Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của Mị (2 Mẫu) | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của Mị – Mẫu 1

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong Vợ chồng A Phủ để thấy được sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân.

Trong bài viết dưới đây Mobitool xin giới thiệu đến các bạn 2 Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của Mị. Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức để biết cách làm bài phân tích sức sống tiềm tàng của Mị. Chúc các bạn học tốt.

Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của Mị – Mẫu 1

I. Mở bài

  • Tô Hoài rất nhạy cảm với cảnh sinh hoạt, phong tục tập quán của con người các vùng miền, tác phẩm của ông hấp dẫn người đọc bởi vốn hiểu biết sâu sắc.
  • Tiêu biểu cho phong cách của Tô Hoài là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Đặc biệt, hình tượng nhân vật Mị đã trở thành biểu tượng đẹp cho sức sống tiềm tàng của người phụ nữ bị áp bức.

II. Thân bài

– Sức sống tiềm tàng là sức sống vốn có của con người nhưng bị hoàn cảnh bên ngoài tác động làm che khuất đi, nhưng luôn thường trực, chờ cơ hội trỗi dậy.

1. Sức sống vốn có của Mị trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra

– Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:

  • Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”
  • Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.
  • Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

2. Sức sống tiềm tàng của Mị bị khuất lấp trong cảnh làm con dâu gạt nợ

  • Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc” , bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, …
  • Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, … đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay …không biết là sương hay nắng”.
  • Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.

3. Sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy

– Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất tự do.

– Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:

  • Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị.
  • Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.
  • Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do, chấm dứt sự tù đày.
  • Khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

– Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

– Trong đêm mùa đông, khi A Phủ bị trói:

  • Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.
  • Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, … phải chết”.
  • Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ
  • Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

– Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

III. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ về hình tượng nhân vật Mị.
  • Nghệ thuật: ngôn ngữ đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, miêu tả thành công tâm lí nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.
  • Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc: sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.

Xem thêm: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ

Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của Mị – Mẫu 2

I. Mở bài

  • Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại. “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1953. Truyện được giải nhất cửa Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.
  • Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động. Nhân vật chính kết tinh được phẩm chất cao đẹp và thể hiện rõ giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của tác phẩm và nhân vật Mị.
READ  Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên - Cánh Diều 6

II. Thân bài

* Trước khi làm dâu gạt nợ, Mị là một cô gái hầu như tập trung được những vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ miền núi: Mị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, giàu đức hi sinh vị tha, ham sống, yêu đời và rất mực tài hoa.

* Khi về làm con dâu cho nhà thống lí, Mị đã phản kháng bằng nước mắt: “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Cao hơn một mức nữa, Mị đã định tự hủy diệt cuộc đời mình bằng nắm lá ngón. Nhưng lòng hiếu thảo – vì thương bố còn khổ hơn bây giờ bao nhiêu lần, đã níu kéo Mị trở về kiếp sống ngựa trâu. Dưới mấy tầng áp bức của cường quyền, thần quyền, những hủ tục phong kiến nơi miền núi, Mị gần như tê liệt hết về sức sống, Mị thờ ơ với sự chảy trôi của thời gian, sắc màu cuộc sống của Mị trở nên mờ nhạt. Nó được biểu tượng bằng “Một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay”, “lúc nào cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.

Mị trở thành con người cam phận sống cuộc sống “thân phận con rùa”, “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

* Đoạn đời thứ 3: Sức sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân và hành động cởi trói cho A Phủ. Họ cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài, tìm đến khu du kích Phiềng Sa.

a. Mùa xuân về trên rẻo cao, đặc biệt là đêm tình mùa xuân với tiếng sáo, tiếng khèn của trai làng gọi bạn tình có ý nghĩa như “một hoàn cảnh điển hình” làm cho sức sống tiềm tàng trong con người Mị trỗi dậy một cách mãnh liệt.

– Ngày Tết, Mị cũng uống rượu: “Mị… cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say”. Với những tác động của ngoại cảnh và men rượu, Mị đã thoát khỏi tâm trạng dửng dưng bấy lâu để trở thành con người thức tỉnh, vươn tới những ý nghĩ và khát vọng đẹp đẽ. Chú ý phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân: “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng” -> lòng Mị đang phơi phới sống về những ngày trước. Mị thấy “trong lòng đột nhiên vui sướng… Mị trẻ lắm… Mị muốn đi chơi” -> Ý thức về bản thân trỗi dậy, Mị phẫn uất mãnh liệt và thấm thía nỗi tủi nhục của mình, Mị muốn chết -> trong khi đó, tiếng sáo, biểu tượng của khát vọng tự do và tình yêu tuổi trẻ “đang rập rờn” trong đầu Mị -> Mị khêu to ngọn đèn cho sáng như thể khêu ngọn lửa của lòng ham sống, của sự khát khao -> Hành động này thúc đẩy hành động khác, không thể kìm nén được nữa. Nó là sự thôi thúc của trái tim như muốn phá vỡ những xiềng xích tàn bạo trong nhà thống lí Pá Tra, thách thức mọi ràng buộc khắt khe của nhà Pá Tra, của người chồng tàn ác: “Mị quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa” chuẩn bị đi chơi ngày Tết. Nhưng giữa lúc lòng ham sống trong Mị trỗi dậy, dâng lên mãnh liệt như sóng trào thì cũng là lúc Mị bị vùi dập một cách khắc nghiệt, lạnh lùng. A Sử, chồng Mị thản nhiên “trói đứng Mị vào cột nhà” -> “Như không đang biết mình đang sợ bị trói… Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”, quên mọi đau đớn về thể xác, “Mị đã vùng dậy bước đi”. Điều đó chứng tỏ sức sống tiềm ẩn trong con người Mị mãnh liệt biết nhường nào.

b. Sức sống trỗi dậy trong con người Mị còn được thể hiện rõ nét ở hành động cởi trói cho A Phủ, cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài.

  • Bên cạnh bếp lửa, nhìn thấy A Phủ bị trói đứng một cách thảm khốc, mấy đêm đầu Mị vẫn thản nhiên vì chuyện đánh người, trói người ở nhà Pá Tra xảy ra như cơm bữa. Vả chăng, Mị cũng chỉ là một nạn nhân bất lực.
  • Nhưng đêm nay, dưới ánh lửa “bập bùng” trông thấy hai hàng nước mắt “lấp lánh” bò xuống hai hõm má đã “xám đen lại của A Phủ”, Mị càng thương mình, càng thương người. Tình thương, niềm đồng cảm giữa những con người cùng cảnh ngộ ấy đã lấn át nỗi sợ và lớn hơn cái chết, nó đã dẫn đến hành động táo bạo: cắt dây trói giải thoát cho A Phủ, cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài.
  • Đây là hành động tuy tự phát nhưng là kết quả của một quá trình, nó minh chứng sức sống tiềm tàng, âm ỉ không ngừng trong con người Mị. Nó là một bước ngoặt trong tính cách và cuộc đời Mị. Ý thức được nỗi khổ của kiếp sống tủi nhục của mình, Mị đã vượt qua nhà ngục thống lí Pá Tra với biết bao thế lực hà khắc của cường quyền, hủ tục, lễ giáo phong kiến (con gái Mèo lấy chồng, suốt đời là cái đuôi con ngựa của chồng, chồng chết lại phải lấy anh hoặc em chồng).

III. Kết luận:

  • Qua cuộc đời và số phận của Mị, Tô Hoài bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống cho người lao động, đặc biệt là người phụ nữ miền núi. Đồng thời, tác giả cũng cất lên bài ca ca ngợi phẩm giá cao đẹp của họ. Đó là ý nghĩa nhân đạo cơ bản của tác phẩm.
  • Mị là một nhân vật rất thành công của văn xuôi hiện đại. Có được điều này là nhờ cái nhìn trân trọng, thương yêu đối với nhân vật của tác giả, đặc biệt là khả năng phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế của Tô Hoài.
READ  Amply 4 sò là gì, công suất bao nhiêu? Sơ đồ mạch amply 4 sò

Xem thêm: Cảm nhận về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong Vợ chồng A Phủ để thấy được sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân.

Trong bài viết dưới đây Mobitool xin giới thiệu đến các bạn 2 Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của Mị. Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức để biết cách làm bài phân tích sức sống tiềm tàng của Mị. Chúc các bạn học tốt.

Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của Mị – Mẫu 1

I. Mở bài

  • Tô Hoài rất nhạy cảm với cảnh sinh hoạt, phong tục tập quán của con người các vùng miền, tác phẩm của ông hấp dẫn người đọc bởi vốn hiểu biết sâu sắc.
  • Tiêu biểu cho phong cách của Tô Hoài là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Đặc biệt, hình tượng nhân vật Mị đã trở thành biểu tượng đẹp cho sức sống tiềm tàng của người phụ nữ bị áp bức.

II. Thân bài

– Sức sống tiềm tàng là sức sống vốn có của con người nhưng bị hoàn cảnh bên ngoài tác động làm che khuất đi, nhưng luôn thường trực, chờ cơ hội trỗi dậy.

1. Sức sống vốn có của Mị trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra

– Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:

  • Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”
  • Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.
  • Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

2. Sức sống tiềm tàng của Mị bị khuất lấp trong cảnh làm con dâu gạt nợ

  • Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc” , bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, …
  • Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, … đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay …không biết là sương hay nắng”.
  • Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.

3. Sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy

– Khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ Mị có ý định tự tử bằng lá ngón, không chấp nhận cuộc sống mất tự do.

– Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:

  • Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị.
  • Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.
  • Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do, chấm dứt sự tù đày.
  • Khi A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.

– Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

– Trong đêm mùa đông, khi A Phủ bị trói:

  • Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.
  • Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, … phải chết”.
  • Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ
  • Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

– Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

III. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ về hình tượng nhân vật Mị.
  • Nghệ thuật: ngôn ngữ đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, miêu tả thành công tâm lí nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.
  • Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc: sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.

Xem thêm: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ

Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của Mị – Mẫu 2

I. Mở bài

  • Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại. “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1953. Truyện được giải nhất cửa Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.
  • Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động. Nhân vật chính kết tinh được phẩm chất cao đẹp và thể hiện rõ giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của tác phẩm và nhân vật Mị.
READ  16/10 là ngày gì? Thuộc cung hoàng đạo gì? Có sự kiện nổi bật nào?

II. Thân bài

* Trước khi làm dâu gạt nợ, Mị là một cô gái hầu như tập trung được những vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ miền núi: Mị vừa đẹp người, vừa đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, giàu đức hi sinh vị tha, ham sống, yêu đời và rất mực tài hoa.

* Khi về làm con dâu cho nhà thống lí, Mị đã phản kháng bằng nước mắt: “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Cao hơn một mức nữa, Mị đã định tự hủy diệt cuộc đời mình bằng nắm lá ngón. Nhưng lòng hiếu thảo – vì thương bố còn khổ hơn bây giờ bao nhiêu lần, đã níu kéo Mị trở về kiếp sống ngựa trâu. Dưới mấy tầng áp bức của cường quyền, thần quyền, những hủ tục phong kiến nơi miền núi, Mị gần như tê liệt hết về sức sống, Mị thờ ơ với sự chảy trôi của thời gian, sắc màu cuộc sống của Mị trở nên mờ nhạt. Nó được biểu tượng bằng “Một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay”, “lúc nào cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.

Mị trở thành con người cam phận sống cuộc sống “thân phận con rùa”, “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

* Đoạn đời thứ 3: Sức sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân và hành động cởi trói cho A Phủ. Họ cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài, tìm đến khu du kích Phiềng Sa.

a. Mùa xuân về trên rẻo cao, đặc biệt là đêm tình mùa xuân với tiếng sáo, tiếng khèn của trai làng gọi bạn tình có ý nghĩa như “một hoàn cảnh điển hình” làm cho sức sống tiềm tàng trong con người Mị trỗi dậy một cách mãnh liệt.

– Ngày Tết, Mị cũng uống rượu: “Mị… cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say”. Với những tác động của ngoại cảnh và men rượu, Mị đã thoát khỏi tâm trạng dửng dưng bấy lâu để trở thành con người thức tỉnh, vươn tới những ý nghĩ và khát vọng đẹp đẽ. Chú ý phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân: “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng” -> lòng Mị đang phơi phới sống về những ngày trước. Mị thấy “trong lòng đột nhiên vui sướng… Mị trẻ lắm… Mị muốn đi chơi” -> Ý thức về bản thân trỗi dậy, Mị phẫn uất mãnh liệt và thấm thía nỗi tủi nhục của mình, Mị muốn chết -> trong khi đó, tiếng sáo, biểu tượng của khát vọng tự do và tình yêu tuổi trẻ “đang rập rờn” trong đầu Mị -> Mị khêu to ngọn đèn cho sáng như thể khêu ngọn lửa của lòng ham sống, của sự khát khao -> Hành động này thúc đẩy hành động khác, không thể kìm nén được nữa. Nó là sự thôi thúc của trái tim như muốn phá vỡ những xiềng xích tàn bạo trong nhà thống lí Pá Tra, thách thức mọi ràng buộc khắt khe của nhà Pá Tra, của người chồng tàn ác: “Mị quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa” chuẩn bị đi chơi ngày Tết. Nhưng giữa lúc lòng ham sống trong Mị trỗi dậy, dâng lên mãnh liệt như sóng trào thì cũng là lúc Mị bị vùi dập một cách khắc nghiệt, lạnh lùng. A Sử, chồng Mị thản nhiên “trói đứng Mị vào cột nhà” -> “Như không đang biết mình đang sợ bị trói… Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”, quên mọi đau đớn về thể xác, “Mị đã vùng dậy bước đi”. Điều đó chứng tỏ sức sống tiềm ẩn trong con người Mị mãnh liệt biết nhường nào.

b. Sức sống trỗi dậy trong con người Mị còn được thể hiện rõ nét ở hành động cởi trói cho A Phủ, cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài.

  • Bên cạnh bếp lửa, nhìn thấy A Phủ bị trói đứng một cách thảm khốc, mấy đêm đầu Mị vẫn thản nhiên vì chuyện đánh người, trói người ở nhà Pá Tra xảy ra như cơm bữa. Vả chăng, Mị cũng chỉ là một nạn nhân bất lực.
  • Nhưng đêm nay, dưới ánh lửa “bập bùng” trông thấy hai hàng nước mắt “lấp lánh” bò xuống hai hõm má đã “xám đen lại của A Phủ”, Mị càng thương mình, càng thương người. Tình thương, niềm đồng cảm giữa những con người cùng cảnh ngộ ấy đã lấn át nỗi sợ và lớn hơn cái chết, nó đã dẫn đến hành động táo bạo: cắt dây trói giải thoát cho A Phủ, cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài.
  • Đây là hành động tuy tự phát nhưng là kết quả của một quá trình, nó minh chứng sức sống tiềm tàng, âm ỉ không ngừng trong con người Mị. Nó là một bước ngoặt trong tính cách và cuộc đời Mị. Ý thức được nỗi khổ của kiếp sống tủi nhục của mình, Mị đã vượt qua nhà ngục thống lí Pá Tra với biết bao thế lực hà khắc của cường quyền, hủ tục, lễ giáo phong kiến (con gái Mèo lấy chồng, suốt đời là cái đuôi con ngựa của chồng, chồng chết lại phải lấy anh hoặc em chồng).

III. Kết luận:

  • Qua cuộc đời và số phận của Mị, Tô Hoài bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống cho người lao động, đặc biệt là người phụ nữ miền núi. Đồng thời, tác giả cũng cất lên bài ca ca ngợi phẩm giá cao đẹp của họ. Đó là ý nghĩa nhân đạo cơ bản của tác phẩm.
  • Mị là một nhân vật rất thành công của văn xuôi hiện đại. Có được điều này là nhờ cái nhìn trân trọng, thương yêu đối với nhân vật của tác giả, đặc biệt là khả năng phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế của Tô Hoài.

Xem thêm: Cảm nhận về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply