vẻ đẹp bên ngoài là điều đáng chú ý, song đang quan tâm hơn vẫn là tài hoa và tính cách của nhân vật. Tác giả đã dùng nhiều câu kiến trúc theo lối tiểu đối để cho tài và sắc của Thúy Kiều được giới thiệu đến mức độ giới hạn của nó:

Mai ct cách/ tuyết tinh thần
Mây thua nước tóc/ tuyết nhường màu da
Làn thu thy/nét xuân sơn
Hoa ghen thua thm/ liu hn kém xanh.

Sc đành đòi mt/ tài đành ha hai

Chưa hết, Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi nàng bằng một loạt từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: “Thông minh vốn sẵn tính trời!” , “Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm“, “Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương“. Không một chữ đưa đẩy, các chữ, các hình ảnh đối chọi nhau và các từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối, đã thực sự tạo nên nhịp thơ trang trọng, đĩnh đạc càng tôn thêm tài sắc của Thúy Kiều.

READ  Thể lệ cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Quảng Bình" năm 2020

Hai vẻ đẹp khác nhau nhưng bút pháp xây dựng lại giống nhau. Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật thuần đường cong: làn nước mùa thu, ngọn núi mùa xuân, khuôn trăng, nét ngài, tóc mây, da tuyết … . Nói là chị em Thúy Kiều, nhưng đoạn thơ chỉ nhằm giới thiệu nàng Thúy Kiều với vẻ đẹp sắc sảo, tài hoa đến mức “hoa ghen” “liễu hờn”, trong đó tài hoa mới thực là điều đáng trọng.

Tóm lại, đoạn thơ ngắn gọn, bố cục hoàn chỉnh, chặt chẽ, nghệ thuật tả người bậc thầy, bới bút pháp điêu luyện đã chỉ đúng thần thái, cốt cách của nhân vật, từ ngoại hình đã bộc lộ nội tâm, lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đồng thời dự báo những gì sẽ đến với từng nhân vật: cuộc đời Thúy Vân chẳng biết đến “sóng gió” là gì, còn cuộc đời Thúy Kiều sẽ không tránh khỏi “mệnh bạc”, kiếp “đoạn trường”.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 8

Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du, ta không chỉ thấy một nàng Kiều có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, mang vẻ đẹp tuyệt mĩ. Mà qua những câu thơ tài tình của tác giả ta còn thấy nàng là con người tài hoa, vẻ đẹp nội tâm phong phú, sâu sắc.

Nguyễn Du đã dùng những câu thơ tuyệt bút nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Dung mạo của nàng không được phác họa chi tiết, đầy đủ như Thúy Vân, nhưng chỉ qua đôi mắt tuyệt đẹp người đọc cũng đã có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của nàng. Ấy cũng chính là cái tài của Nguyễn Du. Tác giả tiếp tục sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả về vẻ đẹp của Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”, đôi mắt nàng mới đẹp làm sao, đó là một đôi mắt sáng, trong trẻo như làn nước mùa thu. Đôi lông mày mảnh, dài như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt ấy còn gợi nên một thế giới nội tâm vô cùng đa dạng, phong phú, đó là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Nàng đẹp hơn cả thiên nhiên, hơn cả tạo hóa, vẻ sắc sảo mặn mà ấy là “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Những từ ghen, hờn cho thấy thái độ tức tối, nổi giận của thiên nhiên. Từ đó cũng ngầm báo hiệu cuộc đời đầy sóng gió, truân chuyên của nàng sau này.

Kiều không chỉ có nhan sắc tuyệt mĩ mà tài năng của nàng của vào bậc hiếm có xưa nay:

Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Tài năng của nàng đã đạt đến độ lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến “cầm, kì, thi, họa” đều đạt ở mức đỉnh cao. Trong những tài năng đó, xuất sắc nhất là tài đàn, nó đã trở thành sở trường đặc biệt của nàng, không ai có thể sánh kịp “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Tài năng của nàng này không được thể hiện ngay trong đoạn trích, nhưng ở phần khác đã được Nguyễn Du khẳng định: “Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa”. Những khúc nhạc mà nàng sáng tác luôn mang một nỗi buồn khắc khoải, thê lương, gây nỗi thương cảm và xúc động lòng người. Dường như ngay từ những khúc nhạc của một cô gái chưa vướng bụi trần, luôn được bao bọc, che chở nhưng lại gợi về nỗi sầu thê lương của những người phụ nữ bạc mệnh. Những khúc nhạc ấy cũng như là dự báo về chính cuộc đời của nàng. Ngẫm lại đời mình, trải qua nhiều chông gai, Kiều cũng tự nhận:

Thưa rằng bạc mệnh khúc này
Phổ vào đàn ấy những ngày con thơ
Cung cầm lựa những ngày xưa
Và gương bạc mệnh bây giờ là đây

Nguyễn Du đã thật ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng hiện lên qua những câu thơ của ông không chỉ đẹp đẽ ở nhan sắc mà còn toàn diện ở trí tuệ, tinh thần. Nàng là tiêu biểu cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, có nhan sắc, có trí tuệ nhưng lại chịu cảnh vùi dập của cuộc đời, của xã hội phong kiến. Thật cảm thương cho số phận của nàng, bởi vậy trong suốt cả bài thơ, hơn một lần Nguyễn Du đã phải thốt lên: “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”. Tố Hữu cũng xót thương cho đời nàng mà viết:

Chạnh lòng thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.

Bức tranh chân dung Thúy Kiều được dựng lên chủ yếu thông qua bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người. Nhưng vẻ đẹp của nàng còn vượt xa cả những chuẩn mực đó. Cho thấy vẻ đẹp tuyệt mĩ của tạo hóa. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, giàu giá trị biểu cảm: ghen, hờn, sắc sảo, mặn mà,… góp phần làm nổi bật vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều.

Đoạn trích đã thể hiện ngòi bút tinh tế, tài hoa của Nguyễn Du, khẳng định tài năng nghệ thuật tả người số một của ông quả là “kì tài diệu bút”. Tả Kiều không cốt tả hình dáng mà cốt để làm nổi bật vẻ đẹp và trí tuệ của nàng. Những câu thơ về Kiều còn mang tính chất dự báo về số phận éo le, một cuộc đời đầy trắc trở. Qua đó cũng thể hiện sự nâng niu trân trọng của Nguyễn Du trước vẻ đẹp của người phụ nữ.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 9

Người Việt ta không ai là không biết Truyện Kiều, sáng tác vĩ đại của Đại thi hào Nguyễn Du, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Có lẽ, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều ” còn để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng.

Tác giả đã khéo léo đưa những hình ảnh tượng trưng thường được dùng trong thi ca cổ để miêu tả vẻ đẹp của chị em nhà họ Vương, họ vừa đẹp người vừa đẹp nết:

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Cốt cách của thanh tao của mai, tinh thần trong trắng của tuyết, vẻ đẹp mười phân vẹn mười. Tiếp sau đó là những lời thơ miêu tả Thúy Vân. Đó là vẻ đẹp sang trọng, quý phái, được so sánh với các chuẩn mực thiên nhiên trăng, hoa, mây, tuyết. Thúy Vân khiến thiên nhiên phải thua phải nhường. Nhưng dường như đó chỉ là bút pháp vẽ mây nẩy trăng, bởi:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Vẻ đẹp ấy hơn Thúy Vân cả về tài và tình. Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, so sánh vẻ đẹp con người với tự nhiên “Làn thu thủy nét xuân sơn”, Thúy Kiều có đôi mắt trong như làn nước mùa thu và lông mày mềm mại như dáng núi mùa xuân. Nghệ thuật ẩn dụ vô cùng đặc sắc, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện nội tâm sâu sắc. Bút pháp chấm phá ước lệ thật tài tình cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả.

“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Vừa là cách nói quá, vừa nhân hóa đã lột tả được nét đẹp của nàng Kiều, nếu như nét đẹp của Thúy Vân được thiên nhiên nhận thua, nhường nhịn thì vẻ đẹp Thúy Kiều lại khiến thiên nhiên phải ghen phải ghen vì thua thắm, phải hờn vì kém. Đây cũng là bức chân dung số phận.

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”

Nàng Kiều sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo tuyệt bích nhất, thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” đã giúp tác giả làm rõ vẻ đẹp của nàng Kiều, có lẽ ngoài Kiều không có đến người thứ hai. Tài năng trời phú lại cả cầm kỳ thi họa “đủ mùi ca ngâm”. Kiều là một cô gái thông minh có tài. Chi tiết nhỏ nhưng có thể cho ta thấy tinh thần nhân đạo của tác giả, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ. Tài đánh đàn của Thúy Kiều điêu luyện đến mức tuyệt đỉnh. Các từ “làu”, “ăn đứt” được đại thi hào sử dụng đã nhấn mạnh tài năng ấy. Nhưng đó cũng chính là bản đàn bạc mệnh mà Kiều dành tặng cho chính mình, những bàn đàn như dự báo số phận, cành đàn lại “càng não nhân”. Kiều vừa là một người mang vẻ đẹp tài sắc, cũng là người có tâm hồn đa sầu đa cảm, một người con gái nên được yêu thương nhưng lại dự báo một tương lai “tài hoa bạc mệnh”.

Bằng bút pháp tài hoa, “con mắt nhìn thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”, đại thi hào Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Kiều mang vẻ đẹp toàn bích, tài hoa vẹn toàn. Qua đó, ta thêm trân trọng tài năng và tấm lòng nhân đạo của tác giả.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 10

Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” là đoạn nằm ngay trong phần đầu của tác phẩm “Truyện Kiều” thuộc phần I – Gặp gỡ và đính ước. Hơn hết, Thuý Kiều vẫn là người con gái hoàn hảo cả về nhan sắc, tài năng. Những nét đẹp này vẫn rực rỡ, tỏa sáng dù có thế nào. Nàng vẫn giữ trọn một lòng tâm đức vẹn toàn. Về nhan sắc, Nguyễn Du đã miêu tả nàng qua những nét vẽ:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Hai câu thơ càng như thêm khẳng định vẻ đẹp của Kiều. Ông vốn muốn lấy vẻ đẹp của Thuý Vân để làm nền cho vẻ đẹp của Thuý Kiều nổi trội hơn, rực rỡ hơn. Với thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy như trên, kết hợp với các từ ngữ mang ý nghĩa so sánh như là “càng, phần hơn” và các tính từ “sắc sảo, mặn mà”, tác giả đã khẳng định Kiều có vẻ đẹp rực rỡ về dung nhan, đằm thắm về tâm hồn, tình cảm. Vẻ đẹp ấy là sự hội tụ của cả tài lẫn sắc “so bề tài sắc” điều mà Thuý Vân không có. Sau lời thơ miêu tả khái quát, tác giả lại đi vào miêu tả chi tiết Kiều:

“Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”

Khi tả Vân, tác giả lại đi vào miêu tả từng chi tiết, đường nét, từ gương mặt đến nụ cười, màu da, nước tóc. Còn khi tả Kiều, tác giả chỉ lựa chọn một chi tiết nhưng đấy lại là một chi tiết mang tính thần thái nhất, góp phần làm nên nhãn tự cho câu thơ, đó chính là đôi mắt nàng Kiều. Đôi mắt nàng trong sáng và thăm thẳm như mặt nước hồ thu ẩn dưới cặp lông mày thanh thản như dáng núi mùa xuân. Tác giả đã mượn hình ảnh ước lệ tượng trưng kết hợp với các vế tiểu đối gợi nhiều hơn tả, tác giả đã khắc hoạ được vẻ đẹp sắc sảo, kiều diễm, lộng lẫy của một trang giai nhân tuyệt thế với tâm hồn đa sầu, đa cảm. Và hơn thế nữa, vẻ đẹp ấy khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn. Trong tự nhiên, hoa vốn tượng trưng cho cái đẹp thắm tươi, rực rỡ, còn liễu lại là tượng trưng cho sự mềm mại, tha thiết. Vậy mà cả hai đều phải “ghen, thua” nhường bước, lùi bước trước vẻ đẹp nổi trội, vượt ngưỡng của nàng Kiều với thái độ ganh ghét, đố kị.

Kiều không chỉ có vẻ đẹp khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn mà còn có tài năng xuất chúng, cầm kì thi hoạ, với “đủ món nghề”:

“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.

Ở Kiều, tài năng vốn là thiên bẩm, trời phú cho nàng sự thông minh và nét tài hoa hơn người, nàng có thể làm thơ, vẽ tranh, ca hát và đánh đàn. Trong đó, tài đánh đàn là nổi trội hơn cả. Không chỉ thế, nàng còn có thể sáng tác nên những bản nhạc “Bạc mệnh”. Bằng nghệ thuật liên kê kết hợp với những từ ngữ miêu tả cụ thể, tác giả đã khắc hoạ tài năng của Kiều là tài năng xuất chúng, nó hội tụ đầy đủ những yếu tố theo quan niệm truyền thống của xã hội phong kiến xưa kia đó là “cầm-kì-thi-hoạ”. Viết về tài năng của Kiều, một lần nữa, nhà thơ lại cho chúng ta hiểu thêm về tâm hồn của Kiều, của người con gái ấy. Nguyễn Du đằng sau những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” nói chung và “Chị em Thuý Kiều” nói riêng đã thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng tài năng của người phụ nữ trong xã hội xưa, đây là nét mới mẻ và độc đáo của Nguyễn Du so với đương thời.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 11

Đến với văn học Việt Nam đặc biệt ở thời kì đầu thế kỉ 19, bạn đọc không thể không nhắc tới tên tác phẩm “Truyện Kiều” – một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Với bút pháp miêu tả ước lệ quen thuộc trong văn học trung đại, Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung của Thúy Kiều, hết lời ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của nàng – một trang tuyệt thế giai nhân trong mười hai câu thơ lục bát ở đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

Sau khi miêu tả vẻ đẹp hoàn hảo của Thúy Vân, tác giả Nguyễn Du đã dựng lên bức chân dung xinh đẹp của Thúy Kiều. Nếu trong tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở phương Bắc miêu tả Thúy Kiều trước, Thúy Vân sau theo thứ tự gia đình, thì đại thi hào của chúng ta sáng tác “Truyện Kiều” lại rất sáng tạo và có dụng ý khi miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau.

Tác giả giới thiệu khái quát bức chân dung Thúy Kiều:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Với cách sử dụng thủ pháp đòn bẩy kết hợp với những từ ngữ mang tính chất so sánh như “càng, so, hơn”, Nguyễn Du đã so sánh nhan sắc của Thúy Kiều với Thúy Vân. Hay nói cách khác, vẻ đẹp của Thúy Vân đã làm nền cho vẻ đẹp của cô chị nổi trội hơn, sắc nét hơn. Kiều hiện lên với vẻ đẹp “sắc sảo, mặn mà”. Đó là sự sắc sảo của trí tuệ, và sự mặn mà đằm thắm về tâm hồn. So với em, Kiều hơn hẳn về cả tài và sắc.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả cụ thể hơn trong những câu thơ lục bát:

“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành”

Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, mượn những hình ảnh mĩ lệ của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, gợi ra đôi mắt Kiều long lanh, trong sáng như làn nước mùa thu ẩn dưới đôi lông mày đẹp, thanh thoát, như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn vì “thua thắm, kém xanh”. Qua đó, Nguyễn Du đã dựng nên bức chân dung Thúy Kiều với vẻ đẹp không chỉ sắc sảo mà còn kiêu sa, lộng lẫy của nàng. Vẻ đẹp ấy đúng là “sắc đành đòi một”, thiên hạ kia, chỉ có Kiều là đẹp nhất. Không chỉ vậy, qua lời thơ Nguyễn Du đã ngầm dự báo tương lai số phận cuộc đời bất hạnh của nàng Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, tai ương, bởi thói thường “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.

Nàng Kiều không chỉ là một giai nhân, mà còn là một tài nhân với “sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, tài năng của Kiều may ra trong thiên hạ mới có người thứ hai sánh bằng:

“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.

Tính từ “thông minh” được Nguyễn Du đảo lên đầu câu đã nhấn mạnh tài năng của Kiều là do trời ban cho, và trí tuệ là nét nổi bật nhất trong tài hoa của nàng. Kiều có đủ tài làm thơ, vẽ tranh, ca hát, đánh đàn, sáng tác – hội tụ đầy đủ các tài hoa đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ thời phong kiến. Trong lĩnh vực âm nhạc, Kiều thuộc trôi chảy đến mức “làu” bậc ngũ âm trong âm giai nhạc cổ. Nhưng nổi trội nhất là tài đàn của nàng vì đó là sở trường, là nghề riêng, ăn đứt cả thiên hạ. Nhà thơ sử dụng biện pháp liệt kê đã giúp người đọc thấy rõ thái độ hết lời ca ngợi tôn vinh tài năng vượt trội của Kiều. Bản đàn “bạc mệnh” mà Kiều sáng tác đã thể hiện một tâm hồn đa sầu đa cảm. Có chăng tài năng và tâm hồn của Kiều gửi vào bản đàn bạc mệnh đã ngầm dự báo với chúng ta tương lai cuộc đời nàng cũng đau khổ, bất hạnh, bạc mệnh.?

Với bút pháp ước lệ, nghệ thuật miêu tả tài hoa, tinh tế, Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung xinh đẹp và tài năng của Thúy Kiều, một bức họa hội tự cả sắc – tài – tình – mệnh. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ vẻ đẹp tài hoa của nàng Kiều, đồng thời cũng xót xa dự báo số phận cuộc đời đau thương của nàng. Dựa trên cốt truyện có sẵn, thì đây là một sự sáng tạo rất lớn của Nguyễn Du góp phần làm nên thành công của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nói riêng, và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 12

Đoạn thơ trích trong phần mở đầu của Truyện Kiều có thể nói là bức chân dung xinh xắn, đẹp đẽ của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

Bốn câu mở đầu là lời giới thiệu chung về hai nhân vật có nhan sắc lộng lẫy, hai cô con gái đầu lòng của nhà viên ngoại họ Vương. Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ là những biện pháp tu từ trong thơ văn cổ cho ta thấy sắc đẹp hai chị em Thúy Kiều thật là thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên. Những người con gái vừa mới lớn dậy này đã được Nguyễn Du giới thiệu thật súc tích nhưng đầy trân trọng, mến thương:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Họ đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong.

Sau lời giới thiệu chung là bức chân dung của nàng Vân. Tác giả vẫn bút pháp ước lệ kết hợp với một hệ thống từ ngữ chọn lọc, bốn câu thơ tiếp theo như vẽ ra trước mắt ta hình ảnh người thiếu nữ trong sáng, ngây thơ, rất đỗi đoan trang, phúc hậu dễ hòa lẫn với chung quanh.

Đây là cái đẹp toàn bích của một người hiền dịu, trong sáng, vô tư, không gợn một nét nhỏ bụi trần từ “khuôn trăng’, “nét ngài” cho đến nụ cười, giọng nói. Nhưng nhà họa sĩ hình như không phải dụng công nhiều trong miêu tả nhân vật này. Bút lực của ông còn dành cho nhân vật Thúy Kiều. Nhà thơ tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa để rồi sau đó Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân chỉ là cái nền làm tôn thêm vẻ đẹp của Kiều. Chỉ hai câu:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Như là một phép đòn bẩy, nhà thơ đã nâng nhân vật chính lên một bậc cao hẳn cả tài lẫn sắc trước mắt người đọc. Đến đây, tác giả không dừng lại ở hình thức bên ngoài mà đi sâu vào tài năng, tính cách bên trong, vào sự “sắc sảo mặn mà”, “một hai nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều.

Nếu ở nàng Vân, cái đẹp phúc hậu, đoan trang dễ chinh phục chung quanh:

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

thì ở nàng Kiều, cái đẹp “sắc sảo mặn mà dễ gây tạo vật ghen tuông, hờn dỗi:

“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.

Các cụ ta xưa đã nhận xét về cái đẹp của hai chị em Kiều, một người là “sắc trung chi hiền”, một người là “sắc trung chi thánh kể cũng đã chí lí lắm vậy.

Thực ra vẻ đẹp bên ngoài là điều đáng chú ý, song đáng quan tâm hơn vẫn là tài hoa và tính cách của nhân vật. Tác giả đã dùng nhiêu câu kiến trúc theo lối tiểu đối để cho tài và sắc của Thúy Kiều được giới thiệu đến mức độ tới hạn của nó:

Mai cốt cách/ tuyết tinh thần
Mây thua nước tóc/ tuyết nhường màu da
Làn thu thủy /nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm/ liễu hờn kém xanh
Sắc đành đòi một/tài đành họa hai.

Chưa hết, Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi nàng bằng một loạt từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: “ Thông minh vốn sẵn tính trời”“Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm”. “Cung thương lầu bậc ngũ âm, nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”’. Không một chữ đưa đẩy, các chữ, các hình ảnh được đối chọi với nhau và các từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối, đã thực sự tạo nên nhịp thơ trang trọng, đĩnh đạc càng tôn thêm tài sắc của Thúy Kiều.

Hai vẻ đẹp khác nhau nhưng bút pháp xây dựng lại giống nhau. Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật thuần đường cong: làn nước mùa thu, ngọn núi mùa xuân, khuôn trăng, nét ngài, tóc mây, da tuyết. Nói là chị em Thúy Kiều, nhưng đoạn thơ chỉ nhằm giới thiệu nàng Kiều với vẻ đẹp sắc sảo, tài hoa mà sắc sảo tài hoa đến mức “hoa ghen” “liễu hờn”, trong đó tài hoa mới thực là điều đáng trọng.

Tóm lại, đoạn thơ ngắn gọn, bố cục hoàn chỉnh, chặt chẽ, nghệ thuật tả người bậc thầy, với bút pháp điêu luyện đã chỉ đúng thần thái, cốt cách của nhân vật, từ ngoại hình đã bộc lộ nội tâm, lưu ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đồng thời dự báo những gì sẽ đến với từng nhân vật: cuộc đời Thuý Vân sẽ chẳng biết đến “sóng gió” là gì, còn cuộc đời Thúy Kiều sẽ không tránh khỏi “mệnh bạc”, kiếp “đoạn trường’.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 13

Kiệt tác Truyện Kiều cho đến ngày nay vẫn còn là niềm say mê của biết bao người. Chính tài nghệ miêu tả và tấm lòng thương người bao la của đại thi hào Nguyễn Du là sợi dây truyền cảm, gắn kết con người qua nhiều thế hệ, là nguồn sức mạnh để Truyện Kiều còn mãi lưu truyền trong nhân gian. Tài năng nổi bật của Nguyễn Du được khẳng định trước hết là ở việc miêu tả bức chân dung có một không hai và tài năng vượt trội của nhân vật Thúy Kiều.

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng những hình ảnh tượng trưng ước lệ thường thấy trong thơ ca cổ điển để từ đó khắc họa một cách thành công bức chân dung tố nữ vô cùng xinh đẹp của hai người con gái tài sắc nhà họ Vương đó là Thúy Vân và Thúy Kiều. Đặc biệt, ở nhân vật Thúy Kiều, không những tác giả đã vẽ nên bức chân dung tuyệt sắc mà còn bộc lộ tài năng xuất sắc của nàng. Ẩn trong những hình ảnh tượng trưng ước lệ ấy là một tình yêu thương con người bao la rộng lớn, một thái độ trân trọng, ngợi ca của nhà thơ trước tài năng và sắc đẹp của con người.

Ở bốn câu thơ đầu, vẻ đẹp của Thúy Kiều được giới thiệu khái quát cùng với Thúy Vân:

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Thúy Kiều được miêu tả là người có cốt cách thanh cao, đẹp đẽ như dáng mai. Tâm hồn hai thiếu nữ trắng trong hơn băng tuyết, chưa hề bị vẩn đục bởi bụi trần. Thủ pháp ước lệ gợi cho người đọc hai hình dung tuyệt đẹp cả về hình dáng lẫn tâm hồn. Vẻ đẹp ấy đạt đến chuẩn mực mà xã hội phong kiến xưa cần có. Một vẻ đẹp hài hòa và toàn vẹn “mười phân vẹn mười”, chẳng ai bì kịp.

Chỉ bằng hai dòng thơ mở đầu, với hai hình ảnh tượng trưng ước lệ “mai cốt cách, tuyết tinh thần”, Nguyễn Du đã khắc họa được vẻ đẹp từ hình dáng cho đên tâm hồn của hai chị em Kiều. Đó là một vẻ đẹp thanh tao, đài các, cao sang, lịch lãm của những người con gái vốn xuất thân trong những gia đình trung lưu khá giả, nề nếp, gia phong. Dù là xinh đẹp hay kiều diễm đến mức nào thì cũng phải có giới hạn bởi dù sao Thúy Kiều Và Thúy Vân là con người chứ không phải là tiên nữ giáng trần. Thế nhưng, ở đây, Nguyễn Du muốn phá vỡ giới hạn đó. Ông muốn tạo ra một ngoại lệ, đưa vẻ đẹp của hai nàng đến độ hoàn hảo, hiếm có.

Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân là cái đẹp hiền từ, phúc hậu, trang nhã, đài các, khiến cho cỏ cây, hoa lá yêu mến mà phải “thua” phải “nhường”, phải thẹn thì vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên muôn phần sắc sảo, mặn mà vượt trội:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

“Sắc sảo” là cái đẹp toàn vẹn, không chút khiếm khuyết, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với cái nhìn của người khác. “Mặn mà” là cái đẹp của tâm hồn vừa nồng thắm của cung cách vừa sâu sắc của trí tuệ và tài năng. Nguyễn Du đã rất tài tình khi tạo được một “lực đẩy”, tiếp tục cho người đọc chiêm ngưỡng hai tuyệt phẩm của đất trời.

Không giống như Thúy Vân, Thúy Kiều có mang vẻ đẹp sắc sảo mặn mà hơn nhiều lần. Sắc sảo là cái đẹp của tư dung thể hiện qua khuôn mặt, ánh mắt, giọng nói,…

“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.

Ánh mắt nàng trong trẻo như mặt nước hồ thu (làn thu thủy) trong ngày gió lặng. Chân mày của nàng cong vút như dáng núi mùa xuân (nét xuân sơn) tràn đầy sức sống. Toàn thân nàng toát lên sức cuốn hút đến mê mị lòng người. Vẻ đẹp ấy đã khiến cho hoa ghen tức vì “thua thắm”, liễu hờn giận vì “kém xanh”.

Cũng là những hình ảnh thiên nhiên tượng trưng, ước lệ “làn thu thủy, nét xuân sơn”, cùng cỏ cây hoa lá xanh thắm mà tại sao gợi lên hình ảnh một người con gái đẹp đến vô cùng “mặn mà”, “sắc sảo” khiến cho người ta phải say đắm, nghiêng ngả. Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du dùng một hệ thống ngôn ngữ trừu tượng hơn khiến cho vẻ đẹp của Thúy Kiều đạt đến độ siêu phàm, như có mà như không có, như hiện mà lại ẩn sâu:

“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

Đôi mắt nàng trong sáng, long lanh hơn cả mặt nước hồ thu êm đềm, phẳng lặng. Nếu đem so sánh với nhau thì mặt nước hồ thu như lờ đục đi. Đôi lông mày nàng tươi đẹp, thanh tân, tràn đầy sức sống. Nếu đem so sánh với ngọn cỏ xanh rờn trên đỉnh núi mùa xuân thì cỏ xuân có phần phải nhạt đi. Nàng đẹp đến nỗi cỏ cây, hoa lá vốn là vật vô tri vô giác cũng phải sinh lòng ghen ghét đố kị vì không tươi thắm và đẹp đẽ bằng nàng. Sắc đẹp của nàng là sắc đẹp tột bậc của những trang giai nhân thuở trước. Liếc mắt nhìn một cái là làm cho nghiêng ngả thành người, liếc mắt nhìn cái nữa là làm cho mất cả nước người. Sắc đẹp ấy dẫu là bậc anh hùng, hào kiệt thì cũng phải xiêu lòng gục ngã.

Qua sự miêu tả của Nguyễn Du, hoàn toàn có thể khẳng định đó là một vẻ đẹp toàn bích, trác việt, ngoại hạng; một vẻ đẹp có sức quyến rũ và chinh phục lòng người. Và còn hơn thế nữa, đó là một vẻ đẹp chưa từng có ở trên đời: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Điều này có nghĩa là nếu trên đời này, về sắc đẹp có thể tìm thấy người đẹp như Thúy Kiều thì về tài năng thực là không thể có ai hơn nàng. Nguyễn Du đã dành những từ ngữ đẹp nhất của mình dành tặng ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của nhân vật Thúy Kiều. Sự biểu đạt ấy, tuy có phần ca ngợi quá mức nhưng không có nghĩa là không có lí.

Nghệ thuật nhân hóa (hoa ghen – liễu hờn) kết hợp với nghệ thuật nói quá (thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành) vừa có tác dụng gợi tả vẻ đẹp của Kiều ; lại vừa có tác dụng dự đoán về số phận, cuộc đời của nàng. Bốn câu thơ thì hết ba câu Nguyễn Du dùng biện pháp liệt kê tiểu đối để đặc tả vẻ đẹp của nàng Kiều, khiến cho vạn vật trời đất sinh lòng ghen ghét đố kị. Vẻ đẹp ấy phải chăng như dự báo cuộc đời nàng sau này sẽ gặp biết bao đắng cay, ê chề, tủi nhục, bị người ta hãm hại, lừa gạt, vu oan, không giờ phút nào yên ổn:

“Hết nạn nọ đến nạn kia
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

Thúy Kiều sở hữu một vẻ đẹp vượt qua mọi giới hạn mà có lẽ phải có duyên cơ ta mới được chiêm ngưỡng. Thế nên, vẻ đẹp độc nhất vô nhị ấy khiến cho đất trời nảy sinh đố kị, lòng người ganh đua. Điều đó dự báo một cuộc đời trắc trở, đầy sóng gió mà Kiều sẽ trải qua. Cuộc đời vốn đa đoan, tài năng và xinh đẹp không phải là tội lỗi nhưng lòng người khó đoán, mệnh số trắc trở. Quân tử đa nạn, hồng nhan bạc mệnh cũng là lẽ thường tình. Đó cũng là điều mà tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật này.

Nếu như khi tả Vân, nhà thơ chỉ chú trọng vào khắc họa vẻ đẹp nhan sắc mà không chú trọng tới miêu tả tài năng và tâm hồn thì khi tả Kiều, nhà thơ chỉ tả sắc một phần, còn lại dành phần nhiều vào tài năng: “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”. Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn là người con gái tài hoa, thông minh xuất chúng. Về sắc chỉ mình nàng là nhất, còn về tài họa may mới có một người bằng nàng nữa là hai:

“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.”

Nàng đã đẹp mà còn được trời phú cho bản chất thông minh, thiên tư mẫn tiệp. Những thú tiêu dao cao quý của người xưa (cầm, kì, thi, họa) nàng đều thành thạo hơn người. Âm luật xưa nay nàng đều thấu rõ. Năm cung bậc trong âm luật (cung, thương, giốc trủy, vũ) xếp theo giọng đục trong, cao thấp nàng đều rất am tường. Lại thêm có tài trích âm tạo nên bản “Bạc mệnh” vô cùng tha thiết đến sầu não nhân gian. Khúc đàn ấy trăm vần thê lương, âm điệu ảo não khiến người nghe phải buồn bã, ủ ê, động lòng thương xót:

“Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày”.

Có thể nói, nàng có tất cả các kĩ năng về nghệ thuật và ở lĩnh vực nào nàng cũng đạt đến tuyệt đỉnh. Thúy Kiều không chỉ là người con gái tài hoa, thông minh mà còn đa tình đa cảm, dễ dàng rung động trước những khổ đau, oan trái. Phải chăng, Nguyễn Du vì quá yêu mến nhân vật của mình mà đã dành cho nàng sự tôn vinh tột bậc đến thế?

Hãy để ý những từ ngữ Nguyễn Du dùng để miêu tả tài năng của Thúy Kiều. Khi thì ông rất mực đề cao “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi”, “làu”, “ăn đứt”, không ai sánh kịp. Khi thì ông lại nhún nhường khiêm tốn “pha nghề thi họa” nhưng thật ra lồng trong đó là cả một sự thán phục, nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước tài năng hiếm có, vô song của một con người. Ở nàng Kiều đúng là một con người đa tài đa nghệ, mà tài nào cũng đạt đến mức phi thường, điệu nghệ khiến người ta phải nể, phải kính trọng, đúng như sau này Hoạn Thư mặc dù trong lòng ghen ghét, đố kị nhưng vẫn phải thừa nhận:

“Khen rằng gái lợp Thịnh Đường
Tài này, sắc ấy nghìn vàng chưa cân
Thật là tài tử giai nhân
Châu trần còn có Châu Trần cao hơn”

Nàng là con người tài sắc lại có phẩm hạnh sạch trong:

“Phong lưu rất mặc hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Nàng quả là người con gái tài mạo phong nhã rất mực quần hồng, xuân xanh đến tuổi quấn tóc, cài trâm nhưng hàng ngày vẫn vui sống êm đềm lặng lẽ nơi trướng rủ màn che, mặc cho bao kẻ bướm ong đi về dòm ngó nàng vẫn không bận tâm để ý. Người con gái đứng đắn, nề nếp gia phong, giữ gìn khuôn phép không phải là hạng gái lẳng lơ, liễu ngõ tường hoa, tầm thường dung tục.

Miêu tả bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng tài nghệ độc đáo. Ông không tả Thúy Kiều trước mà lại tả Thúy Vân là để muốn mượn nàng Vân làm cái phông nền để nổi bật nhan sắc mặn mà và tài năng hiếm có của Thúy Kiều. Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân dường như đã đạt đến mức cao nhất mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ thì Kiều mới là thật sự là tuyệt đỉnh của tài sắc, phá vỡ mọi khuôn khổ thường thấy từ trước đến nay. Bút pháp đòn bẩy được ảnh thơ vận dụng một cách nhuần nhuyễn, hết sức khéo léo. Thúy Kiều tuy xuất hiện sau mà muôn phần nổi bật, đẹp đẽ vô song.

Miêu tả hai người con gái đẹp mà mỗi người mỗi vẻ khác nhau. Nét bút chấm phá cũng rất linh hoạt lúc đậm, lúc nhạt. Tả Thúy Vân thì chỉ nghiêng về nhan sắc, tuyệt nhiên không nói tới tài năng. Tả Kiều thì chú trọng cả tài lẫn sắc nhưng có phần tả tài nhiều hơn sắc. Điều đó cho thấy quan niệm thẩm mỹ tiến bộ của Nguyễn Du về cai đẹp của con người không chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài, mà còn phải bao gồm cả cái đẹp trong tâm hồn, cái đẹp của tài năng đức hạnh. Phải là người đa tình đa cảm, tâm hồn dễ dàng rung động trước những khổ đau, bất hạnh, trước cái đẹp trong trời đất, cõi người thì Nguyễn Du mới trân trọng, thấu hiểu con người và lẽ đời đến vậy.

Tả sắc đẹp và tài năng của nhân vật để chuẩn bị, ngầm dự báo về cuộc đời, tương lai, số phận của nhân vật sau này, người ta gọi là lối viết phục bút. Qua đó nói lên thái độ trân trọng yêu thương của Nguyễn Du trước vẻ đẹp tài năng, phẩm hạnh của con người đồng thời thể hiện niềm thương cảm xót xa của ông dành cho những kiếp hồng nhan bạc mệnh chìm nổi truân chuyên, mà trong suốt cuộc đời ông không thể nào lí giải được. Thôi thì đành ngậm ngùi chua xót mà cho rằng đó là quy luật bù trừ khắc nghiệt của tạo hóa:

Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại, cho tàn, cho cân.
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.

Trong sử sách xưa nay cũng có lắm người đẹp nhưng xinh đẹp. Nhưng xinh đẹp, tài năng và tâm hồn cao quý như Thúy Kiều thì chưa từng thấy bao giờ. Nhân vật Thúy Kiều kiểu nhân vật lý tưởng mà Nguyễn Du đã cố công xây dựng. Quan nhân vật, Nguyễn Du đề cao giá trị con người thường dân trong xã hội phong kiến. Đặc biệt là người phụ nữ. Đó là những con người có nhân phẩm cao đẹp, tài năng xuất chúng, khát vọng cao vời, ý thức cao độ về thân phận cá nhân,…nhưng lại không được nhận lấy cuộc sống xứng đáng mà đáng lẽ ra phải có.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều – Mẫu 14

Làm nên sự thành công rực rỡ của kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ ở nội dung phản ánh sâu sắc, nhân văn; nghệ thuật ” ngụ cảnh tả tình” bậc thầy của nhà văn mà còn nằm trong cách xây dựng chân dung nhân vật chân thực, bức phá. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong đoạn trích ” Chị em Thúy Kiều” mà xuất sắc nhất là trong xây dựng chân dung nhân vật Thúy Kiều.

Trong đoạn trích này, Nguyễn Du không miêu tả ngay Thúy Kiều mà nhận xét, đánh giá trong sự so sánh, đối chiếu với Thúy Vân:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

“Sắc sảo” ở đây là vẻ đẹp trí tuệ.”Mặn mà” lại là vẻ đẹp ngoại hình đằm thắm. Nhan sắc của Thúy Kiều so với Thúy Vân rõ ràng có thêm chiều sâu, quyến rũ. Đã vậy, nhà thơ còn khẳng định sự vượt trội hơn hẳn của Kiều bằng những từ ngữ chỉ mức độ như: “càng”, “hơn”.

Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả Thúy Vân trước, lấy Thúy Vân làm nền để trên đó vẻ đẹp Thúy Kiều được tỏa sáng!

Nhan sắc của Thúy Kiều được Nguyễn Du tái hiện:

“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoag hen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng như ” thu thủy”- nước mùa thu, “xuân sơn”- núi mùa xuân.

Vẫn lấy thiên nhiên như “hoa”, “liễu” làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của con người. Nhưng không tả chi tiết như Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả nàng Kiều theo lối điểm nhãn. Ngòi bút thiên tài chỉ tập trung vào đôi mắt và vẻ thanh tân,tươi thắm.

Đôi mắt nàng Kiều được ví như làn nước mùa thu long lanh, trong sáng. Ẩn dụ “làn thu thủy” vừa gợi tả vẻ đẹp nhan sắc vừa toát lên sự tinh anh, trí tuệ. Hơn thế nữa, Nguyễn Du miêu tả ngoại hình mà biểu đạt cả vẻ đẹp nội tâm. Vì, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, soi vào đôi mắt như nước hồ thu ấy, ta có thể thấy tâm hồn nàng trong trẻo, thanh sạch biết bao!

Đôi mắt đẹp lại ẩn dưới nét mày thanh nhẹ, tươi non như sắc núi mùa xuân thì càng thêm quyến rũ. Thúy Kiều đã vượt lên trên vẻ đẹp hoàn hoàn của Thúy Vân, để trở thành cái đẹp tuyệt đích, có một không hai! Dùng ý ở câu thơ chữ Hán: ” Nghiêng nước nghiêng thành”, Nguyễn Du nhấn mạnh hơn nữa sắc đẹp có sức mê hoặc làm thành nghiêng, nước đổ của nàng Kiều.

Tuy nhiên, với Thúy Vân, thiên nhiên “thua”, “nhường”. Còn trước nàng Kiều, thiên nhiên ” hờn”, “ghen”, đố kị:

“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Vẻ đẹp của nàng hoa phải ghen, nét thanh xuân của nàng liễu phải hờn.Chữ “hờn”, “ghen” trong phép tu từ nhân hóa mà Nguyễn Du sử dụng nhấn tả dung nhan của nàng Kiều, mặt khác thể hiện rõ sự đối kháng, không tương hợp với con người và thiên nhiên.” Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen nên nhan sắc của Thúy Kiều cũng dường như là một dự báo về cuộc đời nổi chìm, bất hạnh, giông bão.

Tả Thúy Vân, Nguyễn Du chủ yếu miêu tả về nhan sắc. Với Thúy Kiều “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”, Nguyễn Du dành một phần tả sắc, hai phần tả tài:

“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”

Trí tuệ của nàng Kiều là trời cho, thiên bẩm. “Thi họa đủ mùi ca ngâm” là làm thơ, vẽ tranh, đàn hát Thúy Kiều đều rất mực tài hoa. Trong đó, “ăn đứt” hơn hẳn người khác là tài đàn:

“Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

“Làu bậc ngũ âm” là sự điêu luyện trong kĩ thuật chơi đàn. Tiếng đàn của nàng Kiều không chỉ ngân lên những âm thanh huyền diệu mà còn nức nở nhiều cung bậc cảm xúc. Mỗi nốt nhạc rung lên là mỗi tiếng ai oán, não nùng, khổ đau, sầu thảm. Cung đàn ” bạc mệnh” Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim giàu trắc ẩn, đa cảm, đa sầu.

Như vậy, qua việc khắc họa chân dung nhân vật Thúy Kiều ta có thể thấy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp sắc- tài- tình. Cả sắc và tài của Kiều đều đạt đến độ tuyệt mĩ nhưng chính tài, sắc ấy đã ngầm dự báo một tương lai không yên ổn.Miêu tả ngoại hình, tài năng mà dự báo số phận, hé mở tâm hồn là đặc sắc của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply