Văn mẫu lớp 12: Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân (25 mẫu + Sơ đồ tư duy)

Or you want a quick look: Tóm tắt Vợ nhặt đầy đủ nhất

Tóm tắt Vợ nhặt của Kim Lân gồm 25 mẫu tóm tắt ngắn gọn và chi tiết nhất, giúp các bạn học sinh nắm vững được những ý chính của tác phẩm. Qua đó các bạn thấy được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta năm 1945, đồng thời cảm nhận được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người nông dân, nổi bật là Tràng và người vợ nhặt.

Tài liệu bao gồm 25 mẫu tóm tắt tác phẩm Vợ Nhặt hay nhất và sơ đồ tư duy Vợ nhặt. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh có nhiều tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc quý thầy cô có những giờ giảng dạy hay, các bạn học sinh học tập tốt. Ngoài ra các bạn học sinh tham khảo thêm một số bài văn mẫu khác tại chuyên mục Văn 12.

Tóm tắt Vợ nhặt đầy đủ nhất

  • Tóm tắt Vợ nhặt siêu ngắn (3 Mẫu)
  • Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt ngắn gọn (11 Mẫu)
  • Tóm tắt truyện Vợ Nhặt đầy đủ nhất (11 Mẫu)
  • Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt bằng Sơ đồ tư duy

Tóm tắt Vợ nhặt siêu ngắn

Tóm tắt mẫu 1

Truyện xoay quanh tình huống nhặt được vợ của anh cu Tràng đầy hài hước nhưng cũng cay đắng và nghẹn ngào. Chỉ với dăm bát bánh đúc và mấy câu hò bông đùa mà một thanh niên nghèo khó đã được một người phụ nữ xa lạ theo không về nhà. Cuộc sống của anh Tràng cũng như Thị cùng nhau bước sang một trang mới, tuy còn gặp nhiều khó khăn, đến miếng ăn cái mặc hay sự chuẩn bị cho một đám cưới đều không được vẹn toàn, nhưng ta vẫn thấy sáng lên trong tác phẩm một tình người ấm áp.

Tóm tắt mẫu 2

Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng đưa vợ về nhà, người vợ hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ , người mẹ giàu tình thương người, xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.

Tóm tắt mẫu 3

Trong một buổi chiều tà xơ xác với cái đói, Tràng dắt người vợ nhặt về. Bọn trẻ con thấy thế lớn tiếng trêu “chông vợ hài”. Thị e thẹn đi theo sau Tràng, từ một người đàn bà kém duyên, đanh đá, nay Thị đã biết e thẹn, ngại ngùng khi đi theo Tràng về làm vợ. Thị theo Tràng về nhà chỉ sau hai lần gặp gỡ, hoàn cảnh của truyện thật éo le cho thấy cái đói đã khiến số phận con người trở nên rẻ rúm hơn bao giờ hết. Khi theo Tràng về nhà, Thị gặp bà cụ Tứ và cùng mẹ dọn dẹp, quét tước sân vườn. Chính nhờ tình yêu thương con người trong lúc khó khăn của hai mẹ con Tràng đã cưu mạng Thị, khiến cho thị vừa được yêu thương, vừa có một mái ấm hạnh phúc.

Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt ngắn gọn

Tóm tắt mẫu 1

Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước, người chết như rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Tràng là chàng trai xấu xí thô kệch, ế vợ, Tràng sống ở xóm ngụ cư. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng không nổi bàng hoàng ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm” đón nàng dâu mới, họ chỉ với một bữa cháo kèm theo là nồi cháo cám bà cụ tứ dành cho nàng dâu nhân bữa cơm đón nàng dâu mới với tấm lòng độ lượng, bao dung. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.

Xem thêm: Phân tích Vợ nhặt

Tóm tắt mẫu 2

Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một ngày kia, trong buổi chiều, trong không khí thê thảm, ảm đạm vì đói, Tràng dẫn về một người phụ nữ. Đó là vợ anh – người vợ nhặt. Tràng đã bắt gặp vợ tương lai của mình đang cảnh đói rách, mời ăn bốn bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui. Bà mẹ già của Tràng đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong mối đau đớn và thương cảm. Tràng cảm thấy con người mình đổi khác. Từ chút đùa đến thoáng lo, bây giờ Tràng thấy niềm vui thành người có trách nhiệm, dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng qua đi trong không khí khét lẹt mùi chết chóc và tiếng hờ khóc ai oán. Bà mẹ nghèo đãi hai con ít cháo và nồi chè đặc biệt. Miếng cám chát, nghẹn cổ nhưng Tràng vẫn cùng vợ hướng về một cuộc sống đổi khác. Trong óc anh hiện ra đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ bay phấp phới.

Tóm tắt mẫu 3

Giữa lúc xóm ngụ cư xơ xác, tiêu điều trong nạn đói đầu năm 1945, vào một buổi chiều tà, Tràng- một người nông dân nghèo, luống tuổi, thô kệch, lại dở hơi- dẫn một người phụ nữ về nhà. Vì đang lâm cảnh ngộ đói rách cùng đường nên chỉ qua vài lần gặp gỡ với một vài câu nói đùa, rồi cắm đầu ăn một chặp hết bốn bát bánh đúc do Tràng “chiêu đãi”, người phụ nữ này ưng thuận theo không anh về nhà. Mẹ Tràng (bà cụ Tứ) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới. Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lói. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám. Qua lời kể của người vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.

Tóm tắt mẫu 4

Tràng là chàng trai xấu xí sống với mẹ ở xóm ngụ cư. Giữa nạn đói khủng khiếp, anh phải làm nghề kéo xe thóc thuê lên tỉnh để lấy tiền trang trải qua ngày. Ở đây, qua vài câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc, anh với cô thị đanh đá chỏng lỏn đã trở thành vợ chồng với nhau mà không cưới hỏi hay yêu đương gì. Cô thị theo không anh về làm vợ, trên đường về khác với vẻ đanh đá thường thấy, khi bị trêu, cô thị tỏ ra ngượng ngùng. Về đến nhà, cô khép nép khác thường. Khi bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng về đến nhà, bà vừa ngạc nhiên, sững sờ vì có người gọi mình là mẹ; vừa đau buồn, tủi hổ, xót thương vì con mình lấy vợ đúng lúc khó khăn nhất không biết có qua nổi giai đoạn này không và người ta lấy con mình vì cái đói, cái khổ. Gạt đi những giọt nước mắt đau buồn, bà động viên các con yêu thương nhau và lạc quan hơn trong cuộc sống. Cuộc sống từ khi có nàng dâu thay đổi hoàn toàn, sự bừa bộn của căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, tươm tất. Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng của cô thị chỉ vỏn vẹn là rau chuối và cám lợn, mọi người ăn trong nghẹn ngào, không ai nói với ai câu nào. Cô thị kể những mẩu chuyện người đi phá kho thóc Nhật cho anh Tràng và bà cụ Tứ, tưởng chừng chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng nó lại là chìa khóa, mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai hứa hẹn sẽ tốt đẹp và no đủ hơn hiện tại.

Xem thêm: Phân tích giá trị nhân đạo Vợ Nhặt

Tóm tắt mẫu 5

Người chết như ngả dạ, người sống dật dờ như những bóng ma trong cái nạn đói khủng khiếp năm 1945. Anh cu Tràng – nhân vật chính của truyện hiện lên với hình ảnh “xấu xí thô kệch”, lại ế vợ và là người dân trong xóm ngụ cư. Tràng gặp thị – một người đàn bà đỏng đánh, kém duyên. Nhờ lòng thương người, Tràng đãi thị ăn một chặp bốn cái bánh đúc. Thị theo Tràng về nhà làm vợ, gặp bà cụ Tứ – mẹ của Tràng. Bà cụ Tứ tuy rất ngạc nhiên khi Tràng dắt vợ về nhưng bà cũng thấu hiểu và thấy thương cho người con gái ấy. Khi về làm vợ Tràng, thị đã thay đổi, trở thành một người biết chăm lo cho gia đình chứ không còn đỏng đảnh như trước kia. Anh cu Tràng cũng thay đổi, anh thấy lo cho tương lai sau này và có những suy nghĩ sâu xa hơn về cuộc sống. Ba mẹ con Tràng, Thị và bà cụ Tứ cùng nhau ăn nồi cháo cám rất vui vẻ, còn gọi đùa rằng đó là chè khoán. Trong lúc trò chuyện, thị có nhắc tới chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật, lúc này trong óc Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

Tóm tắt mẫu 6

Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân trích trong tập Con chó xấu xí. Chuyện kể về số phận của một chàng trai với cái tên là Tràng. Trong thời buổi nạn đói hoành hành của những năm 1945 đã làm hơn 2 triệu người chết, đâu đâu cũng là sự chết chóc mà chàng trai tên là Tràng lại cưới vợ (hay nói đúng hơn là nhặt được vợ). Tràng được tác giả miêu tả là một anh chàng rất xấu trai, ăn nói cộc lốc, thô kệch, ấy thế mà lại lấy được vợ. Khi nghe tin anh Tràng cưới vợ thì cả xóm nơi Tràng ở đều ngạc nhiên và lo lắng cho anh, đặc biệt là mẹ của anh mà mọi người gọi bà là bà cụ Tứ lúc vui lúc buồn không biết tại sao? Khi con trai của bà cưới vợ mà bà chẳng có gì hơn ngoài lời chúc đến vợ chồng anh là hãy sống tốt. Bữa cơm ăn mừng cho sự xuất hiện của nàng dâu mới, bà cụ kể toàn những chuyện vui, bà hi vọng rằng tương lai của hai đứa con mình sẽ tươi sáng, “nồi chè khoán” do chính tay bà nấu tuy chát đắng nhưng thể hiện được sự quan tâm của bà tới hạnh phúc của con. Đang trong cuộc vui của gia đình mừng nàng dâu mới thì có tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong đầu Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Nam bay phất phới cùng nhiều người đi cướp kho thóc của giặc để chia cho dân nghèo. Đó là tinh thần đoàn kết của người dân cùng khổ trong chiến tranh và họ vẫn luôn hi vọng rằng sẽ có một tương lai tươi sáng hơn đang chờ đón họ phía trước.

Tóm tắt mẫu 7

Câu chuyện kể về những năm 1945 khi nạn đói khủng khiếp đang hoành hành. Những con người thiếu ăn sống vật vờ và chết đói. Hoàn cảnh bi đát như vậy nhưng Tràng chàng trai bề ngoài xấu xí đã có vợ, họ gặp nhau đều là những người cùng chung cảnh ngộ. Ai nấy đều bất ngờ trong khi mẹ Tràng (bà cụ Tứ) đón nhận người con dâu tâm trạng vừa mừng, vừa lo âu nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo con mình. Bà cầu chúc và hi vọng hai đứa sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngày hôm sau bà cụ Tứ và cô dâu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Tràng thấy vậy càng hiểu mình phải có trách nhiệm với nhà và với người vợ mới. Bà cụ Tứ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám, tuy đơn sơ nhưng lại vô cùng vui vẻ, ấm áp. Tiếng trống dồn dập vang lên và trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh người dân bị đói đang kéo nhau đi phá kho thóc Nhật chia cho người nghèo, phía trước đó là lá cờ đỏ bay phấp phới trong gió.

Tóm tắt mẫu 8

Tràng nhân vật xuất hiện trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi nạn đói xuất hiện, anh sống cùng mẹ già và phải kiếm ăn qua ngày. Tuy xấu xí, thô kệch nhưng hiền lành tốt bụng, trong một lần kéo xe Tràng giúp đỡ cô gái và cô gái này tình nguyện theo Tràng về nhà làm vợ. Sự việc Tràng có vợ khiến cả xóm xôn xao, người mẹ vui mừng nhưng cũng đầy lo âu. Còn Tràng lúc đầu đắn đo nhưng sau đó cũng mặc kệ, lúc này khao khát hạnh phúc trong anh còn lớn hơn nỗi sợ về đói khát. Bữa ăn đầu tiên của gia đình đó là nồi cháo cám đắng ngắt, bà kể chuyện vui cho hai vợ chồng và mong rằng con mình sẽ có tương lai tốt đẹp hơn. Đối với Tràng anh cảm thấy sự mới mẻ, khác lạ và ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với gia đình. Tiếng trống dồn dập liên tục đã cắt ngang bữa ăn, người dân đi phá kho thóc cứu đói cho nhân dân và xa xa đó là lá cờ của cách mạng bay phấp phới.

Tóm tắt mẫu 9

Trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, anh cu Tràng là một người xấu xí, thô kệch, lại còn là dân xóm ngụ cư. Tràng sống với mẹ già trong một căn nhà rách rưới. Hằng ngày, Tràng đi kéo xe bò thuê. Một hôm, khi kéo xe thóc Liên Đoàn lên tỉnh, Tràng đã gặp thị. Nhờ một câu hò vu vơ lúc mệt nhọc, thị đã chạy tới kéo xe giúp Tràng. Đến lần gặp mặt thứ hai, thị trông xanh xao và tiều tụy đi nhiều vì cái đói. Tràng đã mời thị ăn một chặp bốn cái bánh đúc dù Tràng cũng không có đủ tiền ăn. Thị theo Tràng về nhà và gặp mẹ Tràng. Thị cùng mẹ dọn dẹp sân vườn, bữa cơm đón nàng dâu của bà cụ Tứ và anh cu Tràng là một nồi cháo cám mà cả ba gọi khéo là chè khoán. Cuối truyện là hình ảnh lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng, như là mở ra một cánh cửa mới cho tương lai sau này của các nhân vật.

Tóm tắt mẫu 10

Cụ Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê. Đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm như kẻ dở hơi. Bà cụ Tứ mẹ hắn nghèo khổ. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc hết mình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tráng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Tráng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tràng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tráng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tráng có dầu thắp đèn. Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Lại một buổi sáng. Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào.

Tóm tắt mẫu 11

Truyện ngắn Vợ nhặt xoay quanh cuộc sống của người lao động là anh Tràng – người nông dân nghèo, lại là dân ngụ cư, làm nghề kéo xe thuê. Trong cảnh đói khát miền trần gian như biến thành miền địa ngục, cõi âm như hòa với cõi trần, cõi trần mấp mé bờ vực của cõi âm, Tràng đã nhặt được cô vợ ngoài tỉnh. Hình ảnh Tràng dẫn cô vợ nhặt về ra mắt làm cả xóm ngụ cư và bà cụ Tứ- mẹ chàng phải ngạc nhiên. Trong hạnh phúc đôi lứa nên duyên còn nỗi lo rằng đến với nhau giữa những ngày trời đất tối sầm vì đói liệu có nuôi nổi nhau không. Người đàn bà Tràng đưa về nhà chỉ vừa gặp có hai lần khi đưa thóc lên tỉnh, cũng đang trong cảnh đói nghèo và chờ việc. Chỉ vài câu hỏi với một câu bông đùa mà chị đã theo Tràng về làm vợ. Chị cũng như bao kiếp người xóm ngụ cư, đói, khổ đến nỗi chẳng có một cái tên nhưng chẳng vì thế mà mẹ con Tràng khinh biệt nàng dâu mới. Bà cụ tứ thấy con trai dẫn vợ về mà ngạc nhiên đến không tin vào tai, vào mắt mình. Bà lo lắng cho đôi lứa đến với nhau mà lòng ngổn ngang, vừa lo lắng, vừa vui mừng trước hạnh phúc lớn lao bất ngờ. Tràng từ lúc có vợ thì luôn lạc quan, thấy cuộc sống có niềm vui, có ý nghĩa, đáng sống.Truyện kết thúc bằng tiếng trống thúc thuế ngoài đình và những hình ảnh lá cờ đỏ tung bay, đoàn người đói rủ nhau đi phá kho thóc Nhật ẩn hiện trong đầu Tràng.

Tóm tắt truyện Vợ Nhặt đầy đủ nhất

Tóm tắt mẫu 1

Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí. Tác phẩm ban đầu có tên là Xóm ngụ cư, viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Bản thảo sau này được viết lại.

Cái đói tràn xuống chợ, trẻ con ủ rũ, người lớn dật dờ, lặng lẽ. Tràng bông dắt người đàn bà xa lạ ấy về. Trẻ con có đứa gào lên “chông vợ hài”, người lớn bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ như rạng rỡ lên. Về đến cái nhà vắng teo, bà cụ Tứ, mẹ Tràng về muộn; Tràng loanh quanh hết ra lại vào. Người đàn bà theo Tràng trong hoàn cảnh không ngờ. Hai lần gặp, và câu đùa với bốn bát bánh đúc người đàn bà ăn một chập và cái “chặc lưỡi” của Tràng.

Bà cụ Tứ về, Tràng reo lên, bà ngạc nhiên. Thấy trong nhà có người đàn bà, lại chào bà là u, bà càng ngạc nhiên. Được Tràng giải thích, bà nín lặng. Bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng bà. Nói chuyện với con dâu, bà khóc. Tràng bật lửa thắp đèn, bà vội lau nước mắt mùi đống rấm và tiếng hờ khóc ở những nhà trong xóm có người chết vẳng tới.

Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn. Từ trong nhà đến ngoài sân đều đổi thay, gọn gàng, sạch sẽ. Tràng thấy có bổn phận với vợ và yêu cái nhà mình hơn. Bữa ăn chỉ có rau chuối rối chấm muối với mỗi người hai lưng bát cháo lõng bõng. Bà cụ Tứ nói toàn những chuyện vui vẻ. Bà mừng con dâu mới bằng nồi cháo cám mà bà gọi vui là “chè khoán”. Tiếng trống thúc thuế ngoài đình nổi lên. Bà cụ Tứ lại khóc. Trong óc Tràng bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê Sộp đi phá kho thóc.

READ  Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

Tóm tắt mẫu 2

“Vợ nhặt” – nằm trong tập truyện “Con chó xấu xí”, một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết sau cuộc Cách mạng tháng tám. Truyện giống như một bản cáo trạng tố cáo những tội ác của bọn thực dân Pháp, bọn phát xít đồng thời cũng phản ánh, tái hiện lại cuộc sống thê thảm của nhân dân ta trong nạn đói 1945. Truyện mang tính nhân văn sâu sắc khi khắc hoạ thành công hình ảnh những người nông dân dù hoàn cảnh nghiệt ngã nào cũng sống vượt lên, ra sức yêu thương đùm bọc lẫn nhau khi khó khăn, đói khổ.

“Vợ Nhặt” là câu chuyện kể về năm 1945, khi nạn đói khủng khiếp xảy ra khắp nơi, người chết chất đống không chỗ chôn, người sống thì như những bóng ma, dật dờ, gầy rộc người. Và nhân vật chính là Tràng, một người đàn ông xấu xí, dáng người thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Tràng làm nghề kéo xe bò kiếm sống qua ngày nuôi mẹ già – bà cụ Tứ

Trong dịp kéo xe thóc cho Liên đoàn, Tràng có quen biết một cô gái nhưng vài ngày sau trận đói, gặp lại Tràng không thể nào nhận ra cô gái trước ấy nữa, bởi vẻ tiều tụy, hốc hác của cô. Tràng mời cô gái ăn bánh đúc và sau một câu nói nửa đùa nửa thật, cô gái xa lạ này đã theo anh về làm vợ. Khi Tràng dắt người đàn bà xa lạ về, cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, những khuôn mặt u tối bổng rạng rỡ lên.

Mẹ Tràng – bà cụ Tứ về muộn, khi thấy trong nhà có người con gái lạ, lại kêu bà là u, bà rất ngạc nhiên. Được Tràng giải thích, trong lòng bà xuất hiện bao nỗi niềm, ngỡ ngàng có, buồn có nhưng cũng vui và hi vọng hơn. Bà nói chuyện với con dâu không hề tỏ thái độ khinh rẻ người phụ nữ đã theo không con trai mình về. Rồi bà khóc. Đêm tân hôn của họ diễn ra lặng lẽ trong không khí thê lương với mùi rơm rạ và tiếng khóc vẳng tới từ những gia đình trong xóm của người chết.

Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ với ánh nắng chói lói. Tràng thức dậy muộn. Bà cụ Tứ và cô dâu mới đã dọn dẹp quét tước gọn gàng sạch sẽ từ trong nhà đến ngoài sân. Tràng thấy vui và cảm thấy mình phải có bộ phận với vợ, có trách nhiệm với gia đình hơn. Nhìn vợ, Tràng thấy đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn cái vẻ gì chao chat như ở lần đầu hai người gặp nhau. Và cụ Tú chuẩn bị bữa ăn với rau chuối rối chấm muối, hai lưng bát cháo lỏng và nồi chè cám. Trong bữa cơm, bà cụ chỉ toàn kể những chuyện vui vẻ, vợ Tràng kể cho anh nghe về Việt Minh, anh dần hiểu. Bổng tiếng trống thúc thuế ngoài đình nổi lên giục giã làm trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh một lá cờ đỏ bay phấp phới cùng đoàn người trên đê Sộp đang đi phá kho thóc.

Người dân nghèo đã được thắp ngọn lửa hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn từ con đường cách mạng cứu nước

Tóm tắt mẫu 3

Chuyện kể về số phận của một chàng trai với cái tên là Tràng. Trong thời buổi loạn lạc, nạn đói hoành hành, đó là thời điểm của những năm 1945 đã làm hơn 2 triệu người chết, đâu đâu cũng là sự chết chóc. Trong hoàn cảnh như vậy mà chàng trai tên là Tràng lại cưới vợ (hay nói đúng hơn là nhặt được vợ). Nhân vật Tràng ở đây được tác giả miêu tả là một anh chàng rất xấu trai, ăn nói cộc lốc, thô kệch, ấy thế mà lại lấy được vợ. Khi nghe tin anh Tràng cưới vợ thì cả xóm nơi Tràng ở đều ngạc nhiên và lo lắng cho anh, đặc biệt là mẹ của anh mà mọi người gọi “bà là bà cụ Tứ” lúc này lúc vui lúc buồn không biết tại sao? Khi con trai của Bà cưới vợ mà Bà chẳng có gì hơn ngoài lời chúc đến vợ chồng anh là hãy sống tốt.

Bữa cơm ăn mừng cho sự xuất hiện của nàng dâu mới, Bà cụ kể toàn những chuyện vui, Bà hy vọng rằng tương lai của hai đứa con mình sẽ tươi sáng, với “nồi chè khoán” do chính tay Bà nấu, tuy chát đắng nhưng thể hiện được sự quan tâm của Bà tới hạnh phúc của con. Đang trong cuộc vui của gia đình mừng nàng dâu mới thì có tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong đầu Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Nam bay phất phơ và cùng nhiều người đi cướp kho thóc của giặc để chia cho dân nghèo. Đó là tinh thần đoàn kết của người dân cùng khổ trong chiến tranh và họ vẫn luôn hy vọng rằng sẽ có một tương lai tươi sáng hơn đang chờ đón họ phía trước

Tóm tắt mẫu 4

“Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, được in vào năm 1962. Tác phẩm có tiền thân là “xóm ngụ cư” nhưng ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, tác phẩm bị mất bản thảo, đến khi hòa bình lập lại năm 1954, Kim Lân dựa trên cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Cái đói đã bắt đầu tràn xuống xóm ngụ cư, trẻ con ủ rũ, người lớn dật dờ, lặng lẽ y như những bóng ma. Giữa lúc ấy, Tràng dắt người đàn bà xa lạ về nhà. Trẻ con trong xóm gào lên “chồng vợ hài”. Người lớn ngạc nhiên bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ bỗng rạng rỡ lên. Về đến gian nhà vắng teo, rúm ró, xiêu vẹo, Tràng trong tâm trạng nóng ruột chờ bà cụ Tứ; người đàn bà xa lạ kia ngồi ở mép giường cũng trong tâm trạng buồn, lo lắng. Trời chạng vạng tối, cụ Tứ về rất ngạc nhiên khi có người đàn bà lạ trong nhà lại chào mình bằng u. Được Tràng giải thích, bà nín lặng, bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng, xót xa, ai oán, buồn tủi xen lẫn cả niềm vui rồi mở rộng trái tim đón lấy thị, nhận là con dâu. Đêm hạnh phúc của vợ chồng Tràng diễn ra trong cảnh chết chóc, tan tác và thê lương. Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn và nhận ra quang cảnh nhà cửa có sự thay đổi thay, đống quần áo rách được đưa ra phơi, đống rác ở đầu ngõ đã được hót sạch, ang nước khô đã được kín đầy. Cảnh vật ấy làm cho Tràng thấm thía, có cảm giác phấn chấn và có trách nhiệm bổn phận với gia đình. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới là một lùm rau chuối thái rối, muối trắng, bát cháo lõng bõng và một nồi chè khoán. Trong bữa cơm, cụ Tứ nói toàn chuyện vui và khi nghe tiếng thúc thuế nổi lên, bà cụ lại khóc, còn trong Tràng bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê đi phá kho thóc của Nhật.

Tóm tắt mẫu 5

Thái Bình, Nam Định những năm 1945 là nơi mà nạn đói hoành hành nhất. Người chết ngã ra như rạ, không buổi nào người ta đi chợ, đi làm đồng mà không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí nồng mùi ẩm thối từ xác chết bốc ra. Giữa cái cảnh tối sầm vì đói khát, Tràng – một anh chàng tính khù khờ, ngu ngơ dắt về một cô vợ. Bọn trẻ thường ngày đùa giỡn với anh hôm nay cũng không dám đến gần vì trông anh hôm nay thấy lạ và khác thường quá. Cô vợ này của Tràng là Thị. Hai người kết duyên với nhau bằng vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Mẹ Tràng thấy con mang một cô gái về bảo là vợ trong lòng mà nửa vui nửa buồn. Giữa cái thời đói này người ta còn không dám mơ tới ngày mai chứ nói chi lấy vợ – mang thêm một cái miệng ăn về nhà. Bà chấp nhận nhưng trong lòng đầy lo âu rối bời. Sáng hôm sau, nhà của anh trông thật lạ. Gọn gàng và sạch sẽ hơn hẳn. Cả nhà ngồi cùng nhau ăn sáng bằng nồi cháo lõng bõng, nhưng không khí trong nhà thật vui, cho đến khi nồi cháo lõng hết nhẵn, dù mẹ Tràng có nhanh trí đem nồi chè khoáng lên thì cũng chỉ là chè từ cám. Từ đó không ai nói với ai câu nào, vì ai cũng hiểu vị chát đầu lưỡi là thật và nó đã đem họ về thực tế. Họ không có lương thực. Một hồi trống thúc thuế vội vã dồn dập, Thị thắc mắc tại sao làng này vẫn còn đóng thuế, làng Thị người ta đã phá kho thóc của Nhật chia cho dân rồi. Tràng đang nghĩ đến những người phá kho thóc của Nhật, trong đầu vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.

Tóm tắt mẫu 6

Câu chuyện trong tác phẩm Vợ nhặt xảy ra tại thời điểm nạn đói vào năm 1945 đang xảy ra và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người đã chết đói vì thiếu lương thực. Hoàn cảnh lúc bấy giờ rất thê lương, đến ăn cũng không đủ không nói đến những nhu cầu cơ bản khác.

Trong hoàn cảnh đó chàng trai tên là Tràng với ngoại hình xấu xí, thô kệch lại cưới được vợ mà đó lại là vợ nhặt. Khi nghe tin Tràng cưới vợ cả xóm đều ngạc nhiên và cả lo lắng, nhất là mẹ của Tràng, bà cụ Tứ vui buồn lẫn lộn, vui khi con trai xấu xí, thô kệch đã có vợ nhưng vô cùng lo lắng khi lại có thêm một miệng ăn trong khi hoàn cảnh thiếu ăn. Khi con có vợ bà chỉ đến chúc phúc khuyên vợ chồng hãy sống tốt.

Ngày hôm sau nhờ con dâu mới mà nhà cửa đều gọn gàng sạch sẽ. Bữa cơm gia đình lại có thêm sự xuất hiện của nàng dâu mới, bà cụ trò chuyện vui vẻ và hi vọng tương lai của hai đứa sẽ tươi sáng, cả nhà chỉ có “nồi chè khoán” do chính tay cụ Tứ nấu nhưng không khí lại rất vui vẻ, nồi chè tuy chát đắng khó ăn những thể hiện được tấm lòng người mẹ yêu thương và mong muốn con mình được hạnh phúc.

Đang trong bữa ăn vui vẻ thì tiếng trống thúc thuế vang lên, lúc này chàng trai Tràng nghĩ tới lá cờ đỏ đang tung bay phất phơ và nhiều người đang đi phá kho thóc chia cho dân nghèo.

Tóm tắt mẫu 7

Nước ta trong thời điểm năm 1945 nạn đói hoành hành và rất nhiều người chết. Những con người sống không bằng chết, vật vờ đi kiếm ăn. Trong xóm nhỏ có anh Tràng bề ngoại xấu xí, sống cùng mẹ già hàng ngày Tràng đi kéo xe bò thuê cho người khác. Dù lớn tuổi nhưng ước mơ về một cô vợ thật quá xa xỉ khi cái ăn không có thì làm sao nghĩ đến hạnh phúc lứa đôi. Trong một lần kéo xe, Tràng quen và giúp đỡ một cô gái đang đói, hai người nhanh chóng kết thân. Tràng dẫn cô gái này về làm vợ.

Việc Tràng dẫn cô gái vừa mới quen về làm vợ khiến cả làng vô cùng ngạc nhiên, nhưng họ cũng lo lắng cho gia đình của Tràng bởi tình cảnh nghèo đói rất khó khăn, bởi lúc này thêm người là thêm miệng ăn.

Bà cụ Tứ lúc này buồn vui đan xen, bà vui vì con có vợ nhưng buồn và lo lắng khi không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày. Bữa ăn đầu tiên đó là nồi cháo cám nhưng bà gọi là chè. Cô con dâu hiểu được tấm lòng của người mẹ và hoàn cảnh gia đình cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất. Tràng cảm thấy mình là con người mới và trách nhiệm với gia đình hơn.

Từ đằng xa tiếng trống nổi lên, hình ảnh xuất hiện đó là những người dân đi phá kho thóc cứu đói, lá cờ bay trong gió mang lại niềm hi vọng về tương lai mới.

Tóm tắt mẫu 8

Năm 1945, khắp cả nước diễn ra nạn đói khủng khiếp, cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người. Người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Trong ngôi làng ở xóm ngụ cư, có anh cu Tràng là một người xấu xí, thô kệch, sống cùng với mẹ già.

Tràng làm nghề kéo xe bò thuê, cái nghèo bủa vây nên đến giờ anh vẫn chưa có vợ. Một lần, khi anh kéo xe lên tỉnh đã quen một cô gái. Sau vài lần tán tỉnh, mời cô gái kia một chặp bánh đúc, cô gái liền theo anh về làm vợ. Việc anh cu Tràng dắt một cô vợ về xóm ngụ cư khiến ai ai cũng đều ngạc nhiên. Trong cái thời buổi đói kém, nay sống mai chết vì miệng ăn, việc dắt thêm một người về càng khiến thêm gánh nặng.

Bà cụ Tứ là mẹ anh Tràng, ban đầu bà có vẻ rất ngạc nhiên nhưng rất nhanh sau đó là những cảm xúc buồn vui xen lẫn. Bà thương đứa con dâu này, ngay cả một miếng trầu hỏi cưới cũng không có, dắt không về làm vợ người ta. Trong bữa cơm đón nàng dâu mới là một nồi cháo cám mà bà cụ Tứ luôn miệng nói là chè khoán đấy. Cô con dâu cũng nhìn thấy hoàn cảnh ấy, cùng mẹ chồng xăm xăm dọn dẹp, thu dọn ngôi nhà lụp xụp để hi vọng nhìn thấy một tia sáng sủa phía trước.

Tiếng trống thúc thuế ngoài đình nổi lên, và qua lời kể của người vợ, anh Tràng dần dần hiểu được và có khát vọng được thay đổi cuộc sống. Hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới là biểu hiện cho sự thay đổi về suy nghĩ đang diễn ra trong đầu anh cu Tràng.

Tóm tắt mẫu 9

Vợ nhặt là tác phẩm kể về nhân vật Tràng sống trong nạn đói năm 1945, một thời kì khủng khiếp, người chết chất đống còn người sống thì như những bóng ma. Tràng, một người nông dân nghèo, xấu xí, ế vợ lại dở hơi, làm nghề kéo xe bò thuê và nuôi một người mẹ già. Một hôm, Tràng dẫn về nhà một người phụ nữ đang lâm vào hoàn cảnh đói rách cùng đường.

Tràng có vợ vô cùng đột ngột và bất ngờ, chỉ từ một câu nói đùa, và bữa ăn là bốn bán bánh đúc, người phụ nữ đó đã ưng thuận theo Tràng về mà không cần bất kì cái gì. Mẹ Tràng- bà cụ Tứ và cả cái xóm ngụ cư vô cùng ngạc nhiên. Bà cú Tứ đón nhận người con dâu với một tâm trạng buồn có, lo có nhưng cũng vừa vui, vừa hi vọng, chấp nhận mà không một lời trách hay tỏ thái độ chê bai người phụ nữ đó.

Buổi sáng đầu tiên đón con dâu, bà cụ Tứ chuẩn bị một bữa cháo kèm theo là nồi chè cám nhưng trong đó là cả một tấm lòng của người mẹ già. Nhìn cảnh người phụ và mẹ dọn dẹp, quét tước và bữa cơm gia đình, Tràng như trở thành một người đàn ông có trách nhiệm hơn và thấy gắn bó với gia đình hơn. Tiếng trống thúc thuế vang lên, cùng lời kể về Việt Minh của vợ, trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh người người cùng nhau, kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, và lá cờ đỏ bay phấp phới khắp nơi.

Tóm tắt mẫu 10

Vợ nhặt là truyện ngắn lý tưởng nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh đất nước trong nạn đói lịch sử năm 1945, nhà văn mô tả cảnh ngộ cơ cực của người nông dân Việt Nam và tình người rét mướt giữa con người sở hữu con người.

Truyện mở ra vào 1 buổi chiều tối sầm lại vì đói khát. Anh Tràng, nhân vật chính của truyện dẫn theo 1 người nữ giới về xóm ngụ cư. bộ mặt anh ta thì tươi tắn phởn phở, rất là khoái trá trong khi người phụ nữ đi bên cạnh thì ngượng ngập khá cúi đầu rén e thẹn. Lũ con nhỏ và người dân trong xóm cư ngụ thì chạy cả ra để xem vì lạ quá và bàn tán. Và loại sự bàn tán đó theo bước chân hai người đi về dưới bến tức thị về đến tận ngôi nhà của họ.

khi dẫn thị vào ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró bên mảnh vườn mọc đầy các búi cỏ dại lổn nhổn thì Tràng và thị bỗng nhiên cộng thấy ngượng nghịu rồi cùng thấy sờ sợ. Rồi sau ấy thì cảm giác sung sướng lấn lướt đi gần như và trong phút giây sung sướng đấy thì Tràng nhớ lại câu chuyện mình đã nhặt được vợ như thế nào. khởi đầu đấy là khi anh chàng kéo xe bò lên dốc thức giấc, nhọc quá hò một câu cho đỡ mệt “Muốn ăn…với anh”.

ngay tức khắc sở hữu một người nữ giới đang ngồi nhặt hạt rơi hạt vải ở trước những kho thóc đã lon xon chạy lại đẩy xe cho anh, cười tít. tới lần gặp thứ hai ở chợ tỉnh giấc thì người phụ nữ này sầm sập chạy đến xỉa xói Tràng quên lời hứa hẹn, mạnh bạo đòi được ăn. Sau ấy được anh Tràng hào phóng đãi 4 bát bánh đúc không ngờ thị theo về thật.

đến lúc này, thấy thị đang ngồi giữa nhà mình Tràng vẫn thấy ngỡ ngàng chừng như không phải thế. Sau đó bà cụ Tứ-mẹ Tràng trở về. Anh giới thiệu vợ sở hữu mẹ một phương pháp rất trân trọng và trìu mến. Và bà mẹ sau các khoảnh khắc mà xúc cảm vui buồn mừng tủi lẫn lộn thì bà lão đã mở rộng vòng tay đón cô con dâu mới.

Sáng hôm sau thì ko khí gia đình rất là vui vẻ đầm ấm: Mẹ chồng nàng dâu quét dọn nhà cửa, rồi sắp cơm để ăn. Tràng cũng vui vẻ nô nức muốn tham gia vào việc sang sửa căn nhà này. Trong bữa cơm đón dâu mới họ bắt đầu trò chuyện về tương lai rất hứng khởi, rất tin tưởng.

Mấy hôm sau, sở hữu tiếng trống thúc thuế vang lên dập dồn làm người nữ giới mới về khiến cho dâu cảm thấy rất lạ. Chị đó kể đến chuyện ở mạn Thái Nguyên bắc Giang người ta không đóng thuế nữa đâu, người ta còn phá kho thóc của Nhật để chia cho người đói. thông báo đó đã khơi dậy ở Tràng một hướng đi mới cho thế cuộc của mình cũng như là hướng đi mới cho các người dân cày đang chết dần chết mòn vì nạn đói 1945 vì ách áp chế của thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã khắc họa cuộc sống ngột ngạt, bức bối cùng chiếc nghèo khó, bần cộng của quần chúng. Cái đói đã hiện hữu thành hình, thành màu, thành mùi, thành vị làm cho con người bị dồn đến mức các con phố cùng, đẩy họ tới bên bờ vực của dòng chết. Tác phẩm biểu đạt niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn trước các cảnh sóng cùng cực của người nông dân, song song qua đó, ông cáo giác tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đề đạt khát vẳng sống, khát vẳng hạnh phúc và niềm tin vào tương lai tươi sáng của con người.

Tóm tắt mẫu 11

Truyện ngắn Vợ Nhặt là một câu chuyện kể về năm 1945 khi nào đói khủng khiếp hoành hành ở khắp nơi trên đất nước nó đã cướp đi hàng vạn sinh mạng của nhân dân ta một khung cảnh đau thương xác người chất đống không chỗ chôn những người sống thì nhớ những bóng ma đầy rẫy quạ và lũ động vật ăn xác chết.

Trong truyện nhân vật chính là Tràng một chàng trai xấu xí thô kệch, ế vợ sống ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò kiếm sống qua ngày nuôi mẹ già là bà cụ Tứ.

Trong một lần kéo sợi tóc cho liên đoàn Tràng có quen một cô gái hai người vô tình quen nhau bắt chuyện rồi sau một thời gian Tràng lại gặp lại cô gái ấy một lần nữa nhưng lúc này không nhận ra cô gái bởi sự hốc hác gầy guộc của cô. Tràng đã mời cô ăn bánh đúc và sau một câu nói đùa cô gái xa lạ ấy đã theo anh về làm vợ.

khi Tràng rất dẫn cô gái lạ về nhà cả hàng xóm và mọi người xung quanh đều ngạc nhiên, nhưng những khuôn mặt u tối của dân làng bỗng rạng rỡ lên bởi sự xuất hiện của người đàn bà lạ.

Mẹ chàng là bà cụ Tứ hôm ấy về muộn Khi thấy trong nhà có một hình bóng người phụ nữ lạ và bà hỏi con trai được Tràng giải thích trong lòng Bà xuất hiện bao nỗi lo nhưng có sự ngỡ ngàng và sự hy vọng cho cuộc đời của con trai mình cũng như người đàn bà lạ. Bà nói chuyện với người con dâu nhưng cũng không hề khinh rẻ bởi cô đã được con trai mình nhặt về làm vợ.

Trong không khí thế lương có mùi thơm của rạ cháy và tiếng khóc văng vẳng từ những gia đình trong xóm có người chết một cảnh tượng u tối nhưng trong gia đình bà cụ Tứ bây giờ như một một ánh đèn chói lên một tình yêu mới một sự sống mới sắp bắt đầu.

Đây như một sự khởi đầu sau những đau thương mất mát khó khăn khổ cực của những con người với hoàn cảnh lạc trôi giữa một cuộc sống không biết sự sống và cái chết sẽ như thế nào.

Sáng hôm sau vào một buổi chiều hạ đầy nắng chói chang Tràng thức dậy bà cụ Tứ và cô con dâu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ từ ngoài vào trong. Tràng thấy vui và cảm thấy mình phải có trách nhiệm với gia đình với vợ, nhìn vợ Tràng thấy cô ấy là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực không còn cái vẻ ngoài chua chát như lần đầu mới gặp.

Bà cụ Tứ đã chuẩn bị sẵn một bữa ăn rau chuối và hai bát cháo lỏng cùng nồi rau cám. Trong bữa cơm bà cụ Tứ kể những câu chuyện vui vợ chàng kể cho nghe về Việt Minh anh dần hiểu. Bổng tiếng trong thuế thúc giục ngoài đình làm cho chàng hiện lên trong đầu là hình ảnh lá cờ sao vàng năm cánh với cùng đoàn quân đi đánh phá kho thóc của bọn phát xít Nhật và bọn thực.

READ  Vật lí 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ | Vuidulich.vn

Như vậy câu chuyện kết thúc đó là sự mở đầu cho một một cuộc sống mới với những niềm khát khao được sống được yêu thương niềm tin của sự hy vọng một tương lai cách mạng tươi sáng cùng với con đường cứu nước của toàn thể nhân dân ta.

Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt bằng Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy tác phẩm Vợ nhặt

Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt
Sơ đồ tư duy tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt
Sơ đồ tư duy tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt

Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng

Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt
Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

Sơ đồ tư duy nhân vật Thị (vợ Tràng)

Sơ đồ tư duy nhân vật Thị (vợ Tràng)
Sơ đồ tư duy nhân vật Thị (vợ Tràng) trong Vợ nhặt

Tóm tắt Vợ nhặt của Kim Lân gồm 25 mẫu tóm tắt ngắn gọn và chi tiết nhất, giúp các bạn học sinh nắm vững được những ý chính của tác phẩm. Qua đó các bạn thấy được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta năm 1945, đồng thời cảm nhận được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người nông dân, nổi bật là Tràng và người vợ nhặt.

Tài liệu bao gồm 25 mẫu tóm tắt tác phẩm Vợ Nhặt hay nhất và sơ đồ tư duy Vợ nhặt. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh có nhiều tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc quý thầy cô có những giờ giảng dạy hay, các bạn học sinh học tập tốt. Ngoài ra các bạn học sinh tham khảo thêm một số bài văn mẫu khác tại chuyên mục Văn 12.

Tóm tắt Vợ nhặt đầy đủ nhất

  • Tóm tắt Vợ nhặt siêu ngắn (3 Mẫu)
  • Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt ngắn gọn (11 Mẫu)
  • Tóm tắt truyện Vợ Nhặt đầy đủ nhất (11 Mẫu)
  • Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt bằng Sơ đồ tư duy

Tóm tắt Vợ nhặt siêu ngắn

Tóm tắt mẫu 1

Truyện xoay quanh tình huống nhặt được vợ của anh cu Tràng đầy hài hước nhưng cũng cay đắng và nghẹn ngào. Chỉ với dăm bát bánh đúc và mấy câu hò bông đùa mà một thanh niên nghèo khó đã được một người phụ nữ xa lạ theo không về nhà. Cuộc sống của anh Tràng cũng như Thị cùng nhau bước sang một trang mới, tuy còn gặp nhiều khó khăn, đến miếng ăn cái mặc hay sự chuẩn bị cho một đám cưới đều không được vẹn toàn, nhưng ta vẫn thấy sáng lên trong tác phẩm một tình người ấm áp.

Tóm tắt mẫu 2

Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng đưa vợ về nhà, người vợ hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ , người mẹ giàu tình thương người, xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.

Tóm tắt mẫu 3

Trong một buổi chiều tà xơ xác với cái đói, Tràng dắt người vợ nhặt về. Bọn trẻ con thấy thế lớn tiếng trêu “chông vợ hài”. Thị e thẹn đi theo sau Tràng, từ một người đàn bà kém duyên, đanh đá, nay Thị đã biết e thẹn, ngại ngùng khi đi theo Tràng về làm vợ. Thị theo Tràng về nhà chỉ sau hai lần gặp gỡ, hoàn cảnh của truyện thật éo le cho thấy cái đói đã khiến số phận con người trở nên rẻ rúm hơn bao giờ hết. Khi theo Tràng về nhà, Thị gặp bà cụ Tứ và cùng mẹ dọn dẹp, quét tước sân vườn. Chính nhờ tình yêu thương con người trong lúc khó khăn của hai mẹ con Tràng đã cưu mạng Thị, khiến cho thị vừa được yêu thương, vừa có một mái ấm hạnh phúc.

Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt ngắn gọn

Tóm tắt mẫu 1

Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước, người chết như rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Tràng là chàng trai xấu xí thô kệch, ế vợ, Tràng sống ở xóm ngụ cư. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng không nổi bàng hoàng ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm” đón nàng dâu mới, họ chỉ với một bữa cháo kèm theo là nồi cháo cám bà cụ tứ dành cho nàng dâu nhân bữa cơm đón nàng dâu mới với tấm lòng độ lượng, bao dung. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.

Xem thêm: Phân tích Vợ nhặt

Tóm tắt mẫu 2

Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một ngày kia, trong buổi chiều, trong không khí thê thảm, ảm đạm vì đói, Tràng dẫn về một người phụ nữ. Đó là vợ anh – người vợ nhặt. Tràng đã bắt gặp vợ tương lai của mình đang cảnh đói rách, mời ăn bốn bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui. Bà mẹ già của Tràng đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong mối đau đớn và thương cảm. Tràng cảm thấy con người mình đổi khác. Từ chút đùa đến thoáng lo, bây giờ Tràng thấy niềm vui thành người có trách nhiệm, dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng qua đi trong không khí khét lẹt mùi chết chóc và tiếng hờ khóc ai oán. Bà mẹ nghèo đãi hai con ít cháo và nồi chè đặc biệt. Miếng cám chát, nghẹn cổ nhưng Tràng vẫn cùng vợ hướng về một cuộc sống đổi khác. Trong óc anh hiện ra đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ bay phấp phới.

Tóm tắt mẫu 3

Giữa lúc xóm ngụ cư xơ xác, tiêu điều trong nạn đói đầu năm 1945, vào một buổi chiều tà, Tràng- một người nông dân nghèo, luống tuổi, thô kệch, lại dở hơi- dẫn một người phụ nữ về nhà. Vì đang lâm cảnh ngộ đói rách cùng đường nên chỉ qua vài lần gặp gỡ với một vài câu nói đùa, rồi cắm đầu ăn một chặp hết bốn bát bánh đúc do Tràng “chiêu đãi”, người phụ nữ này ưng thuận theo không anh về nhà. Mẹ Tràng (bà cụ Tứ) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới. Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lói. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám. Qua lời kể của người vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.

Tóm tắt mẫu 4

Tràng là chàng trai xấu xí sống với mẹ ở xóm ngụ cư. Giữa nạn đói khủng khiếp, anh phải làm nghề kéo xe thóc thuê lên tỉnh để lấy tiền trang trải qua ngày. Ở đây, qua vài câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc, anh với cô thị đanh đá chỏng lỏn đã trở thành vợ chồng với nhau mà không cưới hỏi hay yêu đương gì. Cô thị theo không anh về làm vợ, trên đường về khác với vẻ đanh đá thường thấy, khi bị trêu, cô thị tỏ ra ngượng ngùng. Về đến nhà, cô khép nép khác thường. Khi bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng về đến nhà, bà vừa ngạc nhiên, sững sờ vì có người gọi mình là mẹ; vừa đau buồn, tủi hổ, xót thương vì con mình lấy vợ đúng lúc khó khăn nhất không biết có qua nổi giai đoạn này không và người ta lấy con mình vì cái đói, cái khổ. Gạt đi những giọt nước mắt đau buồn, bà động viên các con yêu thương nhau và lạc quan hơn trong cuộc sống. Cuộc sống từ khi có nàng dâu thay đổi hoàn toàn, sự bừa bộn của căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, tươm tất. Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng của cô thị chỉ vỏn vẹn là rau chuối và cám lợn, mọi người ăn trong nghẹn ngào, không ai nói với ai câu nào. Cô thị kể những mẩu chuyện người đi phá kho thóc Nhật cho anh Tràng và bà cụ Tứ, tưởng chừng chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng nó lại là chìa khóa, mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai hứa hẹn sẽ tốt đẹp và no đủ hơn hiện tại.

Xem thêm: Phân tích giá trị nhân đạo Vợ Nhặt

Tóm tắt mẫu 5

Người chết như ngả dạ, người sống dật dờ như những bóng ma trong cái nạn đói khủng khiếp năm 1945. Anh cu Tràng – nhân vật chính của truyện hiện lên với hình ảnh “xấu xí thô kệch”, lại ế vợ và là người dân trong xóm ngụ cư. Tràng gặp thị – một người đàn bà đỏng đánh, kém duyên. Nhờ lòng thương người, Tràng đãi thị ăn một chặp bốn cái bánh đúc. Thị theo Tràng về nhà làm vợ, gặp bà cụ Tứ – mẹ của Tràng. Bà cụ Tứ tuy rất ngạc nhiên khi Tràng dắt vợ về nhưng bà cũng thấu hiểu và thấy thương cho người con gái ấy. Khi về làm vợ Tràng, thị đã thay đổi, trở thành một người biết chăm lo cho gia đình chứ không còn đỏng đảnh như trước kia. Anh cu Tràng cũng thay đổi, anh thấy lo cho tương lai sau này và có những suy nghĩ sâu xa hơn về cuộc sống. Ba mẹ con Tràng, Thị và bà cụ Tứ cùng nhau ăn nồi cháo cám rất vui vẻ, còn gọi đùa rằng đó là chè khoán. Trong lúc trò chuyện, thị có nhắc tới chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật, lúc này trong óc Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

Tóm tắt mẫu 6

Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân trích trong tập Con chó xấu xí. Chuyện kể về số phận của một chàng trai với cái tên là Tràng. Trong thời buổi nạn đói hoành hành của những năm 1945 đã làm hơn 2 triệu người chết, đâu đâu cũng là sự chết chóc mà chàng trai tên là Tràng lại cưới vợ (hay nói đúng hơn là nhặt được vợ). Tràng được tác giả miêu tả là một anh chàng rất xấu trai, ăn nói cộc lốc, thô kệch, ấy thế mà lại lấy được vợ. Khi nghe tin anh Tràng cưới vợ thì cả xóm nơi Tràng ở đều ngạc nhiên và lo lắng cho anh, đặc biệt là mẹ của anh mà mọi người gọi bà là bà cụ Tứ lúc vui lúc buồn không biết tại sao? Khi con trai của bà cưới vợ mà bà chẳng có gì hơn ngoài lời chúc đến vợ chồng anh là hãy sống tốt. Bữa cơm ăn mừng cho sự xuất hiện của nàng dâu mới, bà cụ kể toàn những chuyện vui, bà hi vọng rằng tương lai của hai đứa con mình sẽ tươi sáng, “nồi chè khoán” do chính tay bà nấu tuy chát đắng nhưng thể hiện được sự quan tâm của bà tới hạnh phúc của con. Đang trong cuộc vui của gia đình mừng nàng dâu mới thì có tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong đầu Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Nam bay phất phới cùng nhiều người đi cướp kho thóc của giặc để chia cho dân nghèo. Đó là tinh thần đoàn kết của người dân cùng khổ trong chiến tranh và họ vẫn luôn hi vọng rằng sẽ có một tương lai tươi sáng hơn đang chờ đón họ phía trước.

Tóm tắt mẫu 7

Câu chuyện kể về những năm 1945 khi nạn đói khủng khiếp đang hoành hành. Những con người thiếu ăn sống vật vờ và chết đói. Hoàn cảnh bi đát như vậy nhưng Tràng chàng trai bề ngoài xấu xí đã có vợ, họ gặp nhau đều là những người cùng chung cảnh ngộ. Ai nấy đều bất ngờ trong khi mẹ Tràng (bà cụ Tứ) đón nhận người con dâu tâm trạng vừa mừng, vừa lo âu nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo con mình. Bà cầu chúc và hi vọng hai đứa sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngày hôm sau bà cụ Tứ và cô dâu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Tràng thấy vậy càng hiểu mình phải có trách nhiệm với nhà và với người vợ mới. Bà cụ Tứ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám, tuy đơn sơ nhưng lại vô cùng vui vẻ, ấm áp. Tiếng trống dồn dập vang lên và trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh người dân bị đói đang kéo nhau đi phá kho thóc Nhật chia cho người nghèo, phía trước đó là lá cờ đỏ bay phấp phới trong gió.

Tóm tắt mẫu 8

Tràng nhân vật xuất hiện trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi nạn đói xuất hiện, anh sống cùng mẹ già và phải kiếm ăn qua ngày. Tuy xấu xí, thô kệch nhưng hiền lành tốt bụng, trong một lần kéo xe Tràng giúp đỡ cô gái và cô gái này tình nguyện theo Tràng về nhà làm vợ. Sự việc Tràng có vợ khiến cả xóm xôn xao, người mẹ vui mừng nhưng cũng đầy lo âu. Còn Tràng lúc đầu đắn đo nhưng sau đó cũng mặc kệ, lúc này khao khát hạnh phúc trong anh còn lớn hơn nỗi sợ về đói khát. Bữa ăn đầu tiên của gia đình đó là nồi cháo cám đắng ngắt, bà kể chuyện vui cho hai vợ chồng và mong rằng con mình sẽ có tương lai tốt đẹp hơn. Đối với Tràng anh cảm thấy sự mới mẻ, khác lạ và ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với gia đình. Tiếng trống dồn dập liên tục đã cắt ngang bữa ăn, người dân đi phá kho thóc cứu đói cho nhân dân và xa xa đó là lá cờ của cách mạng bay phấp phới.

Tóm tắt mẫu 9

Trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, anh cu Tràng là một người xấu xí, thô kệch, lại còn là dân xóm ngụ cư. Tràng sống với mẹ già trong một căn nhà rách rưới. Hằng ngày, Tràng đi kéo xe bò thuê. Một hôm, khi kéo xe thóc Liên Đoàn lên tỉnh, Tràng đã gặp thị. Nhờ một câu hò vu vơ lúc mệt nhọc, thị đã chạy tới kéo xe giúp Tràng. Đến lần gặp mặt thứ hai, thị trông xanh xao và tiều tụy đi nhiều vì cái đói. Tràng đã mời thị ăn một chặp bốn cái bánh đúc dù Tràng cũng không có đủ tiền ăn. Thị theo Tràng về nhà và gặp mẹ Tràng. Thị cùng mẹ dọn dẹp sân vườn, bữa cơm đón nàng dâu của bà cụ Tứ và anh cu Tràng là một nồi cháo cám mà cả ba gọi khéo là chè khoán. Cuối truyện là hình ảnh lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng, như là mở ra một cánh cửa mới cho tương lai sau này của các nhân vật.

Tóm tắt mẫu 10

Cụ Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê. Đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm như kẻ dở hơi. Bà cụ Tứ mẹ hắn nghèo khổ. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc hết mình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tráng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Tráng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tràng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tráng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tráng có dầu thắp đèn. Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Lại một buổi sáng. Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào.

Tóm tắt mẫu 11

Truyện ngắn Vợ nhặt xoay quanh cuộc sống của người lao động là anh Tràng – người nông dân nghèo, lại là dân ngụ cư, làm nghề kéo xe thuê. Trong cảnh đói khát miền trần gian như biến thành miền địa ngục, cõi âm như hòa với cõi trần, cõi trần mấp mé bờ vực của cõi âm, Tràng đã nhặt được cô vợ ngoài tỉnh. Hình ảnh Tràng dẫn cô vợ nhặt về ra mắt làm cả xóm ngụ cư và bà cụ Tứ- mẹ chàng phải ngạc nhiên. Trong hạnh phúc đôi lứa nên duyên còn nỗi lo rằng đến với nhau giữa những ngày trời đất tối sầm vì đói liệu có nuôi nổi nhau không. Người đàn bà Tràng đưa về nhà chỉ vừa gặp có hai lần khi đưa thóc lên tỉnh, cũng đang trong cảnh đói nghèo và chờ việc. Chỉ vài câu hỏi với một câu bông đùa mà chị đã theo Tràng về làm vợ. Chị cũng như bao kiếp người xóm ngụ cư, đói, khổ đến nỗi chẳng có một cái tên nhưng chẳng vì thế mà mẹ con Tràng khinh biệt nàng dâu mới. Bà cụ tứ thấy con trai dẫn vợ về mà ngạc nhiên đến không tin vào tai, vào mắt mình. Bà lo lắng cho đôi lứa đến với nhau mà lòng ngổn ngang, vừa lo lắng, vừa vui mừng trước hạnh phúc lớn lao bất ngờ. Tràng từ lúc có vợ thì luôn lạc quan, thấy cuộc sống có niềm vui, có ý nghĩa, đáng sống.Truyện kết thúc bằng tiếng trống thúc thuế ngoài đình và những hình ảnh lá cờ đỏ tung bay, đoàn người đói rủ nhau đi phá kho thóc Nhật ẩn hiện trong đầu Tràng.

Tóm tắt truyện Vợ Nhặt đầy đủ nhất

Tóm tắt mẫu 1

Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí. Tác phẩm ban đầu có tên là Xóm ngụ cư, viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Bản thảo sau này được viết lại.

Cái đói tràn xuống chợ, trẻ con ủ rũ, người lớn dật dờ, lặng lẽ. Tràng bông dắt người đàn bà xa lạ ấy về. Trẻ con có đứa gào lên “chông vợ hài”, người lớn bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ như rạng rỡ lên. Về đến cái nhà vắng teo, bà cụ Tứ, mẹ Tràng về muộn; Tràng loanh quanh hết ra lại vào. Người đàn bà theo Tràng trong hoàn cảnh không ngờ. Hai lần gặp, và câu đùa với bốn bát bánh đúc người đàn bà ăn một chập và cái “chặc lưỡi” của Tràng.

Bà cụ Tứ về, Tràng reo lên, bà ngạc nhiên. Thấy trong nhà có người đàn bà, lại chào bà là u, bà càng ngạc nhiên. Được Tràng giải thích, bà nín lặng. Bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng bà. Nói chuyện với con dâu, bà khóc. Tràng bật lửa thắp đèn, bà vội lau nước mắt mùi đống rấm và tiếng hờ khóc ở những nhà trong xóm có người chết vẳng tới.

Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn. Từ trong nhà đến ngoài sân đều đổi thay, gọn gàng, sạch sẽ. Tràng thấy có bổn phận với vợ và yêu cái nhà mình hơn. Bữa ăn chỉ có rau chuối rối chấm muối với mỗi người hai lưng bát cháo lõng bõng. Bà cụ Tứ nói toàn những chuyện vui vẻ. Bà mừng con dâu mới bằng nồi cháo cám mà bà gọi vui là “chè khoán”. Tiếng trống thúc thuế ngoài đình nổi lên. Bà cụ Tứ lại khóc. Trong óc Tràng bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê Sộp đi phá kho thóc.

Tóm tắt mẫu 2

“Vợ nhặt” – nằm trong tập truyện “Con chó xấu xí”, một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết sau cuộc Cách mạng tháng tám. Truyện giống như một bản cáo trạng tố cáo những tội ác của bọn thực dân Pháp, bọn phát xít đồng thời cũng phản ánh, tái hiện lại cuộc sống thê thảm của nhân dân ta trong nạn đói 1945. Truyện mang tính nhân văn sâu sắc khi khắc hoạ thành công hình ảnh những người nông dân dù hoàn cảnh nghiệt ngã nào cũng sống vượt lên, ra sức yêu thương đùm bọc lẫn nhau khi khó khăn, đói khổ.

READ  Top 8 Hãng Smart Tivi tốt nhất hiện nay

“Vợ Nhặt” là câu chuyện kể về năm 1945, khi nạn đói khủng khiếp xảy ra khắp nơi, người chết chất đống không chỗ chôn, người sống thì như những bóng ma, dật dờ, gầy rộc người. Và nhân vật chính là Tràng, một người đàn ông xấu xí, dáng người thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Tràng làm nghề kéo xe bò kiếm sống qua ngày nuôi mẹ già – bà cụ Tứ

Trong dịp kéo xe thóc cho Liên đoàn, Tràng có quen biết một cô gái nhưng vài ngày sau trận đói, gặp lại Tràng không thể nào nhận ra cô gái trước ấy nữa, bởi vẻ tiều tụy, hốc hác của cô. Tràng mời cô gái ăn bánh đúc và sau một câu nói nửa đùa nửa thật, cô gái xa lạ này đã theo anh về làm vợ. Khi Tràng dắt người đàn bà xa lạ về, cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, những khuôn mặt u tối bổng rạng rỡ lên.

Mẹ Tràng – bà cụ Tứ về muộn, khi thấy trong nhà có người con gái lạ, lại kêu bà là u, bà rất ngạc nhiên. Được Tràng giải thích, trong lòng bà xuất hiện bao nỗi niềm, ngỡ ngàng có, buồn có nhưng cũng vui và hi vọng hơn. Bà nói chuyện với con dâu không hề tỏ thái độ khinh rẻ người phụ nữ đã theo không con trai mình về. Rồi bà khóc. Đêm tân hôn của họ diễn ra lặng lẽ trong không khí thê lương với mùi rơm rạ và tiếng khóc vẳng tới từ những gia đình trong xóm của người chết.

Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ với ánh nắng chói lói. Tràng thức dậy muộn. Bà cụ Tứ và cô dâu mới đã dọn dẹp quét tước gọn gàng sạch sẽ từ trong nhà đến ngoài sân. Tràng thấy vui và cảm thấy mình phải có bộ phận với vợ, có trách nhiệm với gia đình hơn. Nhìn vợ, Tràng thấy đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn cái vẻ gì chao chat như ở lần đầu hai người gặp nhau. Và cụ Tú chuẩn bị bữa ăn với rau chuối rối chấm muối, hai lưng bát cháo lỏng và nồi chè cám. Trong bữa cơm, bà cụ chỉ toàn kể những chuyện vui vẻ, vợ Tràng kể cho anh nghe về Việt Minh, anh dần hiểu. Bổng tiếng trống thúc thuế ngoài đình nổi lên giục giã làm trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh một lá cờ đỏ bay phấp phới cùng đoàn người trên đê Sộp đang đi phá kho thóc.

Người dân nghèo đã được thắp ngọn lửa hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn từ con đường cách mạng cứu nước

Tóm tắt mẫu 3

Chuyện kể về số phận của một chàng trai với cái tên là Tràng. Trong thời buổi loạn lạc, nạn đói hoành hành, đó là thời điểm của những năm 1945 đã làm hơn 2 triệu người chết, đâu đâu cũng là sự chết chóc. Trong hoàn cảnh như vậy mà chàng trai tên là Tràng lại cưới vợ (hay nói đúng hơn là nhặt được vợ). Nhân vật Tràng ở đây được tác giả miêu tả là một anh chàng rất xấu trai, ăn nói cộc lốc, thô kệch, ấy thế mà lại lấy được vợ. Khi nghe tin anh Tràng cưới vợ thì cả xóm nơi Tràng ở đều ngạc nhiên và lo lắng cho anh, đặc biệt là mẹ của anh mà mọi người gọi “bà là bà cụ Tứ” lúc này lúc vui lúc buồn không biết tại sao? Khi con trai của Bà cưới vợ mà Bà chẳng có gì hơn ngoài lời chúc đến vợ chồng anh là hãy sống tốt.

Bữa cơm ăn mừng cho sự xuất hiện của nàng dâu mới, Bà cụ kể toàn những chuyện vui, Bà hy vọng rằng tương lai của hai đứa con mình sẽ tươi sáng, với “nồi chè khoán” do chính tay Bà nấu, tuy chát đắng nhưng thể hiện được sự quan tâm của Bà tới hạnh phúc của con. Đang trong cuộc vui của gia đình mừng nàng dâu mới thì có tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong đầu Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Nam bay phất phơ và cùng nhiều người đi cướp kho thóc của giặc để chia cho dân nghèo. Đó là tinh thần đoàn kết của người dân cùng khổ trong chiến tranh và họ vẫn luôn hy vọng rằng sẽ có một tương lai tươi sáng hơn đang chờ đón họ phía trước

Tóm tắt mẫu 4

“Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, được in vào năm 1962. Tác phẩm có tiền thân là “xóm ngụ cư” nhưng ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, tác phẩm bị mất bản thảo, đến khi hòa bình lập lại năm 1954, Kim Lân dựa trên cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Cái đói đã bắt đầu tràn xuống xóm ngụ cư, trẻ con ủ rũ, người lớn dật dờ, lặng lẽ y như những bóng ma. Giữa lúc ấy, Tràng dắt người đàn bà xa lạ về nhà. Trẻ con trong xóm gào lên “chồng vợ hài”. Người lớn ngạc nhiên bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ bỗng rạng rỡ lên. Về đến gian nhà vắng teo, rúm ró, xiêu vẹo, Tràng trong tâm trạng nóng ruột chờ bà cụ Tứ; người đàn bà xa lạ kia ngồi ở mép giường cũng trong tâm trạng buồn, lo lắng. Trời chạng vạng tối, cụ Tứ về rất ngạc nhiên khi có người đàn bà lạ trong nhà lại chào mình bằng u. Được Tràng giải thích, bà nín lặng, bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng, xót xa, ai oán, buồn tủi xen lẫn cả niềm vui rồi mở rộng trái tim đón lấy thị, nhận là con dâu. Đêm hạnh phúc của vợ chồng Tràng diễn ra trong cảnh chết chóc, tan tác và thê lương. Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn và nhận ra quang cảnh nhà cửa có sự thay đổi thay, đống quần áo rách được đưa ra phơi, đống rác ở đầu ngõ đã được hót sạch, ang nước khô đã được kín đầy. Cảnh vật ấy làm cho Tràng thấm thía, có cảm giác phấn chấn và có trách nhiệm bổn phận với gia đình. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới là một lùm rau chuối thái rối, muối trắng, bát cháo lõng bõng và một nồi chè khoán. Trong bữa cơm, cụ Tứ nói toàn chuyện vui và khi nghe tiếng thúc thuế nổi lên, bà cụ lại khóc, còn trong Tràng bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê đi phá kho thóc của Nhật.

Tóm tắt mẫu 5

Thái Bình, Nam Định những năm 1945 là nơi mà nạn đói hoành hành nhất. Người chết ngã ra như rạ, không buổi nào người ta đi chợ, đi làm đồng mà không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí nồng mùi ẩm thối từ xác chết bốc ra. Giữa cái cảnh tối sầm vì đói khát, Tràng – một anh chàng tính khù khờ, ngu ngơ dắt về một cô vợ. Bọn trẻ thường ngày đùa giỡn với anh hôm nay cũng không dám đến gần vì trông anh hôm nay thấy lạ và khác thường quá. Cô vợ này của Tràng là Thị. Hai người kết duyên với nhau bằng vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Mẹ Tràng thấy con mang một cô gái về bảo là vợ trong lòng mà nửa vui nửa buồn. Giữa cái thời đói này người ta còn không dám mơ tới ngày mai chứ nói chi lấy vợ – mang thêm một cái miệng ăn về nhà. Bà chấp nhận nhưng trong lòng đầy lo âu rối bời. Sáng hôm sau, nhà của anh trông thật lạ. Gọn gàng và sạch sẽ hơn hẳn. Cả nhà ngồi cùng nhau ăn sáng bằng nồi cháo lõng bõng, nhưng không khí trong nhà thật vui, cho đến khi nồi cháo lõng hết nhẵn, dù mẹ Tràng có nhanh trí đem nồi chè khoáng lên thì cũng chỉ là chè từ cám. Từ đó không ai nói với ai câu nào, vì ai cũng hiểu vị chát đầu lưỡi là thật và nó đã đem họ về thực tế. Họ không có lương thực. Một hồi trống thúc thuế vội vã dồn dập, Thị thắc mắc tại sao làng này vẫn còn đóng thuế, làng Thị người ta đã phá kho thóc của Nhật chia cho dân rồi. Tràng đang nghĩ đến những người phá kho thóc của Nhật, trong đầu vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.

Tóm tắt mẫu 6

Câu chuyện trong tác phẩm Vợ nhặt xảy ra tại thời điểm nạn đói vào năm 1945 đang xảy ra và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người đã chết đói vì thiếu lương thực. Hoàn cảnh lúc bấy giờ rất thê lương, đến ăn cũng không đủ không nói đến những nhu cầu cơ bản khác.

Trong hoàn cảnh đó chàng trai tên là Tràng với ngoại hình xấu xí, thô kệch lại cưới được vợ mà đó lại là vợ nhặt. Khi nghe tin Tràng cưới vợ cả xóm đều ngạc nhiên và cả lo lắng, nhất là mẹ của Tràng, bà cụ Tứ vui buồn lẫn lộn, vui khi con trai xấu xí, thô kệch đã có vợ nhưng vô cùng lo lắng khi lại có thêm một miệng ăn trong khi hoàn cảnh thiếu ăn. Khi con có vợ bà chỉ đến chúc phúc khuyên vợ chồng hãy sống tốt.

Ngày hôm sau nhờ con dâu mới mà nhà cửa đều gọn gàng sạch sẽ. Bữa cơm gia đình lại có thêm sự xuất hiện của nàng dâu mới, bà cụ trò chuyện vui vẻ và hi vọng tương lai của hai đứa sẽ tươi sáng, cả nhà chỉ có “nồi chè khoán” do chính tay cụ Tứ nấu nhưng không khí lại rất vui vẻ, nồi chè tuy chát đắng khó ăn những thể hiện được tấm lòng người mẹ yêu thương và mong muốn con mình được hạnh phúc.

Đang trong bữa ăn vui vẻ thì tiếng trống thúc thuế vang lên, lúc này chàng trai Tràng nghĩ tới lá cờ đỏ đang tung bay phất phơ và nhiều người đang đi phá kho thóc chia cho dân nghèo.

Tóm tắt mẫu 7

Nước ta trong thời điểm năm 1945 nạn đói hoành hành và rất nhiều người chết. Những con người sống không bằng chết, vật vờ đi kiếm ăn. Trong xóm nhỏ có anh Tràng bề ngoại xấu xí, sống cùng mẹ già hàng ngày Tràng đi kéo xe bò thuê cho người khác. Dù lớn tuổi nhưng ước mơ về một cô vợ thật quá xa xỉ khi cái ăn không có thì làm sao nghĩ đến hạnh phúc lứa đôi. Trong một lần kéo xe, Tràng quen và giúp đỡ một cô gái đang đói, hai người nhanh chóng kết thân. Tràng dẫn cô gái này về làm vợ.

Việc Tràng dẫn cô gái vừa mới quen về làm vợ khiến cả làng vô cùng ngạc nhiên, nhưng họ cũng lo lắng cho gia đình của Tràng bởi tình cảnh nghèo đói rất khó khăn, bởi lúc này thêm người là thêm miệng ăn.

Bà cụ Tứ lúc này buồn vui đan xen, bà vui vì con có vợ nhưng buồn và lo lắng khi không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày. Bữa ăn đầu tiên đó là nồi cháo cám nhưng bà gọi là chè. Cô con dâu hiểu được tấm lòng của người mẹ và hoàn cảnh gia đình cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất. Tràng cảm thấy mình là con người mới và trách nhiệm với gia đình hơn.

Từ đằng xa tiếng trống nổi lên, hình ảnh xuất hiện đó là những người dân đi phá kho thóc cứu đói, lá cờ bay trong gió mang lại niềm hi vọng về tương lai mới.

Tóm tắt mẫu 8

Năm 1945, khắp cả nước diễn ra nạn đói khủng khiếp, cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người. Người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Trong ngôi làng ở xóm ngụ cư, có anh cu Tràng là một người xấu xí, thô kệch, sống cùng với mẹ già.

Tràng làm nghề kéo xe bò thuê, cái nghèo bủa vây nên đến giờ anh vẫn chưa có vợ. Một lần, khi anh kéo xe lên tỉnh đã quen một cô gái. Sau vài lần tán tỉnh, mời cô gái kia một chặp bánh đúc, cô gái liền theo anh về làm vợ. Việc anh cu Tràng dắt một cô vợ về xóm ngụ cư khiến ai ai cũng đều ngạc nhiên. Trong cái thời buổi đói kém, nay sống mai chết vì miệng ăn, việc dắt thêm một người về càng khiến thêm gánh nặng.

Bà cụ Tứ là mẹ anh Tràng, ban đầu bà có vẻ rất ngạc nhiên nhưng rất nhanh sau đó là những cảm xúc buồn vui xen lẫn. Bà thương đứa con dâu này, ngay cả một miếng trầu hỏi cưới cũng không có, dắt không về làm vợ người ta. Trong bữa cơm đón nàng dâu mới là một nồi cháo cám mà bà cụ Tứ luôn miệng nói là chè khoán đấy. Cô con dâu cũng nhìn thấy hoàn cảnh ấy, cùng mẹ chồng xăm xăm dọn dẹp, thu dọn ngôi nhà lụp xụp để hi vọng nhìn thấy một tia sáng sủa phía trước.

Tiếng trống thúc thuế ngoài đình nổi lên, và qua lời kể của người vợ, anh Tràng dần dần hiểu được và có khát vọng được thay đổi cuộc sống. Hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới là biểu hiện cho sự thay đổi về suy nghĩ đang diễn ra trong đầu anh cu Tràng.

Tóm tắt mẫu 9

Vợ nhặt là tác phẩm kể về nhân vật Tràng sống trong nạn đói năm 1945, một thời kì khủng khiếp, người chết chất đống còn người sống thì như những bóng ma. Tràng, một người nông dân nghèo, xấu xí, ế vợ lại dở hơi, làm nghề kéo xe bò thuê và nuôi một người mẹ già. Một hôm, Tràng dẫn về nhà một người phụ nữ đang lâm vào hoàn cảnh đói rách cùng đường.

Tràng có vợ vô cùng đột ngột và bất ngờ, chỉ từ một câu nói đùa, và bữa ăn là bốn bán bánh đúc, người phụ nữ đó đã ưng thuận theo Tràng về mà không cần bất kì cái gì. Mẹ Tràng- bà cụ Tứ và cả cái xóm ngụ cư vô cùng ngạc nhiên. Bà cú Tứ đón nhận người con dâu với một tâm trạng buồn có, lo có nhưng cũng vừa vui, vừa hi vọng, chấp nhận mà không một lời trách hay tỏ thái độ chê bai người phụ nữ đó.

Buổi sáng đầu tiên đón con dâu, bà cụ Tứ chuẩn bị một bữa cháo kèm theo là nồi chè cám nhưng trong đó là cả một tấm lòng của người mẹ già. Nhìn cảnh người phụ và mẹ dọn dẹp, quét tước và bữa cơm gia đình, Tràng như trở thành một người đàn ông có trách nhiệm hơn và thấy gắn bó với gia đình hơn. Tiếng trống thúc thuế vang lên, cùng lời kể về Việt Minh của vợ, trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh người người cùng nhau, kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, và lá cờ đỏ bay phấp phới khắp nơi.

Tóm tắt mẫu 10

Vợ nhặt là truyện ngắn lý tưởng nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh đất nước trong nạn đói lịch sử năm 1945, nhà văn mô tả cảnh ngộ cơ cực của người nông dân Việt Nam và tình người rét mướt giữa con người sở hữu con người.

Truyện mở ra vào 1 buổi chiều tối sầm lại vì đói khát. Anh Tràng, nhân vật chính của truyện dẫn theo 1 người nữ giới về xóm ngụ cư. bộ mặt anh ta thì tươi tắn phởn phở, rất là khoái trá trong khi người phụ nữ đi bên cạnh thì ngượng ngập khá cúi đầu rén e thẹn. Lũ con nhỏ và người dân trong xóm cư ngụ thì chạy cả ra để xem vì lạ quá và bàn tán. Và loại sự bàn tán đó theo bước chân hai người đi về dưới bến tức thị về đến tận ngôi nhà của họ.

khi dẫn thị vào ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró bên mảnh vườn mọc đầy các búi cỏ dại lổn nhổn thì Tràng và thị bỗng nhiên cộng thấy ngượng nghịu rồi cùng thấy sờ sợ. Rồi sau ấy thì cảm giác sung sướng lấn lướt đi gần như và trong phút giây sung sướng đấy thì Tràng nhớ lại câu chuyện mình đã nhặt được vợ như thế nào. khởi đầu đấy là khi anh chàng kéo xe bò lên dốc thức giấc, nhọc quá hò một câu cho đỡ mệt “Muốn ăn…với anh”.

ngay tức khắc sở hữu một người nữ giới đang ngồi nhặt hạt rơi hạt vải ở trước những kho thóc đã lon xon chạy lại đẩy xe cho anh, cười tít. tới lần gặp thứ hai ở chợ tỉnh giấc thì người phụ nữ này sầm sập chạy đến xỉa xói Tràng quên lời hứa hẹn, mạnh bạo đòi được ăn. Sau ấy được anh Tràng hào phóng đãi 4 bát bánh đúc không ngờ thị theo về thật.

đến lúc này, thấy thị đang ngồi giữa nhà mình Tràng vẫn thấy ngỡ ngàng chừng như không phải thế. Sau đó bà cụ Tứ-mẹ Tràng trở về. Anh giới thiệu vợ sở hữu mẹ một phương pháp rất trân trọng và trìu mến. Và bà mẹ sau các khoảnh khắc mà xúc cảm vui buồn mừng tủi lẫn lộn thì bà lão đã mở rộng vòng tay đón cô con dâu mới.

Sáng hôm sau thì ko khí gia đình rất là vui vẻ đầm ấm: Mẹ chồng nàng dâu quét dọn nhà cửa, rồi sắp cơm để ăn. Tràng cũng vui vẻ nô nức muốn tham gia vào việc sang sửa căn nhà này. Trong bữa cơm đón dâu mới họ bắt đầu trò chuyện về tương lai rất hứng khởi, rất tin tưởng.

Mấy hôm sau, sở hữu tiếng trống thúc thuế vang lên dập dồn làm người nữ giới mới về khiến cho dâu cảm thấy rất lạ. Chị đó kể đến chuyện ở mạn Thái Nguyên bắc Giang người ta không đóng thuế nữa đâu, người ta còn phá kho thóc của Nhật để chia cho người đói. thông báo đó đã khơi dậy ở Tràng một hướng đi mới cho thế cuộc của mình cũng như là hướng đi mới cho các người dân cày đang chết dần chết mòn vì nạn đói 1945 vì ách áp chế của thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã khắc họa cuộc sống ngột ngạt, bức bối cùng chiếc nghèo khó, bần cộng của quần chúng. Cái đói đã hiện hữu thành hình, thành màu, thành mùi, thành vị làm cho con người bị dồn đến mức các con phố cùng, đẩy họ tới bên bờ vực của dòng chết. Tác phẩm biểu đạt niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn trước các cảnh sóng cùng cực của người nông dân, song song qua đó, ông cáo giác tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đề đạt khát vẳng sống, khát vẳng hạnh phúc và niềm tin vào tương lai tươi sáng của con người.

Tóm tắt mẫu 11

Truyện ngắn Vợ Nhặt là một câu chuyện kể về năm 1945 khi nào đói khủng khiếp hoành hành ở khắp nơi trên đất nước nó đã cướp đi hàng vạn sinh mạng của nhân dân ta một khung cảnh đau thương xác người chất đống không chỗ chôn những người sống thì nhớ những bóng ma đầy rẫy quạ và lũ động vật ăn xác chết.

Trong truyện nhân vật chính là Tràng một chàng trai xấu xí thô kệch, ế vợ sống ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò kiếm sống qua ngày nuôi mẹ già là bà cụ Tứ.

Trong một lần kéo sợi tóc cho liên đoàn Tràng có quen một cô gái hai người vô tình quen nhau bắt chuyện rồi sau một thời gian Tràng lại gặp lại cô gái ấy một lần nữa nhưng lúc này không nhận ra cô gái bởi sự hốc hác gầy guộc của cô. Tràng đã mời cô ăn bánh đúc và sau một câu nói đùa cô gái xa lạ ấy đã theo anh về làm vợ.

khi Tràng rất dẫn cô gái lạ về nhà cả hàng xóm và mọi người xung quanh đều ngạc nhiên, nhưng những khuôn mặt u tối của dân làng bỗng rạng rỡ lên bởi sự xuất hiện của người đàn bà lạ.

Mẹ chàng là bà cụ Tứ hôm ấy về muộn Khi thấy trong nhà có một hình bóng người phụ nữ lạ và bà hỏi con trai được Tràng giải thích trong lòng Bà xuất hiện bao nỗi lo nhưng có sự ngỡ ngàng và sự hy vọng cho cuộc đời của con trai mình cũng như người đàn bà lạ. Bà nói chuyện với người con dâu nhưng cũng không hề khinh rẻ bởi cô đã được con trai mình nhặt về làm vợ.

Trong không khí thế lương có mùi thơm của rạ cháy và tiếng khóc văng vẳng từ những gia đình trong xóm có người chết một cảnh tượng u tối nhưng trong gia đình bà cụ Tứ bây giờ như một một ánh đèn chói lên một tình yêu mới một sự sống mới sắp bắt đầu.

Đây như một sự khởi đầu sau những đau thương mất mát khó khăn khổ cực của những con người với hoàn cảnh lạc trôi giữa một cuộc sống không biết sự sống và cái chết sẽ như thế nào.

Sáng hôm sau vào một buổi chiều hạ đầy nắng chói chang Tràng thức dậy bà cụ Tứ và cô con dâu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ từ ngoài vào trong. Tràng thấy vui và cảm thấy mình phải có trách nhiệm với gia đình với vợ, nhìn vợ Tràng thấy cô ấy là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực không còn cái vẻ ngoài chua chát như lần đầu mới gặp.

Bà cụ Tứ đã chuẩn bị sẵn một bữa ăn rau chuối và hai bát cháo lỏng cùng nồi rau cám. Trong bữa cơm bà cụ Tứ kể những câu chuyện vui vợ chàng kể cho nghe về Việt Minh anh dần hiểu. Bổng tiếng trong thuế thúc giục ngoài đình làm cho chàng hiện lên trong đầu là hình ảnh lá cờ sao vàng năm cánh với cùng đoàn quân đi đánh phá kho thóc của bọn phát xít Nhật và bọn thực.

Như vậy câu chuyện kết thúc đó là sự mở đầu cho một một cuộc sống mới với những niềm khát khao được sống được yêu thương niềm tin của sự hy vọng một tương lai cách mạng tươi sáng cùng với con đường cứu nước của toàn thể nhân dân ta.

Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt bằng Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy tác phẩm Vợ nhặt

Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt
Sơ đồ tư duy tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt
Sơ đồ tư duy tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt

Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng

Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt
Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

Sơ đồ tư duy nhân vật Thị (vợ Tràng)

Sơ đồ tư duy nhân vật Thị (vợ Tràng)
Sơ đồ tư duy nhân vật Thị (vợ Tràng) trong Vợ nhặt
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply