Văn mẫu lớp 9 hay: thuyết minh cây dừa

Or you want a quick look:

Cây dừa – loài cây rất đặc trưng cho Việt Nam đặc biệt cho miền Tây Nam Bộ. Để giúp các em học sinh lớp 9 rèn luyện kỹ năng làm bài văn thuyết minh cũng như làm tốt bài văn thuyết minh cây dừa, chúng tôi sẽ tập hợp và giới thiệu những bài văn mẫu đặc sắc trong bài viết dưới đây.Thuyết minh về cây dừaGợi ý lập dàn ý thuyết minh cây dừaPhần mở bàiGiới thiệu về cây dừa – loại cây đặc trưng cho miền Tây sông nước Việt Nam đã đi vào thơ ca và gắn bó thủy chung son sắt với con người.Phần thân bàiNơi phân bố của dừa: Ở Việt Nam dừa phân bố chủ yếu ở miền Nam và đặc biệt nhiều nhất ở 2 tỉnh Bến Tre và Bình Định.Đặc điểm của cây dừa:Cấu tạo của cây dừa gồm thân dừa cao khỏe màu nâu với những đốt vằn trên cây; hoa dừa màu trắng, quả dừa màu xanh có nước ngọt thanh mát và cơm dừa bên trong.Quá trình sinh sống của dừa: Dừa sống được ở vùng đất khắc nghiệt, có khả năng chống chịu tốt ngay cả trong vùng đất khô cằn.Phân loại dừa: có rất nhiều loại dừa khác nhau như dừa xiêm, dừa nếp, dừa lửa, dừa bị, dừa sáp…Công dụng của dừa:Nước dừa dùng để uống, nấu chè, kho cá, kho thịt…Cùi dừa dùng để ăn, chế biến dầu dừa, làm mứt làm kẹo…Xơ dừa làm dây thừngThân dừa làm cầu bắc qua sôngLá dừa dùng để lợp mái nhàDừa có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của nhân dân taPhần kết bàiNêu cảm nghĩ về cây dừa Việt NamBài văn mẫu thuyết minh cây dừaNhững bài văn mẫu thuyết minh về cây dừaBài văn mẫu thuyết minh về cây dừa số 01“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió…”. Không biết tự bao giờ hình ảnh cây dừa đã đi vào văn thơ và nghệ thuật của người Việt Nam chân thật và mộc mạc như loài cây này vốn có. Dừa loài cây đặc biệt đại diện cho nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.Dừa là loài cây có sức sống mãnh liệt nên được trồng khá nhiều ở nước ta. Đặc biệt các tỉnh phía Nam như Bình Định và Bến Tre, dừa rất phổ biến. Không chỉ trồng dừa để cung cấp trong nước, sản lượng dừa xuất khẩu hàng năm ở nước ta cũng khá cao. Trong số đó phải kể đến xu hướng dùng hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ cây dừa đang rất được phương Tây ưa chuộng. Những chiếc giỏ xách, chén đĩa, bình tách… làm từ dừa vừa độc đáo lại thân thiện với môi trường.Thân cây dừa cao khỏe vươn lên trời thẳng tắp với màu nâu và những đốt vằn trên thân. Không giống như những loài cây khác, thân cây dừa rất đặc biệt nên việc leo để hái trái cũng đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm. Dừa có hoa màu trắng và rất nhiều người không biết điều này đâu nhé. Từ trên ngọn những chùm trái dừa mọc ra trĩu nặng lớn dần. Qủa dừa có phần vỏ, phần cùi màu trắng thơm ngọt và phần nước mát. Cùi dừa non sẽ rất mềm nhưng theo thời gian sẽ cứng hơn.Ở Việt Nam có rất nhiều loại dừa khác nhau. Dừa xiêm quả nhỏ màu xanh có nước rất ngọt và hay được dùng để uống giải khát. Dừa nếp trái nhỏ thon dài với cùi dày và ngọt. Dừa lửa có màu vỏ đỏ khá đặc trưng, nước của dừa lửa ngọt đậm đà hơn dừa xiêm. Dừa bị quả to nên lượng nước trong quả cũng nhiều nhưng lại không được ngọt bằng các loại dừa khác. Còn đặc biệt nhất cũng đắt đỏ nhất có lẽ là dừa sáp. Một quả dừa sáp có giá lên đến vài trăm nghìn, bởi cơm dừa dày và béo ngậy. Dừa sáp được dùng để chế biến sinh tố dừa vừa thơm ngon lại  bổ dưỡng. Mỗi loại dừa có đặc điểm khác nhau, hương vị khác nhau nhưng có lẽ dừa được trồng ở Bình Định hay Bến Tre vẫn thơm ngon hơn cả. Một phần do thổ nhưỡng và khí hậu vùng đất này cho ra những trái dừa có chất lượng nước tốt hơn, ngon hơn.Dừa đem lại rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Nước dừa giàu khoáng chất không chỉ là một thức uống giải khát bổ dưỡng, bổ sung năng lượng mà còn giúp các món cá kho, thịt kho của mẹ thêm ngon, thêm đậm đà. Cùi dừa dùng để ăn trực tiếp và cũng dùng để chế biến nhiều món ăn ngon đặc biệt mứt dừa hay kẹo dừa trở thành đặc sản của Bến Tre, không thể thiếu trong mỗi dịp tết của người Việt Nam. Cùi dừa còn được dùng chế biến dầu dừa chăm sóc sắc đẹp, dưỡng da dưỡng tóc và còn chữa bỏng, chữa sẹo hiệu quả. Ngay cả xơ dừa cũng được tận dụng làm dây thừng, thân dừa làm cột nhà hoặc làm cầu bắc qua sông, lá dừa dùng để lợp mái nhà… Như vậy bất cứ bộ phận nào của cây dừa cũng đem lại giá trị sử dụng cho cuộc sống con người.Rất nhiều sản phẩm được sản xuất từ dừa đã tạo nên thương hiệu của Việt Nam trên toàn thế giới như mứt dừa, thạch dừa. Thạch dừa thanh mát, dai giòn và thơm chẳng những cung cấp chất xơ cho cơ thể mà còn cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường quá trình bài tiết, trao đổi chất. Đặc biệt hiện nay hàng trăm mặt hàng gia dụng từ dừa như giỏ đựng hoa, giỏ đựng quả, rổ rá, bình hoa, tách chén đĩa, đồ dùng khác từ dừa rất nhiều đã vượt qua biên giới xuất khẩu sang các quốc gia châu Âu.Từ đó, dừa không chỉ trở thành một loại cây đại diện cho tinh thần, ý chí bất khuất của người dân Việt Nam mà còn đem lại giá trị kinh tế to lớn, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt rộng rãi hơn trên trường quốc tế.Bài văn mẫu thuyết minh về cây dừa số 02Dừa là một loại cây quen thuộc ở nước ta. Dừa được biết đến không chỉ là cây ăn quả mà còn được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Từ rất lâu, loài cây này đã gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam và trở thành biểu tượng cho những con người chân chất, mộc mạc nhưng kiên cường, bất khuất.Đi khắp mọi miền Việt Nam, bạn sẽ thấy đâu đâu cũng có dừa, nhưng có lẽ dừa tập trung nhiều nhất ở 2 tỉnh Bình Định và Bến Tre. Hiện nay có 2 loại: dừa cao và dừa lùn. Dừa cao trồng để lấy trái còn dừa lùn trồng chỉ để làm cảnh mà thôi. Trong giống dừa cao cũng được chia thành nhiều loại khác nhau từ dừa bị, dừa xiêm, dừa nếp, dừa lửa, dừa sáp, dừa dứa… Người thích uống nước dừa ngọt mát sẽ chọn dừa xiêm, người thích thưởng thức những ly sinh tố dừa hảo hạng sẽ chọn dừa lửa, người muốn dùng cùi dừa để làm mứt, làm bánh sẽ chọn dừa bị, dừa nếp…Một cây dừa trưởng thành có thể có chiều cao lên đến hơn 20 m với đầy đủ các bộ phận gồm: thân, lá, hoa, buồng và trái. Thân dừa hình trụ vươn thẳng lên trời có những đốt nhỏ và màu nâu sậm. Lá dừa to như cánh cửa với 1 xương sống cứng ở giữa và nhiều nhánh lá nhỏ mọc ra từ xương sống ấy. Lá dừa màu xanh và sẽ ngả dần về màu nâu khi lá già. Ngoài ra, dừa còn có hoa màu trắng. Khi dừa ra hoa đủ ngày đủ tháng sẽ kết trái. Những trái dừa màu xanh khi còn nhỏ gần như chỉ có lớp vỏ dày bên ngoài sau đó lớn dần lên và rỗng bên trong tạo không gian chứa nước. Một buồng trái dừa có rất nhiều quả chen chúc nhau và 1 cây dừa cũng có rất nhiều buồng dừa. Một buồng dừa sai quả có thể lên đến hơn 20 trái lớn nhỏ.Qủa dừa dùng để lấy nước uống – thứ nước giải khát rất tốt cho sức khỏe do có chứa nhiều khoáng chất. Cùi dừa không chỉ dùng để ăn mà còn dùng để chế biến rất nhiều món ăn như dùng kho thịt, dùng làm bánh, làm chè, làm dừa khô, kẹo dừa… Đặc biệt, món kẹo dừa Bến Tre đã trở thành thương hiệu mà bất cứ ai đi du lịch ở đây cũng phải mua làm quà mang về. Dừa không phải chỉ sử dụng được quả mà còn sử dụng được rất nhiều bộ phận khác nhau. Gần như bộ phận nào của cây dừa cũng đều có giá trị sử dụng cả. Lá dừa dùng để lợp mái nhà, làm cổng trong các ngày cưới, lễ vu quy của đôi uyên ương hạnh phúc hay lá dừa dùng để chế tạo những món đồ thủ công đẹp mắt. Bông dừa tươi có giá trị trang trí, đọt dừa non chế biến nhiều món ăn ngon như làm gỏi, xào, lăn bột chiên. Riêng thân cây dừa khi chặt xuống dùng để làm cầu bắc qua sông hoặc dùng làm cột nhà vững chắc. Một món đặc sản của Việt Nam và vô cùng bổ dưỡng cũng được lây ra từ trong thân cây dừa chính là món đuông dừa. Mặc dù không phải ai cũng có đủ dũng khí ăn món đuông dừa lội nước mắm, nhưng món đuông dừa nướng đảm bảo sẽ chinh phục bất cứ ai thưởng thức.Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Lá dừa có thể dùng để lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời.Mặc dù bất cứ bộ phận nào trên cây dừa cũng đều sử dụng vào các mục đích khác nhau nhưng có lẽ giá trị nhất trên cây dừa vẫn là trái của nó. Ngoài những công dụng kể trên, hiện nay người ta còn sử dụng cùi dừa để ép lấy dầu dừa. Dầu dừa không chỉ được ứng dụng trong làm đẹp, chăm sóc da chăm sóc tóc mà còn dùng để chữa bệnh đặc biệt những bệnh ngoài da hay làm xà phòng. Đối với trẻ em, dầu dừa chính là nguyên liệu trị nứt nẻ hiệu quả và rất an toàn, lành tính.Như vậy, cây dừa không chỉ có giá trị làm đẹp, làm cảnh mà còn giúp ích rất nhiều trong đời sống con người. Không những thế, từ lâu cây dừa còn trở thành một biểu tượng, một nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của con người Việt Nam. Có lẽ vì thế cây dừa đi vào thơ ca vào các bức tranh đầy màu sắc, đầy ý nghĩa và rất đẹp.Trên đây là những bài văn mẫu thuyết minh về cây dừa. Chúc các em học tốt môn văn hơn nhé!Bài viết liên quan :

See more articles in the category: Giáo dục
READ  10 cách cân bằng phương trình hóa học oxy hóa khử chính xác 100%

Leave a Reply