Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng (5 Mẫu)

Or you want a quick look: Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng – Mẫu 1

Viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng là tài liệu hữu ích, gồm 5 đoạn văn 200 chữ hay nhất, giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức, củng cố kỹ năng viết đoạn văn nghị luận ngày một hay hơn.

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Vậy sau đây là 5 đoạn văn nghị 200 chữ về lòng tự trọng, mời các bạn cùng theo dõi.

Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng – Mẫu 1

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắn và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.

Xem thêm: Nghị luận xã hội về lòng tự trọng

Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng – Mẫu 2

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,… Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng – Mẫu 3

Tự trọng là một đức tính tốt đẹp của con người trong xã hội ngày nay. Hiểu một cách đơn giản lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có. Đó cũng là cách để ta bảo vệ lòng tự trọng của chính mình.

READ  Cách sử dụng công cụ Online MP3 Cutter để cắt nhạc trực tuyến | Vuidulich.vn

Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng – Mẫu 4

Nếu “Tự phụ” là một trong những thói xấu của người đời thì “Tự trọng” lại là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Bởi ‘’tự trọng’’ là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã đặt danh dự lên hàng đầu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng’’. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là “tự trọng”. Tóm lại, “tự trọng” là một đức tính đáng quý và nghiễm nhiên người có tính tự trọng sẽ được mọi người yêu mến và nể trọng. Song, cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng – nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính.

Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng – Mẫu 5

Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này. Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thù cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem xét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được. Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thế, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

READ  Lời nguyền &aposca sĩ một bài hit&apos trở lại Vpop, ai có nguy cơ nhất? - Nhạc Việt - vuidulich.vn

Viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng là tài liệu hữu ích, gồm 5 đoạn văn 200 chữ hay nhất, giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức, củng cố kỹ năng viết đoạn văn nghị luận ngày một hay hơn.

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Vậy sau đây là 5 đoạn văn nghị 200 chữ về lòng tự trọng, mời các bạn cùng theo dõi.

Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng – Mẫu 1

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắn và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.

Xem thêm: Nghị luận xã hội về lòng tự trọng

Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng – Mẫu 2

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,… Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng – Mẫu 3

Tự trọng là một đức tính tốt đẹp của con người trong xã hội ngày nay. Hiểu một cách đơn giản lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có. Đó cũng là cách để ta bảo vệ lòng tự trọng của chính mình.

READ  Garena tặng Giftcode Liên Quân Mobile nhân dịp Việt Nam chiến thắng ở vòng loại World Cup 2022 | Vuidulich.vn

Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng – Mẫu 4

Nếu “Tự phụ” là một trong những thói xấu của người đời thì “Tự trọng” lại là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Bởi ‘’tự trọng’’ là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã đặt danh dự lên hàng đầu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng’’. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là “tự trọng”. Tóm lại, “tự trọng” là một đức tính đáng quý và nghiễm nhiên người có tính tự trọng sẽ được mọi người yêu mến và nể trọng. Song, cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng – nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính.

Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng – Mẫu 5

Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này. Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thù cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem xét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được. Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thế, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply