Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp kết bài về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập (34 mẫu)

Or you want a quick look: Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn Độc lập là một trong những áng văn bất hủ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe.

Trong bài viết dưới đây Mobitool giới thiệu đến các bạn lớp 12 tài liệu Tổng hợp kết bài về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. Tài liệu bao gồm 34 mẫu kết bài hay về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập với các dạng đề như: phân tích tác phẩm, phân tích đoạn đầu, phân tích đoạn kết bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số dạng bài văn mẫu khác tại chuyên mục Văn 12. Chúc các bạn học tốt.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1

Như vậy, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh không chỉ là áng văn chính luận xuất sắc với luận điểm sắc sảo, luận cứ thuyết phục mà còn là văn kiện lịch sử quan trọng, là bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khẳng định nền độc lập của dân tộc sau hơn 80 năm giời nô lệ, mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do và tự chủ.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2

Phần cuối của bản tuyên ngôn là lời tuyên bố. Lời tuyên bố này là với Pháp, với Đồng minh, với nhân dân Việt Nam và Thế giới. Đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững độc lập tự do của nhân dân ta: “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Cũng giống như “Bình ngô đại cáo” và “Nam quốc sơn hà”, bản “Tuyên ngôn độc lập” là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 3

Đây là bản Tuyên ngôn độc tập lần đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới, đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa châu Á. Mặt khác, bản Tuyên ngôn coi là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép và lôi cuốn ở lý lẽ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn mà sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 4

Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 5

Có thể nói rằng, “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa ngắn gọn, lập luận sắc bén, dẫn chứng xác thực kết tinh tài năng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để rồi, Tuyên ngôn độc lập được coi là “áng thiên cổ hùng văn”.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 6

Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kế thừa được những chân lí của lịch sử dân tộc và thế giới vừa mang tính thời đại. Bản tuyên ngôn còn đồng thời mang tính tính lịch sử và mang tính văn chương. Bởi thế nó mãi mãi là áng văn bất hủ, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam yêu nước.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 7

Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 8

Tuyên ngôn độc lập là một văn bản lịch sử chính trị to lớn tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ra, mở ra một kỉ nguyên mới, độc lập tự do cho dân tộc. Có thể coi đây là “bài thơ thần” của thời đại mới. Song đây cũng là bản tuyên ngôn chính luận hiện đại có giá trị đặc sắc thể hiện cảm hứng nhân đạo: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và cảm hứng yêu nước, nhân văn thể hiện một tầm tư tưởng lớn – Hồ Chí Minh.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 9

“Tài nghệ ở đây là dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được và đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn, đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì nhân quyền của dân tộc và của nhân loại”.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 10

Tóm lại, với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép cùng những dẫn chứng thuyết phục, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố, đánh dấu một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, qua đó cũng giúp chúng ta hiểu vì sao bản “Tuyên ngôn độc lập” lại được xem là “áng văn chính luận mẫu mực của mọi thời đại”.

Kết bài phân tích đoạn đầu bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích đoạn đầu – Mẫu 1

Chỉ bằng đoạn văn ngắn mở đầu, Tuyên ngôn Độc lập đã đưa ra căn cứ, lý lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trình dẫn dắt tới căn cứ, lập luận này hết sức chính xác, chặt chẽ. Vậy là ngay từ phần mở đầu của “Tuyên ngôn Độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng tỏ tài năng lập luận bậc thầy, sự sâu sắc trong tư tưởng, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn tạo nên sức mạnh luận chiến bất ngờ và sức hấp dẫn kỳ lạ của đoạn văn.

READ  Cách bật tính năng tìm quanh đây Zalo để tìm bạn trên Zalo đơn giản nhất

Kết bài phân tích đoạn đầu – Mẫu 2

Đoạn mở đầu của “Tuyên ngôn Độc lập” được viết rất khéo và đắt, vừa kiên quyết khẳng định quyền tự do của Việt Nam, vừa khéo léo lên án, chỉ trích chủ nghĩa thực dân bất công, vô lý. Không chỉ mang tầm lịch sử đối với lãnh thổ Việt Nam, đây cũng là một tác phẩm có ý nghĩa quốc tế, là động lực đứng lên kháng chiến cho nhiều quốc gia khác. Về mặt nghệ thuật, “Tuyên ngôn Độc lập” là hình mẫu chuẩn mực về văn nghị luận với những lớp lang, lý lẽ rõ ràng, đặc biệt là đoạn mở đầu đầy tính thuyết phục, mang tầm thời đại.

Kết bài phân tích đoạn đầu – Mẫu 3

Như vậy, đoạn mở đầu của bản Tuyên ngôn đã thể hiện được tài năng lập luận tài tình của Hồ Chí Minh. Người đã đưa ra một cơ sở pháp lý mà không bất kì quốc gia nào có thể chối cãi được.

Kết bài phân tích đoạn đầu – Mẫu 4

Qua phân tích trên có thể thấy đoạn mở đầu hết sức ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Hai câu trích dẫn bổ sung cho nhau – một lời lập luận sáng tạo đầy chất trí tuệ. Lời khẳng định đanh thép: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” đã làm nổi bật lên luân lí chính trị sâu sắc: quyền được sống, quyền được tự do dân tộc Việt Nam. Đó là những quyền lợi mà không bất kì quốc gia nào có thể xâm phạm được. Tóm lại, phần mở đầu của bản tuyên ngôn đã làm đúng nhiệm vụ xác định cơ sở pháp lý vững chắc cho nền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Kết bài phân tích đoạn đầu – Mẫu 5

Qua phần mở đầu “Tuyên ngôn Độc lập”, ta còn thấy văn phong đặc sắc của Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, thấm thía, rung động lòng người, “Tuyên ngôn Độc lập” là “lời Non Nước” cao cả và thiêng liêng.

Kết bài phân tích cơ sở thực tế bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích cơ sở thực tế – Mẫu 1

Với giọng điệu hùng hồn, đanh thép cùng những bằng chứng xác thực và cách lập luận chặt chẽ, cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn nói riêng và toàn bộ bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh nói chung đã khẳng định nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự do. Đồng thời tác phẩm này cũng thể hiện phong cách chính luận của Người một cách rõ rệt.

Kết bài phân tích cơ sở thực tế – Mẫu 2

Việc nêu những cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn làm cơ sở cho lời tuyên ngôn độc lập là một công việc khó khăn nhất, rất khó để làm được một cách khôn khéo, thuyết phục nhưng Hồ Chí Minh đã xử lý một cách khéo léo bằng những lập luận trí tuệ, sắc sảo, đầy sức thuyết phục. Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn đã chứng minh “Tuyên ngôn độc lập” là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện được tài năng của người con ưu tú của dân tộc Việt Nam – chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Kết bài phân tích đoạn kết của bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 1

Như vậy, bằng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ đanh thép, chủ tịch Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tuyên bố nền độc lập, tự chủ trong niềm tự hào, đồng thời khẳng định sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc trong việc bảo vệ, duy trì nền độc lập ấy.

Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 2

“Tuyên ngôn Độc lập” xứng đáng là một áng “thiên cổ hùng văn”. Nó đã kế tục truyền thống vinh quang của “Nam quốc sơn của hà”, “Bình Ngô đại cáo”. Nó là lời Non Nước cao cả và thiêng liêng, thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, biểu lộ ý chí và sức mạnh Việt Nam. Đọc đoạn văn cuối bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta càng thấm thìa tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta đã giành được bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ.

Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 3

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, là văn kiện chính trị lớn tổng kết cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc, chứa đựng nhiều chân lí lớn, sức thuyết phục cao, ngắn gọn mà lời lẽ hết sức giản dị. Đoạn kết của bản tuyên ngôn đã khẳng định lại Việt Nam là một nước độc lập và “toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Kết bài phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích giá trị lịch sử – Mẫu 1

Tuyên ngôn độc lập có giá trị lịch sử to lớn. Tác giả chỉ rõ một cục diện chính trị mới: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Từ nô lệ, nhân dân ta đã giành được độc lập: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”. Một chế độ mới, một nhà nước mới ra đời: “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.

Kết bài phân tích giá trị lịch sử – Mẫu 2

Một dân tộc phải chịu biết bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo. Một dân tộc đã anh dũng chiến đấu cho độc lập, tự do. Một dân tộc luôn nêu cao lá cờ bác ái, nhân đạo, “Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” Lời khẳng định hùng hồn như một chân lí bất di bất dịch. Theo Chế Lan Viên: “Hai lần nhấn mạnh chữ “gan góc”, bốn lần nhấn mạnh chữ “dân tộc” và hai câu gần như lặp lại theo mẫu “dân tộc đó phải được…” mang sức nặng như những nhát dao chém đá”.

Kết bài phân tích giá trị lịch sử – Mẫu 3

Tóm lại, với “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, tác phẩm là một áng văn bất hủ, là một văn kiện lịch sử trọng đại, một áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện một tư tưởng lớn, tình cảm lớn, quyết tâm lớn.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 1

ằng những lập luận sắc bén, dẫn chứng chân thực giàu sức thuyết phục, cùng với đó là giọng điệu, ngôn ngữ biến đổi linh hoạt, Hồ Chí Minh đã mang đến bản tuyên ngôn bừng bừng khí thế dân tộc. Bản tuyên ngôn đã mở ra một trang sử mới, vẻ vang, khi dân ta được làm chủ được nắm quyền. Đồng thời bản tuyên ngôn cũng cho thấy nghệ thuật lập luận bậc thầy của Người.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 2

Tuyên Ngôn độc lập cũng xứng đáng được coi là áng “thiên cổ hùng văn”, áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. Bản tuyên ngôn đã khai mở một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta, kỉ nguyên độc lập tự chủ. Đồng thời nó cũng cho thấy tài năng chính luận bậc thầy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 3

Từ những giá trị trên, chúng ta nhận thức sâu sắc ý nghĩa lớn lao của bản Tuyên ngôn độc lập trên phương diện lịch sử, văn hóa cũng như chính trị và hơn hết là sự khẳng định chủ quyền dân tộc. Từ cách lập luận vô cùng sắc sảo, thuyết phục, rõ ràng của Người, Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực, vô tiền khoáng hậu.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 4

Tóm lại, Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một tư duy nhạy bén, tầm văn hóa sâu rộng và trên hết là tình thần yêu dân, yêu nước nồng nàn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận – một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 5

Có thể nói bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 được coi là một áng thiên cổ hùng văn. Nó xóa bỏ đi dư tàn của chế độ thực dân mở ra một kỉ nguyên mới cho con người dân tộc Việt Nam. Bằng lý luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực ngôn từ chân thực đến mức nghiệt ngã Hồ Chí Minh xứng đáng là một bậc thầy của chính luận. Áng văn của Người sẽ mãi mãi là một bản mẫu hoàn chỉnh để con cháu ngàn đời noi theo.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 6

“Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh không những là văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực, tiếp nối những áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ. Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay chính là sự phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự do đã được khẳng định từ trong bản Tuyên ngôn ấy.Với những phẩm chất tiêu biểu của áng văn chính luận nêu trên, “Tuyên ngôn độc lập” là bản án đanh thép chống bạo tàn, có giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận – một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 7

Có thể nói với cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm, giọng văn linh hoạt, đa giọng điệu khi mãnh liệt hùng hồn, khi trang nghiêm tha thiết “Tuyên ngôn Độc lập” của Bác đã trở thành một áng văn chính luận mẫu mực nổi tiếng. Tiếp nối truyền thống của “Nam quốc sơn hà” và “Bình Ngô đại cáo”, “Tuyên ngôn Độc lập” không những đánh một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp cầm bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn trong cả lịch sử dân tộc Việt Nam. Qua đó, ta càng tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta phải đánh đổi bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ.

Kết bài chứng minh sức hấp dẫn và thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài chứng minh sức hấp dẫn và thuyết phục – Mẫu 1

“Tuyên ngôn độc lập” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn nghị luận Hồ Chí Minh, cách lập luận kết hợp giữa lí lẽ sắc sảo và chứng cứ xác đáng đã mang lại giá trị thuyết phục cao cho văn bản. Bên cạnh đó việc sử dụng ngôn từ mang màu sắc chính trị đã thể hiện rõ lập trường tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, các từ ngữ giàu biểu cảm thể hiện lòng yêu nước thương dân sâu sắc, việc tác giả kết hợp giữa lí trí và tình cảm đã tạo nên sức hấp dẫn của văn bản chính luận này.

READ  Bài thơ về Tết Trung thu cho trẻ mầm non hay nhất

Kết bài chứng minh sức hấp dẫn và thuyết phục – Mẫu 2

Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có thể gọi là bản “hùng văn”. Sức hấp dẫn và thuyết phục của văn bản đồng thời cũng tạo nên sức sống vĩnh hằng cho văn bản. Hơn thế, đằng sau những lập luận chặt chẽ, bằng chứng thuyết phục tình cảm nồng hậu của người viết ta nhận ra một tư tưởng chính trị, một tầm văn hoá lớn, nhận ra may mắn, hạnh phúc lớn lao của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam vì có một chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói lên: “Dân tộc Việt Nam đã sinh ra Người và Người đã làm rạng danh cho dân tộc Việt Nam”.

Kết bài chứng minh sức hấp dẫn và thuyết phục – Mẫu 3

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng Tuyên ngôn Độc lập vẫn là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn đồng thời là một tác phẩm chính luận xuất sắc mẫu mực. Tuyên ngôn Độc lập – mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi căn bản của đời sống dân tộc trong đó có văn học.

Kết bài chứng minh sức hấp dẫn và thuyết phục – Mẫu 4

Người ta gọi bài Bình Ngô đại cáo là “Thiên cổ hùng văn”. Cũng có thể nói như thế đối với bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất nhiên bản Tuyên Ngôn ra đời không còn ở thời kỳ văn học nguyên hợp, văn sử bất phân nữa để người viết đưa vào những hình tượng hào hùng, tầng tầng lớp lớp như bài Cáo của người xưa. Ngày nay, văn chính luận là văn chính luận. Tài nghệ ở đây là dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau những lý lẽ ấy là một tấm tư tưởng, tầm văn hoá lớn đã tổng kết được trong một bản Tuyên ngôn ngắn gọn, trong sáng, khúc triết, kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và của nhân loại. Chính Bác Hồ cũng đánh giá đây là thành công thứ ba khiến Người cảm thấy “sung sướng” trong cả cuộc đời viết văn, làm báo đầy kinh nghiệm của mình.

Tuyên ngôn Độc lập là một trong những áng văn bất hủ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe.

Trong bài viết dưới đây Mobitool giới thiệu đến các bạn lớp 12 tài liệu Tổng hợp kết bài về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. Tài liệu bao gồm 34 mẫu kết bài hay về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập với các dạng đề như: phân tích tác phẩm, phân tích đoạn đầu, phân tích đoạn kết bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số dạng bài văn mẫu khác tại chuyên mục Văn 12. Chúc các bạn học tốt.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1

Như vậy, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh không chỉ là áng văn chính luận xuất sắc với luận điểm sắc sảo, luận cứ thuyết phục mà còn là văn kiện lịch sử quan trọng, là bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khẳng định nền độc lập của dân tộc sau hơn 80 năm giời nô lệ, mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do và tự chủ.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2

Phần cuối của bản tuyên ngôn là lời tuyên bố. Lời tuyên bố này là với Pháp, với Đồng minh, với nhân dân Việt Nam và Thế giới. Đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững độc lập tự do của nhân dân ta: “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Cũng giống như “Bình ngô đại cáo” và “Nam quốc sơn hà”, bản “Tuyên ngôn độc lập” là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 3

Đây là bản Tuyên ngôn độc tập lần đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới, đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa châu Á. Mặt khác, bản Tuyên ngôn coi là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép và lôi cuốn ở lý lẽ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn mà sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 4

Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 5

Có thể nói rằng, “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa ngắn gọn, lập luận sắc bén, dẫn chứng xác thực kết tinh tài năng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để rồi, Tuyên ngôn độc lập được coi là “áng thiên cổ hùng văn”.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 6

Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kế thừa được những chân lí của lịch sử dân tộc và thế giới vừa mang tính thời đại. Bản tuyên ngôn còn đồng thời mang tính tính lịch sử và mang tính văn chương. Bởi thế nó mãi mãi là áng văn bất hủ, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam yêu nước.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 7

Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 8

Tuyên ngôn độc lập là một văn bản lịch sử chính trị to lớn tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ra, mở ra một kỉ nguyên mới, độc lập tự do cho dân tộc. Có thể coi đây là “bài thơ thần” của thời đại mới. Song đây cũng là bản tuyên ngôn chính luận hiện đại có giá trị đặc sắc thể hiện cảm hứng nhân đạo: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và cảm hứng yêu nước, nhân văn thể hiện một tầm tư tưởng lớn – Hồ Chí Minh.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 9

“Tài nghệ ở đây là dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được và đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn, đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì nhân quyền của dân tộc và của nhân loại”.

Kết bài phân tích bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 10

Tóm lại, với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép cùng những dẫn chứng thuyết phục, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố, đánh dấu một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, qua đó cũng giúp chúng ta hiểu vì sao bản “Tuyên ngôn độc lập” lại được xem là “áng văn chính luận mẫu mực của mọi thời đại”.

Kết bài phân tích đoạn đầu bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích đoạn đầu – Mẫu 1

Chỉ bằng đoạn văn ngắn mở đầu, Tuyên ngôn Độc lập đã đưa ra căn cứ, lý lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trình dẫn dắt tới căn cứ, lập luận này hết sức chính xác, chặt chẽ. Vậy là ngay từ phần mở đầu của “Tuyên ngôn Độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng tỏ tài năng lập luận bậc thầy, sự sâu sắc trong tư tưởng, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn tạo nên sức mạnh luận chiến bất ngờ và sức hấp dẫn kỳ lạ của đoạn văn.

Kết bài phân tích đoạn đầu – Mẫu 2

Đoạn mở đầu của “Tuyên ngôn Độc lập” được viết rất khéo và đắt, vừa kiên quyết khẳng định quyền tự do của Việt Nam, vừa khéo léo lên án, chỉ trích chủ nghĩa thực dân bất công, vô lý. Không chỉ mang tầm lịch sử đối với lãnh thổ Việt Nam, đây cũng là một tác phẩm có ý nghĩa quốc tế, là động lực đứng lên kháng chiến cho nhiều quốc gia khác. Về mặt nghệ thuật, “Tuyên ngôn Độc lập” là hình mẫu chuẩn mực về văn nghị luận với những lớp lang, lý lẽ rõ ràng, đặc biệt là đoạn mở đầu đầy tính thuyết phục, mang tầm thời đại.

Kết bài phân tích đoạn đầu – Mẫu 3

Như vậy, đoạn mở đầu của bản Tuyên ngôn đã thể hiện được tài năng lập luận tài tình của Hồ Chí Minh. Người đã đưa ra một cơ sở pháp lý mà không bất kì quốc gia nào có thể chối cãi được.

Kết bài phân tích đoạn đầu – Mẫu 4

Qua phân tích trên có thể thấy đoạn mở đầu hết sức ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Hai câu trích dẫn bổ sung cho nhau – một lời lập luận sáng tạo đầy chất trí tuệ. Lời khẳng định đanh thép: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” đã làm nổi bật lên luân lí chính trị sâu sắc: quyền được sống, quyền được tự do dân tộc Việt Nam. Đó là những quyền lợi mà không bất kì quốc gia nào có thể xâm phạm được. Tóm lại, phần mở đầu của bản tuyên ngôn đã làm đúng nhiệm vụ xác định cơ sở pháp lý vững chắc cho nền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Kết bài phân tích đoạn đầu – Mẫu 5

Qua phần mở đầu “Tuyên ngôn Độc lập”, ta còn thấy văn phong đặc sắc của Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, thấm thía, rung động lòng người, “Tuyên ngôn Độc lập” là “lời Non Nước” cao cả và thiêng liêng.

Kết bài phân tích cơ sở thực tế bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích cơ sở thực tế – Mẫu 1

Với giọng điệu hùng hồn, đanh thép cùng những bằng chứng xác thực và cách lập luận chặt chẽ, cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn nói riêng và toàn bộ bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh nói chung đã khẳng định nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự do. Đồng thời tác phẩm này cũng thể hiện phong cách chính luận của Người một cách rõ rệt.

READ  Vật lý 8 Bài 9: Áp suất khí quyển

Kết bài phân tích cơ sở thực tế – Mẫu 2

Việc nêu những cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn làm cơ sở cho lời tuyên ngôn độc lập là một công việc khó khăn nhất, rất khó để làm được một cách khôn khéo, thuyết phục nhưng Hồ Chí Minh đã xử lý một cách khéo léo bằng những lập luận trí tuệ, sắc sảo, đầy sức thuyết phục. Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn đã chứng minh “Tuyên ngôn độc lập” là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện được tài năng của người con ưu tú của dân tộc Việt Nam – chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Kết bài phân tích đoạn kết của bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 1

Như vậy, bằng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ đanh thép, chủ tịch Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tuyên bố nền độc lập, tự chủ trong niềm tự hào, đồng thời khẳng định sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc trong việc bảo vệ, duy trì nền độc lập ấy.

Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 2

“Tuyên ngôn Độc lập” xứng đáng là một áng “thiên cổ hùng văn”. Nó đã kế tục truyền thống vinh quang của “Nam quốc sơn của hà”, “Bình Ngô đại cáo”. Nó là lời Non Nước cao cả và thiêng liêng, thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, biểu lộ ý chí và sức mạnh Việt Nam. Đọc đoạn văn cuối bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta càng thấm thìa tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta đã giành được bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ.

Kết bài phân tích đoạn kết – Mẫu 3

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, là văn kiện chính trị lớn tổng kết cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc, chứa đựng nhiều chân lí lớn, sức thuyết phục cao, ngắn gọn mà lời lẽ hết sức giản dị. Đoạn kết của bản tuyên ngôn đã khẳng định lại Việt Nam là một nước độc lập và “toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Kết bài phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích giá trị lịch sử – Mẫu 1

Tuyên ngôn độc lập có giá trị lịch sử to lớn. Tác giả chỉ rõ một cục diện chính trị mới: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Từ nô lệ, nhân dân ta đã giành được độc lập: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”. Một chế độ mới, một nhà nước mới ra đời: “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.

Kết bài phân tích giá trị lịch sử – Mẫu 2

Một dân tộc phải chịu biết bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo. Một dân tộc đã anh dũng chiến đấu cho độc lập, tự do. Một dân tộc luôn nêu cao lá cờ bác ái, nhân đạo, “Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” Lời khẳng định hùng hồn như một chân lí bất di bất dịch. Theo Chế Lan Viên: “Hai lần nhấn mạnh chữ “gan góc”, bốn lần nhấn mạnh chữ “dân tộc” và hai câu gần như lặp lại theo mẫu “dân tộc đó phải được…” mang sức nặng như những nhát dao chém đá”.

Kết bài phân tích giá trị lịch sử – Mẫu 3

Tóm lại, với “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, tác phẩm là một áng văn bất hủ, là một văn kiện lịch sử trọng đại, một áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện một tư tưởng lớn, tình cảm lớn, quyết tâm lớn.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận Tuyên ngôn độc lập

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 1

ằng những lập luận sắc bén, dẫn chứng chân thực giàu sức thuyết phục, cùng với đó là giọng điệu, ngôn ngữ biến đổi linh hoạt, Hồ Chí Minh đã mang đến bản tuyên ngôn bừng bừng khí thế dân tộc. Bản tuyên ngôn đã mở ra một trang sử mới, vẻ vang, khi dân ta được làm chủ được nắm quyền. Đồng thời bản tuyên ngôn cũng cho thấy nghệ thuật lập luận bậc thầy của Người.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 2

Tuyên Ngôn độc lập cũng xứng đáng được coi là áng “thiên cổ hùng văn”, áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. Bản tuyên ngôn đã khai mở một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta, kỉ nguyên độc lập tự chủ. Đồng thời nó cũng cho thấy tài năng chính luận bậc thầy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 3

Từ những giá trị trên, chúng ta nhận thức sâu sắc ý nghĩa lớn lao của bản Tuyên ngôn độc lập trên phương diện lịch sử, văn hóa cũng như chính trị và hơn hết là sự khẳng định chủ quyền dân tộc. Từ cách lập luận vô cùng sắc sảo, thuyết phục, rõ ràng của Người, Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực, vô tiền khoáng hậu.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 4

Tóm lại, Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một tư duy nhạy bén, tầm văn hóa sâu rộng và trên hết là tình thần yêu dân, yêu nước nồng nàn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận – một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 5

Có thể nói bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 được coi là một áng thiên cổ hùng văn. Nó xóa bỏ đi dư tàn của chế độ thực dân mở ra một kỉ nguyên mới cho con người dân tộc Việt Nam. Bằng lý luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực ngôn từ chân thực đến mức nghiệt ngã Hồ Chí Minh xứng đáng là một bậc thầy của chính luận. Áng văn của Người sẽ mãi mãi là một bản mẫu hoàn chỉnh để con cháu ngàn đời noi theo.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 6

“Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh không những là văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực, tiếp nối những áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ. Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay chính là sự phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự do đã được khẳng định từ trong bản Tuyên ngôn ấy.Với những phẩm chất tiêu biểu của áng văn chính luận nêu trên, “Tuyên ngôn độc lập” là bản án đanh thép chống bạo tàn, có giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận – một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.

Kết bài phân tích nghệ thuật lập luận – Mẫu 7

Có thể nói với cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm, giọng văn linh hoạt, đa giọng điệu khi mãnh liệt hùng hồn, khi trang nghiêm tha thiết “Tuyên ngôn Độc lập” của Bác đã trở thành một áng văn chính luận mẫu mực nổi tiếng. Tiếp nối truyền thống của “Nam quốc sơn hà” và “Bình Ngô đại cáo”, “Tuyên ngôn Độc lập” không những đánh một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp cầm bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn trong cả lịch sử dân tộc Việt Nam. Qua đó, ta càng tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta phải đánh đổi bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ.

Kết bài chứng minh sức hấp dẫn và thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập

Kết bài chứng minh sức hấp dẫn và thuyết phục – Mẫu 1

“Tuyên ngôn độc lập” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn nghị luận Hồ Chí Minh, cách lập luận kết hợp giữa lí lẽ sắc sảo và chứng cứ xác đáng đã mang lại giá trị thuyết phục cao cho văn bản. Bên cạnh đó việc sử dụng ngôn từ mang màu sắc chính trị đã thể hiện rõ lập trường tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, các từ ngữ giàu biểu cảm thể hiện lòng yêu nước thương dân sâu sắc, việc tác giả kết hợp giữa lí trí và tình cảm đã tạo nên sức hấp dẫn của văn bản chính luận này.

Kết bài chứng minh sức hấp dẫn và thuyết phục – Mẫu 2

Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có thể gọi là bản “hùng văn”. Sức hấp dẫn và thuyết phục của văn bản đồng thời cũng tạo nên sức sống vĩnh hằng cho văn bản. Hơn thế, đằng sau những lập luận chặt chẽ, bằng chứng thuyết phục tình cảm nồng hậu của người viết ta nhận ra một tư tưởng chính trị, một tầm văn hoá lớn, nhận ra may mắn, hạnh phúc lớn lao của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam vì có một chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói lên: “Dân tộc Việt Nam đã sinh ra Người và Người đã làm rạng danh cho dân tộc Việt Nam”.

Kết bài chứng minh sức hấp dẫn và thuyết phục – Mẫu 3

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng Tuyên ngôn Độc lập vẫn là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn đồng thời là một tác phẩm chính luận xuất sắc mẫu mực. Tuyên ngôn Độc lập – mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi căn bản của đời sống dân tộc trong đó có văn học.

Kết bài chứng minh sức hấp dẫn và thuyết phục – Mẫu 4

Người ta gọi bài Bình Ngô đại cáo là “Thiên cổ hùng văn”. Cũng có thể nói như thế đối với bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất nhiên bản Tuyên Ngôn ra đời không còn ở thời kỳ văn học nguyên hợp, văn sử bất phân nữa để người viết đưa vào những hình tượng hào hùng, tầng tầng lớp lớp như bài Cáo của người xưa. Ngày nay, văn chính luận là văn chính luận. Tài nghệ ở đây là dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau những lý lẽ ấy là một tấm tư tưởng, tầm văn hoá lớn đã tổng kết được trong một bản Tuyên ngôn ngắn gọn, trong sáng, khúc triết, kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và của nhân loại. Chính Bác Hồ cũng đánh giá đây là thành công thứ ba khiến Người cảm thấy “sung sướng” trong cả cuộc đời viết văn, làm báo đầy kinh nghiệm của mình.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply